Nội dung chính

Bệnh viêm túi thừa đại tràng có triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người nhầm lẫn, chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Trường hợp không can thiệp hoặc can thiệp không đúng phương pháp, lâu dần viêm túi thừa đại tràng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu về túi thừa đại tràng

Đại tràng hay còn được gọi với tên gọi ruột già là phần nằm ở vị trí cuối cùng của hệ tiêu hóa. Đại tràng là nơi hấp thụ nước và vitamin, đồng thời chuyển hóa thức ăn đã được hấp thụ thành phân để tống ra ngoài khỏi cơ thể theo đường hậu môn.

Túi thừa đại tràng là gì?
Túi thừa đại tràng là gì?

Cấu tạo của đại tràng bao gồm 4 lớp đều nhau, không có chỗ lõm hay lồi ra như một số vị trí khác trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, có một vị trí cấu trúc khác với phần lớn khu vực khác. Vị trí này là túi thừa đại tràng, cấu trúc lõm sâu vào trong vách đại tràng. Thông thường, phần lớn các túi thừa được tìm thấy nằm ở khu vực này.

Theo thống kê, túi thừa phổ biến nhất thường hình thành ở đại tràng sigma (95%), những túi thừa còn lại thường nằm ở manh tràng. Đại tràng phải hoạt động liên tục để phân nhỏ phân trong trường hợp bạn ăn những món cứng, khó bài tiết. Lúc này, đại tràng phải chịu nhiều áp lực hơn để tống hết phân ra ngoài.

Một số vị trí trên vách đại tràng có cấu tạo không đồng đều, chúng nhạy cảm hoặc yếu hơn một số vị trí xung quanh. Khi đại tràng gặp nhiều áp lực, tại khu vực đó, các tế bào và niêm mạc đại tràng bị đẩy ra ngoài thông qua đường cách ruột. Những túi nhỏ sẽ được hình thành bởi sự tác động này. Chúng có kích thước từ 1-2 cm hoặc có trường hợp 5-6cm.

Những túi thừa này phồng lên cùng lúc đại tràng sigma lại xẹp xuống và dày hơn. Sự việc này khiến cho đại tràng gặp nhiều vấn đề, nhất là tình trạng rối loạn chức năng. Người bệnh lúc này sẽ gặp phải các cơn đau bụng, táo bón hoặc bị tiêu chảy khó chịu.

Xem thêm: Đại Tràng Sigma Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Bệnh viêm túi thừa đại tràng là gì? Nguyên nhân nào gây ra?

Như đã đề cập, việc đại tràng gặp nhiều sức ép lâu ngày có thể hình thành nên các túi thừa. Tình trạng này khá phổ biến, đặc biệt với những người ngoài 40 tuổi. Những túi thừa có thể tồn tại trong cơ thể và không gây ra những triệu chứng gì giúp nhận biết.

Viêm túi thừa đại tràng là gì? Nguyên nhân nào gây ra?
Nhiều yếu tố tác động gây viêm túi thừa đại tràng

Tuy nhiên, khi túi thừa xảy ra viêm nhiễm, người bệnh sẽ cảm nhận được cơ thể bắt đầu có dấu hiệu bất thường. Viêm túi thừa đại tràng hình thành khi những túi thừa tại đây bị hại khuẩn tấn công, gây viêm, sưng đỏ. Có nhiều mức độ bệnh, bạn có thể bị viêm nhẹ đến nặng, tệ nhất là nhiễm trùng nguy hiểm.

Việc xác định nguyên nhân gây bệnh cho đến hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân chính xác gây viêm túi thừa đại tràng. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ được tìm thấy như:

  • Do tuổi tác: Những người có tuổi cao thường gặp nhiều vấn đề ở hệ tiêu hóa, trong đó có hiện tượng xuất hiện túi thừa và xảy ra viêm nhiễm đại tràng. Điều này phản ánh việc thành ruột bắt đầu lão hóa, không còn đàn hồi và vững chắc như trước. Chúng có thể hình thành các túi thừa và bị tác động dẫn đến viêm nhiễm dễ dàng.
  • Thừa cân, béo phì: Người có cân nặng không cân đối, béo phì, dư cân quá mức thường gặp phải bệnh viêm túi thừa đại tràng cao hơn những người khác.
  • Thói quen hút thuốc: Thuốc lá chứa hàm lượng độc tố lớn khiến cho chức năng nội tạng bị suy giảm. Đại tràng là một trong số những cơ quan chịu ảnh hưởng bởi thói quen không lành mạnh này. Những người nghiện thuốc, hút thuốc thường xuyên hoặc hít khói thuốc thụ động trong thời gian dài có thể mắc phải chứng viêm túi thừa.
  • Lười vận động: Cơ thể ù lỳ, không vận động khiến cho nhiều cơ quan không còn hoạt động tốt như bình thường. Do đó, đây là nguyên nhân vì sao nhiều người lười vận động thường dễ mắc bệnh hơn người có chế độ rèn luyện cơ thể điều đặn. Trong số nhiều bệnh lý mà người không vận động, ít vận động có thể gặp phải đó là chứng viêm túi thừa khu vực đại tràng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người thường xuyên ăn thức ăn cứng, khó tiêu hóa khiến đại tràng gặp nhiều áp lực. Từ đó, đại tràng xuất hiện túi thừa. Tiếp xúc với những món ăn không hợp vệ sinh, thiếu chất xơ nhưng lại ăn nhiều chất béo không có lợi lâu dần khiến đại tràng gặp vấn đề, viêm nhiễm túi thừa.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số trường hợp, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài. Khi đó, cơ thể có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, nhất là sử dụng thuốc tân dược. Người thường xuyên sử dụng thuốc không steroid, opioids,…có nguy cơ cao mắc phải chứng viêm túi thừa đại tràng.

Đọc thêm: Viêm Đại Tràng Vi Thể Là Gì? Cách Chẩn Đoán, Điều Trị Hiệu Quả

Các triệu chứng nhận biết viêm túi thừa đại tràng

Như đã đề cập, bệnh viêm túi thừa đại tràng gần như khó nhận biết bởi bệnh không có triệu chứng đặc trưng. Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau bụng xuất hiện rải rác, kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, đầy hơi khi ăn,….Tuy nhiên, những tình trạng này lại khá tương đồng với các vấn đề khác khiến nhiều người nhầm lẫn.

Các triệu chứng nhận biết viêm túi thừa đại tràng
Các triệu chứng nhận biết viêm túi thừa đại tràng

Để điều trị đạt hiệu quả, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy cơ thể xảy ra những vấn đề sau đây:

  • Không còn cảm giác thèm ăn, thường xuyên buồn nôn, nôn.
  • Bụng dưới phía bên trái xuất hiện cơn đau đột ngột không rõ nguyên do. Từ nhẹ, lâu dần cơn đau trở nên nặng nề hơn, kéo dài mấy ngày.
  • Tiểu thường xuyên, đi ngoài phân lỏng hoặc bị táo bón.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, có cảm giác rét run, sốt.
  • Phụ nữ bị ra khí hư bất thường, đi tiểu rát.
  • Trường hợp ít gặp khác, người bệnh bị xuất huyết trực tràng.

Nếu nhận thấy cơ thể có một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, bạn nên chủ động thăm khám y tế. Tìm ra nguyên nhân và nhận diện bệnh lý sẽ giúp bạn điều trị bệnh tốt hơn, phòng tránh những rủi ro nguy hại cho sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Viêm Đại Tràng Phù Nề: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Biến chứng viêm túi thừa đại tràng là gì?

