Nóng rát vùng thượng vị dạ dày là triệu chứng rất dễ xảy ra do ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Ngoài ra đây còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý cần điều trị y tế. Cần xác định rõ nguyên nhân để có cách xử lý và điều trị đúng đắn.
Nguyên nhân gây nóng rát vùng thượng vị
Nóng rát vùng thượng vị là thuật ngữ đề cập tới tình trạng bỏng rát, đau nhói và khó chịu xảy ra ở vùng bụng trên rốn và dưới mũi xương ức. Tình trạng này gây ra nhiều phiền toái và khiến chất lượng cuộc sống.
Tần suất và mức độ của triệu chứng còn phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên nhân gây ra nó. Đa phần nóng rát vùng thượng vị xảy ra là do thói quen ăn uống – sinh hoạt thiếu lành mạnh, sử dụng thuốc, chất kích thích… Cụ thể như sau:
- Thói quen ăn uống:
Thói quen ăn uống không lành mạnh được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây nóng rát vùng thượng vị. Thực tế cho thấy, triệu chứng này thường xảy ra ở những người có thói quen ăn uống xấu. Điển hình như nhịn ăn, dùng nhiều rượu bia, ăn uống quá mức, thức ăn cay nóng và chứa nhiều acid. Ngoài ra, các thói quen vận động và nằm ngay sau khi ăn hay ăn quá no còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa.
- Thói quen sinh hoạt:
Bên cạnh thói quen ăn uống thì tình trạng nóng rát thượng vị cũng có thể xảy ra do các thói quen sinh hoạt. Phổ biến nhất là do thức khuya, stress, căng thẳng thần kinh, làm việc với cường độ cao… Các yếu tố này thường gây rối loạn hệ thần kinh não – ruột. Từ đó dẫn tới kích thích, khiến dạ dày tăng tiết dịch vị và làm phát sinh các triệu chứng bất thường.
- Sử dụng chất kích thích:
Thuốc lá, rượu bia, cà phê… có chứa chất kích thích dễ gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày và hoạt động tiêu hóa. Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích có thể khiến cho tình trạng nóng rát vùng thượng vị xảy ra mới tần suất dày đặc và mức độ dữ dội hơn.
- Dùng thuốc:
Việc sử dụng các loại thuốc NSAID (thuốc chống viêm không steroid), kháng sinh và corticoid đường uống thường dễ gây phản ứng phụ ở đường tiêu hóa. Trong đó, NSAID và corticoid là các thuốc gây tác động trực tiếp tới khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hệ quả là khiến dịch vị ăn mòn tế bào biểu mô, gây nóng rát thượng vị kèm theo buồn nôn, nôn ói.
Lưu ý: Khi nào sử dụng thuốc đau thượng vị dạ dày?
Triệu chứng nóng rát vùng thượng vị
Như đã nói ở trên, triệu chứng nóng rát thượng vị thường biểu hiện rõ nhất trước hoặc sau khi ăn, tức lúc bạn quá đói hoặc quá no. Bệnh có thể diễn biến âm ỉ, kéo dài hoặc đột ngột sau khi ăn, hoặc do các bệnh lý cấp tính như xuất huyết dạ dày, viêm tụy cấp, viêm gan cấp,… Cụ thể những triệu chứng của bệnh như sau:
- Triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác nóng rát, khó chịu và đau tức vùng thượng vị.
- Người bệnh có thể đi kèm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn…
- Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc tụt cân.
- Với những trường hợp bóng rát vùng thượng vị do bệnh lý, người bệnh sẽ thấy đau nhiều hơn, hoặc lan ra phía sau lưng, bả vai.
Nóng rát vùng thượng vị là dấu hiệu bệnh gì?
Trong một số trường hợp, nóng rát thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý cần sớm phát hiện và điều trị. Dưới đây là một số bệnh lý thường liên quan tới tình trạng nóng rát vùng thượng vị:
1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Đây là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng hơn 60% người trưởng thành. Viêm loét dạ dày tá tràng đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc dạ dày – tá tràng bị tổn thương, hình thành các ổ viêm, loét.
