Trào Ngược Dạ Dày Ban Đêm Là Do Đâu? Xử Lý Thế Nào?
Trào ngược dạ dày vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến ở người trưởng thành. Đây có thể là biểu hiện của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc cũng có thể phản ứng tạm thời do stress quá mức, ăn quá no, dùng bữa tối quá sát giờ đi ngủ,…
Nhận biết trào ngược dạ dày ban đêm
Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị và thức ăn bên trong dạ dày trào ngược lên phía trên thực quản, thanh quản hoặc khoang miệng. Hiện tượng này có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nhưng cũng có thể là phản ứng của cơ thể do tác động của một số thói quen sinh hoạt, ăn uống.
Trào ngược dạ dày có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào – kể cả ban đêm. Tình trạng này thường biểu hiện qua một số dấu hiệu như:
- Trớ thức ăn (dịch vị và thức ăn trào lên cổ họng) gây ra cảm giác vô cùng khó chịu khiến cơ thể tỉnh giấc.
- Có cảm giác đau và nóng rát ở toàn bộ vùng thượng vị.
- Đôi khi gây chèn ép và đau thắt ngực (không phải do tim).
- Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi.
- Buồn nôn.
- Có cảm giác đắng hoặc chua ở miệng.
- Có thể đi kèm với triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Nếu trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm xảy ra với tần suất thường xuyên, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như ho khan, khàn giọng, khó nuốt, mệt mỏi và mất ngủ.
Có thể bạn quan tâm: Đau thượng vị dạ dày là gì?: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa dứt điểm
Bị trào ngược dạ dày ban đêm là do đâu?
Như đã đề cập, trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể là biểu hiện của hội chứng GERD nhưng cũng có thể là phản ứng tạm thời do một số thói quen ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, duy trì những thói quen này trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để có hướng xử lý và khắc phục phù hợp, bạn đọc cần tìm hiểu các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng trào ngược vào ban đêm.
Các nguyên nhân có thể gây trào ngược dạ dày vào ban đêm:
Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hội chứng rối loạn chức năng thực quản – dạ dày, dẫn đến tình trạng dịch vị trào ngược lên thực quản hoặc thậm chí là thanh quản, khoang miệng và phổi. Hiện tượng trào ngược được xác định là bệnh lý khi xảy ra với tần suất thường xuyên và có mức độ nặng dần hơn theo thời gian.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này có thể bắt nguồn từ thực quản (rối loạn nhu động thực quản, suy yếu cơ vòng thực quản dưới, thoát vị hoành) hoặc các nguyên nhân tại dạ dày (tăng áp lực ổ bụng, dạ dày chậm làm rỗng thức ăn). Các nguyên nhân này có thể xảy ra do di truyền/ bẩm sinh nhưng đa phần đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.
Nếu xảy ra do bệnh lý này, hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban đêm thường tiến triển dai dẳng và có xu hướng nặng hơn theo thời gian. Dù là bệnh lý thường gặp nhưng GERD gây ra không ít biến chứng nguy hiểm. Do đó trong trường hợp cần thiết, nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Do ăn quá no hoặc quá sát giờ đi ngủ
Ngoài nguyên nhân do hội chứng GERD, chứng trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ cũng có thể xảy ra do ăn quá no hoặc quá sát giờ đi ngủ. Thông thường, dạ dày mất khoảng 1 giờ để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu ăn quá sát giờ đi ngủ hoặc ăn quá no, dạ dày cần một thời gian dài hơn để tiêu hóa thức ăn.
Chính vì vậy, lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày có thể làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới và hậu quả là gây ra hiện tượng trào ngược. Tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi thói quen được cải thiện. Ngược lại, nếu tiếp tục duy trì, nguy cơ mắc GERD và các vấn đề tiêu hóa có thể tăng lên đáng kể.
