Viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng mãn tính không đi kèm với tổn thương thực thể. Bệnh điển hình bởi các triệu chứng khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng… Hiện nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng nên việc điều trị còn gặp nhiều bất lợi.
Viêm đại tràng co thắt là bệnh gì?
Viêm đại tràng co thắt còn được gọi là hội chứng ruột kích thích. Thuật ngữ này đề cập tới 1 dạng rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần nhưng không phát hiện tổn thương thực thể. Số liệu thống kê cho thấy, bệnh ảnh hưởng tới khoảng từ 5 – 20% dân số. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới, nhất là những người dưới 45 tuổi.
Viêm đại tràng co thắt được nhận định là bệnh lý lành tính. Đa phần không gây nguy hiểm tới tính mạng và cũng không làm tăng nguy cơ ung thư như các bệnh lý có gây ra tổn thương thực thể. Tuy nhiên, sự rối loạn chức năng đại tràng gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể bị mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân và ảnh hưởng tiêu cực tới yếu tố tâm lý.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên thông qua kết quả của nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, viêm đại tràng co thắt có liên quan tới sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh ruột và thần kinh trung ương.
Bệnh lý này không bắt nguồn từ nhiễm trùng, chế độ ăn uống và sinh hoạt hay tác dụng phụ của thuốc giống như các bệnh đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên những yếu tố này có thể khiến triệu chứng viêm đại tràng co thắt tiến triển nghiêm trọng hơn.
Xem ngay: Hội chứng ruột kích thích nên kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt
Như đã đề cập, nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thông qua kết quả của nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, cơ chế bệnh sinh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
1. Rối loạn co bóp đường ruột
Nhu động của đại tràng quá nhanh hay quá chậm đều ảnh hưởng không tốt tới hoạt động tiêu hóa. Điều này có thể gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng co thắt.
2. Các vấn đề thần kinh
Hệ thống thần kinh ruột và thần kinh trung ương có thể bị rối loạn nếu xuất hiện một số vấn đề tâm thần. Điển hình như căng thẳng, rối loạn lo âu hay suy nhược cơ thể. Bất thường ở hệ thần kinh có thể kéo theo chức năng đại tràng bị rối loạn. Từ đó ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và làm bùng phát các triệu chứng lâm sàng.
3. Các yếu tố rủi ro
Bên cạnh các nguyên nhân chính nêu trên, triệu chứng của viêm đại tràng co thắt có thể bùng phát và trở nên nặng nề khi có các yếu tố rủi ro tác động. Cụ thể như:
- Căng thẳng:
Căng thẳng, stress quá mức rất dễ làm tăng mức độ rối loạn của hệ thống thần kinh ruột. Từ đó làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
- Thực phẩm:
Thực tế cho thấy, các triệu chứng viêm đại tràng co thắt có xu hướng nghiêm trọng thêm khi người bệnh bị dị ứng hay không dung nạp thực phẩm. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm còn dễ gây khó tiêu, đầy bụng và táo bón. Thức uống có gas, sữa, bông cải xanh, bắp cải, bia rượu, socola, chất béo… là những thực phẩm có ảnh hưởng xấu tới bệnh lý này.
- Các loại thuốc:
Dùng nhiều thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ khiến ống tiêu hóa tổn thương. Đây mặc dù không phải nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt nhưng có thể khiến cho triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn.
- Nội tiết – Giới tính:
Số liệu thống kê cho thấy, nữ giới có nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 lần so với nam giới. Và thực tế, thay đổi nội tiết khi mang thai hay trong kỳ hành kinh có thể khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Ảnh hưởng của một số bệnh lý:
Chức năng đại tràng có thể bị rối loạn do một số bệnh lý. Điển hình như nhiễm khuẩn ruột, viêm dạ dày – ruột hay sau phẫu thuật cắt túi mật.
Cần biết: Bệnh Viêm Đại Tràng Vi Thể Là Gì? Cách Chẩn Đoán, Điều Trị Hiệu Quả
Các dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt thường không điển hình. Đồng thời dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, biểu hiện của triệu chứng còn có sự khác biệt tương đối rõ ở từng cá thể người bệnh.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng co thắt bao gồm:
- Đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng
- Cơn đau có xu hướng giảm sau khi đại tiện
- Đầy hơi và có cảm giác chướng bụng
- Táo bón hoặc tiêu chảy, đôi khi 2 triệu chứng này còn xuất hiện xen kẽ nhau
- Phân có chất nhầy nhưng không xuất hiện máu
Những triệu chứng của bệnh thường có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Chúng xảy ra tối thiểu trong 6 tháng, tần suất thấp nhất là khoảng 3 ngày/tháng.
Trong một số trường hợp, bệnh có thể làm phát sinh các triệu chứng có mức độ nặng nề hơn. Phải kể đến như chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu. Ngoài ra, nếu bệnh tiến triển dài ngày thì người bệnh còn dễ bị căng thẳng và lo âu quá mức.
Đọc ngay: Triệu chứng viêm đại tràng sigma và cách điều trị
Những đối tượng có nguy cơ bị viêm đại tràng co thắt
Bệnh lý viêm đại tràng co thắt thường xảy ra ở những nhóm đối tượng sau:
- Độ tuổi: Bệnh lý này thường có khả năng cao xảy ra ở những người trên 50 tuổi.
- Giới tính: Theo kết quả nhiều cuộc nghiên cứu, viêm đại tràng có thường gặp ở nữ giới, tỷ lệ này cao gấp 2 lần nam giới. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.
- Tâm lý: Với những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress, áp lực công việc, học tập,… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Trong gia đình nếu có người từng mắc bệnh về đường ruột, con cháu sinh ra nguy cơ cao bị bệnh đại tràng co thắt.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Những người có thói quen ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, không lành mạnh sẽ có nguy cơ cao bị bệnh đại tràng.
Phân biệt viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Bệnh lý viêm đại tràng co thắt thường bị nhầm với hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
- Viêm đại tràng: Là tình trạng viêm nhiễm ở phần niêm mạc đại tràng. Bệnh có thể xảy ra do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, thiếu máu hoặc tổn thương đại tràng miễn dịch không xác định nguyên nhân.
- Hội chứng ruột kích thích: Đây là một dạng rối loạn chức năng đại tràng, không có tổn thương thực thể. Khi bị bệnh bạn có thể gặp tình trạng tiêu chảy, táo bón xen kẽ, thường diễn ra sau khi ăn. Sau khi vệ sinh, các triệu chứng đau bụng hay chướng bụng sẽ thuyên giảm.
Có thể bạn cần: 12 Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích an toàn, hiệu quả nhất 2023
Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
Theo nhận định từ các chuyên gia, viêm đại tràng co thắt là một dạng rối loạn chức năng của đại tràng lành tính. Bệnh không gây ra các tổn thương thực thể và đồng thời không làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Tuy nhiên, rối loạn hoạt động co bóp ống tiêu hóa có thể gây táo bón, tiêu chảy kéo dài. Hơn nữa còn làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
Trường hợp không được kiểm soát kịp thời thì triệu chứng bệnh sẽ rất dễ tiến triển dai dẳng. Điều này có thể làm phát sinh các biến chứng. Ví dụ như:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ:
Tiêu chảy và táo bón kéo dài sẽ làm tăng áp lực cho tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Lâu dần sẽ khiến đám rối tĩnh mạch bị giãn và ứ huyết. Từ đó tạo thành các búi trĩ. Bệnh trĩ mặc dù không đe dọa tới sức khỏe nhưng gây ra nhiều phiền toái, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.
- Suy nhược cơ thể:
Như đã nói, rối loạn chức năng đại tràng sẽ làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Hơn nữa, chế độ ăn uống kiêng cữ để kiểm soát viêm đại tràng co thắt còn khiến cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, tình trạng bệnh kéo dài sẽ có thể gây ra sụt cân, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
- Làm giảm chất lượng cuộc sống:
Các triệu chứng viêm đại tràng co thắt không chỉ tác động đến hoạt động tiêu hóa mà còn gây ra nhiều phiền toái khác. Hơn nữa, tình trạng bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần dễ gây lo lắng và chán nản. Từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý.
Tìm hiểu thêm: Chữa đại tràng táo bón như thế nào? Có nguy hiểm không?
Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt không có triệu chứng điển hình. Chính vì vậy sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở ống tiêu hóa. Trước khi đưa ra giải pháp điều trị, các bác sĩ cần thực hiện chẩn đoán để xác định bệnh. Đồng thời loại trừ một số khả năng khác có thể xảy ra.
Do bệnh không xảy ra các tổn thương thực thế nên chẩn đoán chủ yếu là dựa vào triệu chứng lâm sàng và loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự. Để hỗ trợ chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể căn cứ vào 2 tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn Manning:
Tiêu chuẩn Manning tập trung vào tình trạng giảm mức độ của cơn đau sau khi đi tiêu, độ đặc của phân thay đổi, có chất nhầy trong phân và luôn có cảm giác đi tiêu không ra hết phân…
- Tiêu chuẩn Rome:
Tiêu chuẩn Rome dựa vào các triệu chứng như đau bụng hay khó chịu xảy ra trong tối thiểu 3 ngày/ tháng trong liên tục 3 tháng trở lại đây. Kết hợp 2 triệu chứng đi kèm là thay đổi độ đặc của phân và tăng số lần đại tiện.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dựa vào một số triệu chứng báo động nhằm hỗ trợ chẩn đoán. Các triệu chứng này có thể là:
- Tiêu chảy kéo dài khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng
- Đau bụng nhưng cơn đau không giảm sau đại tiện
- Tăng thân nhiệt
- Đột ngột sụt cân
- Thiếu máu do sắt
- Khởi phát ở những người trên 50 tuổi
- Xuất huyết trực tràng
Riêng ở các trường hợp có sự xuất hiện của các triệu chứng báo động, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để giúp loại trừ các bệnh lý có khả năng xảy ra. Các xét nghiệm được chỉ định có thể là:
- Nội soi:
Nội soi là thủ thuật chẩn đoán được sử dụng phổ biến với các bệnh đường tiêu hóa có xuất hiện tổn thương thực thể. Trường hợp người bệnh gặp phải các triệu chứng báo động thì bác sĩ có thể tiến hành nội soi đại tràng hoặc đại tràng sigma nhằm loại trừ một số bệnh lý tiềm ẩn.
- Xét nghiệm hình ảnh:
Chụp X-quang và chụp CT là 2 xét nghiệm được áp dụng phổ biến nhất. Chụp X-quang thường với mục đích loại trừ nguyên nhân do có khối u ở ống tiêu hóa hay do nhiễm khuẩn. Còn chụp CT ổ bụng và vùng chậu sẽ giúp loại trừ các nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng.
- Xét nghiệm không dung nạp lactose:
Tình trạng không dung nạp lactose gây ra các triệu chứng tương tự như viêm đại tràng co thắt. Bác sĩ thường sẽ tiến hành kiểm tra hơi thở. Đồng thời đề nghị loại bỏ các thực phẩm chứa lactose ra khỏi chế độ ăn uống khoảng vài tuần nhằm loại trừ hội chứng này.
- Xét nghiệm phân:
Nếu người bệnh bị táo bón hay tiêu chảy kéo dài bất thường thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm phân nhằm xác định sự hiện diện của vi khuẩn và ký sinh trùng. Nếu táo bón và tiêu chảy xảy ra do viêm đại tràng co thắt thì các xét nghiệm này thường có kết quả âm tính.
- Kiểm tra hơi thở:
Kiểm tra hơi thở sẽ được bác sĩ thực hiện trong trường hợp nghi ngờ các triệu chứng như chướng bụng, tức bụng, tiêu chảy… là do sự tăng sinh quá mức của loạn khuẩn trong đại tràng.
- Xét nghiệm máu:
Xét nghiệm máu được thực hiện để giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh Celiac. Đây là một bệnh lý tiêu hóa mãn tính thường xảy ra do đường ruột nhạy cảm với protein trong lúa mì và lúa mạch.
Tin liên quan: Viêm Đại Tràng Sigma Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Các phương pháp điều trị viêm đại tràng co thắt
Do nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt vẫn chưa được xác định rõ ràng nên việc điều trị còn gặp nhiều hạn chế. Mục đích chính của điều trị là nhằm giúp cải thiện triệu chứng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đa phần các trường hợp bị viêm đại tràng co thắt có thể kiểm soát tốt nhờ duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Tuy nhiên nếu bệnh có tiến triển xấu thì bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc điều trị phù hợp.
Dưới đây là các giải pháp giúp kiểm soát bệnh viêm đại tràng co thắt:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống mặc dù không liên quan tới cơ chế bệnh sinh nhưng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ cũng như tiến triển của các triệu chứng. Chính vì vậy, người bệnh được yêu cầu xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng co thắt.
Chế độ ăn uống cho người bị viêm đại tràng co thắt cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trường hợp bị tiêu chảy thường xuyên, người bệnh không nên dùng các loại thực phẩm có chứa gluten. Điển hình nhất là lúa mì và lúa mạch.
- Sớm loại bỏ các thực phẩm dễ gây đầy hơi ra khỏi chế độ ăn uống. Ví dụ như bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải, thức uống có gas, chất béo. Các thực phẩm này sẽ làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng và trung tiện nhiều.
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống có khả năng làm tăng áp lực lên ống tiêu hóa, đồng thời kích thích rối loạn chức năng đại tràng. Ví dụ như rượu bia, bánh kẹo, cà phê, thức ăn chứa nhiều đạm, gia vị, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn…
- Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm dễ tiêu và có chứa hàm lượng dưỡng chất cao. Thịt gà, cá hồi, trứng, quả bơ… là các loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh viêm đại tràng co thắt.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (khoảng từ 2 – 2.5 lít). Uống đủ nước sẽ hỗ trợ làm mềm phân khi bị táo bón. Hơn nữa còn giúp giảm mất nước và cân bằng điện giải khi bị tiêu chảy kéo dài.
Trường hợp gặp phải khó khăn khi điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn. Tùy vào triệu chứng của từng trường hợp mà chế độ ăn uống được tư vấn sẽ có sự khác biệt.
2. Sử dụng thuốc khi cần thiết
Trong một số trường hợp, việc điều chỉnh chế độ ăn uống không giúp làm thuyên giảm triệu chứng viêm đại tràng co thắt. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định người bệnh kiểm soát bằng thuốc.
Các loại thuốc được kê toa điều trị viêm đại tràng co thắt có thể là:
- Viên uống bổ sung chất xơ:
Viên uống bổ sung chất xơ được bác sĩ chỉ định với các trường hợp bị táo bón kéo dài. Trong đó Natufib là loại được dùng phổ biến nhất. Sản phẩm này giúp điều hòa nhu động ruột, cải thiện chứng táo bón và hỗ trợ chức năng tiêu hóa. So với chất xơ từ thực phẩm thì chất xơ hòa tan trong các viên uống bổ sung thường không gây chướng bụng, đầy hơi.
- Thuốc nhuận tràng:
Trường hợp viên uống bổ sung chất xơ không thể giúp khắc phục chứng táo bón thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc nhuận tràng. Mục đích là để làm mềm phân và tăng cường hoạt động co bóp quanh thành ruột. Từ đó giúp đẩy phân ra bên ngoài dễ dàng hơn. Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, người bệnh cần uống nhiều nước để hạn chế các vấn đề rủi ro. Sorbitol, Bisacodyl và Lactulose là các loại thuốc nhuận tràng được dùng phổ biến.
- Thuốc giảm đau chống co thắt:
Nếu người bệnh bị đau quặn bụng kéo dài ở mức độ nặng thì bác sĩ có thể chỉ định các thuốc chống co thắt để hỗ trợ giảm đau. Dipropyline và Hyoscine butylbromide là 2 loại thuốc giảm đau chống co thắt được dùng phổ biến nhất.
- Thuốc trị tiêu chảy:
Thuốc trị tiêu chảy được chỉ định để giảm tần suất đi tiêu, tăng độ đặc của phân và điều hòa nhu động ruột. Cholestyramine và Loperamide là 2 loại thuốc trị tiêu chảy thường được dùng trong điều trị viêm đại tràng co thắt.
- Thuốc chống trầm cảm:
Thuốc chống trầm cảm có công dụng làm an thần và làm giảm đau. Ngoài ra, loại thuốc này còn hữu ích với việc điều trị chứng táo bón. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc trong điều trị viêm đại tràng co thắt.
Bên cạnh các loại thuốc trên, bác sĩ có thể kê toa một số thuốc khác tùy theo triệu chứng cũng như mức độ đáp ứng của từng người bệnh. Cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Không tùy tiện cân chỉnh liều lượng hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa nhận được chỉ định.
Bác sĩ tư vấn: TOP 9 loại thuốc chữa viêm đại tràng tốt nhất hiện nay
3. Áp dụng các mẹo tự nhiên
Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh có thể kết hợp áp dụng với một số mẹo tự nhiên tại nhà. Đây là các giải pháp đơn giản, dễ áp dụng nhưng có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh rất tốt.
Một số lựa chọn điều trị tại nhà bằng mẹo tự nhiên bao gồm:
Sử dụng cây lược vàng ngâm rượu:
- Chuẩn bị 1 nắm lá và thân cây lược vàng ở dạng tươi
- Rửa sạch dược liệu, để ráo nước rồi cắt thành từng khúc ngắn
- Đập dập dược liệu rồi đem phơi 1 nắng và cho vào bình thủy tinh
- Đổ ngập rượu trắng lên ngâm trong 15 ngày là có thể sử dụng
- Mỗi lần dùng lấy 1 chén nhỏ uống trực tiếp trước bữa ăn 30 phút
Dùng lá mã đề và hoa hòe:
- Chuẩn bị hoa hòe và lá mã đề với liều lượng bằng nhau
- Rửa sạch các thảo dược, để ráo rồi cho lên chảo nóng sao vàng
- Sau đó tán thành bột mịn rồi cho vào hũ thủy tinh bảo quản dùng dần
- Mỗi lần lấy 2 thìa cà phê bột thuốc pha với nước ấm uống trực tiếp
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày trong liên tục 2 tuần
Các mẹo tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Giải pháp này hoàn toàn không có giá trị thay thế cho điều trị y tế. Chính vì vậy người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng quá mức.
Đọc ngay: Gợi ý mẹo trị viêm đại tràng bằng lá ổi đơn giản tại nhà
4. Điều trị bệnh bằng bài thuốc Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh lý viêm đại tràng co thắt thuộc phạm vi các chứng như: Tiết tả, lỵ tật, phúc thống, tràng phong. Nguyên nhân gây bệnh là do thói quen ăn uống không điều trị, tâm lý bất ổn định tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khiến cơ thể suy nhược.
Vì thế những bài thuốc Đông y sẽ tác động vào căn nguyên gây bệnh, từ đó làm giảm triệu chứng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa đại tràng co thắt hiệu quả, an toàn.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Hoài sơn, đinh lăng, riềng khô, bạch truật, phòng sâm mỗi loại 16g; Sơn thù, ngũ gia bì liên nhục, cam thảo, bạch linh mỗi dược liệu 12g; táo tàu 4 quả; cùng với trần bì 10g, sinh khương và thảo quả mỗi loại 6g.
- Cách dùng: Các vị thuốc đã chuẩn bị trên đem rửa sạch và sao vàng. Tiếp đó cho vào nồi, đổ thêm 800ml nước, đun với lửa nhỏ cho đến khi cạn còn khoảng 400ml thì tắt bếp. Chắt thuốc ra bát và uống sau ăn khoảng 30 phút.
Bài thuốc 2:
Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn được nghiên cứu dựa trên bài thuốc cổ phương đặc trị bệnh đại tràng của người Tày. Thành phần chính gồm có mộc hương, ngải tiên, bạch nhân, hoàng liên, sa nhân, đại hoàng, chỉ xác, phụ tử, ý dĩ, hương phụ, đẳng sâm,…
Bài thuốc có công dụng điều trị các bệnh lý về đại tràng với 4 chế phẩm nhỏ. Mỗi chế phẩm sẽ có những tác dụng riêng, phối kết hợp với nhau tùy tình trạng bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị.
Đối tượng sử dụng bài thuốc Tiêu Thực Phục Tràng Hoàn áp dụng với tất cả những người bệnh gặp vấn đề về viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt hay viêm loét đại tràng,… Hơn nữa với thành phần là thảo dược thiên nhiên sạch nên bài thuốc có thể sử dụng cho mọi đối tượng, bao gồm cả người bệnh trẻ em, phụ nữ có thai hay đang cho con bú, người cao tuổi,…
Bài thuốc số 3:
- Nguyên liệu: Liên nhục, đẳng sâm, phục linh mỗi loại 15g; biển đậu, hoài sơn, bạch truật mỗi dược liệu 12g; sao mạch nha, trần bì, sao cốc nha mỗi loại 10g; cát cánh 6g, sơn tra 25g, cuối cùng là ý dĩ nhân 20g.
- Cách dùng: Nguyên liệu đã chuẩn bị bạn đem rửa sạch, sau đó sắc nước và uống mỗi ngày. Kiên trì uống thuốc mỗi ngày để thấy bệnh viêm đại tràng co thắt thuyên giảm.
Bài thuốc số 4:
- Nguyên liệu: Sinh địa, đẳng sâm, rau má, lá mơ lông mỗi loại 16g; hoàng kỳ, toan táo nhân, ngải tượng mỗi loại 12g; viễn chí, trần bì mỗi loại 6g; cùng với 3 quả táo, 4g đại hoàng.
- Cách dùng: Rửa sạch và đem sắc nước các dược liệu đã chuẩn bị. Kiên trì dùng trong 10 ngày để thấy kết quả.
Bài viết khác: Mẹo chữa viêm đại tràng bằng đông y tốt nhất
5. Xây dựng lối sống lành mạnh
Như đã đề cập, viêm đại tràng co thắt là bệnh lý có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để. Chính vì vậy, ngoài các phương pháp y tế, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh.
Cần đặc biệt chú ý đến một số vấn đề sau:
- Giảm khối lượng công việc, chỉ nên làm việc tối đa 8 giờ/ngày. Dành thời gian nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya quá 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.
- Các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, liệu pháp mùi hương, giữ tâm lý thoải mái… ngoài giúp kiểm soát căng thẳng thì còn được chứng minh là có hiệu quả với việc làm giảm các triệu chứng bất thường ở đường ruột. Người bệnh nên thực hiện thường xuyên để cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Cần kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm đại tràng co thắt. Cụ thể như đau dạ dày, viêm dạ dày – ruột, rối loạn nội tiết, trầm cảm…
- Có thể kết hợp với xoa bóp, massage cho vùng bụng để kích thích nhu động ruột. Đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón…
- Hoạt động thể chất được chứng minh là có khả năng làm giảm rối loạn hoạt động của đại tràng, điều hòa chức năng của hệ thần kinh – ruột và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy người bệnh nên dành 30 – 45 phút/ ngày để tập luyện thể dục với các bộ môn có cường độ nhẹ. Ví dụ như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội…
Viêm đại tràng co thắt là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Đây mặc dù là bệnh lý lành tính nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh kết hợp với điều trị bằng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ khi cần thiết. Tránh để bệnh tiến triển xấu khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống suy giảm.
Có thể bạn quan tâm:
- Siêu Âm Đại Tràng: Quy Trình Thực Hiện Và Bảng Giá Mới Nhất 2022
- Phương pháp điều trị polyp trực tràng như thế nào?