Người bệnh thường bị đau vùng thượng vị dữ dội. Đi kèm với đó là các tình trạng nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn ói sau khi ăn. Nhiều người còn bị đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
Hơn nữa, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng còn làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Lâu dần có thể gây mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, các vấn đề nghiêm trọng hơn hoàn toàn có thể phát sinh.
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Nóng rát thượng vị dạ dày là triệu chứng xảy ra phổ biến ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản đặc trưng bởi tình trạng dịch vị và thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản và ống tiêu hóa trên.
Các xu hướng của bệnh lý tiêu hóa này thường có xu hướng bùng phát ngay sau khi ăn no hay khi nằm. Ngoài gây nóng rát thượng vị thì chứng trào ngược còn gây ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu hay trớ thức ăn.
3. Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger-Ellison là thuật ngữ đề cập tới tình trạng các khối u gastrin xuất hiện nhiều ở dạ dày và tá tràng. Các khối u này có chức năng tiết hormone gastrin có khả năng kích thích hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày.
Trường hợp có quá nhiều khối u gastrin thì dạ dày sẽ tăng tiết dịch vị một cách bất thường. Điều này có thể gây phá vỡ màng nhầy và làm tổn thương niêm mạc. Ngoài ra còn kích thích cơ trơn co bóp quá mức. Từ đó gây đau, nóng rát thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn ói…
Đọc thêm: Hội chứng xuất huyết tiêu hóa dưới: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị
4. Viêm thực quản
Viêm thực quản cũng có thể là bệnh lý làm bùng phát triệu chứng nóng rát vùng thượng vị. Bệnh lý này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể như kích ứng thuốc, nhiễm trùng hay trào ngược acid dạ dày.
Ngoài gây đau và nóng rát thượng vị thì bệnh viêm thực quản còn đi kèm với một số triệu chứng khác. Cụ thể như khó nuốt, nuốt đau, đau họng, khàn tiếng, nóng rát vùng ngực…
Bệnh viêm thực quản có thể làm thay đổi niêm mạc thực quản. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Ngoài ra, viêm thực quản kéo dài còn có thể gây ra các biến chứng như loét, teo hay hẹp thực quản.
5. Viêm túi mật
Viêm túi mật đề cập tới tình trạng nhu mô mật bị viêm nhiễm và tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Túi mật chính là cơ quan dự trữ mật được gan sản xuất. Đồng thời vận chuyển mật vào tá tràng trong các bữa ăn với mức địch tiêu hóa cũng như hấp thụ các vitamin tan trong dầu.
Nếu bị viêm túi mật thì cơ quan này có thể gây đau và khó chịu khi co bóp. Chính vì vậy mà tình trạng nóng rát thượng vị đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh lý này. Ngoài ra bệnh viêm túi mật còn gây ra một số triệu chứng khác. Điển hình như vàng da, vàng mắt, đau vùng hạ sườn, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn ói…
Xem ngay: Bệnh Viêm Đại Tràng Phù Nề: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
6. Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp đặc trưng bởi tình trạng nhu mô tụy bị tổn thương và viêm nhiễm cấp tính. Tụy chính là cơ quan nằm ngay phía sau dạ dày, ở giữa lách và tá tràng. Chức năng chính của tụy là sản xuất enzyme tiêu hóa và tiết insulin để kiểm soát đường huyết.
Bệnh viêm tụy cấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có khoảng 10 – 15% các trường hợp là vô căn. Người bị viêm tụy cấp thường bị đau và nóng rát ở vùng thượng vị. Triệu chứng thường diễn ra đột ngột, có mức độ nặng và kéo dài.
Ngoài gây đau, nóng rát và khó chịu thượng vị, bệnh viêm tụy cấp còn gây ra các triệu chứng khác. Điển hình như nôn ói, chướng bụng, bí trung và đại tiện.
7. Một số bệnh lý về gan
Gan giữ nhiều vai trò quan trọng với hoạt động tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Gan giúp đào thải độc tố, tổng hợp mật, chuyển hóa dưỡng chất, tạo ra nhiều enzyme cần thiết.
Trong một số trường hợp, nóng rát vùng thượng vị dạ dày có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về gan. Thường gặp nhất là xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, áp xe gan…
8. Các bệnh lý về thận
Ngoài các bệnh lý kể trên thì tình trạng nóng rát thượng vị cũng có thể là triệu chứng xảy ra khi thận bị tổn thương. Thường gặp nhất là sỏi thận, viêm thận, hội chứng tập trung, thận nhiễm mỡ, suy thận…
Bên cạnh triệu chứng nóng rát thượng vị thì các bệnh về thận còn làm bùng phát rất nhiều triệu chứng khác. Cụ thể như nước tiểu thay đổi bất thường, ngứa, khô da, phù toàn thân, phát ban, thường xuyên khó thở…
Cần biết: Đau thượng vị dạ dày là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Nóng rát vùng thượng vị có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Trên thực tế, mức độ nghiêm trọng của tình trạng nóng rát vùng thượng vị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu chỉ là do thói quen ăn uống – sinh hoạt thì không đáng quan ngại. Việc điều chỉnh lại lối sống và áp dụng một số biện pháp tại nhà có thể giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng nóng rát thượng vị liên quan tới các vấn đề bệnh lý thì người bệnh cần chú ý cẩn trọng. Bởi lúc này, các biến chứng và rủi ro sẽ rất dễ phát sinh nếu không sớm can thiệp điều trị. Thậm chí trong nhiều trường hợp còn đe dọa tới tính mạng. Một vài biến chứng thường gặp như:
- Ống thực quản bị hẹp khiến thức ăn khi đi vào cơ thể không trôi xuống dạ dày được.
- Nóng rát thượng vị kéo dài gây ra các cơn đau lan lên ngực, dễ gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim.
- Cơ thể ốm yếu, suy nhược do mất cảm giác thèm ăn.
- Tiềm ẩn nguy cơ bệnh xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày.
Tốt nhất, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng có xu hướng xuất hiện với tần suất dày đặc và mức độ nặng nề. Đặc biệt là đi kèm với một số triệu chứng nghiêm trọng khác. Điển hình như đau tức vùng ngực, khó thở, hụt hơi, tụt huyết áp, xuất huyết tiêu hóa, đau quặn thắt bụng…
Tin liên quan: Dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày và cách phát hiện kịp thời
Cách khắc phục tình trạng nóng rát vùng thượng vị
Tình trạng nóng rát vùng thượng vị gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Ngoài gây chán ăn, ăn không ngon miệng thì nếu triệu chứng kích hoạt vào ban đêm còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cần căn cứ vào yếu tố nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.
Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp khắc phục tình trạng nóng rát thượng vị:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Thông thường, các trường hợp bị nóng rát thượng vị đều liên quan đến việc ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Chính vì thế, người bệnh cần chú ý điều chỉnh sớm để khắc phục triệu chứng.
Hơn nữa, việc ăn uống và sinh hoạt điều độ còn tốt cho hoạt động tiêu hóa. Đồng thời hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể và rút ngắn thời gian điều trị các bệnh lý liên quan.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
- Thay đổi các thói quen ăn uống không lành mạnh. Cụ thể như không nhai kỹ thức ăn, ăn nhanh, ăn quá no, nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn, ăn tối muộn…
- Nên ăn uống điều độ 3 bữa/ ngày hoặc có thể chia nhỏ thành 4 – 5 bữa. Ăn chậm nhai kỹ để làm giảm áp lực cho các cơ quan tiêu hóa.
- Duy trì thói quen ăn chín uống sôi.
- Tăng cường các loại thực phẩm có khả năng trung hòa dịch vị. Đồng thời hỗ trợ tốt cho hoạt động tiêu hóa. Ví dụ như rau xanh, trái cây không chứa acid, thực phẩm giàu tinh bột, nấm, thịt gà, trứng, sữa, cá béo…
- Tránh uống rượu bia, cà phê và các thức uống có chứa cồn hay chất kích thích khác.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, thực phẩm chứa acid hay khó tiêu hóa. Đồng thời tránh các thực phẩm từng có tiền sử bị dị ứng.
- Tránh thức khuya và stress, căng thẳng quá mức. Nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc để ổn định chức năng tiêu hóa.
- Hút thuốc lá là thói quen xấu cần sớm từ bỏ. Ngay cả việc hít phải khói thuốc lá thụ động cũng gây ra nhiều tác hại cho cơ quan tiêu hóa nên cần đặc biệt cẩn trọng.
Chia sẻ cho bạn: Cách làm giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng, hiệu quả
2. Mẹo dân giản cải thiện bệnh hiệu quả
Với những trường hợp nóng rát vùng thượng vị mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian sau:
Uống nước mật ong ấm
Uống nước mật ong ấm là giải pháp đơn giản giúp khắc phục nhanh tình trạng nóng rát vùng thượng vị. Thức uống này có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày thực quản.
Mật ong có vị ngọt tự nhiên có khả năng trung hòa dịch vị dư thừa. Đồng thời làm giảm cảm giác đói cũng như cải thiện tình trạng dạ dày co bóp quá mức. Từ đó có thể làm giảm bớt cảm giác nóng rát, đau và cồn cào ở vùng thượng vị.
Hơn nữa, hàm lượng defensin-1 dồi dào trong mật ong còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Uống nước mật ong ấm rất có lợi trong các trường hợp bị đau rát thượng vị do nhiễm vi khuẩn Hp. Ngoài ra, thức uống này còn giúp nâng cao miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3 – 4 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 250ml nước ấm
- Cho mật ong vào ly nước ấm rồi khuấy đều lên
- Uống từng ngụm nhỏ để nhận được kết quả tốt nhất
- Người bệnh nên uống khi triệu chứng bùng phát hoặc sử dụng trước bữa ăn
Giảm nóng rát thượng vị bằng dầu dừa
Dầu dừa cũng là nguyên liệu lành tính có thể dùng khi bị nóng rát vùng thượng vị. Loại tinh dầu này chứa các thành phần dưỡng chất đa dạng và dồi dào. Ngoài tận dụng chăm sóc da và tóc thì dầu dừa còn dùng chữa một số triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa.
Cũng giống như các loại tinh dầu khác, dầu dừa có kết cấu lỏng và mềm với tác dụng làm dịu niêm mạc thực quản dạ dày. Nhờ đó mà việc uống nước dầu dừa có thể làm giảm đáng kể cảm giác nóng rát và khó chịu ở vùng thượng vị.
Bên cạnh đó, dầu dừa còn có khả năng giúp trung hòa dịch vị dư thừa. Đồng thời bảo vệ ổ viêm loét niêm mạc và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Hàm lượng acid lauric dồi dào trong dầu dừa còn giúp tiêu diệt hại khuẩn, nấm men và virus. Hơn nữa còn có tác dụng ổn định chức năng của hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Uống trực tiếp 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa vào trước bữa ăn hoặc ngay khi cơn đau xuất hiện.
- Ngoài ra có thể pha 2 thìa cà phê dầu dừa với 200ml nước ấm. Sau đó uống từng ngụm nhỏ vào trước bữa ăn.
Trà gừng chữa nóng rát vùng thượng vị
Tình trạng nóng rát vùng thượng vị thường đi kèm với các triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Ngoài gây cảm giác khó chịu thì còn khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược do bị giảm hấp thu dưỡng chất. Để cải thiện chứng buồn nôn, người bệnh có thể uống trà gừng ấm.