Dùng nhiều thực phẩm cay nóng, axit
Tương tự như thói quen ăn tối quá no, dùng thực phẩm chứa nhiều axit và gia vị cay nóng cũng có thể gây ra hiện tượng trào ngược vào ban đêm. Đặc biệt, axit và gia vị cay nóng còn gây ra cảm giác nóng rát chảy dọc từ thực quản xuống dạ dày (phần bụng nằm trên rốn).
Bên cạnh đó, thói quen này còn gây ra tình trạng sôi bụng, xì hơi nhiều, đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu hóa. Thói quen ăn đồ cay nóng và chứa nhiều axit không chỉ là nguyên nhân gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày và viêm đại tràng.
Tìm hiểu khái niệm: Đau Bao Tử Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Ngừa
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá
Rượu bia, thuốc là cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban đêm. Cụ thể, alcohol (cồn) và nicotin trong thuốc lá có thể làm suy giảm cơ vòng thực quản dưới (LES). Cơ quan này có vai trò đóng – mở để tiếp nhận thức ăn và ngăn hiện tượng trào ngược.
Ngoài ra, thuốc lá và rượu bia còn gây rối loạn nhu động thực quản – dạ dày – đường ruột. Hệ quả là khiến thức ăn ứ đọng ở dạ dày trong thời gian dài, dẫn đến tăng áp lực lên LES và kích thích phản ứng trào ngược. Không chỉ làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản, nicotin và cồn còn kích thích tăng tiết dịch vị, gây xói mòn và kích ứng niêm mạc của các cơ quan tiêu hóa.
Thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc là có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm loét thực quản hoặc thậm chí là ung thư thực quản. Chính vì vậy, cần thay đổi những thói quen này để cải thiện hiện tượng trào ngược vào ban đêm và bảo vệ sức khỏe của chỉnh bản thân.
Căng thẳng thần kinh quá mức
Căng thẳng thần kinh là nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm. Căng thẳng thường bắt nguồn từ áp lực công việc và học tập. Không chỉ tác động xấu đến não bộ, stress còn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả thực quản và dạ dày.
Các nghiên cứu cho thấy, stress gây rối loạn hệ thần kinh não – ruột dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động thực quản và dạ dày. Hơn nữa, tình trạng căng thẳng còn làm tăng hormone cortisol. Hormone này gây ức chế sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, đồng thời làm tăng nồng độ các chất phá hủy dạ dày như pepsin và niêm mạc. Kết quả là dạ dày bị kích thích, co bóp bất thường và đẩy dịch vị cùng với thức ăn lên trên thực quản.
Ngoài những nguyên nhân trên, chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm còn có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, mặc quần áo bó sát khi ngủ, dùng nhiều đồ uống có gas, món ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ.
CLICK NGAY: Điểm danh TOP 9 món ăn cho người trào ngược dạ dày bạn nên biết
Trào ngược dạ dày ban đêm có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến. Theo thống kê, đa phần các trường hợp gặp phải tình trạng này đều bắt nguồn từ những thói quen thiếu khoa học như ăn sát giờ đi ngủ, dùng rượu bia, thuốc lá, stress,… Do đó, tình trạng này hoàn toàn có thể thuyên giảm sau khi điều chỉnh thói quen và sử dụng một số loại thuốc không kê toa.
Tuy nhiên nếu chủ quan, hiện tượng trào ngược có xu hướng xảy ra với tần suất và mức độ nặng dần theo thời gian. Tiếp xúc với dịch vị trong thời gian dài có thể khiến cổ họng và thực quản bị viêm loét, phù nề và chít hẹp. Hơn nữa, hiện tượng trào ngược vào ban đêm xảy ra trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và hiệu suất lao động – làm việc.
Do đó, mặc dù là tình trạng thường gặp nhưng bạn đọc không nên chủ quan trước hiện tượng trào ngược vào ban đêm. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng này, cần thay đổi các thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học. Nếu triệu chứng vẫn tiếp tục kéo dài, cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.
Đọc thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu? TOP 18 Địa Chỉ Uy Tín Hàng Đầu Cả Nước
Cách xử lý tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm
Điều trị trào ngược dạ dày vào ban đêm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Thực tế cho thấy, 80% trường hợp thuyên giảm nhanh sau khi thay đổi thói quen và sử dụng thuốc không kê toa. Chỉ có một số trường hợp phải đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp các phương pháp y tế.
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm, bao gồm:
Áp dụng các mẹo giảm trào ngược cấp tốc
Nếu trào ngược xảy ra đột ngột vào ban đêm gây khó chịu và thức giấc, bạn có thể giảm các triệu chứng khó chịu bằng một số mẹo cấp tốc sau:
- Uống nước mật ong ấm: Dùng 2 – 3 thìa cà phê mật ong pha với nước ấm và uống từng ngụm nhỏ để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Với khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, mật ong giúp làm dịu cảm giác nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị. Đồng thời trung hòa axit dạ dày và ngăn các đợt trào ngược vào ban đêm.
- Dùng trà hoa cúc, bạc hà: Nếu không có mật ong, bạn có thể thay thế bằng cách dùng trà hoa cúc và bạc hà. Mùi thơm tự nhiên từ các loại trà này có thể tạo cảm giác thư giãn, thoải mái và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do trào ngược gây ra. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa từ bạc hà và hoa cúc còn giúp làm dịu nhu động dạ dày, từ đó ngăn ngừa trào ngược tái phát.
- Massage bụng: Trong trường hợp ăn quá no hoặc ăn sát giờ đi ngủ, bạn nên massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại (mỗi chiều 50 – 60 lần). Tác động từ phương pháp này giúp cho dạ dày – đường ruột dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Qua đó làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (LES) và ngăn dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên thực quản.
- Uống nước ấm: Trong trường hợp bếp không có sẵn các loại thảo dược và mật ong, bạn nên uống 1 ly nước ấm (nên nhấp từng ngụm nhỏ) để cải thiện chứng trào ngược. Nhiệt độ ấm giúp thư giãn cơ thực quản, đồng thời làm loãng dịch tiết và giảm áp lực lên bên trong dạ dày. Sau khi uống nước, nên ngồi hoặc đứng khoảng 10 – 15 phút trước khi trở lại giấc ngủ. Đây là biện pháp đơn giản nhưng có thể cải thiện hiện tượng trào ngược một cách rõ rệt.
Tìm hiểu thêm: Chia Sẻ Mẹo Dùng Giấm Táo Trị Trào Ngược Axit Dạ Dày Cực Hay Và Hiệu Quả
Thay đổi tư thế ngủ
Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm bằng cách thay đổi tư thế ngủ. Thống kê cho thấy, hơn 75% trường hợp có cải thiện tích cực chỉ bằng biện pháp đơn giản này. Ngoài ra, điều chỉnh thói quen khi ngủ còn giúp ngăn ngừa trào ngược tái phát và hỗ trợ giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng do GERD.
Tư thế ngủ giúp kiểm soát hiện tượng trào ngược dạ dày vào ban đêm:
- Nên kê gối cao để nâng phần thực quản cao hơn so với dạ dày. Điều này có thể ngăn dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên trên thực quản và khoang miệng.
- Nằm nghiêng sang bên trái (do cấu trúc của dạ dày trũng nhiều hơn ở phần bên trái) để thức ăn và dịch vị cố định trong dạ dày. Từ đó làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản (LES) và ngăn chứng trào ngược bùng phát vào ban đêm.
Có thể bạn chưa biết: Bị Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Được Không? Cách Nằm Như Thế Nào?
Chữa bệnh trào ngược dạ dày ban đêm bằng thuốc Đông y
Trong Đông y cũng có không ít bài thuốc giúp người bệnh giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày vào ban đêm. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc được nhiều người đánh giá tốt như sau:
- Bài thuốc Sơ can Bình vị tán: Gồm có các vị thuốc như kim ngân hoa, bạch thược, bắc sài hồ, ô tặc cốt, tam thất, bổ chính sâm…. Người bệnh uống theo chỉ định kê đơn cụ thể từ thầy thuốc.
- Bài thuốc Nhất Nam Bình vị khang: Gồm những vị thuốc như xuyên khung, hương phụ, sài hồ bắc, huyền hồ, chỉ xác,…. Bệnh nhân uống 2 lần sáng tối để đạt kết quả tốt nhất.
Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Thay đổi tư thế ngủ và áp dụng các mẹo cấp tốc chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Chính vì vậy để kiểm soát chứng trào ngược vào ban đêm hoàn toàn, bệnh nhân cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Thay đổi các thói quen xấu không chỉ giúp kiểm soát chứng trào ngược mà còn phòng ngừa các bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng, loét dạ dày, chứng khó tiêu chức năng,…
Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm, bệnh nhân cần điều chỉnh một số thói quen ăn uống và sinh hoạt như:
- Tuyệt đối không ăn tối sau 19:00 và cần giảm lượng thức ăn vào buổi tối để ngăn trào ngược. Nếu thường xuyên đói do ăn tối quá ít, nên thêm uống 1 ly trà nghệ mật ong, hạt chia ấm,… để giảm cảm giác đói và ngăn hiện tượng trào ngược vào ban đêm.
- Trong trường hợp trào ngược xảy ra cả vào ban ngày và ban đêm, cần chia nhỏ bữa ăn và ăn chậm nhai kỹ để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh chóng. Từ đó làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới và ngăn chặn tái phát các đợt trào ngược.
- Không sử dụng rượu bia và thuốc lá. Ngoài ra, cần tránh dùng các món ăn và thức uống có thể làm nghiêm trọng tình trạng trào ngược như thức ăn cay nóng, nhiều gia vị, món ăn chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu, nước ngọt có gas, socola, bánh kẹo,…
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ – đặc biệt là rau xanh và các loại trái cây chứa ít axit. Nước và chất xơ trong các nhóm thực phẩm này có khả năng trung hòa dịch vị, đồng thời kích thích hoạt động tiêu hóa và rút ngắn thời gian làm rỗng dạ dày. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm áp lực lên cơ vòng LES và ngăn tái phát các đợt trào ngược vào ban đêm.
- Nên tránh thức khuya và ngủ đúng giờ, đủ giấc. Ngoài ra, cần lên kế hoạch học tập và làm việc khoa học để phòng tránh stress.
Đọc thêm: Bài Thuốc Đông Y Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả, Lành Tính Dành Cho Bạn
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một trong những biện pháp hiệu quả giúp kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm. Các nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất không chỉ tốt cho tim và xương khớp mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với chức năng tiêu hóa.
Cụ thể, tập thể dục giúp điều hòa hoạt động bài tiết axit và ổn định nhu động thực quản – dạ dày. Nhờ vậy, thức ăn có thể được tiêu hóa tốt và nhanh chóng được vận chuyển xuống đường ruột. Tình trạng này giúp làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (LES) và ngăn ngừa chứng trào ngược tái phát.
Bên cạnh đó, tập thể dục còn giúp giải phóng căng thẳng và hạn chế tình trạng rối loạn hệ thần kinh não – ruột. Qua đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược thực quản (GERD), viêm loét dạ dày thực quản, viêm đại tràng,… Tuy nhiên, nên lựa chọn bộ môn phù hợp với thể trạng, tránh tập các bộ môn có cường độ mạnh cần phải gắng sức nhiều. Ngoài ra, nên duy trì tập thể dục mỗi ngày từ 20 – 30 phút.
ĐỪNG BỎ LỠ: Tổng Hợp 13 Bài Tập Yoga Phòng Ngừa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Bất Ngờ
Sử dụng thuốc không kê toa
Trong trường hợp triệu chứng không cải thiện khi điều chỉnh thói quen và áp dụng các mẹo cấp tốc, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê toa như:
- Gaviscon: Gaviscon là thuốc chữa trào ngược không kê toa được sử dụng phổ biến. Thuốc được bào chế ở dạng gel với thành phần chính là Alginat, Natri bicarbonate và Calci carbonate. Loại thuốc này có tác dụng ngăn trào ngược đến 4 giờ đồng hồ. Ở những trường hợp nặng, hiện tượng trào ngược vẫn có thể xảy ra khi dùng thuốc. Tuy nhiên trong trường hợp này, lớp gel bị trào ngược có vai trò làm mát và giảm nóng rát ở niêm mạc thực quản.
- Phosphalugel: Phosphalugel (thuốc chữ P) là thuốc đau dạ dày dạng sữa được sử dụng phổ biến hiện nay. Ngoài tác dụng giảm đau dạ dày, thuốc còn được sử dụng để cải thiện cảm giác nóng rát và khó chịu ở vùng thượng vị do trào ngược. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Aluminum phosphate với khả năng trung hòa dịch vị nhanh chóng.
- Pepto Bismol: Pepto Bismol chứa hoạt chất bảo vệ niêm mạc dạ dày Bismuth. Thuốc được sử dụng trong trường hợp ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn,… do ảnh hưởng của chứng trào ngược hoặc do viêm loét dạ dày thực quản. Loại thuốc này được bào chế ở dạng hỗn dịch uống và mang lại nhanh chóng chỉ sau vài phút sử dụng.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên trao đổi với dược sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này. Ngoài ra, chỉ nên dùng thuốc trong 4 – 5 ngày. Nếu triệu chứng tiếp tục tái phát, nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem chi tiết: Top 6+ Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng
Khám chữa bệnh trào ngược dạ dày ban đêm ở đâu tốt?
Bệnh trào ngược dạ dày khi không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần sớm tới các cơ sở y tế để được chữa theo phác đồ phù hợp nhất. Bệnh nhân có thể tới một số địa chỉ sau:
- Bệnh viện Bạch Mai có địa chỉ trên đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 0869587728.
- Bệnh viện Quân đội 108 có địa chỉ số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Liên hệ: 0967751616.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc địa chỉ biệt thự B31 thuộc ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội, số điện thoại: 02471096699. Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, quận Phú Nhuận, số điện thoại: 02871096699.
- Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh địa chỉ số 215 Hồng Bàng, quận 5, Hồ Chí Minh. Liên hệ: 02838554269.
- Bệnh viện Chợ Rẫy địa chỉ số 208 Nguyễn Chí Thanh, quận 5, Hồ Chí Minh. Liên hệ: 02838553137.
- Nhất Nam Y Viện địa chỉ biệt thự số 16, ngõ 169 đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội, số điện thoại: 02485851102. Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, thành phố Thủ Đức, số điện thoại: 02862791102.
ĐỪNG BỎ LỠ: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu? Review 18 Địa Chỉ Uy Tín Bạn Nên Đến
Trào ngược dạ dày vào ban đêm – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể cải thiện bằng cách dùng thuốc và thay đổi một số thói quen. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tình trạng này có thể không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp kể trên. Do đó trong một số trường hợp cần thiết, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.
Cần tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu sau:
- Trào ngược dạ dày vào ban đêm xảy ra với tần suất thường xuyên và mức độ nặng.
- Hiện tượng trào ngược không có cải thiện khi sử dụng thuốc không kê toa và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt.
- Trào ngược đi kèm với các biểu hiện có mức độ nghiêm trọng như nôn ra máu, sụt cân bất thường, rát bỏng ở thực quản/ cổ họng.
- Trào ngược thực quản vào ban đêm đã gây ra biến chứng như ho khan, hen suyễn, viêm họng hạt, khó nuốt do chít hẹp thực quản,…
Bài viết đã tổng hợp một số nguyên nhân và cách xử lý tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Nếu triệu chứng có mức độ nặng hoặc kéo dài dai dẳng, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Bài viết liên quan
- Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
- Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì tốt cho người bệnh?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!