Bệnh viêm đại tràng cấp tính đặc trưng bởi sự bùng phát triệu chứng một cách đột ngột. Đặc biệt, tổn thương niêm mạc và các triệu chứng có thể tiến triển nhanh chóng kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Người bệnh cần chú ý cẩn trọng, sớm phát hiện và can thiệp kịp thời. Cùng Favina Hospital tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé.
Viêm đại tràng cấp tính là bệnh gì?
Đại tràng (ruột già) là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Bộ phận này đảm nhiệm chức năng tích trữ các chất thải và đưa chúng ra khỏi cơ thể. Bệnh viêm đại tràng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm hay tổn thương ở niêm mạc đại tràng.
Viêm đại tràng cấp tính đề cập tới tình trạng viêm ở niêm mạc đại tràng làm bùng phát các triệu chứng một cách đột ngột. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, trong đó, phổ biến nhất ở người cao tuổi.
Các triệu chứng viêm đại tràng cấp có thể được kiểm soát nhanh chóng nếu can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bệnh có thể tiến triển mãn tính đi kèm với nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn.
Ở giai đoạn cấp, trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng. Bao gồm, tăng nhu động ruột, xuất huyết trực tràng lớn hay nhịp tim nhanh. Các triệu chứng này nếu không được kiểm soát sẽ khiến cho bệnh tiến triển nặng. Thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong lên tới 24%.
Tìm hiểu: Cách chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng cấp tính
Sự bùng phát và tiến triển của bệnh viêm đại tràng cấp có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông qua thực nghiệm lâm sàng và kết quả của các nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định, các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn:
Các vi khuẩn có thể tồn tại trong thức ăn, nước uống và di chuyển theo đường ruột tới đại tràng. Chúng có thể tấn công viêm mạc đại tràng và gây ra các phản ứng viêm. Bệnh viêm đại tràng cấp thường liên quan tới vi khuẩn Salmonella và Shigella.
- Ăn uống không hợp vệ sinh:
Tiêu thụ các loại thức ăn ôi thiu hay thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể khiến cho đường ruột bị nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Đây là các tác nhân có thể tấn công và gây viêm lớp lót đại tràng.
Ngoài ra, ăn uống không đảm bảo vệ sinh còn làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Lúc này, triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức trong vòng từ 12 đến 72 giờ. Nhưng nếu là viêm đại tràng do nhiễm vi khuẩn Hp hay do ký sinh trùng thì triệu chứng đầu tiên có thể mất vài tuần mới xuất hiện.
- Sử dụng thuốc kháng sinh:
Dùng thuốc kháng sinh thường dễ gặp phải các tác dụng ngoại ý. Trong đó phổ biến nhất là mất cân bằng hệ vi sinh trong dạ dày và đường ruột. Lúc này, vi khuẩn Clostridium Difficile có thể phát triển quá mức và làm bùng phát triệu chứng viêm đại tràng cấp.
- Máu lưu thông đến đại tràng kém:
Tình trạng này có thể liên quan tới một số bệnh lý như thiếu máu, huyết khối, xơ vữa động mạch… Từ đó làm giảm lưu lượng máu tới đại tràng và gây thiếu máu cục bộ. Điều này có thể gây tích tụ các chất nhầy máu và dẫn tới viêm đại tràng cấp.
- Ảnh hưởng từ các phương pháp điều trị ung thư:
Một số loại thuốc hóa trị, xạ trị hay phương pháp điều trị ung thư bằng bức xạ có thể tác động xấu tới hệ vi sinh trong đường ruột. Tình trạng này được cho là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh viêm đại tràng cấp.
- Tắc nghẽn đại tràng:
Đại tràng bị tắc nghẽn do bị viêm túi thừa đại tràng hay táo bón kéo dài đều có thể là nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp.
Bệnh viêm đại tràng cấp tính thường có xu hướng khởi phát một cách đột ngột sau khi bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hay sau một trận ốm nặng. Người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời và đúng đắn.
Đọc ngay: Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm đại tràng chính xác
Các dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng cấp tính
Bệnh viêm đại tràng cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột và khá rõ ràng. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
- Tiêu chảy, phân có lẫn máu.
- Sốt trên 38.5°C.
- Đau quặn thắt bụng dưới hoặc đau toàn bộ khoang bụng.
- Chuột rút đột ngột ở phần bụng trái hoặc bụng phải.
- Một số trường hợp có thể bị khó đi tiêu nhưng không phổ biến.