Tinh dầu từ gừng tươi sẽ giúp cầm nôn, làm ấm tì vị và kích tiêu hóa. Từ đó sẽ giúp làm giảm buồn nôn, cải thiện chứng chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu. Ngoài ra, hoạt chất Gingerol dồi dào trong gừng còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nhánh nhỏ gừng tươi và 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Gừng đem rửa sạch, để ráo và thái thành lát mỏng
- Cho gừng vào ly hãm với 200ml nước sôi nóng trong 10 phút
- Thêm mật ong vào, khuấy đều lên và uống từng ngụm nhỏ
Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng là thức uống đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên bị nóng rát vùng thượng vị. Loại trà này có tác dụng làm dịu niêm mạc tiêu hóa, đồng thời đem lại cảm giác dễ chịu khi uống.
Ngoài ra, việc uống trà hoa cúc còn có tác dụng làm giảm căng thẳng, ổn định hoạt động sản xuất dịch vị. Đồng thời nhiều thành phần chống oxy hóa trong thức uống này còn có tác dụng chống viêm và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương niêm mạc.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 bông hoa cúc khô và 1/2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
- Hoa cúc đem rửa sạch rồi cho vào ly
- Thêm 150ml nước sôi nóng vào hãm 15 phút
- Thêm mật ong vào, khuấy đều rồi uống trực tiếp khi còn ấm
Tìm hiểu thêm: Đau thượng vị sau ăn: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
3. Dành thời gian cho hoạt động thể chất
Thường xuyên tập thể dục chính là một cách giúp khắc phục tình trạng nóng rát vùng thượng vị an toàn và hiệu quả. Mỗi ngày dành tối thiểu 30 phút cho hoạt động thể chất là có thể nhận được rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp giải tỏa và kiểm soát căng thẳng thần kinh. Đồng thời giúp hệ thần kinh não – ruột ổn định và hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp điều hòa việc sản xuất dịch vị và nhu động dạ dày – ruột.
Thực tế, thường xuyên tập thể dục có thể giúp cải thiện được rất nhiều triệu chứng tiêu hóa bất thường. Cụ thể như nóng rát thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn, khó tiêu… Hơn nữa, hoạt động thể chất còn giúp khắc phục một số nguyên nhân gây nóng rát thượng vị. Điển hình như stress hay thừa cân – béo phì.
Tuy nhiên, người bệnh nên tập luyện các bài tập phù hợp với cường độ vừa phải. Nên tránh các bộ môn có cường độ mạnh hay phải gắng sức nhiều khi tập luyện. Đi bộ, đạp xe, chạy bộ, yoga hay bơi lội là những lựa chọn tốt cho những người bị nóng rát thượng vị.
4. Tây y điều trị tốt nóng rát vùng thượng vị
Người bệnh sử dụng thuốc tân dược khi có chỉ định từ bác sĩ. Để biết được loại thuốc thích hợp người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc như:
- Thuốc cân bằng axit dạ dày: Thuốc có tác dụng trung hòa axit, làm giảm lượng axit trong dạ dày, đồng thời cải thiện triệu chứng bệnh như: Calcium carbonate, sodium carbonate, magnesium hydroxide,…
- Thuốc kháng sinh: Những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra sẽ được chỉ định uống kháng sinh kết hợp thuốc ức chế bơm proton.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Một số loại phổ biến như Sucralfat, Mucosta, Rebamipid,… Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc người bệnh khỏi những tác nhân gây tổn thương, đồng thời nhanh chóng đẩy lùi chứng nóng rát vùng thượng vị.
Nóng rát vùng thượng vị là tình trạng phổ biến có thể khắc phục dễ dàng nếu nắm rõ nguyên nhân. Trường hợp triệu chứng diễn ra với tần suất dày đặc và mức độ nặng thì việc thăm khám bác sĩ là rất cần thiết. Người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ để đảm bảo duy trì sức khỏe tốt.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau thượng vị dạ dày không nên ăn gì để nhanh khỏi?
- Đau vùng thượng vị về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?