Nội dung chính

Đau thượng vị khi mang thai là triệu chứng phổ biến gây ra nhiều phiền toái cho bà bầu. Đôi khi đây còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe bất thường cần được điều trị kịp thời. Mẹ bầu cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách can thiệp đúng đắn, tránh ảnh hưởng sức khỏe thai kỳ.

đau thượng vị khi mang thai
Đau thượng vị là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai

Đau thượng vị khi mang thai – Nguyên nhân do đâu?

Đau thượng vị là thuật ngữ mô tả những cơn đau xảy ra ở vùng thượng vị dạ dày (vùng bụng trên rốn và dưới xương ức). Tình trạng này rất phổ biến ở những người trưởng thành, đặc biệt là người có thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học.

Số liệu thống kê ghi nhận, phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị đau thượng vị dạ dày. Nguyên nhân gây đau thượng vị khi mang thai thường đặc trưng hơn ở các đối tượng khác.

Dưới đây là một số nguyên nhân đau thượng vị dạ dày chính:

1. Sự phát triển của tử cung

Đau thượng vị có thể là dấu hiệu sớm giúp báo hiệu thai kỳ. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất, bà bầu thường trải qua các cơn đau bụng, co thắt không đều, đầy hơi hay táo bón kéo dài.

Kể từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi thì tử cung sẽ bắt đầu phát triển và mở rộng. Điều này giúp đảm bảo có đủ không gian cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, tử cung giãn nở có thể gây chèn ép và tạo áp lực cho các cơ quan trong vùng thượng vị. Từ đó làm bùng phát các cơn đau hay khó chịu ở khu vực này.

2. Yếu tố tâm lý

Khi mang thai, mẹ bầu thường trải qua nhiều sự thay đổi về cả thể chất và tinh thần. Trong đó, những lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng là các vấn đề khó tránh khỏi. Chúng có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh não – ruột.

Tâm lý căng thẳng chính là yếu tố có thể khiến cho hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả.Từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải các triệu chứng bất thường. Điển hình như đau thượng vị hay trào ngược acid dạ dày.

vì sao bà bầu bị đau thượng vị
Căng thẳng, stress trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị đau thượng vị

3. Ốm nghén

Ốm nghén là hội chứng rất phổ biến ở những chị em mang thai 3 tháng đầu. Hội chứng này đặc trưng bởi biểu hiện buồn nôn và nôn ói thường xuyên.

Mặc dù không ảnh hưởng tới thai nhi nhưng ốm nghén có thể tác động xấu tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Cụ thể là kích thích dạ dày co bóp quá mức hay tăng tiết acid dịch vị. Từ đó làm bùng phát cơn đau rát ở vùng thượng vị.

Đọc ngay: Mẹo xoa bóp bấm huyệt giảm đau thượng vị nhanh chóng

4. Thay đổi hormone

Trong thai kỳ, hormone Progesterone ở nữ giới gia tăng một cách đột biến. Chính sự gia tăng này có thể gây cản trở chuyển động ruột bình thường. Từ đó khiến cho các mẹ bầu bị đau thượng vị.

Sự thay đổi của cả Estrogen và Progesterone trong thai kỳ còn kéo theo sự thay đổi của nhu động dạ dày ruột. Tình trạng này sẽ làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn. Đây là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là chứng táo bón khi mang thai. Táo bón, đầy hơi, chướng bụng… cũng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy bị khó chịu hay đau ở vùng thượng vị và ổ bụng.

5. Căng dây chằng tròn

Dây chằng tròn bắt đầu từ phần phía trên của tử cung và được gắn vào xương mu. Nhiệm vụ của dây chằng tròn chính là hỗ trợ tử cung. Đồng thời giúp ngăn ngừa các tổn thương liên quan. Căng dây chằng tròn được cho là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây đau thượng vị khi mang thai.

Nguyên nhân cụ thể là do sự tăng kích thước của bào thai khiến cho dây chằng tròn bị kéo căng. Điều này sẽ khiến cho các bà bầu cảm thấy khó chịu, đau ở vùng bụng, thượng vị, lưng và cả mông. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

6. Các bệnh đường tiêu hóa

Trong một số trường hợp, đau thượng vị dạ dày khi mang thai có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang gặp phải các vấn đề bất thường ở đường tiêu hóa. Một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng… có thể là thủ phạm.

đau dạ dày khi mang thai do đâu
Đau thượng vị dạ dày khi mang thai trong nhiều trường hợp là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài gây đau thượng vị dạ dày thì các bệnh đường tiêu hóa còn gây ra nhiều triệu chứng khác đi kèm. Thường gặp nhất là đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa…

Nguyên nhân bệnh lý cùng với các yếu tố sinh lý cộng hưởng có thể khiến cho mức độ đau thượng vị tăng lên. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và còn gián tiếp tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Nên biết: Đau quặn bụng từng cơn vùng thượng vị có nguy hiểm không?

7. Tiền sản giật

Tiền sản giật cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến các bà bầu bị đau thượng vị. Nhất là kể từ tuần thai thứ 20. Triệu chứng đặc trưng nhất là tăng huyết áp. Ở hầu hết các trường hợp, tình trạng tiền sản giật không quá nghiêm trọng và ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, mẹ bầu có thể bị đau đầu, chóng mặt, đau thượng vị, tầm nhìn mờ, nôn ói và đôi khi gây co giật. Các biến chứng của tiền sản giật có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

8. Co thắt chuyển dạ

Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối có thể là biểu hiện của các cơn co thắt chuyển dạ. Tình trạng này thường bắt đầu ngay phía trên tử cung (thuộc vào vùng thượng vị). Mẹ bầu thường có cảm giác thắt chặt dữ dội và đau đớn ngày càng nghiêm trọng.

Nếu thai phụ nhận thấy có các cơn đau co thắt như đã mô tả ở trên thì hãy nên đến bệnh viện ngay. Nhất là trong trường hợp cơn đau di chuyển tới đỉnh bụng hay có tình trạng chảy nước ối hoặc máu từ âm đạo.

9. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì tình trạng đau thượng vị khi mang thai còn có thể liên quan tới một số yếu tố khác. Bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Nhiều mẹ bầu có thói quen ăn đồ chua cay, thức ăn vặt, đồ chế biến sẵn… khi mang thai. Đây được cho là yếu tố có thể gây đau thượng vị.
  • Bệnh lý về mật và gan: Mật và gan là những cơ quan đóng vai trò tiết dịch để hỗ trợ tiêu hóa. Các bệnh lý về gan mật như sỏi mật, viêm túi mật, viêm gan, polyp túi mật… có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Đồng thời làm phát sinh triệu chứng đau thượng vị.
  • Bệnh tuyến tụy: Khi bị đau đột ngột ở vùng thượng vị thì các mẹ bầu cũng cần cẩn thận với bệnh viêm tuyến tụy.
  • Giun chui ống mật: Tình trạng giun chui ống mật không chỉ gây đau thượng vị dữ dội mà còn khiến mẹ bầu bị toát mồ hôi và lạnh cả người.

Chia sẻ thêm: Đau Thượng Vị Ban Đêm Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

nguyên nhân gây đau thượng vị khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai có thể là hệ quả do mẹ bầu ăn uống không lành mạnh

Đau thượng vị khi mang thai có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, đau thượng vị khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Tình trạng này thường hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cơn đau có liên quan tới các vấn đề bệnh lý thì mẹ bầu cần cẩn trọng. Bởi không điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thai kỳ.

Đau thượng vị kéo dài có thể khiến cho mẹ bầu gặp phải một số vấn đề sau:

– Thiếu hụt dưỡng chất:

Tình trạng đau và khó chịu ở vùng thượng vị có thể khiến cho mẹ bầu chán ăn và ăn không ngon miệng. Hơn nữa còn thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn ói. Điều này có thể khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt còn tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non, thai nhi thiếu cân…

– Mệt mỏi mãn tính:

Đau thượng vị dạ dày kéo dài đặc biệt là các cơn đau về đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu. Từ đó dẫn tới thiếu ngủ, mệt mỏi, suy kiệt sức lực và rất dễ cáu giận. Tình trạng này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thai kỳ.

– Bệnh lý liên quan tiến triển nặng nề:

Như đã đề cập, đau dạ dày khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. Nhất là các bệnh tiêu hóa, gan, mật và tuyến tụy. Trong khi đó, việc điều trị trong thai kỳ thường gặp nhiều hạn chế. Điều này khiến cho bệnh tình tiến triển nghiêm trọng và làm phát sinh nhiều vấn đề rủi ro.

Bác sĩ tư vấn: Khi nào sử dụng thuốc đau thượng vị?

Đau thượng vị ở phụ nữ có thai có tự khỏi được không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng đau thượng vị ở phụ nữ mang thai. Những nguyên nhân này thường có liên quan tới sự thay đổi của cơ thể khi mang thai và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các nguyên nhân liên quan tới triệu chứng đau thượng vị cần được chẩn đoán và chăm sóc bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Sau 3 tháng của thai kỳ, khi mà cơ thể của bà bầu đã quen dần với sự phát triển của thai nhi thì các cơn đau thượng vị, đau dạ dày sẽ được cải thiện và giúp cho mẹ bầu thấy thoải mái hơn. 

Đau thượng vị ở phụ nữ mang thai sẽ khỏi nếu được chăm sóc tốt
Đau thượng vị ở phụ nữ mang thai sẽ khỏi nếu được chăm sóc tốt

Trong trường hợp các cơn đau vùng thượng vị là dấu hiệu của các bệnh lý và tình trạng này không thể tự cải thiện được. Thêm vào đó là không được chữa trị kịp thời thì chúng có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như đứa bé trong bụng. 

Do tình trạng đau thượng vị không biết chính xác nguyên nhân do đâu nên bệnh cần được chẩn đoán, theo dõi và điều trị bởi những bác sĩ có chuyên môn nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra. Hãy chủ động thực hiện phác đồ điều trị và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. 

Tư vấn thêm: Ăn vào là đau thượng vị: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bà bầu bị đau vùng thượng vị nên đến gặp bác sĩ khi nào?

Phụ nữ mang thai nên thường xuyên đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường. Với những cơn đau thượng vị bỗng nhiên trở nên nghiêm trọng và xuất hiện với tần suất liên tục làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý. 

Nếu bị đau thượng vị khi mang thai kèm một số dấu hiệu nguy hiểm sau thì các bạn cần tới gặp bác sĩ ngay. Cụ thể: 

  • Sốt cao.
  • Khó thở, đau ngực. 
  • Ngất xỉu.
  • Nôn ra máu,
  • Phân có màu đen.
  • Máu có lẫn trong phân.

Đừng bỏ lỡ: Mẹo bấm huyệt chữa đau thượng vị hiệu quả

Cách xử lý an toàn cho bà bầu bị đau thượng vị

Mang thai là thời kỳ nhạy cảm, mẹ bầu dễ gặp phải các triệu chứng bất thường. Việc khắc phục bất cứ triệu chứng cẩn trọng nào cũng cần chú ý cẩn trọng.

Riêng với tình trạng đau thượng vị nên chữa bằng các phương pháp không dùng thuốc. Điều này giúp tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kỳ.

Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp các mẹ bầu khắc phục chứng đau thượng vị khi mang thai:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Trong nhiều trường hợp, cơn đau thượng vị có thể bùng phát khi mẹ bầu ăn uống không lành mạnh. Lúc này cần sớm có sự điều chỉnh cho phù hợp. Hơn nữa việc duy trì chế độ ăn uống khoa học còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa.

Ngoài ra, ăn uống lành mạnh, đủ chất khi mang thai còn giúp đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Giúp mẹ bầu tránh được tình trạng thiếu hụt dưỡng chất khi bị đau thượng vị kéo dài.

mẹo chữa đau thượng vị khi mang thai
Mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Chế độ ăn uống cho mẹ bầu bị đau thượng vị cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, đồng thời giảm bớt lượng thức ăn trong từng bữa. Mẹ bầu nên nhai thật kỹ và nuốt chậm.
  • Uống đủ nước, đảm bảo cung cấp đủ 2 – 2.5 lít/ngày. Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ và thức ăn dễ tiêu.
  • Tuyệt đối không ăn quá no, ăn nhanh hay ăn vội.
  • Tránh vận động mạnh hoặc đi nằm nghỉ ngay sau bữa ăn.
  • Không nên tiêu thụ các loại đồ cay nóng, đồ chua, thức ăn chế biến sẵn… Đồng thời không uống rượu bia, thức uống chứa cồn và chất kích thích khác.

Xem ngay: Bị đau thượng vị nên kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi?

2. Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học

Duy trì lối sống lành mạnh cũng là cách hữu hiệu giúp mẹ bầu cải thiện chứng đau thượng vị. Đồng thời đảm bảo cho thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là các vấn đề cần đặc biệt chú ý:

  • Ăn đúng giờ, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Không nên bỏ bữa hoặc thức khuya sau 23 giờ.
  • Dành thêm thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá 8 giờ/ngày. Nhất là khi đang bị đau thượng vị.
  • Tránh áp lực và căng thẳng cả trong công việc lẫn cuộc sống.
  • Cố gắng duy trì suy nghĩ tích cực và giữ tinh thần thoải mái.
  • Có thể áp dụng các giải pháp nghe nhạc, đọc sách mẹ và bé, ngồi thiền… để kiểm soát căng thẳng.
  • Nên dành thời gian cho các hoạt động thể chất phù hợp. Đi bộ và tập yoga cho bà bầu là những lựa chọn rất hữu ích.

3. Chườm ấm

Chườm ấm là giải pháp đơn giản và an toàn có thể giúp mẹ bầu làm dịu cơn đau thượng vị. Các mẹ bầu chị cần chuẩn bị túi chườm ấm áp lên vùng thượng vị bị đau trong vòng 5 – 10 phút. Có thể lặp lại thêm lần nữa nếu cơn đau chưa có xu hướng giảm.

cách chữa đau thượng vị cho bà bầu
Bà bầu có thể chườm ấm để giảm đau thượng vị và kích thích hoạt động tiêu hóa

Trường hợp không có sẵn túi chườm thì mẹ bầu có thể sử dụng chai nước ấm. Tiến hành lăn qua lăn lại ở vùng thượng vị. Chú ý đến nhiệt độ của túi chườm và chai nước ấm để tránh gây tổn thương cho da.

4. Massage vùng thượng vị

Ngoài chườm ấm thì massage cho vùng thượng vị cũng là một lựa chọn giảm đau an toàn cho bà bầu. Mẹ bầu chỉ cần dùng tay xoa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để thấy dễ chịu hơn.

Giải pháp này không chỉ giúp làm dịu cơn đau mà còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Trong nhiều trường hợp còn giúp làm giảm chứng chướng bụng, đầy hơi, táo bón. Tuy nhiên cần dùng lực tay nhẹ nhàng. Đồng thời không nên massage ở tam cá nguyệt thứ nhất.

Cần biết: Đau Thượng Vị Buồn Nôn Do Đâu, Phải Điều Trị Thế Nào?

5. Mẹo tự nhiên chữa đau thượng vị khi mang thai

Ngoài các giải pháp trên thì mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà từ các nguyên liệu tự nhiên. Đây là giải pháp làm giảm đau thượng vị dạ dày dễ áp dụng và rất lành tính. Ngoài làm dịu cơn đau thì còn giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Uống nước chanh mật ong:

Đây cũng là một mẹo tự nhiên an toàn giúp mẹ bầu giảm đau thượng vị. Cả mật ong và chanh đều có công dụng chống viêm và chống oxy hóa. Ngoài ra còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Uống nước chanh mật ong sẽ giúp xoa dịu cơn đau thượng vị và mang đến cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu.

  • Chuẩn bị khoảng 150ml nước ấm
  • Thêm vào 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 1/2 thìa nước cốt chanh
  • Khuấy đều rồi uống trực tiếp khi bị đau thượng vị
mẹo giảm đau thượng vị cho bà bầu
Uống nước chanh mật ong ấm có thể làm dịu cơn đau và khó chịu ở vùng thượng vị

Uống nước muối ấm:

Muối có tính sát trùng và kháng khuẩn hiệu quả. Nguyên liệu này còn có tác dụng làm giảm đau, chống viêm nhẹ và ngăn sự xâm nhập của hại khuẩn. Uống nước muối ấm có thể giúp làm dịu cơn đau thượng vị khi mang thai.

  • Mẹ bầu chuẩn bị 1 ly nước ấm chừng 100ml.
  • Cho vào 1/2 thìa cà phê muối và khuấy đều.
  • Nên uống vào sau bữa ăn trưa khoảng 15 phút.
  • Uống từ từ từng ngụm nhỏ để nhận được kết quả tốt nhất.

Uống trà gừng ấm:

Trà gừng ấm cũng là một thức uống rất phù hợp với các mẹ bầu bị đau thượng vị. Hoạt chất Gingerol dồi dào trong gừng có tác dụng chống viêm, kích thích lưu thông máu và giảm đau. Ngoài ra còn giúp chống trào ngược và thúc đẩy tái tạo niêm mạc.

  • Chuẩn bị vài lát gừng tươi cho vào cốc.
  • Thêm vào 100ml nước sôi nóng hãm trong 15 phút.
  • Có thể uống trực tiếp khi trà còn ấm hoặc thêm vào chút mật ong, khuấy đều rồi uống.
Uống trà gừng ấm
Uống trà gừng ấm

6. Dùng thuốc chữa đau thượng vị khi mang thai

Với phụ nữ đang mang thai việc dùng thuốc Tây để điều trị bệnh là điều không nên. Mặc dù vậy, trong trường hợp bị đau quá nặng hoặc đó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm thì cần phải điều trị bằng thuốc Tây.

Do thuốc Tây luôn ẩn chứa những nguy cơ có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn. Nên để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, người dùng cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc. 

Thông thường, các loại thuốc được chỉ định trong trường hợp bị đau thượng vị khi mang thai gồm có: 

  • Thuốc kháng acid dạ dày: Loại thuốc này có khả năng làm trung hòa dịch vị acid dạ dày, làm giảm triệu chứng khó chịu và đầy hơi cho các bệnh nhân.
  • Các loại thuốc chẹn H2: Thuốc có tác dụng làm giảm lượng acid dịch vị cũng như ngăn không cho các histamin tác động tiêu cực đến niêm mạc dạ dày.

Các loại thuốc diệt vi khuẩn Hp: Một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, làm đau vùng thượng vị khi phụ nữ mang thai chính là vi khuẩn Hp. Vậy nên, điều trị bằng các loại thuốc này sẽ tiêu diệt được vi khuẩn Hp và giúp làm giảm triệu chứng của  bệnh.

7. Thăm khám bác sĩ khi cần thiết

Đau thượng vị khi mang thai thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh cần kịp thời thăm khám để ngăn ngừa các vấn đề rủi ro phát sinh.

đau thượng vị khi mang thai cần khám bác sĩ không
Trong một số trường hợp, mẹ bầu cần chủ động thăm khám bác sĩ

Tốt nhất, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu nhận thấy:

  • Bị đau thượng vị dữ dội. Kèm theo đó là những cơn co thắt khó chịu.
  • Đau thượng vị kèm theo chảy ối hay máu âm đạo.
  • Các cơn co thắt vùng bụng xuất hiện với mức độ nặng và tần suất dày đặc.
  • Có triệu chứng khó thở, sốt, chóng mặt, đau đầu… kèm theo.

Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh lý. Đồng thời chỉ định các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Mẹ bầu cần nghiêm túc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Đọc thêm: Triệu chứng đau thượng vị khó thở? Nguyên nhân và cách trị

Địa chỉ khám – điều trị đau thượng vị khi mang thai uy tín

Khi bà bầu bị đau thượng vị với những triệu chứng bất thường và gây nên cảm giác khó chịu thì cần tới các cơ sở y tế chất lượng để được chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn. Các thai phụ có thể tham khảo một trong những địa chỉ y tế sau đây: 

  • Bệnh viện Bạch Mai: Là bệnh viện đa khoa được rất nhiều người dân Hà Thành lựa chọn và tin tưởng. Và là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi với vốn kinh nghiệm dày dặn và đang công tác trên nhiều lĩnh vực nên các mẹ bầu có thể yên tâm hơn khi thăm khám tại đây. Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, thuộc Đống Đa, Hà Nội. 
  • Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội hoặc TPHCM: Các bạn có thể tới Bệnh viện Phụ sản tại Hà Nội hoặc TPHCM để thăm khám. Cả 2 cơ sở đều là những đơn vị thăm khám hàng đầu hiện nay dành cho các thai phụ trong cả nước.
  • Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Là một cơ sở vừa chịu trách nhiệm đào tạo vừa là nơi chữa bệnh đáng tin cậy cho người dân cả nước, đặc biệt là khu vực miền Bắc và người dân Hà Nội. Các mẹ bầu nếu đang gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe có thể tham khảo địa chỉ này trong việc thăm khám và điều trị. Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, thuộc Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội. 

Mẹ bầu cần cẩn trọng khi bị đau thượng vị dạ dày trong thai kỳ. Nếu các giải pháp tại nhà không thể giúp ích hãy tìm đến bác sĩ. Việc thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn y khoa là cần thiết để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm:

Triệu chứng liên quan