- Đôi khi người bệnh có cảm giác chướng bụng.
- Thường xuyên có dấu hiệu mệt mỏi.
- Có thể bị giảm cân đáng kể nhưng không rõ nguyên do.
Bên cạnh các triệu chứng thường gặp nêu trên thì các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh viêm đại tràng cấp tính còn tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:
Trường hợp do lỵ trực khuẩn:
- Đau dạ dày.
- Sốt.
- Đại tiện phân lỏng có lẫn chất nhầy hoặc máu.
- Đi tiêu nhiều lần trong ngày.
Trường hợp do lỵ amip:
- Đau quặn bụng từng cơn.
- Có nhu cầu đi tiêu liên tục.
- Mỗi lần đi tiêu chỉ ra 1 ít phân có lẫn chất nhầy và máu.
Trường hợp do Shigella Shiga:
- Đi tiêu rất nhiều lần trong ngày.
- Phân không thể đóng thành khuôn, có xu hướng chảy thành dòng.
- Có biểu hiện mất nước và rối loạn điện giải.
- Có thể dẫn tới suy tim, ngất xỉu và đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp tính thường xuất hiện một cách đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Trường hợp không can thiệp xử lý kịp thời thì có thể dẫn tới các hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong.
Đọc thêm: Viêm Đại Tràng Sigma Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Viêm đại tràng cấp tính có nguy hiểm không?
Theo nhận định từ các chuyên gia, viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý nghiêm trọng tuyệt đối không được chủ quan. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.
- Viêm đại tràng cấp do nhiễm vi khuẩn lỵ có thể gây ra tình trạng viêm loét đại tràng hay thủng đại tràng. Mặc dù không phổ biến nhưng một số trường hợp còn gây nhiễm trùng máu.
- Viêm đại tràng cấp do nhiễm khuẩn amip nếu không được can thiệp điều trị đúng cách có thể dẫn tới viêm đại tràng mãn tính. Ngoài ra còn làm mất nước và mất cân bằng điện giải. Từ đó gây ra tình trạng trụy tim mạch, thậm chí gây tử vong.
- Trong một số trường hợp khác, viêm đại tràng cấp còn ảnh hưởng tới chức năng gan. Có thể gây nhiễm trùng gan và làm bùng phát bệnh viêm gan hay áp xe gan.
Chưa dừng lại ở đó, các trường hợp bệnh viêm đại tràng cấp tính tiến triển nghiêm trọng còn gây ra hệ quả nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là dẫn tới lao ruột. Đây là tình trạng có thể làm tăng nguy cơ bị bán tắc ruột, tắc ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc và làm tăng nguy cơ tử vong.
Nên biết: Bệnh viêm đại tràng đau ở đâu? Có nguy hiểm tính mạng không?
Chẩn đoán viêm đại tràng cấp tính
Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng cấp tính thường dựa trên triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh án. Bác sĩ có thể kiểm tra một số yếu tố liên quan khác để hỗ trợ chẩn đoán. Điển hình như thuốc kháng sinh đang dùng, các loại thực phẩm hay nơi sinh sống của người bệnh.
Tiếp đến bác sĩ có thể tiến hành thăm khám và kiểm tra sơ bộ dạ dày. Các dấu hiệu như đầy hơi hay mềm ở một bên dạ dày có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đại tràng cấp tính.
Ngoài ra, để đưa ra chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm:
- Xét nghiệm phân:
Xét nghiệm phân sẽ giúp xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn hay ký sinh trùng ở đại tràng hoặc ở trong hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp bác sĩ xác định lượng máu trong phân. Từ đó đánh giá tình trạng xuất huyết đại tràng.
- Xét nghiệm máu:
Xét nghiệm máu sẽ giúp xác định số lượng tế bào bạch cầu, tỷ lệ hồng cầu lắng cũng như mức độ protein C-reactive tại hệ thống tiêu hóa.
- Xét nghiệm hình ảnh:
Bác sĩ có thể thực hiện chụp X-quang bụng. Đây là thủ thuật đơn giản giúp kiểm tra một số dấu hiệu tắc nghẽn ở đại tràng hoặc trong hệ thống tiêu hóa.
- Sinh thiết:
Ngoài các xét nghiệm trên thì bác sĩ cũng có thể tiến hành lấy một mẫu mô ở niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Sau đó đem đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết giúp xác định các bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm đại tràng cấp. Điển hình nhất là ung thư đại tràng.
