Sử dụng lá vối chữa viêm đại tràng có thể cải thiện tình trạng đi phân sống, tiêu lỏng, đại tiện táo, đầy hơi, chướng bụng,… Ngoài những ghi chép trong y học cổ truyền, y học hiện đại cũng nhận thấy lá vối có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
Tìm hiểu tác dụng của lá vối đối với bệnh viêm đại tràng
Lá vối (vối) là cây thuốc nam quý có công năng và dược tính đa dạng. Ở nước ta, cây vối mọc hoang nhiều ở những vùng đất trống và đồi núi. Sau này, thảo dược này được trồng nhiều tại các địa phương ở nước để lấy nụ hoa, lá và hạt (các bộ phận có tác dụng chữa bệnh).
Theo kinh nghiệm dân gian, lá vối có vị đắng, chát, có ít độc, tính mát, tác dụng tiêu trệ, chỉ dương, giải biểu (làm cho ra mồ hôi), sát trùng và điều hòa các tạng phổi – gan – bàng quang. Từ lâu, dân gian đã sử dụng thảo dược này để nấu nước uống hằng ngày thay cho nước trà để làm mát cơ thể, nhất là những khi trời nắng nóng.
Với đặc tính sát trùng và tiêu trệ, lá vối còn được tận dụng để chữa viêm đại tràng. Mẹo chữa từ thảo dược này có tác dụng kích thích tiêu hóa và cải thiện một số triệu chứng khó chịu như táo bón, đầy hơi, khó tiêu và ăn uống kém. Ngoài ra, nước sắc từ lá vối còn giúp thanh lọc gan, giảm mẩn ngứa và mỡ máu.
Tác dụng chữa bệnh của lá vối cũng đã được khoa học công nhận. Nghiên cứu cho thấy, thảo dược này chứa một số hợp chất thực vật có tác dụng kháng sinh mạnh, hiệu quả với các chủng vi khuẩn gây bệnh hô hấp và tiêu hóa. Lá vối đã được chứng minh có tác dụng ức chế vi trùng Salmonella – một trong những tác nhân gây viêm đại tràng cấp tính và mãn tính.
Ngoài ra, lá vối chứa hàm lượng polyphenol cao (chất chống oxy hóa). Polyphenol có tác dụng chống viêm và bảo vệ tế bào, đồng thời giảm sản sinh gốc tự do trong quá trình lành thương. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh viêm đại tràng và các bệnh viêm đường tiêu hóa khác. Đặc biệt, lá vối còn chứa hoạt chất có khả năng ức chế men alpha-glucosidase nhằm kiểm soát nồng độ đường huyết và hỗ trợ phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2.
Có thể thấy, lá vối mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Do đó, bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân có thể áp dụng song song với mẹo chữa từ thảo dược này để hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra, người thường xuyên bị nóng trong, táo bón và ăn uống kém cũng có thể dùng trà lá vối uống hằng ngày để cải thiện chức năng tiêu hóa.
Tham khảo thêm: Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không? Điều trị như thế nào?
Một số cách dùng lá vối chữa viêm đại tràng đơn gian
Nhân dân thường sử dụng lá vối hoặc nụ vối nấu nước uống hằng ngày để làm mát cơ thể và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Ngoài ra, lá vối còn được phối hợp với các dược liệu quý khác để tăng hiệu quả chữa viêm đại tràng.
Dưới đây là một số cách dùng lá vối chữa viêm đại tràng được áp dụng phổ biến nhất:
1. Dùng nước lá vối tươi/khô
Lá vối chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe đường ruột. Do đó nếu không có nhiều thời gian, bệnh nhân có thể áp dụng cách đơn giản nhất là sử dụng lá vối tươi hoặc khô sắc lấy nước uống hằng ngày. Với khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm, lá vối giúp ức chế hại khuẩn trong đường ruột. Qua đó giảm nhẹ một số triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đi phân sống,…
Ngoài ra, uống nước lá vối thường xuyên còn giúp hạ mỡ trong máu, thanh lọc gan và cơ thể. Đặc biệt, bài thuốc này thích hợp với người trung niên có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, gan,…
Cách nấu nước lá vôi tươi/ khô chữa bệnh viêm đại tràng:
- Chuẩn bị 200g lá vối tươi hoặc 80g lá vôi khô
- Đối với lá vối tươi, đem rửa sạch và xé nhỏ
- Sau đó, cho dược liệu vào ngâm với 2 lít nước sôi trong vòng 1 giờ đồng hồ
- Dùng nước lá vối uống hằng ngày thay cho trà để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
2. Sử dụng nụ vối chữa viêm đại tràng
Bên cạnh lá vối, nụ vối cũng được sử dụng để điều trị bệnh viêm đại tràng. Theo Viện Dinh dưỡng và Trường Đại học Phụ Nữ Nhật Bản, nụ vối chứa hàm lượng polyphenol cao có khả năng giảm mức độ viêm đường ruột – đặc biệt là những trường hợp bị viêm mãn tính. Ngoài ra, thảo dược này còn có hiệu quả trong việc phòng chống lão hóa, phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng khoảng 15 – 20g nụ vối đem hãm với 2 lít nước dùng hằng ngày thay cho trà
- Hoặc sắc đặc chia thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày
- Nên dùng đều đặn để nhận thấy những cải thiện tích cực
3. Sử dụng vỏ cây vối chữa trị viêm đại tràng
Tương tự như lá vối, vỏ cây vối cũng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và tiêu viêm. Bài thuốc từ vỏ cây vối có thể giảm tình trạng tiêu chảy, khó tiêu và đầy bụng do nhiễm lỵ trực trùng và các thể viêm đại tràng mãn tính khác.
Ngoài ra, chất đắng trong vỏ cây vối còn điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày. Qua đó thúc đẩy tiêu hóa, giảm tình trạng ăn uống kém, đầy hơi và khó tiêu. Tinh dầu trong vỏ cây vối được chứng minh có khả năng tiêu diệt hại khuẩn nhưng không làm hại đến các lợi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa.
Đọc ngay: Biểu hiện viêm đại tràng góc gan là gì? Có nguy hiểm không?
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị vỏ thân cây vối từ 6 – 12g, đem rửa sạch và để ráo
- Sau đó cho vào ấm và sắc kỹ lấy nước đặc
- Chia nước sắc thành 2 phần bằng nhau và dùng uống trong ngày
- Nên dùng đều đặn trong thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt
4. Bài thuốc từ lá vối chữa viêm đại tràng thể lỏng
Viêm đại tràng là bệnh lý có triệu chứng lâm sàng tương đối đa dạng. Trong đó, thể lỏng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng bệnh gây tiêu chảy (phân lỏng hoặc sệt kèm theo chất nhầy như nước mũi và tần suất đi tiêu trong ngày tăng lên đáng kể). Đối với thể bệnh này, dân gian thường kết hợp lá vối cùng với nụ chuối tiêu và vỏ ổi rộp.
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị nụ chuối tiêu 10g, vỏ ổi rộp (khô) 8g và lá vối khô 3g
- Đem sắc với 400ml nước còn lại 100ml
- Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày
- Áp dụng bài thuốc liên tục từ 2 – 3 ngày có thể cầm tiêu chảy và hỗ trợ giảm các triệu chứng đi kèm
Bài thuốc số 2:
- Bạn chuẩn bị vỏ thân cây vối, lá ớt tươi, lá phèn đen, cây sung mỗi loại 100g; vỏ cây đại, hạt vải mỗi loại 50g và 30g quế
- Đem tất cả dược thảo trên rửa sạch rồi sấy hoặc phơi khô và tán thành bột mịn
- Sau đó luyện thành hỗn hợp hồ, rồi vo thành từng viên hoàn nhỏ.
- Chia ra mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 12g liên tục trong khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy bệnh có những chuyển biến tích cực
Xem thêm: Phương pháp chữa viêm đại tràng bằng thuốc đông y
5. Cách chữa các triệu chứng xót ruột, mệt mỏi của cơ thể viêm đại tràng
Nếu người bệnh có những biểu hiện xót ruột, cơ thể mệt mỏi có thể áp dụng cách làm dưới đây để cải thiện. Bài thuốc này sẽ giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu kể trên.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn chuẩn bị 16g lá vối khô, 16g trần bì, cam thảo 8g và khoảng 3 lát gừng tươi
- Đem tất cả nguyên liệu trên đi phơi khô, trừ gừng
- Sau đó tán thành bột thật mịn, rồi đem sắc với gừng tươi thành nước uống hàng ngày.
Tin liên quan: Gợi ý mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá ổi đơn giản tại nhà
Có nên chữa viêm đại tràng bằng lá vối? Hiệu quả không?
Lá vối là một trong những cây thuốc nam quen thuộc đối với người Việt. Thực tế, hiệu quả chữa bệnh của thảo dược này không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân mà đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học và thực nghiệm lâm sàng.
Các nghiên cứu được thực hiện đều nhận thấy, nước sắc từ lá, thân, vỏ và nụ vối có thể giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và ức chế một số hại khuẩn gây viêm nhiễm đại tràng. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ thanh thải độc tố, làm mát gan, phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Hiện nay, các bộ phận của cây vối đang được nghiên cứu thêm để ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm hỗ trợ.
Do đó, bệnh nhân bị bệnh đau đại tràng có thể áp dụng các mẹo chữa từ lá vối để giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ điều hòa hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên, đây là giải pháp hỗ trợ, hoàn toàn không thể thay thế cho hiệu quả của các phương pháp y tế. Vì vậy, bệnh nhân không nên phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa này.
Để đạt được kết quả điều trị tối ưu, nên kết hợp mẹo chữa từ lá vối cùng với các phương pháp y tế được bác sĩ chỉ định. Mặt khác, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để quá trình điều trị diễn ra theo đúng tiến độ, tránh tình trạng bệnh tiến triển dai dẳng và kéo dài.
Nên biết: Top các thuốc trị đại tràng của nhật tốt nhất hiện nay
Lưu ý khi chữa bệnh viêm đại tràng bằng lá vối
Chữa viêm đại tràng bằng lá vối là một trong những mẹo điều trị dựa trên kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, đây là một trong số ít mẹo dân gian đã được nghiên cứu trên phương diện khoa học. Vì vậy, bệnh nhân có thể cân nhắc áp dụng để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị.
Để đảm bảo hiệu quả của mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá vối, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa viêm đại tràng bằng lá vối. Thay vào đó, cần phối hợp với các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Lá vối có đặc tính kháng khuẩn và tiêu viêm rất mạnh để có thể gây hao huyết. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân chỉ nên sử dụng lá vối tươi trong thời gian ngắn. Sau đó, nên chuyển sang dùng lá vối và nụ vối khô.
- Chỉ nên áp dụng các bài thuốc từ lá vối trong 15 – 20 ngày. Sau đó, ngưng một thời gian và lặp lại liệu trình để đảm bảo hiệu quả, đồng thời hạn chế các rủi ro và tác dụng không mong muốn.
- Cần lựa chọn lá vối, nụ vối và vỏ cây vối có chất lượng tốt, không già úa và sâu bệnh. Sử dụng dược liệu có phẩm chất kém có thể không mang lại hiệu quả rõ rệt khi áp dụng.
- Bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân nên điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. Với những bệnh nhân bị suy nhược và sụt cân nhiều, cần bổ sung dinh dưỡng bằng các món ăn có tác dụng bồi bổ, ôn trùng và kiện tỳ vị.
Bài viết đã hướng dẫn một số cách dùng lá vối chữa viêm đại tràng đơn giản và dễ thực hiện. Bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân có thể cân nhắc áp dụng mẹo chữa này để hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào.
Bài viết liên quan:
- 2 Cách Chữa Viêm Đại Tràng Bằng Mật Lợn Hiệu Quả Nhất 2023
- Bệnh viêm đại tràng giả mạc (Clostridium difficile): Chẩn đoán và điều trị