Đau thượng vị khó thở là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Đa phần đều liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản… Cần sớm thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị kịp thời và đúng cách. Cùng Favina Hospital
Vùng thượng vị bị đau tức, khó thở là bị gì?
Thượng vị là một phần của vùng bụng, nằm ngay dưới xương ức và xương rốn. Đây chính là vị trí của dạ dày cùng với một số cơ quan tiêu hóa khác. Cụ thể như phần cuối thực quản, phần đầu ruột non, tuyến mật, tuyến tụy…
Trong một số trường hợp, vùng thượng vị có thể bị đau tức và gây khó thở. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cho thấy dạ dày và một số cơ quan tiêu hóa khác đang gặp tổn thương. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục đúng đắn và kịp thời.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến vùng thượng vị bị đau tức, khó thở:
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được cho là nguyên nhân phổ biến khiến vùng thượng vị bị đau tức, khó thở. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng acid dịch vị và thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản và ống tiêu hóa trên.
Acid và thức ăn trào ngược ngoài gây đau rát thượng vị thì còn tạo áp lực và gián tiếp chèn ép lên khí quản. Từ đó gây ra triệu chứng khó thở.
Ngoại ra, acid trào ngược còn gây kích thích hệ thống thần kinh tại niêm mạc thực quản. Từ đó gây ra phản xạ co rút khối cơ lồng ngực và chèn ép trực tiếp lên đường thở và gây khó thở.
Nhiều trường hợp, việc tiết acid dịch vị quá nhiều sẽ đầy nhiều thức ăn lên cả thực quản và vòm họng. Lượng thức ăn và dịch vị trào ngược sẽ gây tắc nghẽn đường không khí. Điều này khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng khó thở.
2. Viêm thực quản
Viêm thực quản thường là hệ quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể do nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc nấm men.
Đây cũng là bệnh lý có thể làm bùng phát triệu chứng đau tức vùng thượng vị kèm theo cảm giác khó thở. Ngoài ra người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác. Cụ thể như đau rát họng, đau tức vùng ngực, khó nuốt, đau khi nuốt…
Bệnh viêm thực quản nếu chủ quan không điều trị sớm có thể tiến triển phức tạp. Đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Thường gặp nhất là loét thực quản và hình thành khối u ác tính (ung thư thực quản).
3. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh lý này thường xảy ra do chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học. Ngoài ra còn có thể là do nhiễm vi khuẩn Hp hay do hội chứng Zollinger-Ellison.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể khiến cho vùng thượng vị bị đau tức, khó thở ngay cả khi đói hay khi no. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác đi kèm. Thường gặp nhất là ợ hơi, buồn nôn, nôn ói, đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa…
4. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến chiếm 10.5% trong các loại ung thư. Căn nguyên của bệnh cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên bệnh được cho là có liên quan đến thói quen ăn uống kém lành mạnh, nhiễm vi khuẩn Hp hay mắc một số bệnh dạ dày.
Đây được cho là bệnh lý có liên quan đến triệu chứng đau tức vùng thượng vị kèm theo khó thở. Ngoài ra, người bệnh ung thư dạ dày còn gặp phải rất nhiều triệu chứng khác. Cụ thể như đầy bụng, chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, xuất huyết tiêu hóa, đau bụng dữ dội…
Nên biết: Dấu hiệu nhận biết bị ung thư đại trực tràng là gì? Biện pháp phòng tránh hiệu quả
5. Viêm tụy cấp
Tuyến tụy cũng là một cơ quan nằm ở vùng thượng vị, ngay cạnh dạ dày và ruột non. Bệnh viêm tụy cấp đặc trưng bởi tình trạng tổn thương nhu mô tụy một cách đột ngột do viêm. Nguyên nhân có thể là do rối loạn miễn địch, nghiện rượu mãn tính, sỏi mật hay nhiễm trùng.
Bệnh lý này có thể khiến cho vùng thượng vị bị đau tức rất khó chịu. Ngoài ra cơn đau còn lan tỏa ra cả vùng ngực gây khó thở và đau lan ra sau lưng. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là tim đập nhanh, buồn nôn, sốt, đầy bụng…
6. Sỏi mật
Sỏi mật là bệnh đường tiêu hóa xảy ra khi có sự xuất hiện của sỏi sắc tố mật, sỏi cholesterol hay sỏi hỗn hợp trong túi mật, ống mật chủ và hệ thống đường dẫn mật trong gan. Số liệu thống kê ghi nhận, khoảng 80% trường hợp bị sỏi mật là do tăng cholesterol quá mức trong dịch mật.
Bệnh sỏi mật thường làm phát sinh các cơn đau liên tục ở vùng thượng vị và bụng phải. Người bệnh thường đau nhiều vào sau khi ăn hoặc vào ban đêm gây khó ngủ. Ngoài ra bệnh sỏi mật còn làm phát sinh các triệu chứng khác. Điển hình như tức ngực, khó thở, buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ kéo dài, vã mồ hôi…
7. Các bệnh về gan
Một số bệnh lý về gan cũng được cho là nguyên nhân gây đau tức thượng vị kèm theo khó thở. Cụ thể như viêm gan, áp xe gan hay u gan. Trong đó áp xe gan được cho là bệnh lý phổ biến nhất.
Áp xe gan đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến mô gan. Có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hay nhiễm ký sinh trùng. Đây là bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều triệu chứng nặng nề. Cụ thể như đau tức thượng vị, sốt cao, da vàng, khó thở, ớn lạnh, đau đột ngột khi ấn vào sườn…
8. Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý thì tình trạng đau tức vùng thượng vị kèm theo khó thở còn có thể liên quan đến một số vấn đề khác. Có thể là:
– Tác dụng phụ của thuốc:
Đa số các loại thuốc tây điều trị nếu dùng trong thời gian dài đều tiềm ẩn tác dụng ngoại ý. Đặc biệt là các thuốc giảm đau và chống viêm. Dùng quá liều lượng hay kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến cơ quan tiêu hóa. Từ đó gây ra triệu chứng bất thường như nóng rát thượng vị, đau dạ dày, khó thở, buồn nôn…
– Không dung nạp lactose:
Không dung nạp lactose thường do cơ thể bị thiếu hụt enzyme phân giải đường lactose. Vì vậy khi tiêu thụ sữa và các thực phẩm sữa, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng bất thường. Cụ thể như buồn nôn, đau thượng vị dạ dày, khó thở, tức ngực. Nhiều trường hợp còn bị tiêu chảy, đại tiện phân sống, đau bụng dữ dội…
– Căng thẳng quá mức:
Căng thẳng quá mức là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh đường tiêu hóa. Hơn nữa yếu tố này làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh não – ruột. Từ đó kích thích dạ dày co bóp nhiều, tăng tiết acid và dễ gây trào ngược. Điều này có thể khiến vùng thượng vị đau tức, khó thở.
Xem thêm: Đau vùng thượng vị dữ dội là bị gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị
Đau thượng vị khó thở có nguy hiểm không?
Vùng thượng vị bị đau tức, khó thở chính là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề bệnh lý. Sự nguy hiểm của tình trạng này còn phụ thuốc vào bệnh lý nguyên nhân cùng với mức độ bệnh.
Riêng trường hợp do viêm tụy cấp, áp xe gan, ung thư dạ dày… thì sẽ rất nguy hiểm. Bởi các bệnh lý này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Thậm chí nhiều trường hợp còn đe dọa cả tính mạng.
Còn với các trường hợp là do trào ngược dạ dày thực quản, không dung nạp lactose, viêm thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng… thì người bệnh không nên quá lo lắng. Bởi các bệnh lý này thường tiến triển chậm. Tuy nhiên nếu chủ quan thì các hệ quả khó lường cũng sẽ rất dễ phát sinh.
Phải làm sao khi đau thượng vị khó thở?
Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi bị đau tức thượng vị kèm theo cảm giác khó thở. Bởi như đã phân tích, triệu chứng này có thể liên quan đến rất nhiều vấn đề bệnh lý. Đặc biệt là bệnh lý về dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
Dưới đây là một số giải pháp có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng và điều trị các bệnh lý liên quan:
1. Các mẹo khắc phục triệu chứng tạm thời
Trường hợp các triệu chứng kích hoạt ở mức độ nhẹ và không thường xuyên thì người bệnh không cần quá lo lắng. Một số mẹo chữa tại nhà đơn giản có thể giúp khắc phục và hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động tiêu hóa.
Các giải pháp tại nhà bao gồm:
– Uống nước gừng ấm:
Gừng có vị cay nồng, tính ấm và mùi thơm đặc trưng. Thảo dược này có thể phát huy tốt công dụng giảm đau và kháng viêm. Từ đó làm dịu cơn đau tức thượng vị và khó thở. Ngoài ra, nước gừng ấm còn giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, thúc đẩy chữa lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và ống tiêu hóa.
- Chuẩn bị vài ba lát gừng tươi đem cho vào ly
- Thêm 150ml nước sôi nóng vào hãm trong 15 phút
- Uống trực tiếp khi nước gừng còn ấm
- Có thể nhai cả phần bã gừng để nhận được kết quả tốt hơn
– Dùng trà hoa cúc:
Trà hoa cúc là thức uống rất phù hợp với những người bị đau tức thượng vị kèm theo khó thở. Thức uống này có khả năng làm dịu cơn đau. Đồng thời làm giảm căng thẳng và làm giảm quá trình tiết dịch vị của dạ dày. Từ đó ngăn ngừa trào ngược và giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Uống trà hoa cúc còn giúp ngủ ngon, chống buồn nôn và nôn ói.
- Chuẩn bị 5 – 7 bông hoa cúc khô đem rửa sạch
- Để ráo rồi cho vào ly hãm với 200ml nước sôi nóng trong 10 phút
- Thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào khuấy đều
- Uống trực tiếp khi trà hoa cúc mật ong còn ấm
– Chườm ấm:
Chườm ấm lên vùng thượng vị khoảng từ 15 – 20 phút sẽ giúp làm dịu cơn đau và cảm giác khó thở. Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ giúp thư giãn cơ trơn dạ dày và các cơn quan kế cận. Ngoài ra còn làm giản mạch máu và mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Việc ăn uống và sinh hoạt điều độ sẽ giúp cải thiện các triệu chứng tiêu hóa bất thường. Cụ thể như đau tức thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, khó thở, ợ chua, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa…
Cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tăng cường rau xanh và trái cây không chứa acid vào chế độ ăn
- Không sử dụng các loại đồ ăn thức uống dễ gây kích thích niêm mạc tiêu hóa
- Uống đủ nước, khoảng 2 – 2.5 lít/ ngày
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia và dùng chất kích thích
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya sau 23 giờ
- Không ăn quá no, ăn khuya, vận động hay nằm ngay sau khi ăn
- Dành thời gian cho hoạt động thể chất tối thiểu 30 phút/ ngày
- Kiểm soát tốt căng thẳng, không làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi
Chia sẻ thêm: Đau Vùng Thượng Vị Lan Ra Sau Lưng Là Gì? Cách Điều Trị Tốt
2. Thăm khám và điều trị y tế
Như đã đề cập, đa phần các trường hợp bị đau tức thượng vị và khó thở đều liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa. Chính vì vậy, các mẹo chữa tại nhà chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng một cách tạm thời.
Để khắc phục triệt để và ngăn triệu chứng tái phát, cần điều trị bệnh lý nguyên nhân. Lúc này, việc thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị y tế là rất cần thiết. Tùy thuộc vào từng bệnh lý, mức độ bệnh cùng các triệu chứng đi kèm mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Riêng đối với các bệnh dạ dày và đường ruột, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc sau:
- Thuốc kháng acid
- Thuốc bảo vệ niêm mạc
- Thuốc ức chế bơm proton
- Kháng sinh trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp
- Thuốc kháng histamine H2
- Thuốc kháng dopamine
Bất cứ loại thuốc nào cũng cần sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều lượng và tần suất dùng thuốc khi chưa được cho phép. Trường hợp toa thuốc đáp ứng kém hay gây ra triệu chứng bất thường thì hãy báo cho bác sĩ được biết để có cách xử lý kịp thời.
Bác sĩ tư vấn: Top 8 thuốc đau thượng vị dạ dày an toàn, hiệu quả
3. Dùng thuốc Đông y trị bệnh
Bên cạnh dùng mẹo dân gian và thuốc Tây y để điều trị tình trạng vùng thượng vị bị đau tức, khó thở, người bệnh có thể tìm đến các bài thuốc Đông y. Dùng thuốc theo Y học cổ truyền an toàn, lành tính, tuy nhiên bạn cần kiên trì trong thời gian dài để đạt hiệu quả cao nhất.
- Sơ can Bình vị tán: Bài thuốc này chuyên dùng để điều trị các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa. Sơ can Bình vị tán là sự kết hợp của 3 chế phẩm nhỏ, vừa có tác dụng điều trị, vừa ngăn chặn các triệu chứng và phục hồi căn nguyên. Thành phần có trong thuốc bao gồm: Tam thất, Ô tặc cốt, Kim ngân hoa, Bố chính sâm, Cam thảo, Bạch thược, Cỏ mực, Bồ công anh,..
- Bài thuốc 2: Nguyên liệu bao gồm: Thạch bì, Trần bì, Thược dược, Chi tử, Đan bì, Bối mẫu, Trạch tả, Đan bì. Người bệnh dùng hoa thược dược tẩm giấm và sao vàng, sau đó cho tất cả nguyên liệu sắc cùng 1700ml nước đến khi còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp. Bạn chia lượng nước thuốc này thành 5 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Cam thảo, Trần bì, Ô dược, Diên hồ sách, Sa nhân, sắc cùng 1500ml nước đến khi còn 150ml nước thì tắt bếp, lượng nước thuốc thu được uống trong ngày.
Tin liên quan: Đau thượng vị và buồn nôn là bệnh gì? Do đâu, phải điều trị thế nào?
Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín
Tình trạng đau thượng vị khó thở có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, do đó khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số đơn vị khám bệnh uy tín bạn có thể tham khảo:
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có địa chỉ tại số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chuyên điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tiêu hóa.
Chất lượng dịch vụ ở đây được đánh giá cao, cùng với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tâm huyết, nhiệt tình, đều là các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Thạc sĩ, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước. Trang thiết bị máy móc của bệnh viện cũng được đầu tư nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác khám chữa bệnh.
Bệnh viện Thanh Nhàn
Bệnh viện Thanh Nhàn nằm tại số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, được xem là bệnh viện công lập đa khoa hạng I của thành phố Hà Nội. Thanh Nhàn có thế mạnh và kinh nghiệm trong khám, chữa các bệnh liên quan đến tiêu hoá dạ dày.
Thời gian gần đây, bệnh viện đã mời các bác sĩ giỏi, nổi tiếng, các chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa về làm việc tại Phòng khám theo yêu cầu. Cùng với đó, các máy móc, thiết bị của bệnh viện Thanh Nhàn cũng được đầu tư nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo mang đến cho người bệnh dịch vụ chất lượng nhất.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã có hơn 25 năm hình thành và phát triển, điều trị khỏi cho rất nhiều bệnh nhân, vì vậy nhận được sự tin tưởng của người bệnh trên khắp cả nước, đặc biệt là khu vực miền Nam.
Khoa Nội tiêu hóa của bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia khám bệnh đau dạ dày giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, là giảng viên của trường Đại học Y dược TP.HCM. Ngoài ra, bệnh viện cũng được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho quá trình khám và điều trị như: Máy chụp cộng hưởng từ 3 Tesla, máy siêu âm đàn hồi, máy cắt lớp vi tính 128 lát cắt,…
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng – quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh – quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ – quận Phú Nhuận – thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Đây là một trong các địa chỉ khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền nổi tiếng được bệnh nhân trên khắp cả nước tìm đến. Không chỉ chữa bệnh về đường tiêu hóa, Thuốc dân tộc còn cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh về xương khớp, tai mũi họng, thần kinh, da liễu, nam khoa.
Khi đến đây, người bệnh được các y bác sĩ giỏi trực tiếp tư vấn và điều trị, có thể kể đến như: Bác sĩ Lê Hữu Tuấn, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, lương y Trần Mạnh Xuyên. Ngoài ra, tại Thuốc dân tộc có nhiều bài thuốc hay, được điều chế từ nguyên liệu tự nhiên, an toàn và cho kết quả cao. Người bệnh bị đau tức vùng thượng vị có thể đến biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hoặc 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng thượng vị bị đau tức, khó thở là triệu chứng thường gặp tuyệt đối không được chủ quan. Nên chủ động tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, có thể áp dụng thêm các mẹo chữa tại nhà và điều chỉnh lối sống để hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Dạ dày nóng rát vùng thượng vị: Nguyên nhân và cách khắc phục tốt nhất
- 13 Cách Giảm Cơn Đau Thượng Vị Nhanh Chóng, An Toàn 2023