Chia sẻ thêm: Siêu Âm Đại Tràng Như Thế Nào? Quy Trình Thực Hiện Và Bảng Giá
Phương pháp điều trị viêm đại tràng cấp tính hiệu quả nhất
Lựa chọn phương pháp điều trị viêm đại tràng cấp tính cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cùng với mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Cụ thể như sau:
Mẹo chữa viêm đại tràng cấp tính ngay tại nhà
Bệnh viêm đại tràng cấp tính có thể được chữa trị bằng những mẹo đơn giản tại nhà như sau:
- Dùng nghệ chữa bệnh: Nghệ có chứa nhiều thành phần quan trọng trong việc giảm đau, hỗ trợ làm lành tổn thương cũng như ức chế vi khuẩn gây hại. Cách dùng nghệ chữa bệnh là trộn bột nghệ cùng mật ong rồi ăn trực tiếp trước khi ăn khoảng 30 phút.
- Trị viêm đại tràng bằng lá ổi: Lá ổi có nhiều thành phần giúp kháng khuẩn, cầm tiêu chảy và làm se niêm mạc khá tốt. Bạn có thể dùng lá ổi non sấy khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần uống bạn dùng 6g pha cùng 200ml nước để giảm triệu chứng bệnh.
- Vừng đen: Vừng đen có nhiều công dụng với sức khỏe như kháng viêm, chống oxy hóa và ngăn ung thư đại tràng. Bạn nên dùng vừng sao nóng và mỗi lần đem nhai 1 thìa cùng chút mật ong. Kiên trì dùng 2 lần mỗi ngày trong 1 tháng bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh cải thiện nhanh chóng.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu phương pháp chữa viêm đại tràng bằng nghệ đen
Dùng các thuốc Tây chữa bệnh viêm đại tràng cấp
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất, cụ thể:
Điều trị với trường hợp bệnh nhẹ
Sử dụng thuốc là giải pháp điều trị ưu tiên cho bệnh viêm đại tràng cấp ở mức độ nhẹ và trung bình. Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng và khả năng đáp ứng điều trị của từng cá thể để kê toa thuốc phù hợp.
Các thuốc được kê toa có thể là:
Thuốc giảm đau:
Các loại thuốc giảm đau thường được chỉ định để khắc phục tình trạng đau quặn bụng. Ba loại được dùng phổ biến nhất là:
- Papaverin.
- Trimebutine.
- Phloroglucinol.
Thuốc chống tiêu chảy và táo bón:
Nhóm thuốc này được dùng với mục đích hỗ trợ kiểm soát tình trạng rối loạn tiêu hóa. Các thuốc thường được kê toa bao gồm:
- Actapulgite.
- Smecta.
- Actapulgite.
- Sorbitol.
Thuốc chống viêm, kháng khuẩn:
Các loại thuốc chống viêm kháng khuẩn có tác dụng ức chế và tiêu diệt các loại hại khuẩn gây bệnh. Đồng thời cải thiện cơn đau do viêm đại tràng cấp gây ra và hỗ trợ kiểm soát tình trạng rối loạn tiêu hóa. Một số thuốc được dùng có thể là:
- Ciprofloxacin.
- Berbering.
- Metronidazol.
Việc dùng thuốc điều trị viêm đại tràng cấp cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tùy tiện cân chỉnh lại liều lượng hay thay đổi kế hoạch điều trị.
Ngoài việc kê toa thuốc thì bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh bổ sung đủ nước cho cơ thể. Đồng thời dành thời gian cho việc nghỉ ngơi để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng.
Lưu ý: Dùng Thuốc Kháng Sinh Trị Viêm Đại Tràng Thế Nào An Toàn?
Trường hợp bệnh tiến triển nặng
Trong một số trường hợp, bệnh viêm đại tràng cấp tính có thể tiến triển nghiêm trọng. Đôi khi còn dẫn tới mất nước, mất cân bằng điện giải, gây trụy tim mạch và đe dọa tính mạng. Lúc này, người bệnh cần kịp thời đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị đúng cách.
Với các trường hợp viêm đại tràng cấp tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
Corticosteroid:
Ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định Corticosteroid dùng theo đường tiêm tĩnh mạch trong vòng khoảng 5 ngày. Trường hợp triệu chứng bệnh được cải thiện thì có thể dùng Corticosteroid đường uống để thay thế.
Ciclosporin:
Ciclosporin là một chất ức chế calcineurin. Loại thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với Corticosteroid. Ciclosporin thường được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch. Mục đích là để cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tổn thương tiến triển nghiêm trọng.
Infliximab:
Infliximab là một kháng thể đơn dòng có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm đại tràng cấp nặng hoặc điều trị bệnh Crohn.
Tacrolimus:
Tacrolimus cũng là một chất ức chế calcineurin có thể được bác sĩ chỉ định nhằm khắc phục tình trạng viêm đại tràng cấp nghiêm trọng. Loại thuốc này được dùng thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên cần cẩn trọng bởi Tacrolimus có thể gây ra các rủi ro và tác dụng ngoại ý. Đặc biệt là làm suy giảm chức năng thận.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật với các trường hợp viêm đại tràng cấp đặc biệt nghiêm trọng mà điều trị nội khoa không đáp ứng. Phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Chính vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Xem thêm: Top 9 loại thuốc điều trị viêm đại tràng tốt nhất hiện nay
Top địa chỉ chữa viêm đại tràng hiệu quả và uy tín ở Hà Nội
Hiện nay có nhiều địa chỉ chữa bệnh khác nhau ở khu vực Hà Nội. Tuy nhiên không phải ở đâu cũng đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa của bệnh nhân. Khi lựa chọn phòng khám, bệnh viện chữa viêm đại tràng người bệnh cần lưu ý:
- Lựa chọn địa chỉ có đầy đủ giấy phép hoạt động từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, có thể xử lý được nhiều ca bệnh từ nhẹ đến nặng và hiểu được cơ địa, sức khỏe của người bệnh.
- Địa chỉ có nhiều trang thiết bị hiện đại có thể phục vụ được nhu cầu khám chữa của người bệnh, đặc biệt là với những bệnh nhân bị bệnh nặng.
- Ngoài ra, chi phí khám bệnh cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm, bạn nên tham khảo trước để lựa chọn cho mình địa chỉ phù hợp.
Dựa trên những tiêu chí trên thì những địa chỉ sau đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn khám bệnh viêm đại tràng cấp tính.
- Bệnh viện Việt Đức – Địa chỉ số 1 trong khám chữa bệnh nằm trên phố Phủ Doãn, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Bệnh viện được nhiều người tìm đến ở số 1 Tôn Thất Tùng, Hà Nội.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Địa chỉ chữa bệnh bằng Đông y số 1 ở ngõ 70 Nguyễn Thị Định.
- Bệnh viện Bạch Mai – Địa chỉ khám bệnh uy tín cả nước ở 78 Giải Phóng, Hà Nội.
- Bệnh viện E Hà Nội – Bệnh viện được nhiều người tin tưởng ở phố Trần Cung, Cầu Giấy.
Chia sẻ thêm: +16 địa chỉ khám viêm đại tràng tốt ở Hà Nội và Hồ Chí Minh
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đại tràng cấp
Như đã đề cập, viêm đại tràng cấp là bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm. Ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe thì nhiều trường hợp còn đe dọa cả tính mạng. Chính vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh lý này.
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm đại tràng cấp tính:
- Sử dụng nguồn nước đảm bảo sạch sẽ. Đặc biệt là nước uống nên dùng nước tiết trùng hoặc nước sạch đun sôi kỹ. Tránh sử dụng các loại nước đá không đảm bảo vệ sinh hay không được tiệt trùng đúng cách.
- Không nên sử dụng các loại đồ ăn tái sống. Điển hình như nem chua, tiết canh, nem sống, rau sống, món nộm… Cần chế biến thực phẩm chín hoàn toàn trước khi tiêu thụ.
- Hạn chế dùng các loại đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt… Không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
- Ăn đủ bữa, đúng giờ giấc, chú ý ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt áp lực cho dạ dày và đường ruột.
- Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, stress. Có thể áp dụng các giải pháp như tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách, thiền, yoga… để giải tỏa căng thẳng. Đồng thời cố gắng đi ngủ đúng giờ (trước 23 giờ) và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.
- Không nên sử dụng các thuốc gây kích thích đường tiêu hóa. Trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh hay xạ trị, hóa trị thì người bệnh cần tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chỉ định.
Tuyệt đối không được chủ quan khi gặp các triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp tính. Hãy chủ động thăm khám bác sĩ và nghiêm túc điều trị theo phác đồ được chỉ dẫn. Ngoài ra nên kết hợp thực hiện các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì để mau chóng khỏi bệnh?
- Phương pháp bấm huyệt chữa viêm đại tràng bạn nên thử