Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề về tim mạch.
Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa. Cơ chế bệnh sinh có liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng cơ vòng thực quản dưới. Thông thường, cơ quan này giữ vai trò đóng – mở thực quản nhằm tiếp nhận thức ăn và ngăn không cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Do đó khi cơ quan này bị rối loạn, dịch vị cùng với thức ăn có thể trào ngược lên phía trên.
Trào ngược axit dạ dày điển hình với một số triệu chứng như ợ nóng, trớ thức ăn, nóng rát thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ho khan,… Tuy nhiên, một số bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng đau thắt ở ngực kèm khó thở và tim đập nhanh. Chính vì vậy, rất nhiều bệnh nhân băn khoăn liệu “Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không”.
Được biết, trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh tiêu hóa nên hoàn toàn không gây cao huyết áp và các vấn đề tim mạch khác. Tuy nhiên, chứng trào ngược có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do những nguyên nhân sau:
- Trào ngược dạ dày kéo dài khiến bệnh nhân hình thành tâm lý căng thẳng, lo âu dẫn đến cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ,…
- Trào ngược bùng phát nhiều vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược,… Theo thời gian, tình trạng này có thể khiến chức năng tim suy giảm dẫn đến rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, cao huyết áp,…
Mặc dù trào ngược dạ dày có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nhưng theo số liệu thống kê, tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.
Hiện tượng đau thắt ngực, khó thở ở người bị trào ngược thường là do dịch vị kích thích các dây thần kinh ở bề mặt thực quản, dẫn đến co thắt phế quản hoặc do phản ứng co rút của các khối cơ trong lồng ngực. Đây đều là phản ứng sinh lý của các cơ quan do dịch vị trào ngược lên thực quản, thanh quản, phổi và khoang miệng. Hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng tim và hệ tuần hoàn.
Bài viết xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Tại sao tim đập nhanh khi bị trào ngược dạ dày?
Khi bạn bị trào ngược dạ dày, các acid sẽ trào ngược lên kích thích các dây thần kinh phế vị. Mà các dây thần kinh phế vị này lại có chức năng điều chỉnh nhịp tim cũng như điều tiết dịch dạ dày. Vậy nên khi bị kích thích chúng sẽ gây ra triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực và khó thở. Do đó, có nhiều khả năng nhịp tim đập nhanh là do bệnh dạ dày gây nên.
Ngoài trào ngược acid trong dạ dày cũng có các nguyên nhân khác làm nhịp tim tăng nhanh như:
- Sử dụng các chất kích thích.
- Sốt.
- Căng thẳng, áp lực.
- Thay đổi nội tiết tố.
- Sử dụng một số loại thuốc có chứa chất kích thích như thuốc ho, cảm lạnh hoặc thuốc hít hen suyễn,…
- Thiếu máu.
- Có thai.
- Hở, hẹp van tim hoặc có thể là do tiền sử bị mắc bệnh tim.
- Tuyến giáp, cường giáp hoạt động quá mức.
Vậy nên bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân hệ tim mạch có vấn đề là do đâu mới có phương pháp điều trị đúng đắn.
Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Khó Thở: CẢNH BÁO Bệnh Nguy Hiểm
Làm thế nào để chẩn đoán được tim đập nhanh?
Việc làm thế nào để có thể chẩn đoán được tim đập nhanh hay không thì bạn nên tới các cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hàng kiểm tra thể chất để xác định nguyên nhân khiến cho nhịp tim đập nhanh. Trong đó, bao gồm cả biện pháp nghe nhịp tim của bạn bằng ống nghe hoặc kiểm tra tuyến giáp xem nó có bị sưng hay không. Trường hợp tuyến giáp bị sưng thì có nghĩa là nó đang hoạt động quá mức.
Ngoài ra, bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu và hướng dẫn thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như:
- Điện tâm đồ (ECG): Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra ECG trong khi bạn nghỉ ngơi hoặc tập thể dục. Ở bài kiểm tra này, bác sĩ sẽ ghi lại các xung điện từ tim và theo dõi nhịp tim.
- Holter điện tim: Đây là thiết bị y khoa giúp ghi lại hoạt động điện của tim giống như máy đo ECG trong suốt 24 giờ. Máy đo điện tim ECG có thể ghi lại trong vài giây nhưng Holter có thể ghi lại được tới 7 ngày. Do vậy mà chúng cho phép chẩn đoán được những rối loạn nhịp xảy ra trong ngày.
- Máy đo nhịp tim: Thiết bị này sẽ giúp lưu lại thông tin nhịp tim và dựa vào đó để bệnh nhân có thể dễ dàng theo dõi tình trạng của bản thân khi có rối loạn nhịp tim xảy ra.
Siêu âm tim: Đây là một trong những phương pháp quan trọng để kiểm tra các bất thường trong hệ tim mạch, đặc biệt là tim. Bác sĩ sẽ dựa vào siêu âm tim để xem cấu trúc cũng như chức năng hoạt động của tim có bình thường không.
Có thể bạn quan tâm: Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày: Thông Tin Về Chi Phí, Địa Chỉ Khám Bệnh
Phân biệt đau ngực do các bệnh tim mạch và trào ngược dạ dày
Đau thắt ngực là triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, đây cũng dấu hiệu của bệnh cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch thường gặp khác. Để phân biệt đau ngực do hai nguyên nhân trên, bệnh nhân có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
1. Vị trí xuất hiện cơn đau ngực
Đau ngực do trào ngược dạ dày thường xuất hiện ở phần giữa ngực, sau đó có thể lan dần ra hai bên nhưng phạm vi không đáng kể. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị đau ở vùng thượng vị chạy dọc theo chiều dài của thực quản.
Trong khi đó, đau ngực do cao huyết áp và các bệnh lý về tim thường xảy ra ở ngực trái, sau đó lan dần ra lưng, vai, cổ hoặc có thể lan ra các cơ quan xa hơn.
2. Tính chất cơn đau
Tính chất cơn đau thắt ngực do trào ngược dạ dày và vấn đề tim mạch thường có sự khác biệt. Nếu xảy ra do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, đau ngực thường xuất hiện đột ngột (đau thắt) đồng thời đi kèm với cảm giác nóng rát, ho khan và khó thở nhẹ. Tuy nhiên, cơn đau chỉ xảy ra thoáng qua và nhanh chóng thuyên giảm chỉ trong vài phút.
Ngược lại, đau thắt ngực do tim thường đau dai dẳng, có cảm giác đè nén gây nặng và tức vùng ngực. Bệnh nhân bị khó thở, yếu chi, vã mồ hôi,… Đau ngực do các vấn đề về tim có thể kéo dài trong vài giờ đến vài ngày.
3. Xem xét các biểu hiện đi kèm
Ngoài tình trạng đau thắt ngực, cao huyết áp và các vấn đề tim mạch còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như nhịp tim không đều, đau đầu, chóng mặt, khó thở, tê bì tay, cánh tay, đau hoặc có cảm giác khó chịu ở nhiều bộ phận như lưng, vai, hàm, cổ,… Trong khi đó, tình trạng đau ngực và khó thở do bệnh trào ngược hoàn toàn không đi kèm với những triệu chứng kể trên.
Lưu ý: Xác định tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày và các vấn đề về tim mạch thông qua biểu hiện lâm sàng có thể gây ra tình trạng nhầm lẫn. Do đó, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác nếu đau thắt ngực xảy ra với tần suất thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Các Mức Độ Trào Ngược Dạ Dày Bạn Cần Biết Để Phòng Tránh [THAM KHẢO]
Tim đập nhanh do trào ngược dạ dày gây nên được điều trị thế nào?
Để có thể điều trị tốt cho những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ảnh hưởng tới hệ tim mạch thì trước hết họ phải cần được thăm khám tại bệnh viện. Bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để được xác định xem bạn bị tim đập nhanh là do bệnh trào ngược dạ dày hay là do một bệnh tiềm ẩn nào khác.
Trường hợp hệ tim mạch có vấn đề do các bệnh trào ngược dạ dày gây ra mà không phải xuất phát từ bệnh ở tim thì sẽ không có bất kỳ phương pháp điều trị nào cụ thể. Cách duy nhất để cải thiện triệu chứng này là thay đổi chế độ sinh hoạt, tránh các tác nhân có hại làm ảnh hưởng tới bệnh.
Bạn cũng cần nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh làm bản thân bị căng thẳng hoặc stress quá nhiều trong cuộc sống. Điều này cũng sẽ giúp bệnh trào ngược được cải thiện và từ đó vấn đề tim mạch do bệnh gây nên cũng sẽ thuyên giảm.
Để giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống thì các bạn có thể thử các cách dưới đây:
- Tập thiền, yoga, tập thể dục nhẹ nhàng để giúp gia tăng endorphin làm giảm căng thẳng.
- Luyện tập hít thở sâu.
- Tránh các hoạt động lo lắng, suy nghĩ quá nhiều làm ảnh hưởng tới tâm trạng và sức khỏe.
Ngoài ra khi thấy cơ thể có những dấu hiệu đau tức ngực kèm triệu chứng khó thở, suy nhược, mệt mỏi thì hãy tới cơ sở y tế ngay để được xử lý kịp thời.
Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì Tốt? Một Số Thực Phẩm Bạn Cần Tránh
Lời khuyên dành cho người trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh thường gặp và hoàn toàn có thể kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau. Để giảm thiểu các ảnh hưởng của bệnh (đau ngực, khó thở, mất ngủ,…), bệnh nhân nên xây dựng kế hoạch chăm sóc và điều trị thích hợp.
Lời khuyên cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Cần chủ động thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như ợ nóng, trớ thức ăn, đầy hơi, chướng bụng, đắng/chua miệng, ho khan,… Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp khám và điều trị sớm thường có đáp ứng tốt và thuyên giảm nhanh.
- Ngoài sử dụng thuốc, cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn được xem là biện pháp quan trọng giúp kiểm soát chứng trào ngược và giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe ổn định.
- Ngoài ra, cần thay đổi các thói quen sinh hoạt có thể tác động xấu đến tiến triển của bệnh như thức khuya, hút thuốc lá, căng thẳng quá mức,…
- Dành 15 – 30 phút mỗi ngày luyện tập thể thao nhằm kiểm soát cân nặng và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nếu có thể, bệnh nhân nên thực hiện các động tác yoga chữa trào ngược dạ dày để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Tìm gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các biến chứng và triệu chứng khác thường như khó thở, đau thắt ngực nghiêm trọng, tê bì chân tay, nôn ra máu,…
Có thể bạn quan tâm: Mách Bạn Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả
Như chúng ta có thể thấy, tâm lý người dân Việt Nam hiện tại khá chủ quan và coi thường bệnh tật đặc biệt là bệnh dạ dày. Tỷ lệ người dân bị viêm loét hay trào ngược dạ dày chiếm một số lượng cực kỳ cao trong xã hội ngày nay tuy nhiên có mấy ai chủ động thăm khám chữa trị sớm.
Bài viết dành cho bạn
- Trào Ngược Dạ Dày Gây Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý
- Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Điều Trị