Nội dung chính

Dùng giấm táo chữa trào ngược dạ dày thực quản là một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, sử dụng giấm táo không đúng cách có thể gây kích ứng cổ họng và khiến chứng trào ngược trở nên trầm trọng hơn. 

Uống dấm táo chữa trào ngược dạ dày
Giấm táo là một trong những nguyên liệu tự nhiên được tận dụng để chữa chứng trào ngược dạ dày

Giấm táo và tác dụng chữa trào ngược axit dạ dày

Giấm táo là nước táo lên men có hương vị thơm ngon và cung cấp cho cơ thể hàm lượng enzyme dồi dào, đa dạng. So với các loại giấm thông thường như giấm gạo, giấm trắng, giấm rượu, giấm táo chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin đa dạng hơn. Hiện nay, giấm táo không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn, thức uống mà còn được tận dụng để chữa trị một số bệnh lý thường gặp.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo là mẹo đơn giản được nhiều bệnh nhân áp dụng. Là nguyên liệu quen thuộc có sẵn trong căn bếp, giấm táo được người bệnh sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược gây ra như đau, nóng rát vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, đắng/chua miệng, đầy hơi, khó tiêu,…

Uống dấm táo chữa trào ngược dạ dày
Giấm táo có khả năng trung hòa dịch vị và giảm một số triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra

Giấm táo chứa axit acetic – một dạng axit có độ pH trung tính (khoảng 5.5). Trong khi đó, axit hydrochloric (HCl) trong dịch vị có độ pH dao động từ 1.5 – 3.5. Do đó, áp dụng các mẹo chữa từ giấm táo có thể giúp độ pH trong dịch vị sẽ tăng lên đáng kể. Khi axit được trung hòa, cảm giác đau, cồn cào và nóng rát ở vùng thượng vị sẽ thuyên giảm một cách rõ rệt.

Ngoài tác dụng trung hòa dịch vị, axit acetic còn có hiệu quả kháng khuẩn, chống virus và nấm. Sử dụng giấm táo thường xuyên có thể hỗ trợ phòng ngừa sự xâm nhập của các tác nhân có hại vào niêm mạc thực quản – dạ dày – đường ruột. Tương tự như các loại axit khác, axit acetic trong nguyên liệu này cũng có chức năng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi và chướng bụng do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, giấm táo còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin C, E, vitamin nhóm B, canxi, kali, magie, đồng,… Bên cạnh đó, giấm táo còn chứa hàm lượng pectin (chất xơ) và chất chống oxy hóa bioflavonoid dồi dào.

Không chỉ tốt cho chứng trào ngược dạ dày thực quản, giấm táo còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát cân nặng, giảm lượng đường trong máu, phòng ngừa táo bón, làm đẹp da,… Do đó, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể áp dụng mẹo chữa từ nguyên liệu này để hỗ trợ quá trình điều trị.

Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Lưỡi, Trắng Lưỡi Và Cách Điều Trị

Hướng dẫn 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo

Giấm táo là sản phẩm lên men nên thường có vị chua dịu và mùi thơm đặc trưng. Để giảm chứng trào ngược, bệnh nhân có thể dùng giấm táo pha với nước ấm uống hằng ngày. Hoặc kết hợp thêm với một số nguyên liệu tự nhiên như quế, mật ong, gừng,… để gia tăng hiệu quả điều trị.

Dưới đây là 5 cách dùng giấm táo chữa trào ngược dạ dày thực quản đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà:

1. Uống nước ấm + giấm táo giảm trào ngược dạ dày

Pha giấm táo với nước ấm là mẹo giảm chứng trào ngược dạ dày đơn giản nhất. Nếu không có nhiều thời gian, bệnh nhân có thể áp dụng mẹo chữa này để trung hòa dịch vị và giảm các nhẹ các triệu chứng khó chịu như nóng rát thượng vị, đầy hơi, chướng bụng,…

Ngoài ra, nước giấm táo còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm hấp thu chất béo và hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, cần cân chỉnh tỷ lệ nước và giấm táo phù hợp. Sử dụng quá nhiều giấm táo có thể gây hư hại men răng và kích thích dạ dày dẫn đến đau dạ dày, khó tiêu.

chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo
Uống giấm táo pha với nước ấm là cách đơn giản giúp giảm nhẹ chứng trào ngược axit dạ dày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 250ml nước ấm và 2 thìa cà phê giấm táo
  • Pha loãng giấm táo với nước ấm
  • Sau đó, dùng uống từng ngụm nhỏ để giấm táo trung hòa axit dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do chứng trào ngược gây ra
  • Nên áp dụng mỗi khi triệu chứng bùng phát