Viêm túi thừa đại tràng khó nhận biết nhưng lại nhanh chóng phát triển, lan rộng. Nếu không kiểm soát, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trường hợp xấu, thành ruột có thể bị thủng làm rò rỉ chất thải vào khoang bụng dẫn đến nhiều hệ lụy, chẳng hạn:

  • Viêm phúc mạc: Túi thừa bị viêm lâu ngày có nguy cơ bị hoại tử. Lúc này, các chất tiêu hóa có trong đại tràng sẽ tràn vào khoang bụng khiến phúc mạc bị viêm nhiễm theo. Tình trạng này cần được cấp cứu nhanh chóng bằng biện pháp phẫu thuật, làm sạch khoang bụng cho người bệnh. Đồng thời, bác sĩ có thể phải cắt bỏ phần đại tràng bị vỡ. Trường hợp chậm trễ, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng.
  • Áp xe: Viêm túi thừa có thể gây áp xe đại tràng. Tình trạng nhẹ, ổ áp xe nhỏ có thể khắc phục bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu ổ áp xe lan rộng, kích thước lớn bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phẫu thuật để loại bỏ ổ áp xe hoặc các mô ruột tổn thương.
  • Gây tắc ruột: Tình trạng nhiễm trùng lâu ngày có thể gây ra nhiều tổn thương để lại sẹo. Những mô sẹo có thể khiến cho đại tràng bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Người bị tắc một phần sẽ không phải phẫu thuật, ngược lại khi đại tràng bị tắc hoàn toàn bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa.
  • Chảy máu túi thừa: Chỉ có khoảng 17% bệnh nhân viêm túi thừa mãn tính sẽ gặp phải tình trạng này. Người bệnh sẽ khó nhận biết bởi chảy máu túi thừa không gây đau và chúng sẽ tự dừng lại mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên vẫn có một số tình huống người bệnh bị chảy máu nghiêm trọng phải truyền máu, phẫu thuật.
  • Lỗ rò: Giữa hai cơ quan có thể hình thành đường tắt bất thường, đây được gọi là lỗ rò. Đối với tình trạng túi thừa bị viêm nhiễm, lỗ rò có thể xuất hiện ở vị trí nối giữa đại tràng và bàng quang hoặc ruột non, âm đạo,…Người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường như nước tiểu có lẫn cả phân hoặc không khí, tiểu rát, âm đạo tiết chất dịch không bình thường.

    Biến chứng viêm túi thừa đại tràng là gì?
    Viêm túi thừa đại tràng không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng

Theo thống kê, người ta ghi nhận có khoảng 14% bệnh nhân bị viêm túi thừa đột ngột sẽ hình thành lỗ rồ. Người bệnh lúc này cần can thiệp phẫu thuật điều trị và phòng tránh những biến chứng không mong muốn khác xuất hiện.

Chẩn đoán bệnh viêm túi thừa đại tràng như thế nào?

Phương pháp chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng được thực hiện như:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành điều tra tiền sử bệnh lý của người bệnh và gia đình, thăm hỏi triệu chứng đang gặp phải để đưa ra nhận định ban đầu về tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Thông qua phân tích mẫu máu của người bệnh, bác sĩ sẽ xem xét những vấn đề của cơ thể nhờ vào số lượng bạch cầu trong máu. Nếu bạch cầu tăng cao có nghĩa người bệnh đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng.
  • Chụp X quang, CT đại tràng: Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ nhận dạng mức độ bệnh, kích thước và vị trí của túi thừa bị viêm nhiễm.
  • Nội soi đại tràng: Một ống nội soi nhỏ, đầu có gắn camera sẽ được đưa vào hậu môn dẫn đến đại tràng của người bệnh. Hình ảnh bên trong đại tràng sẽ hiển thị trên màn hình máy tính giúp bác sĩ quan sát tình trạng tổn thương bên trong đại tràng.

Sau khi có được kết quả chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị cho mỗi người bệnh.

Tư vấn: Nội soi đại tràng là gì? Quy trình và chi phí

Phương pháp điều trị viêm túi thừa đại tràng hiệu quả

Để điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng, người bệnh thường được chỉ định các phương pháp điều trị nhiễm khuẩn giúp ngăn ngừa biến chứng và tạo điều kiện để đại tràng được nghỉ ngơi, phục hồi. Một số hướng được áp dụng như:

Trường hợp viêm túi thừa đại tràng nhẹ

Người mắc viêm đại tràng nhẹ chưa có biến chứng thường được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc kết hợp với nghỉ ngơi phục hồi. Những loại thuốc thường được dùng là loại giảm đau, kháng sinh và chóng tình trạng co thắt. Người bệnh tuân thủ theo liều lượng của bác sĩ, tránh tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc.

Bên cạnh đó, về vấn đề nghỉ ngơi, người bệnh nên dành thời gian để cơ thể thư giãn, tránh áp lực. Ăn uống đầy đủ, tránh nhịn ăn, ưu tiên ăn những món lỏng, mềm dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho đại tràng. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc tốt cho sức khỏe.

Chuyên gia tư vấn: TOP 9 các loại thuốc chữa viêm đại tràng được bác sĩ khuyên dùng

Trường hợp viêm túi thừa đại tràng nặng

Với tình trạng bệnh nặng, người bệnh nhận thấy những cơn đau thường xuyên tái phát, có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định ở lại bệnh viện theo dõi và điều trị. Trong thời gian này, người bệnh có thể được truyền kháng sinh hoặc truyền nước để kiểm soát tình trạng viêm.

Phương pháp điều trị viêm túi thừa đại tràng hiệu quả
Trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ phải can thiệp phẫu thuật điều trị viêm túi thừa đại tràng

Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị

Các bác sĩ đều khuyên người bệnh bị viêm túi thừa cấp tính dù có biến chứng hay không cũng nên dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy kháng sinh dường như không có tác dụng cải thiện triệu chứng đối với bệnh viêm túi thừa không biến chứng. Do đó, những bệnh nhân có viêm túi thừa cấp tính không biến chứng chỉ cần theo dõi cẩn thận mà không cần dùng bất cứ loại thuốc gì.

Đối với những trường hợp có biến chứng, một số thuốc kháng sinh được sử dụng sẽ có nhiệm vụ tiêu diệt các loại vi khuẩn kỵ khí và trực khuẩn Gram âm. Phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống có thể được sử dụng cho bệnh nhân trong vòng 7 đến 10 ngày cho bệnh nhân ngoại trú.

  • Metronidazole dùng 500mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 8 giờ, có thể phối hợp cùng với fluoroquinolone.
  • Metronidazole dùng 500mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 8 giờ phối hợp với trimethoprim/sulfamethoxazole 800/160 mg dùng cách nhau 12 giờ.
  • Amoxicillin dùng 875mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 12 giờ, có thể phối hợp clavulanat dùng 125mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.
  • Moxifloxacin dùng 400 mg/lần, mỗi ngày dùng 1 lần đối với bệnh nhân không thể dùng penicillin hoặc metronidazole.

Đối với bệnh nhân nằm viện, phác đồ kháng sinh tiêm tĩnh mạch được lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh, các yếu tố nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ bao gồm: Tuổi tác, khả năng miễn dịch của cơ thể, có nhiều bệnh nền khác,… .

Những bệnh nhân bị áp xe xung quanh ruột nhỏ có đường kính dưới 3cm thường được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng và để ruột nghỉ ngơi. Nếu đáp ứng tốt, bệnh nhân sẽ được theo dõi thêm một thời gian ngắn cho đến khi các triệu chứng được giảm bớt và người bệnh bắt đầu ăn được một số loại thức ăn mềm. Tuy nhiên ở những bệnh nhân bị viêm túi thừa cấp tính, nguy cơ tái phát lên đến 50%.

Đọc ngay: TOP 7 thuốc đại tràng Nhật được đánh giá tốt

Phẫu thuật viêm túi thừa

Khi cấp thiết, bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh. Nhất là những trường hợp sau khi sử dụng thuốc kháng sinh nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo đó bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng viêm phúc mạc, ruột hoặc túi thừa có mủ.

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật viêm túi thừa trong một số trường hợp cụ thể
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật viêm túi thừa trong một số trường hợp cụ thể

Phẫu thuật viêm túi thừa thường được thực hiện theo hai hướng phù hợp với từng tình trạng là phẫu thuật cắt ruột một thì và hai thì, khi cần thiết bác sĩ sẽ tiến hành làm hậu môn nhân tạo cho người bệnh. Cụ thể:

  • Cắt ruột một thì: Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần ruột chứa túi thừa bị viêm nhiễm. Tiếp đến sẽ thực hiện nối các phần ruột già không bị tổn thương để nhu động ruột hoạt động trở lại như cũ.
  • Cắt ruột hai thì và làm hậu môn nhân tạo: Áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm đại tràng nặng. Thông thường, ở lần phẫu thuật thứ nhất, bác sĩ không thể thực hiện ngay việc nối trực tràng và đại tràng. Thay vào đó, chất thải sẽ được đưa ra ngoài bằng một dụng cụ hỗ trợ dẫn từ thành bụng nối với ruột già. Sau khi điều trị được vài tháng, nhận thấy tình trạng viêm túi thừa hoặc nhiễm trùng đã có dấu hiệu tiến triển tốt, lúc này người bệnh có thể được phẫu thuật thêm lần nữa để kiểm tra và nối lại phần ruột đã cắt trước đó.

Điều trị viêm túi thừa đại tràng sớm sẽ có nhiều hy vọng điều trị khỏi, phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Do đó, người bệnh nên sớm thăm khám để nhận diện vấn đề đang gặp phải, tuân thủ điều trị và kết hợp thăm khám để sức khỏe sớm hồi phục.

Bạn cần biết: Viêm đại tràng triệu chứng và cách điều trị tốt nhất

Người bị viêm túi thừa đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi những thương tổn ở đại tràng. Do đó bạn cần phải đặc biệt chú ý đến những loại thực phẩm mà mình sử dụng mỗi ngày. Dưới đây là những thức ăn bạn nên và không nên sử dụng trong thời gian điều trị bệnh:

Thực phẩm người bệnh nên dùng

Nhóm thực phẩm người bệnh bị viêm túi thừa đại tràng nên sử dụng một số nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có vai trò rất tốt đối với hệ tiêu hóa, giúp chuyển hóa thức ăn được dễ dàng hơn, làm giảm nguy cơ bị viêm túi thừa đại tràng. Bệnh cạnh đó, việc bổ sung chất xơ đúng lúc, đúng cách sẽ giúp làm giảm sự phát triển của các túi thừa có sẵn. Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Lúa mì, diêm mạch, lúa mạch, đậu trắng, đậu gà, đậu Hà Lan, đậu lăng, lê, bơ, mận, khoai lang, khoai tây, bí đao, củ cải vàng,…

  • Thực phẩm giàu probiotic

Lợi khuẩn hay còn được gọi là probiotic là những vi khuẩn có lợi, giúp duy trì sức khỏe đường ruột. Một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn probiotic mang đến khả năng cải thiện bệnh viêm túi thừa sau điều trị đáng kể. Bạn có thể cung cấp thêm probiotic bằng các chế phẩm sinh học hoặc thông qua đường ăn uống. Lợi khuẩn chủ yếu có nhiều trong các loại sữa chua và một số thực phẩm lên men như: Dưa cải muối chua sauerkraut, nấm sữa kefir, Tempeh – món ăn làm từ đậu nành lên men, tương siro – thực phẩm nổi tiếng của Nhật.

Người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu probiotic
Người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm giàu probiotic
  • Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa

Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị viêm túi thừa đại tràng nên bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, sinh tố,… Điều này sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho dạ dày, tránh những cơn đau và hạn chế nguy cơ bị áp xe, nhiễm trùng tại đại tràng. Bạn cũng lưu ý khi chế biến nên hạn chế sử dụng các loại gia vị có tính chua, cay, có tính kích thích mạnh.

  • Nên uống nhiều nước

Những người gặp bác bệnh về đường tiêu hóa nên uống ít nhất 2-2.5 lít nước mỗi ngày. Hành động đơn giản này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn được hoạt động tốt hơn. Từ đó, giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng của viêm nhiễm túi thừa đại tràng.

  • Thực phẩm hạn chế tiết axit dịch vị

Dạ dày có chức năng tiết axit dịch vị để co bóp và tiêu hóa thức ăn. Trong trường hợp người bệnh sử dụng quá nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, chất béo khiến cho lượng dịch vị tiết ra ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày khiến các bệnh ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, một số loại thực phẩm như: Bánh quy, dầu thực vật, mật ong, gừng, chuối, dưa hấu,… có tác dụng bảo vệ thành niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị, giúp hỗ trợ điều trị viêm túi thừa đại tràng hiệu quả.

Chia sẻ thêm: Người Bị Viêm Đại Tràng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất?

Thực phẩm người bệnh nên tránh

Một số loại thực phẩm người bệnh nên tránh sử dụng để giúp bệnh nhanh phục hồi như sau:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng, thịt rán, khoai tây chiên,…. là những đồ ăn bạn nên tránh xa bởi chúng có thể gây ra những triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại đồ ăn ở dạng hấp và luộc.

Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm gây kích thích

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành, sả,…. là những loại thực phẩm có khả năng làm tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày. Đồng thời chúng cũng gây ra những kích thích mạnh lên thành ruột, khiến cho những vết thương dễ bị viêm loét và tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá,… Đây đều là những thủ phạm khiến cho tình trạng viêm túi ruột thừa ngày càng nghiêm trọng hơn.

  • Các loại thịt đỏ

Thường xuyên tiêu thụ thịt đỏ sẽ gây bất lợi cho đường ruột và đại tràng. Nếu bạn yêu thích loại thực phẩm này, hãy hạn chế ăn bằng cách giới hạn mức tiêu thụ không qua 50g/ngày. Đồng thời đừng quên sử dụng thêm chất xơ để giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thịt gia cầm hoặc cá để thay thế nguồn protein và đạm có trong các loại thịt đỏ.

  • Nhóm thực phẩm khó tiêu hóa

Thực phẩm thuộc nhóm khó tiêu hóa (FODMAP) thường chứa nhiều carbohydrate. Chúng có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như: Chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng, đồng thời làm giảm các dấu hiệu của bệnh viêm túi thừa đại tràng. Những thực phẩm FODMAP bao gồm những đồ ăn sau: Hành tây, nấm, súp lơ và tỏi, táo, mơ, đào, trái cây sấy khô, sữa và các chế phẩm làm từ sữa, đường, chất tạo ngọt,… Do đó, bạn nên cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm để ăn uống mỗi ngày.

Lưu ý: Người Bị Đại Tràng Có Nên Ăn Sữa Chua Hay Không?

Địa chỉ điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng

Với bệnh viêm túi thừa đại tràng có rất nhiều địa chỉ để bạn lựa chọn điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải tìm được một cơ sở y tế khám và điều trị bệnh đảm bảo các tiêu chí như sau:

  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, có tay nghề, giàu kinh nghiệm.
  • Có hệ thống máy nội soi tiêu hóa hiện đại, giúp nội soi dạ dày, đại tràng cho kết quả chính xác nhất.
  • Bệnh viện phải có xét nghiệm máu sinh hóa, huyết học…
  • Có thực hiện ít nhất một trong các loại chẩn đoán như: Siêu âm bụng, Chụp X.Quang, Chụp cắt lớp CT-Scan.
  • Môi trường y tế văn minh, chuyên nghiệm, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
  • Thái độ của đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, chu đáo.
Người bệnh nên chọn những địa chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc hiện đại
Người bệnh nên chọn những địa chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi cùng hệ thống máy móc hiện đại

Dựa trên các tiêu chí này, dưới đây là những địa chỉ bạn nên đến khám và điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng:

  • Khoa Tiêu hóa thuộc Bệnh viện Bạch Mai: Đây là một trong những địa chỉ chữa bệnh viêm túi thừa đại tràng tốt nhất được nhiều người bệnh tìm đến. Địa chỉ tại số 78 đường Giải phóng, Hà Nội. Điện thoại: 0869 587 728.
  • Khoa Tiêu hóa thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Đơn vị có Trung tâm nội soi lớn nhất cả nước, thực hiện các chức năng chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Địa chỉ nằm ở số 1 đường Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Điện thoại: 1900 6422.
  • Khoa Tiêu hóa thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Bệnh viện có thế mạnh về thăm khám và điều trị các bệnh Tiêu hóa với nhiều thiết bị hiện đại. Địa chỉ tại số 1 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Điện thoại: 096 775 16 16.
  • Khoa Nội Tiêu hóa thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy: Bệnh viện là địa chỉ uy tín hàng đầu của khu vực phía Nam trong khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Địa chỉ bệnh viện ở số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, Thành phố HCM. Điện thoại: 028 3855 4137.
  • Khoa Nội Tiêu hóa của Bệnh viện Nhân dân 115: Đây là đơn vị chuyên thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán, điều trị và đưa ra giải pháp phòng bệnh. Địa chỉ tại số 522 đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP.HCM. Điện thoại: 028 3865 4249.
  • Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Khoa Tiêu hóa của bệnh viện là địa chỉ chữa bệnh viêm túi thừa đại tràng nổi tiếng được nhiều người bệnh đánh giá cao. Địa chỉ của bệnh viện tại 215 đường Hồng Bàng, Quận 5, TP.HCM. Điện thoại: 028 3855 4269.
  • Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Thuốc dân tộc: Đơn vị có nhiều thiết bị tốt cùng với đội ngũ y bác sĩ giỏi, tận tâm, chu đáo giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Địa chỉ của đơn vị tại Biệt thự số 31, ngõ 70 đường Nguyễn Thị Định, Hà Nội. Điện thoại: 090 477 86 82.

Tư vấn thêm: Chữa viêm đại tràng ở đâu tốt nhất hiện nay

Phòng tránh tình trạng viêm túi thừa đại tràng

Chủ động phòng tránh những vấn đề về tiêu hóa, trong đó có tình trạng viêm túi thừa đại tràng được các chuyên gia khuyến khích mọi người nên thực hiện. Những vấn đề bạn đọc cần lưu ý như:

  • Ăn uống đủ chất, tránh bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn tiêu hóa tốt hơn. Ưu tiên những thực phẩm mềm dễ hấp thụ, ăn nhiều rau xanh bổ sung chất xơ, trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể.
  • Tránh ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, cay nóng,…Hạn chế uống thức uống có ga, cồn, tránh khói thuốc lá,…
  • Uống nhiều nước hơn, nước giúp cho hoạt động tiêu hóa, trao đổi chất trong có thể diễn ra tốt hơn. Bạn cũng có thể bổ sung một số nước ép từ rau quả vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Tránh việc nhịn tiểu, nhịn đại tiện khiến cho chất thải đọng lại trong cơ thể. Ngoài ra, việc nhịn tiểu có thể khiến phân bị khô, lâu dần sẽ khó đẩy ra ngoài khiến đại tràng chịu nhiều áp lực, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Tránh căng thẳng, áp lực, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn cơ thể để ổn định nội tiết, hệ tiêu hóa.
  • Luyện tập thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng, kiểm soát cân nặng và giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 – 6 tháng một lần để theo dõi sức khỏe. Nếu có vấn đề, kịp thời điều trị sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều nguy cơ.

Viêm túi thừa đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị nhưng với phương pháp không phù hợp. Do đó, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chăm sóc cơ thể để bệnh sớm thuyên giảm, bảo vệ sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi liên quan

Ung thư đại tràng thuộc một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam. Bệnh có những ảnh hưởng rất rõ rệt tới sức khỏe bệnh nhân, gây giảm sút...

Xem chi tiết

Viêm đại tràng đau ở đâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đại tràng (ruột già) chạy dọc xung quanh ổ bụng nên triệu chứng đau thường xuất hiện ở nhiều...

Xem chi tiết

Nội soi là kỹ thuật thăm khám phổ biến và hiệu quả trong việc chuẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến đại tràng. Việc chuẩn bị cho quá trình nội soi...

Xem chi tiết

Khám viêm đại tràng tốt ở đâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi thăm khám tại những cơ sở uy tín giúp quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi, an...

Xem chi tiết

Ung thư đại tràng là bệnh lý có tỷ lệ bệnh nhân khá cao tại Việt Nam, tuy nhiên sẽ có tiên lượng tốt khi bệnh nhân điều trị kịp thời, có lối sống lành...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp