Nội dung chính

Kháng sinh, thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc trị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi… là các loại thuốc điều trị viêm đại tràng được dùng phổ biến. Mục đích của việc dùng thuốc là khắc phục triệu chứng, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Với bất cứ loại thuốc nào cũng cần sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro phát sinh.

thuốc trị viêm đại tràng
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm đại tràng

Top 9 loại thuốc trị viêm đại tràng được đánh giá tốt hiện nay

Viêm đại tràng là thuật ngữ đề cập tới tình trạng lớp lót của đại tràng bị tổn thương, viêm lan tỏa hoặc khu trú. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, viêm đại tràng hoàn toàn gây ra các tổn thương thực thể mà chỉ biểu hiện thông qua các triệu chứng cơ năng. Bệnh viêm đại tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là ở những người trưởng thành từ 30 – 55 tuổi.

Như đã biết, đại tràng là cơ quan giữ chức năng hấp thu nước cũng như một số dưỡng chất còn sót lại trong thực phẩm được tiêu thụ. Sau đó sẽ tạo khuôn phân, lưu trữ và bài tiết chất thải ra bên ngoài thông qua trực tràng – hậu môn. Chính vì là nơi lưu trữ các chất thải của cơ thể nên đại tràng có nguy cơ bị tổn thương và viêm nhiễm cao.

Bệnh viêm đại tràng phát triển qua 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trong đó, ở giai đoạn cấp triệu chứng thường bùng phát một cách đột ngột và tiến triển rất nhanh chóng. Ngược lại, ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng thường biểu hiện âm ỉ nhưng dai dẳng tiến triển trong thời gian dài.

Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến có thể kiểm soát và điều trị bằng cách dùng thuốc. Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng, giai đoạn bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho từng cá thể người bệnh. Mục tiêu của việc dùng thuốc là cải thiện triệu chứng, tiêu diệt tác nhân, phục hồi tổn thương và kiểm soát tiến triển của bệnh.

Dưới đây là một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh viêm đại tràng:

Thuốc kháng sinh trị viêm đại tràng

Thuốc kháng sinh được dùng phổ biến với tác dụng điều trị các vấn đề viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Đối với trường hợp mắc bệnh đau đại tràng, bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh.

Kháng sinh có tác dụng ức chế hoạt động và diêu diệt các loại hại khuẩn gây bệnh. Từ đó ngăn chặn tiến triển của tổn thương. Đồng thời tạo điều kiện cho niêm mạc đại tràng được phục hồi hoàn toàn.

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và mức độ tổn thương mà bác sĩ có thể chỉ định loại kháng sinh phù hợp. Một số thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị viêm đại tràng bao gồm:

Metronidazole:

Metronidazole là thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp bị viêm đại tràng do vi khuẩn Clostridium difficle hoặc ký sinh trùng amip gây ra. Tùy thuộc vào dạng bào chế mà liều lượng được chỉ định có thể khác nhau:

  • Đối với dạng viên uống: Dùng liều 400mg/ lần và 3 – 4 lần/ ngày.
  • Đối với dạng ống truyền dịch: Dùng liều tối đa 1 – 1.5g/ ngày và chia làm 2 – 3 lần.
Metronidazole là thuốc kháng sinh dùng trong điều trị viêm đại tràng do vi khuẩn
Metronidazole là thuốc kháng sinh dùng trong điều trị viêm đại tràng do vi khuẩn

Thời gian sử dụng tối đa của thuốc kháng sinh Metronidazole là 10 ngày. Trường hợp bệnh không thuyên giảm hay phát sinh các tác dụng phụ (buồn nôn, nôn ói, giảm bạch cầu, nước tiểu sẫm màu, tiêu chảy) thì cần tìm đến bác sĩ.

Vancomycine:

Cũng tương tự như Metronidazole, thuốc kháng sinh Vancomycine được dùng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng do Clostridium difficle gây ra. Tuy nhiên đây là loại kháng sinh kê toa chỉ được dùng trong bệnh viện.

Thuốc Vancomycine được bào chế ở 2 dạng là viên nén hay dung dịch tiêm. Trong đó, viên nén được dùng phổ biến hơn. Dạng tiêm chỉ được dùng trong trường hợp thật sự cần thiết.

Vancomycine được dùng với liều 1 viên 125mg/ lần, 4 lần/ ngày (mỗi lần dùng cách nhau 6 tiếng). Chỉ dùng thuốc tối đa 10 ngày. Tuyệt đối không tùy tiện dùng thêm nếu bác sĩ chưa có yêu cầu. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu…

Biseptol:

Biseptol là loại thuốc kháng sinh dùng phổ biến trong điều trị bệnh viêm đại tràng do nấm men, ký sinh trùng hay virus gây ra. Loại thuốc này được bào chế ở 2 dạng viên nén hay siro. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng dạng phù hợp.

Đối với viên Biseptol 480mg có thể uống 1 – 2 viên/ lần và dùng 2 lần/ ngày. Còn dạng siro thì thường dùng với liều 20ml/kg/ lần. Thời gian dùng thuốc tối đa 5 ngày. Tác dụng phụ nếu có bao gồm đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…

Tìm hiểu thêm: Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh trị viêm đại tràng

Trị viêm đại tràng bằng thuốc giảm đau chống co thắt

Thuốc giảm đau chống co thắt được sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng đau quặn bụng do co thắt quá mức. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có khả năng làm giảm một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa do bệnh viêm đại tràng gây ra. Phải kể đến như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đại tiện phân lỏng…

Thuốc giảm đau chống co thắt có thể tác động trực tiếp lên cơ trơn của ống tiêu hóa. Từ đó giúp điều trị nhu động của đường ruột nói chung và đại tràng nói riêng. Chính vì vậy mà thuốc có thể mang lại hiệu quả tốt với các cơn đau cũng như triệu chứng do rối loạn chức năng co bóp của đường ruột.

Nhóm thuốc này có phạm vi chỉ định khá rộng. Đặc biệt là có thể sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn. Tuy nhiên cần chú ý cẩn trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai hay đang nuôi con bú. Những người có tiền sử bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc cũng không nên sử dụng.

Các thuốc giảm đau chống co thắt được dùng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng bao gồm:

Spasmaverin:

Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Alverine citrate. Hoạt chất này có khả năng chống co thắt cơ trơn loại papaverine nên sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau do rối loạn chức năng tiêu hóa. Có thể dùng với liều 40 – 80mg/ lần, đều đặn 3 lần/ ngày. Các tác dụng phụ thường gặp vao gồm buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, phản ứng dị ứng.

thuốc chữa viêm đại tràng
Spasmaverin là thuốc giảm đau chống co thắt giúp khắc phục triệu chứng bệnh viêm đại tràng

Trimebutin:

Thành phần chính của thuốc Trimebutin là hoạt chất trimebutin maleat 100mg. Thuốc này được dùng phổ biến trong khắc phục các triệu chứng khó tiêu, táo bón, chướng bụng, tiêu chảy… do viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng hay các rối loạn chức năng tiêu hóa khác. Liều dùng phổ biến là 1 – 2 viên/ lần và 3 lần/ ngày vào trước các bữa ăn. Tác dụng phụ có thể gặp thường là khô miệng, buồn nôn, nôn ói, hôi miệng, tiêu chảy, nhức đầu…

Cần biết: Top 7 Thuốc Đại Tràng Của Nhật Được Đánh Giá Tốt Nhất

Thuốc chống táo bón trị viêm đại tràng

Táo bón là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu, căng thẳng khi đại tiện mà còn có thể khiến cho tình trạng viêm ở niêm mạc đại tràng tiến triển nghiêm trọng hơn. Để làm giảm táo bón, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc sau:

Viên uống bổ sung chất xơ:

Viên uống bổ sung chất xơ được dùng phổ biến trong với các trường hợp bị táo bón kéo dài. Trong đó Natufib là loại viên uống được dùng phổ biến nhất. Sản phẩm này sẽ giúp điều hòa nhu động ruột và cải thiện chứng táo bón. Hơn nữa còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa. So với chất xơ từ thực phẩm thì chất xơ hòa tan trong các sản phẩm viên uống bổ sung thường không gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Sorbitol:

Sorbitol là một loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu được sử dụng phổ biến với những người bị khó tiêu hoặc táo bón. Loại thuốc này có tác dụng thúc đẩy quá trình hydrat hóa các chất có trong đường ruột. Từ đó giúp dễ dàng chuyển hóa thức ăn.

Ngoài ra, Sorbitol còn có tác dụng làm tăng áp suất thẩm thấu và kích thích nhu động ruột. Để dùng trị táo bón do viêm đại tràng gây ra, nên dùng thuốc Sorbitol loại 5g/gói. Sử dụng 1 – 3 gói/ ngày tùy thuộc vào tình trạng táo bón.

Lactulose:

Lactulose là một disaccharide tổng hợp đươc tạo ra từ fructose và galactose. Đây là loại thuốc trị táo bón an toàn ngay cả khi dùng trong thời gian kéo dài. Thuốc lactulose nguyên vẹn tới đại tràng. Sau đó bị phân hủy thành acid acetic và acid lactic bởi các vi khuẩn tại đây.

viêm đại tràng uống thuốc gì
Lactulose là thuốc trị táo bón rất an toàn khi dũng chữa viêm đại tràng

Thuốc Lactulose giúp tạo môi trường thuận lợi cho các lợi khuẩn phát triển. Từ đó cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột, hạn chế sự sản sinh và hấp thụ ammonia ở đại tràng. Ngoài cải thiện tình trạng táo bón thì còn hạn chế sự phát sinh các triệu chứng nhiễm độc.

Với loại thuốc này, tùy theo độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Trong đó liều phổ biến cho người lớn là 10g, 2 lần/ ngày, có thể tăng lên đến 40g/ ngày trong các trường hợp cần thiết. Mặc dù có mức độ an toàn cao nhưng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, sình bụng, buồn nôn, nôn ói hay tăng natri huyết.

Đừng bỏ qua: Bệnh Viêm Đại Tràng Phù Nề Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Chữa viêm đại tràng bằng thuốc cầm tiêu chảy

Ngoài táo bón thì tiêu chảy cũng là một triệu chứng rất phổ biến của bệnh viêm đại tràng. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc cầm tiêu chảy để khắc phục triệu chứng. Các loại thuốc này có tác dụng làm chậm lại hoạt động của nhu động ruột. Từ đó cải thiện được các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều. Đồng thời còn hỗ trợ bảo vệ niêm mạc ruột tốt hơn.

Một số loại thuốc cầm tiêu chảy được dùng trong điều trị viêm đại tràng bao gồm:

Actapulgite;

Attapulgite được dùng phổ biến trong các trường hợp bị tiêu chảy hay đau quặn ruột do viêm đại tràng. Loại thuốc này có khả năng hấp thu độc tố, làm giảm tình trạng mất nước và giúp cơ thể nhanh chóng đào thải vi khuẩn gây tiêu chảy trong đường ruột. Hơn nữa, Attapulgite còn tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏi tổn thương.

Liều dùng Attapulgite khác nhau tùy theo từng đối tượng người bệnh. Đối với người lớn Attapulgite 3g có thể dùng 2 – 3 gói/ ngày. Trẻ em dưới 10kg uống 1 gói/ ngày. Trẻ em trên 10kg uống 2 gói/ ngày. Độ an toàn của thuốc Attapulgite chưa được xác lập cho trẻ dưới 6 tuổi.

Smecta:

Smecta là thuốc trị tiêu chảy do Công ty Beaufour Ipsen Industrie – Pháp sản xuất. Ngoài tác dụng cải thiện chứng tiêu chảy thì thuốc còn có tác dụng làm dịu cơn đau do bệnh lý ở ống tiêu hóa gây ra. Đây cũng là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng.

Liều dùng cho người trưởng thành là 3 gói/ ngày,c có thể tăng lên 6 gói/ ngày nếu cần thiết. Còn liều cho trẻ nhỏ thì còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Cần tham vấn y khoa để được tư vấn cụ thể hơn. Thuốc Smecta được dùng bằng cách hòa tan gói thuốc với khoảng 50ml nước sôi để nguội. Ngoài ra, người bệnh có thể trộn với thức ăn sệt như cháo, súp…

thuốc trị viêm đại tràng
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Smecta để cầm tiêu chảy khi bị viêm đại tràng

Loperamid:

Ngoài hai loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc Loperamid để cải thiện triệu chứng tiêu chảy do bệnh viêm đại tràng. Thuốc Loperamid có khả năng tác động vào các dây thần kinh ở ruột và làm giảm nhu động ruột. Đồng thời hạn chế tình trạng mất nước và điện giải do bị tiêu chảy kéo dài.

Liều dùng của thuốc Loperamid được khuyến cáo là 2 viên/ lần với liều khởi đầu. Trường hợp tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp diễn thì cách 4 – 6 tiếng, uống thêm 1 viên/ lần.

Đa phần các thuốc cầm tiêu chảy nêu trên đều có thể gây ra các tác dụng ngoại ý khi sử dụng. Điển hình như chướng bụng, khó tiêu, táo bón, nôn mửa… Cần cẩn trọng nếu các tác dụng phụ kích hoạt ở mức độ nặng.

Dùng thuốc chống viêm trị viêm đại tràng

Thuốc chống viêm cũng là nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm đại tràng. Các loại thuốc chống viêm thường được dùng ở trong giai đoạn đầu với mục đích kiểm soát tình hình bệnh. Ngoài ngăn ngừa tổn thương lan rộng thì nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm đau, ức chế hoạt động của hại khuẩn trong đường ruột.

Các loại thuốc chống viêm được dùng trong điều trị viêm đại tràng có thể là:

Sulfasalazine:

Sulfasalazine được dùng phổ biến để trị viêm đại tràng và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát. Tuyệt đối không dùng cho những người bị porphyria, tắc nghẽn ruột hoặc tắc nghẽn bàng quang.

Nên dùng thuốc Sulfasalazine vào sau bữa ăn. Liều lượng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm chán ăn, đau dạ dày, đau đầu, giảm số lượng tinh trùng ở nam giới, phát ban…

viêm đại tràng dùng thuốc gì
Sulfasalazine là thuốc chống viêm có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm đại tràng

Mesalamine:

Mesalamine là một loại thuốc chống viêm có thể được dùng trong điều trị bệnh viêm đại tràng có cấp độ từ nhẹ tới trung bình. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng kiểm soát tiến triển bệnh và ngăn ngừa triệu chứng tái phát.

Loại thuốc này chỉ có thể sử dụng cho người lớn. Liều lượng dùng thuốc được khuyến cáo là 6 viên/ ngày trong điều trị viêm đại tràng cấp. Còn liều duy trì là 3 – 6 viên/ ngày, chia đều làm 3 lần uống. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu, đau dạ dày, tiêu chảy…

Balsalazide:

Balsalazide là một loại thuốc chống viêm thuộc vào nhóm 5-aminosalicylates. Loại thuốc này có thể làm giảm nhanh các triệu chứng đau quặn bụng và chảy máu trực tràng. Có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em trên 5 tuổi.

Liều dùng thuốc Balsalazide ở mỗi người bệnh là khác nhau. Điều này tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều phù hợp. Tác dụng phụ có thể gặp là đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, nôn ói, đau nhức khớp…

Chữa viêm đại tràng bằng thuốc chống trầm cảm

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng các thuốc chống trầm cảm để cải thiện triệu chứng bệnh viêm đại tràng. Đặc biệt là viêm đại tràng co thắt. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần và hỗ trợ giảm đau. Ngoài ra, loại thuốc này còn hữu ích trong việc khắc phục chứng táo bón.

Các thuốc chống trầm cảm có thể được dùng trong điều trị viêm đại tràng bao gồm:

Thuốc chống trầm cảm ba vòng:

Đây là loại thuốc điều trị trầm cảm được dùng phổ biến. Tuy nhiên các thuốc chống trầm cảm vòng ba còn có tác dụng ức chế các tế bào thần kinh kiểm soát nhu động ruột. Từ đó làm giảm đau rất tốt. Các thuốc thường được chỉ định là imipramine, desipramine hoặc nortriptyline.

Với những người bị viêm đại tràng nhưng không bị trầm cảm thì bác sĩ có thể chỉ định dùng liều thấp hơn. Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm buồn ngủ, mờ mắt, khô miệng, chóng mặt…

thuốc trị viêm đại tràng tốt nhất
Imipramine là thuốc chống trầm cảm có thể dùng điều trị viêm đại tràng co thắt

Thuốc chống trầm cảm SSRI:

Thuốc chống trầm cảm SSRI còn được gọi là thuốc tái ức chế hấp thu serotonin chọn lọc. Thuốc có thể giúp ích trong việc khắc phục tình trạng đau bụng, táo bón do bệnh viêm đại tràng. Trong đó, fluoxetine hoặc paroxetine là 2 loại thường được bác sĩ chỉ định.

So với các thuốc chống trầm cảm khác thì nhóm thuốc này được dùng khá phổ biến do mang lại hiệu quả tốt và ít gây tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, mất ngủ…

Thuốc giảm chướng bụng đầy hơi

Đầy hơi trướng bụng sau khi ăn tối chính là triệu chứng của các bệnh liên quan đến các bệnh về đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, viêm hang vị, trào ngược dạ dày thực quản, bờ cong nhỏ, môn vị, viêm đại tràng cấp, mãn tính, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng xích ma, hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích IBS là sự rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng. Sau khi đi đại tiện bụng sẽ hết đau hoặc đỡ đau hơn.

Khi người bệnh có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng một số loại thuốc để chống chướng bụng, đầy hơi, có thể kể đến như:

  • Nhóm thuốc chống axit và chống đầy hơi: Bao gồm aluminium hydroxyd, magnesium hydroxyd (maalox), cimetidin (không dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp, mắc bệnh thận, suy tim…) và thuốc gastropulgite. Ngoài tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, gastropulgit còn có khả năng hấp phụ khí và độc chất, làm hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Nhóm thuốc điều hòa sự co bóp của dạ dày: Nhóm thuốc này có tác dụng điều hòa khả năng co bóp dạ dày. Bởi việc co bóp kém sẽ khiến quá trình chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm, gây đầy hơi, trướng bụng. Vì vậy, có thể dùng một số thuốc như metoclopramid hoặc domperidon.
  • Men tiêu hóa: Trong trường hợp người bệnh bị đầy hơi chứng bụng do rối loạn men tiêu hóa có thể dùng nhóm thuốc chứa men tiêu hóa. Tiêu biểu nhất chính là dùng enzyme dịch tụy (alipase, néo-peptin, festal, pancréalase) được chiết xuất từ các cơ quan của lợn, bò và thường có trong các chế phẩm hỗn hợp gồm nhiều loại enzym. Các men tiêu hóa (enzymes digestives) cũng là loại thuốc được sử dụng cho người bị viêm đại tràng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc này trước hoặc trong bữa ăn.
Thuốc giảm chướng bụng đầy hơi được sử dụng cho người bị viêm đại tràng
Thuốc giảm chướng bụng đầy hơi được sử dụng cho người bị viêm đại tràng

Nhóm thuốc chứa Corticoid

Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm, làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Một số loại thuốc có chứa Corticoid thường được chỉ định sử dụng như: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason… Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, những loại thuốc có thành phần Corticoid thường gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: Loãng xương, tăng cân, giòn xương.

Đọc thêm: Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm đại tràng chính xác

Một số loại thuốc hỗ trợ khác

Ngoài các loại thuốc kể trên thì trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác nhằm hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng tốt hơn. Phải kể đến như:

Livespo Colon:

Livespo Colon còn được gọi là bào tử lợi khuẩn Colon – sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng được sử dụng phổ biến. Sản phẩm này cung cấp cho cơ thể hơn 3 tỷ lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis. Từ đó giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và làm giảm triệu chứng viêm đại tràng. Điển hình như tiêu chảy, táo bón, đại tiện ra phân sống.

Bifina:

Bifina là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng của Công ty Morishita – Nhật Bản. Sản phẩm này cung cấp lượng lớn men vi sinh có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa. Đồng thời hỗ trợ khắc phục các triệu chứng bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, Bifina chỉ dùng được cho trẻ trên 3 tuổi và người trường thành. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về liều dùng phù hợp.

Việc sử dụng thuốc Tây y cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ
Việc sử dụng thuốc Tây y cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ

Cần lưu ý rằng, bất kỳ loại thuốc nào được sử dụng để điều trị bệnh viêm đại tràng cũng cần có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì ngoài tác dụng chính, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khác tùy theo cơ địa của từng người. Do đó người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị sẽ rất nguy hiểm.

Có thể bạn cần: Các thuốc nam chữa bệnh đau đại tràng đơn giản tại nhà

Ưu nhược điểm khi sử dụng thuốc Tây chữa viêm đại tràng

Đối với những người bệnh bị viêm đại tràng, phác đồ điều trị của bác sĩ không thể thiếu các loại thuốc Tây y. Bởi chúng có công dụng giúp xử lý tình trạng viêm nhiễm và cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là ưu điểm và hạn chế khi dùng thuốc Tây chữa viêm đại tràng:

Ưu điểm của việc điều trị viêm đại tràng bằng thuốc tây y

Việc dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh viêm đại tràng mang đến những tác dụng sau:

  • Thuốc Tây y mang đến công dụng điều trị nhanh chóng, giúp làm giảm rõ rệt các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…
  • Các loại thuốc Tây được bán đa dạng, phong phú. Đối với 1 triệu chứng có thể lựa chọn nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị.
  • Sử dụng tiện lợi, giá bán hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh.