ĐỪNG BỎ LỠ: Mách Bạn 4 Cách Dùng Lá Tía Tô Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cực Hay Cho Bạn

2. Gừng ngâm giấm táo chữa trào ngược dạ dày

Nếu có nhiều thời gian, bệnh nhân có thể dùng gừng ngâm giấm táo để cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Với vị cay nồng, tính ấm, tác dụng hành khí và cầm nôn, gừng được tận dụng để giảm các chứng bệnh liên quan đến dạ dày – đường ruột. Vì vậy để gia tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp giấm táo cùng với gừng tươi.

Gừng ngâm giấm táo có tác dụng giảm chứng trào ngược, cải thiện tình trạng buồn nôn và tiêu hóa kém. Ngoài ra, gừng còn chứa một số hoạt chất chống viêm tự nhiên như Zingerone, Cineol và Gingerol. Các hoạt chất này có thể làm giảm mức độ viêm ở thực quản, từ đó giảm tình trạng ho khan và khó nuốt ở bệnh nhân bị trào ngược lâu ngày.

Cách thực hiện gừng ngâm giấm táo chữa trào ngược dạ dày thực quản:

  • Chuẩn bị 100g gừng tươi, 30g đường và 200ml giấm táo
  • Rửa sạch gừng, để ráo và cắt thành từng lát mỏng
  • Cho gừng vào bình thủy tinh, sau đó thêm đường và đổ giấm táo vào ngâm trong 10 – 15 ngày là dùng được
  • Khi triệu chứng bùng phát, dùng 3 – 4 thìa giấm táo pha với nước ấm uống để giảm đau và nóng rát vùng thượng vị

Cả giấm táo và gừng tươi đều có tính nóng. Do đó, bệnh nhân chỉ nên áp dụng mẹo chữa này 1 lần/ ngày và cần chú ý uống nhiều nước để tránh tình trạng cồn cào.

Xem thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu? TOP Các Địa Chỉ Uy Tín Trên Cả Nước

3. Trà mật ong giấm táo

Trà mật ong giấm táo là loại trà có hương vị thơm ngon và mùi thơm đặc trưng. Loại trà này thường được sử dụng để kiểm soát cân nặng và giảm hấp thu chất béo. Bên cạnh đó, trà mật ong giấm táo còn hỗ trợ cải thiện chứng đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, mật ong có vị ngọt nên có thể trung hòa độ axit trong giấm táo. So với sử dụng giấm táo pha nước ấm, trà mật ong giấm táo ít gây kích thích lên dạ dày và mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Bên cạnh đó, mật ong chứa một số chất chống oxy hóa và defensin-1 có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và giảm viêm. Đồng thời cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin, khoáng chất và năng lượng dồi dào. Do đó, sử dụng trà mật ong giấm táo có thể hỗ trợ giảm viêm niêm mạc thực quản và cải thiện sức khỏe, thể trạng cho bệnh nhân.

giấm táo chữa trào ngược dạ dày
Dùng trà mật ong giấm táo có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm nhẹ hiện tượng trào ngược

Cách pha trà mật ong giấm táo giảm chứng trào ngược:

  • Dùng 3 – 4 thìa cà phê mật ong pha với 250ml nước ấm
  • Sau đó, cho 1 – 2 thìa cà phê giấm táo vào khuấy đều
  • Dùng trà mật ong giấm táo uống từng ngụm nhỏ ngay sau khi chứng trào ngược bùng phát
  • Hoặc bệnh nhân cũng có thể dùng sau bữa ăn để ngăn hiện tượng trào ngược

Tham khảo thêm: 12 Mẹo Sử Dụng Mật Ong Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cực Hay

4. Trà quế giấm táo tốt cho người bị trào ngược axit dạ dày

Ngoài trà giấm táo mật ong, bệnh nhân cũng có thể dùng trà quế giấm táo để cải thiện các triệu chứng do hiện tượng trào ngược gây ra. Quế là loại gia vị quen thuộc có vị cay, tính ấm và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ giúp tăng hương vị món ăn và thức uống, quế còn mang đến nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa.

Các nghiên cứu cho thấy, quế giúp giảm bài tiết dịch vị quá mức, từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, tránh tình trạng dạ dày co bóp quá mức dẫn đến hiện tượng trào ngược. Ngoài ra, quế còn có đặc tính chống oxy hóa và giảm viêm.

chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng
Trà quế giấm táo mang đến nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa

Với những tác động tích cực kể trên, trà quế giấm táo có thể giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày và giúp ổn định chức năng tiêu hóa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 thanh quế nhỏ, 2 thìa cà phê giấm táo và 1 ít mật ong
  • Cho quế vào tách và hãm với 300ml nước sôi
  • Sau đó, cho giấm táo và mật ong vào khuấy đều
  • Dùng trà quế giấm táo uống ngay sau bữa ăn để ngăn chặn chứng trào ngược bùng phát

TÌM HIỂU NGAY: Gừng Chữa Trào Ngược Dạ Dày Có Tốt Không? Cách Làm Tại Nhà

5. Thêm giấm táo vào các món ăn

Ngoài các cách chữa trên, bệnh nhân cũng có thể cải thiện chứng trào ngược bằng cách thêm giấm táo vào món ăn (salad) và một số loại thức uống.

Các enzyme lên men tự nhiên trong giấm táo có khả năng kích thích dạ dày tiêu hóa thức ăn và tăng khả năng dung nạp hấp thu chất dinh dưỡng của đường ruột.

chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng
Thêm giấm táo vào các món ăn hằng ngày giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm hiện tượng trào ngược

Bên cạnh đó, giấm táo còn là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa lành mạnh. Bổ sung nguyên liệu này vào chế độ ăn hằng ngày có thể phần nào giảm một số triệu chứng của bệnh. Đồng thời ổn định chức năng tiêu hóa và nâng cao sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: TOP 3 Cách Dùng Lá Trầu Không Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả

Tác dụng phụ khi dùng giấm táo chữa trào ngược dạ dày

Giấm táo là thực phẩm lành mạnh mang đến nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng giấm táo chữa trào ngược dạ dày không đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng giấm táo điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản:

  • Giảm sự thèm ăn dẫn đến ăn uống kém
  • Sử dụng giấm táo lâu ngày có thể gây loãng xương do giảm hấp thu kali
  • Gây hư men răng
  • Dùng giấm táo nguyên chất có thể gây kích ứng cổ họng dẫn đến đau rát cổ họng
  • Tổn thương thực quản nếu sử dụng giấm táo nguyên chất hoặc pha loãng với tỷ lệ đậm đặc
  • Làm nghiêm trọng chứng trào ngược và gây đau dạ dày

Ngoài ra, giấm táo còn có thể tương tác và làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị. Do đó để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng mẹo chữa từ nguyên liệu này.

Nên đọc: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Sữa Chua Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo

Chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo có thể giảm phần nào các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, nóng rát thượng vị, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng,… Tuy nhiên để hạn chế tác dụng khi áp dụng mẹo chữa này, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo không thể thay thế cho hiệu quả của thuốc điều trị
  • Không sử dụng giấm táo nguyên chất để uống. Nồng độ axit acetic trong nguyên liệu này có thể gây kích ứng cổ họng, thực quản và dạ dày. Vì vậy để đảm bảo an toàn, nên pha loãng giấm táo cùng với nước ấm theo tỷ lệ thích hợp.
  • Cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo chưa thực sự được công nhận hiệu quả trên cơ sở khoa học. Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.
  • Thực tế, các mẹo chữa từ nguyên liệu tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ và hiệu quả chậm hơn so với sử dụng thuốc. Chính vì vậy, mẹo chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp trào ngược nhẹ. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hiện nay có khá nhiều địa chỉ kinh doanh giấm táo không đảm bảo chất lượng. Sử dụng nguyên liệu có chất lượng kém có thể khiến hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày giảm đi đáng kể hoặc thậm chí gây ra một số tác dụng không mong muốn.
  • Giấm táo chứa nồng độ axit cao nên không được khuyến khích áp dụng trong thời gian dài. Ngoài mẹo chữa từ nguyên liệu này, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số biện pháp an toàn hơn như chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong, cam thảo, lá mơ lông, gừng,…
  • Để đạt hiệu quả tốt, nên điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt bên cạnh các phương pháp điều trị. Nếu không phối hợp với lối sống khoa học, quá trình chữa trị có thể bị trì hoãn và không mang lại kết quả như mong đợi.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo có thể giảm nhẹ một số triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, cách chữa này cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào.

Bài viết liên quan

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa