Đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia thường xảy ra do dạ dày và đường ruột bị kích thích quá mức. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng rượu bia, đau thượng vị dạ dày và các bệnh lý về đường ruột.
Đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia là dấu hiệu của bệnh gì?
Rượu bia là thức uống chứa cồn được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, cồn có trong thức uống này tác động xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy sau khi dùng rượu bia, rất nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, đau đầu và chán ăn. Ngoài ra, một số ít trường hợp còn có thể bị đau bụng đi ngoài.
Đau bụng đi ngoài là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên, bụng giữa hoặc bụng dưới kèm theo tiêu chảy. Đây là dấu hiệu cho thấy các cơ quan tiêu hóa đang gặp phải vấn đề bất thường. Để có hướng xử lý phù hợp, cần xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này.
Theo các chuyên gia, đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
1. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ quan tiêu hóa hoạt động bất thường dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đi ngoài, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi và chướng bụng. Tình trạng này thường xảy ra do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc do lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
Sử dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân có thể gây rối loạn tiêu hóa. Alcohol (cồn) trong thức uống này gây kích ứng niêm mạc thực quản và làm suy giảm màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó dưới tác động của enzyme tiêu hóa, cồn biến đổi thành độc tố acetaldehyde kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị quá mức.
Ngoài ra, cồn có trong rượu bia còn làm tăng nhu động và gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Những yếu tố này khiến cho chức năng tiêu hóa bị rối loạn và dẫn đến đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,… Nếu sử dụng rượu bia trong thời gian dài, hệ vi sinh đường ruột có thể bị mất cân bằng và gây tiêu chảy, đau bụng mãn tính.
Xem thêm: Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa đau thượng vị nhanh chóng
2. Đau vùng thượng vị do dạ dày bị kích thích
Như đã đề cập, cồn trong rượu bia có thể kích thích trực tiếp lên niêm mạc dạ dày và thực quản. Ngoài ra khi dung nạp vào cơ thể, cồn còn khiến dạ dày co bóp và tăng tiết dịch vị bất thường. Tình trạng này gây đau thượng vị dạ dày kèm theo một số triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, cồn cào và đầy hơi.
Hiện tượng tiết quá nhiều axit dạ dày còn gây rối loạn nhu động ruột và tác động đến quá trình bài tiết phân của đại tràng. Do đó ngoài hiện tượng đau bụng trên, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đi ngoài, đau bụng giữa, bụng dưới, đầy hơi và chướng bụng.
3. Dấu hiệu dị ứng rượu bia
Dị ứng rượu bia là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với các thành phần có trong bia rượu (cồn, enzyme, đạm, phụ gia, hương liệu,…). Khi bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách sản sinh kháng nguyên (IgE) vào máu để đối kháng với chất dị ứng (còn được gọi là dị nguyên). Nồng độ kháng nguyên trong máu tăng cao kích thích dây chuyền phản ứng dẫn đến hoạt hóa các yếu tố gây viêm và chất dị ứng. Kết quả là làm phóng thích histamine vào dạ dày, đường ruột, da và một số cơ quan hô hấp.
Dị ứng rượu bia điển hình bởi triệu chứng đau bụng, đau vùng thượng vị, buồn nôn, đi ngoài, đầy hơi và chướng bụng. Ngoài ra, tình trạng này còn gây nổi mề đay, phát ban, ngứa mũi và chảy nước mắt. Do đó, đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia cũng có thể là dấu hiệu của dị ứng rượu bia.
4. Biểu hiện của các bệnh đường ruột
Đi bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia có thể là biểu hiện của các bệnh đường ruột như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt), bệnh Celiac (hội chứng không dung nạp lactose), bệnh Crohn,… Các triệu chứng của những bệnh lý này có xu hướng bùng phát và nghiêm trọng khi dùng đồ uống chứa cồn. Vì vậy sau khi uống rượu bia, bạn có thể gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài kèm theo đầy hơi, trung tiện nhiều và chướng bụng.
Nếu sử dụng rượu mạnh, niêm mạc đại tràng có thể bị viêm và loét nặng. Thực tế cho thấy, một số ít trường hợp có thể bị xuất huyết tiêu hóa dưới do dùng thức uống chứa cồn thường xuyên.
5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia còn có thể xảy ra do:
- Dùng rượu bia không rõ nguồn gốc, chất lượng kém và chưa được kiểm định về độ an toàn
- Mắc hội chứng không dung nạp rượu bia
- Dùng rượu bia cùng với các món ăn tái sống, khó tiêu hóa, chứa nhiều axit và dầu mỡ
Nên biết: Đau Thượng Vị Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh? Giải Đáp Chi Tiết
Đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không?
Rượu bia là thức uống quen thuộc được sử dụng rất phổ biến – đặc biệt là vào các bữa tiệc, dịp lễ lớn,… Theo ước tính, nước ta là một trong những quốc gia tiêu thụ rươu bia hàng đầu thế giới. Đây là con số đáng báo động vì rượu bia gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe nói chung và cơ quan tiêu hóa nói riêng.
Đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia là tình trạng khá phổ biến xảy ra do dạ dày bị kích thích, rối loạn tiêu hóa, dị ứng rượu bia,… Các nguyên nhân này đều có mức độ nhẹ và hoàn toàn có thể thuyên giảm sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên để kiểm soát triệt để, cần hạn chế dùng rượu bia và các thức uống chứa cồn khác.
Thực tế, lạm dụng rượu bia quá mức là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề ở dạ dày, đường ruột, gan, mật và tuyến tụy. Nếu không thay đổi thói quen, bạn có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, bệnh trĩ, viêm loét trực tràng, viêm thực quản, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm túi mật,…
Ngoài ra, đồ uống chứa cồn còn gây thoái hóa tế bào thần kinh và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của não bộ. Do đó bên cạnh các biện pháp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài, nên chủ động cai rượu bia và các thức uống chứa cồn khác để bảo vệ sức khỏe.
Đừng bỏ lỡ: Đau thượng vị khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
Đau bụng đi ngoài do rượu bia – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia thường có thể cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng.
Vì vậy, cần chủ động tìm gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu kéo dài hơn 2 ngày và không có dấu hiệu cải thiện.
- Đi ngoài có kèm máu hoặc tiêu phân đen.
- Đau bụng dữ dội và đau quặn từng cơn.
- Nôn ra máu, dịch nôn có màu đỏ sẫm hoặc màu cà phê.
- Người bị mất nước, khát nước liên mục.
- Choáng váng, không đứng vững, mệt mỏi và suy sụp.
- Khó thở, nổi mề đay và sưng cổ họng.
Cách xử lý đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia
Đau bụng đi ngoài sau khi dùng đồ uống chứa cồn thường có thể thuyên giảm sau vài ngày. Để giảm nhanh tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Dùng các thuốc Tây y
Nếu bị đi ngoài sau khi uống rượu bia, bạn cũng có thể tham khảo một số loại thuốc Tây y giúp giảm tiêu chảy và ngăn ngừa đau bụng, đi ngoài như:
- Thuốc Berberin: Thuốc có nguồn gốc thảo dược và dùng để trị chứng tiêu chảy, viêm đường ruột khá hiệu quả. Thuốc cũng có thể giảm các triệu chứng của các bệnh khác như viêm dạ dày, viêm đường tiêu hóa, viêm đại tràng.
- Thuốc Loperamide: Thuốc giúp làm chậm quá trình tiêu hóa ở đường ruột và giữ thực phẩm ở đại tràng lâu hơn. Từ đó cơ thể hấp thu đủ dinh dưỡng, giảm nhu động ruột và hạn chế đi ngoài, tiêu chảy.
- Thuốc Diphenoxylate: Thuốc cũng được dùng để giảm hoạt động của nhu động ruột và cải thiện tình trạng đi ngoài sau khi uống rượu bia.
Bác sĩ tư vấn: Đau Thượng Vị Uống Thuốc Gì? TOP 8 Loại Thuốc Đau Thượng Vị Dạ Dày An Toàn
Thuốc Đông y xử lý tình trạng tiêu chảy sau khi uống rượu
Có một số bài thuốc Đông y khá đơn giản có thể giảm nhanh tình trạng này đó là:
- Bài thuốc số 1: Gồm gừng, tía tô, củ sả và vỏ quýt. Củ sả và vỏ quýt bạn sao vàng sau đó cho tất cả vào nồi đun cùng 2 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát thì dùng để giảm đau bụng, đi ngoài.
- Bài thuốc số 2: Gồm củ riềng tươi và vỏ thân cây ổi. Bạn dùng củ riềng và vỏ cây ổi đun cùng nước để uống mỗi ngày.
- Bài thuốc số 3: Gồm hương nhu, búp ổi, vỏ vối, bông mã đề, sa nhân, cam thảo. Các vị thuốc này đun cùng 800ml nước cho đến khi cạn còn 200ml thì dừng và uống 1 lần trong ngày.
Cách xử lý đơn giản bằng mẹo tại nhà
Ngoài 2 cách trên, bạn cũng có thể tận dụng những nguyên liệu ngay tại nhà để chữa bệnh như:
- Búp ổi non: Bạn dùng búp ổi non rửa sạch và nhai cùng muối hoặc sắc búp ổi cùng nước để uống mỗi ngày.
- Gừng: Gừng bạn băm nhỏ và pha cùng nước nóng, có thể cho thêm mật ong vào để dễ dùng hơn. Bạn lưu ý chỉ dùng 4g gừng mỗi ngày.
- Lá mơ lông: Lá mơ rửa sạch và dùng thái nhỏ rồi trộn cùng lòng đỏ trứng gà. Rán trứng hoặc hấp để ăn với cơm hoặc ăn riêng ngày 3 lần.
Một số lưu ý và phòng tránh khi bị đau bụng đi ngoài do uống rượu bia
Để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy sau khi uống bia rượu cũng như nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây.
- Bổ sung nước và khoáng chất
Bạn nên bổ sung nước lọc để bù nước cho cơ thể. Nếu có thể, nên sử dụng các loại nước giàu khoáng để cân bằng điện giải, làm dịu dạ dày và điều hòa nhu động đường ruột. Ngoài ra, khoáng chất còn giúp phục hồi thể trạng và giảm tình trạng uể oải, mệt mỏi sau khi dùng đồ uống chứa cồn.
Ngoài nước lọc, có thể dùng thêm sinh tố và các loại nước ép từ rau củ, trái cây để bù nước, khoáng chất và vitamin. Bên cạnh đó, bổ sung các loại nước ép còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm tình trạng đau thượng vị rõ rệt.
- Dùng các món ăn lỏng và dễ tiêu hóa
Một cách khác để giảm tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi uống rượu bia là dùng các món ăn lỏng và dễ tiêu hóa. Khi dung nạp cồn, dạ dày có xu hướng tiết nhiều dịch vị hơn bình thường dẫn đến tình trạng đau vùng thượng vị, cồn cào và khó chịu. Do đó, dùng các món ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa như sinh tố, cháo, bún, miến,… có thể trung hòa dịch vị và giảm cảm giác đau rõ rệt.
Ngoài ra, dùng các món ăn mềm, dễ tiêu hóa còn giúp điều hòa nhu động ruột, qua đó giảm tình trạng đau bụng và tiêu chảy. Khi ăn, nên thêm thịt, rau xanh, trứng cùng với gạo, miến để cung cấp vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Cai rượu bia
Cai rượu bia là biện pháp giúp làm giảm và phòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoài. Bên cạnh đó, ngưng sử dụng đồ uống chứa cồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề về đường tiêu hóa. Đối với những người sử dụng rượu bia thường xuyên, việc cai hoàn toàn đồ uống chứa cồn thường mất nhiều thời gian và khó khăn. Vì vậy, cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể về liệu trình cai đồ uống chứa cồn.
Đau bụng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia là tình trạng thường gặp và có thể thuyên giảm chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài và đi kèm với các dấu hiệu bất thường, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Tham khảo thêm:
- Đau vùng thượng vị sau khi ăn: Nguyên nhân và chữa trị
- Đau vùng thượng vị về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?