Điểm hạn chế của việc dùng thuốc Tây y

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, việc sử dụng thuốc trị viêm đại tràng còn tiềm ẩn những nguy cơ sau:

  • Xuất hiện tình trạng kháng thuốc kháng sinh nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài. Bởi viêm đại tràng là bệnh lý cần thời gian điều trị lâu dài, dễ tái phát. Mỗi lần phát bệnh, người bệnh phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị. Điều này khiến cho vi khuẩn dần quen với độc tính của thuốc và kháng tại các loại thuốc kháng sinh đó. Lúc này, việc sử dụng thuốc không nhưng không mang lại hiệu quả mà còn gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như nôn mửa, ngộ độc, suy gan, suy thận, ảnh hưởng tới hệ thần kinh,…
  • Việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể người bệnh dễ bị tích trữ nước dẫn đến tình trạng bị phù, béo phì, tiểu đường.
  • Các loại thuốc kháng sinh có thể đồng thời tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Lâu dần sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm suy yếu lớp bảo vệ thành đại tràng. Điều này khiến người bệnh cảm thấy bị đầy hơi, chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.
  • Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong thời gian tạm thời. Người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát thậm chí là chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu điều trị không có hiệu quả.

Tin liên quan: Bệnh viêm đại tràng đau ở đâu? Có nguy hiểm không?

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trị viêm đại tràng

Sử dụng thuốc hiện đang là phương pháp điều trị chính với bệnh viêm đại tràng. Dùng thuốc đúng cách sẽ giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Đồng thời diệt trừ tác nhân gây hại và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

lưu ý khi dùng thuốc trị viêm đại tràng
Các thuốc trị viêm đại tràng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế các vấn đề rủi ro phát sinh, khi dùng thuốc chữa viêm đại tràng cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Chỉ dùng thuốc điều trị viêm đại tràng khi đã được bác sĩ chẩn đoán và kê toa. Tuyệt đối tránh tình trạng tùy ý mua thuốc về sử dụng, đặc biệt là kháng sinh bởi có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc.
  • Trước khi được chỉ định toa thuốc, cần báo cho bác sĩ được biết về hiện trạng sức khỏe cũng như tiên sử bệnh lý. Trường hợp có ý định dùng thuốc Tây với các loại thuốc khác thì cần tham vấn y khoa để dự phòng tình trạng tương tác.
  • Tuân thủ liều lượng, tần suất cũng như thời gian dùng thuốc được chỉ định. Tránh tùy ý cân chỉnh liều lượng hay dừng điều trị khi chưa được bác sĩ cho phép. Tình trạng này không chỉ làm gián đoạn tiến độ điều trị mà còn dễ làm phát sinh các vấn đề rủi ro.
  • Chú ý quan sát các biểu hiện xảy ra trong quá trình dùng thuốc chữa viêm đại tràng. Nếu có biểu hiện bất thường hãy báo cho bác sĩ được biết để kịp thời xử lý, điều chỉnh.
  • Song song với sử dụng thuốc, người bệnh nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Đồng thời giảm khối lượng công việc, dành thêm thời gian nghỉ ngơi, không hút thuốc lá hay hít khói thuốc thuận lợi. Đây đều là những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ quá trình điều trị.

Bài viết đã chia sẻ thông tin về một số loại thuốc trị viêm đại tràng tốt nhất được sử dụng phổ biến. Mục đích của dùng thuốc là để kiểm soát triệu chứng, diệt trừ tác nhân gây viêm và ngăn ngừa tiến triển xấu của bệnh. Người bệnh cần đảm bảo việc dùng thuốc đúng chỉ định để nhận được hiệu quả điều trị tốt và hạn chế phát sinh rủi ro.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Viêm đại tràng đau ở đâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đại tràng (ruột già) chạy dọc xung quanh ổ bụng nên triệu chứng đau thường xuất hiện ở nhiều...

Xem chi tiết

Khám viêm đại tràng tốt ở đâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi thăm khám tại những cơ sở uy tín giúp quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi, an...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe