Nội dung chính

Ung thư đại tràng thuộc một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam. Bệnh có những ảnh hưởng rất rõ rệt tới sức khỏe bệnh nhân, gây giảm sút chất lượng cuộc sống đáng kể. Nhiều người đặt ra thắc mắc rằng, ung thư đại tràng có chữa được không. Thực tế điều này còn cần dựa vào nhiều yếu tố cụ thể, mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây để có câu trả lời.

Bệnh ung thư đại tràng có chữa được không?

Ung thư đại tràng có chữa được không, có khả năng sống không được rất nhiều người bàn luận. Bởi ung thư trước nay vẫn luôn là bệnh lý có thời gian sống thấp, thậm chí người bệnh tử vong trong vòng 1 năm.

Y học đã nghiên cứu, đưa ra kết luận rằng bệnh ung thư đại tràng có thể chữa được nếu bệnh nhân được phát hiện từ giai đoạn sớm. Khi này, người bệnh vẫn có khả năng trị khỏi và có cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài. Theo đó, ung thư đại tràng hiện được phân chia thành 4 giai đoạn từ 0 – 4 tương ứng với các mức độ bệnh và trong giai đoạn 0 đến I sẽ là quãng thời gian tốt nhất để đạt hiệu quả chữa trị cao.

Ngoài ra, khả năng điều trị cũng cần dựa vào việc tuân thủ phác đồ và tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Để tham khảo tiếp chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị của ung thư đại tràng, bệnh nhân hãy tiếp tục theo dõi những thông tin cụ thể dưới đây.

ung thu dai trang co chua duoc khong
Ung thư đại tràng có chữa được không còn tùy vào nhiều yếu tố

Những yếu tố tác động tới khả năng chữa ung thư đại tràng

Bệnh ung thư đại tràng có chữa khỏi được không sẽ có sự liên quan tới giai đoạn, mức độ bệnh, sức khỏe và các cách điều trị. Cụ thể các yếu tố như sau:

Giai đoạn bệnh

Bệnh ung thư đại tràng được phân loại thành các giai đoạn dựa trên mức độ lan rộng của khối u và sự ảnh hưởng của nó đến cơ thể. Các giai đoạn này được sử dụng để làm cơ sở cho các y bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân và hướng lựa chọn phương pháp điều trị.

Chi tiết các giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 0: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư chỉ nằm ở lớp niêm mạc của đại tràng, không lan ra ngoài. Giai đoạn 0 được bác sĩ đánh giá là trạng thái tiên lượng tốt nhất, với tỷ lệ sống sót cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
  • Giai đoạn I: Ung thư đã phát triển và xâm nhập qua lớp niêm mạc của đại tràng vào các mô cơ sở như màng cơ. Tuy nhiên khi này chưa lan rộng ra ngoài thành đại tràng hay các cơ quan lân cận. Trong giai đoạn I, khối u thường nhỏ và có thể được phát hiện sớm qua các biện pháp kiểm tra sàng lọc.
  • Giai đoạn II: Khối u đã lan rộng sâu vào thành đại tràng hoặc các mô cơ gần đó, nhưng chưa lan rộng tới các cơ quan ở xung quanh hoặc các hạch bạch huyết. Trong giai đoạn II, khối u đã lớn hơn và khó điều trị hơn so với giai đoạn I.
  • Giai đoạn III: Ung thư phát triển mạnh đến các hạch bạch huyết gần đó, nhưng chưa lan ra xa các cơ quan khác. Giai đoạn III thường đi kèm với nguy cơ cao tái phát sau điều trị so với giai đoạn I và II.
  • Giai đoạn IV: Trong giai đoạn này, ung thư đã lan rộng, thường là đến các cơ quan và mô ngoài đại tràng như gan, phổi hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Giai đoạn IV là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư đại tràng và bệnh nhân sẽ chịu rất nhiều đau đớn, tổn hại sức khỏe.

Theo đó, xét về yếu tố giai đoạn bệnh để giải đáp cho câu hỏi ung thư đại tràng có chữa được không, có thể tạm thời đưa ra giải đáp như sau:

  • Giai đoạn 0 và I: Bệnh nhân có tỷ lệ chữa khỏi tương đối cao, đạt khoảng hơn 90% sống trên 5 năm.
  • Giai đoạn II: Nếu áp dụng các phác đồ phù hợp, xây dựng lối sống khoa học cùng nhiều yếu tố đi kèm khác, khoảng hơn 80% bệnh nhân có thể trên 5 năm.
  • Giai đoạn III: Chiếm khoảng 67% bệnh nhân có thể sống được trong vòng 5 năm sau khi phẫu thuật.
  • Giai đoạn IV: Bệnh nhân có tỷ lệ sống tương đối thấp, chỉ khoảng 10 – 20% người bệnh có thể sống thêm khoảng 5 năm.

Áp dụng phác đồ chữa trị

Ung thư đại tràng có trị được không cũng phụ thuộc vào việc tuân thủ phác đồ được các bác sĩ xây dựng. Sau quá trình chẩn đoán chi tiết, thông qua các điều kiện về giai đoạn của bệnh, vị trí khối u, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cùng nhiều vấn đề khác, phác đồ sẽ được lên chi tiết.

Nhìn chung, đa số bệnh nhân khi ở giai đoạn bệnh I – III sẽ được tư vấn phẫu thuật và kết hợp thêm hóa trị khi ở giai đoạn III để hạn chế tối đa khả năng di căn. Trong khi đó, đến giai đoạn cuối sẽ cần áp dụng các liệu pháp toàn thân nhằm giảm thiểu mức độ của các triệu chứng và giúp bệnh nhân có thời gian sống lâu hơn.

Khi này, bệnh nhân cần nghiêm túc trong việc thực hiện theo phác đồ điều trị, nếu chậm trễ hoặc tùy ý điều chỉnh các hướng dẫn của bác sĩ, hiệu quả chữa sẽ giảm đi rất nhiều và tỷ lệ thành công thường khá thấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có nguy cơ bị tái phát cũng như di căn ung thư nếu không duy trì đúng liệu trình đã được xây dựng ban đầu.

ung thu dai trang co chua duoc khong
Bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ chữa bệnh sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn

Khả năng đáp ứng của cơ thể

Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau với các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Việc đánh giá và theo dõi sự phản ứng của cơ thể với điều trị là rất quan trọng để điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết. Nhưng cũng không ngoại trừ các trường hợp bệnh nhân có cơ địa khó đáp ứng với các biện pháp chữa trị, gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc và kỹ thuật chăm sóc. Khi này, khả năng chữa được ung thư đại tràng cũng giảm đi đáng kể.

Như vậy, ung thư đại tràng có chữa được không sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh lý, khả năng đáp ứng của bệnh nhân cũng như việc tuân thủ theo phác đồ chữa trị. Người bệnh muốn biết chi tiết cần phải tới cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ có các chỉ số đánh giá sức khỏe cụ thể.

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng

Hiện nay phác đồ cho bệnh nhân ung thư đại tràng được thực hiện như sau:

Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa trị ung thư đại tràng thường được thực hiện để loại bỏ khối u ung thư và các mô bị ảnh hưởng xung quanh. Phẫu thuật được ứng dụng phổ biến trong phác đồ điều trị toàn diện cho bệnh nhân ung thư đại tràng, đặc biệt là trong những trường hợp khối u còn nhỏ và chưa lan rộng ra ngoài cơ thể.

Các phương pháp bao gồm:

  • Nội soi: Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng bị ảnh hưởng bởi khối u.
  • Cắt mở đại-trực tràng: Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi không thể loại bỏ hoặc kết hợp với hóa trị, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tạo ra một đường ống từ đại tràng ra bên ngoài cơ thể để loại bỏ phần đã bị bệnh.

Phương pháp phẫu thuật cụ thể cần được tính toán dựa theo vị trí và kích thước của khối u, giai đoạn ung thư, sức khỏe của bệnh nhân và ưu tiên cá nhân. Trước khi quyết định mổ, bác sĩ sẽ thảo luận chi tiết với bệnh nhân về các lựa chọn điều trị và hướng dẫn cho quá trình phẫu thuật cũng như hồi phục sau phẫu thuật.

ung thu dai trang co chua duoc khong
Phẫu thuật là cách phổ biến nhất trong chữa ung thư đại tràng

Hóa trị

Hóa trị là một trong những phương pháp chữa trị ung thư đại tràng, thường được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị để tăng cường hiệu quả điều trị. Mục tiêu chính của hóa trị là tiêu diệt hoặc kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư. Qua đó giúp bệnh nhân giảm kích thước của khối u, giảm các cơn đau và các triệu chứng. Đồng thời kiểm soát sự lan rộng của bệnh và ngăn chặn ung thư tái phát.

Có nhiều loại thuốc hóa trị được sử dụng cho ung thư đại tràng, bao gồm thuốc chống ung thư (như 5-fluorouracil, capecitabine, irinotecan, oxaliplatin), thuốc kháng angiogenesis (như bevacizumab, ramucirumab), ngoài ra còn có cetuximab và panitumumab.

Hóa trị có thể được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, dạng viên uống. Kế hoạch hóa trị sẽ cần cá nhân hóa cho từng bệnh nhân dựa trên giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe, phản ứng với điều trị trước đó (nếu có). Thời gian và tần suất của các chu kỳ hóa trị cũng có sự khác biệt đối với mỗi người.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, hóa trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, rụng tóc, giảm cân, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ để giảm thiểu các phản ứng và tiến hành điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần.

Xạ trị

Xạ trị là một phương pháp chữa trị ung thư bằng cách sử dụng tia X hoặc tia gamma nhằm triệt tiêu hoặc kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Thông qua cơ chế phóng xạ trực tiếp vào tế bào ung thư, làm tổn thương cấu trúc DNA của chúng và ngăn chặn phát triển lan rộng.

Xạ trị có thể được phóng từ bên ngoài cơ thể (phương pháp điều trị ngoại biên) hoặc được đặt bên trong cơ thể gần với khu vực bị ảnh hưởng (phương pháp điều trị trong biên). Cách tiếp cận cụ thể phụ thuộc vào vị trí và loại ung thư.

Hiện nay trong phác đồ chữa ung thư đại tràng, bệnh nhân thường cần thực hiện một loạt các phiên xạ trị trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi phiên có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Cũng tương tự hóa trị, xạ trị có thể gây ra một số tác phản ứng khiến cơ thể mệt mỏi, da khô, đỏ hoặc phỏng, dễ mất năng lượng, thường xuyên buồn nôn, nôn mửa và giảm cân khá nhanh chóng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau khi bắt đầu điều trị hoặc diễn ra sau một thời gian áp dụng và mức độ nặng nhẹ của mỗi người sẽ có sự khác biệt.

ung thu dai trang co chua duoc khong
Bệnh nhân có thể kết hợp xạ trị với phương pháp điều trị khác

Immunotherapy

Immunotherapy thực hiện bằng cách kích hoạt hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư. Có nhiều loại immunotherapy ứng dụng trong điều trị ung thư đại tràng, bao gồm:

  • Checkpoint inhibitors: Hỗ hoạt động của tế bào miễn dịch mạnh mẽ hơn bằng cách chặn các “checkpoint” tự nhiên của hệ thống miễn dịch, giúp tế bào này nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư một cách dễ dàng.
  • Interleukins và Interferons: Các loại thuốc này kích thích hệ thống miễn dịch để tăng cường khả năng chống lại ung thư đại tràng.
  • Monoclonal antibodies: Được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư một cách chính xác hơn.

Hiện nay Immunotherapy có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với hóa trị hoặc phẫu thuật. Mặc dù immunotherapy an toàn hơn so với một số cách chữa khác, nhưng cũng có khả năng xảy ra viêm gan, viêm ruột, phản ứng dị ứng và mệt mỏi. Do đó bệnh nhân cũng cần có sự chuẩn bị thật tốt để giảm thiểu các tác dụng phụ.

Targeted therapy

Targeted therapy là liệu pháp nhắm trúng đích, sử dụng các loại thuốc hoặc các hoạt chất chuyên biệt để nhằm vào các mục tiêu cụ thể trong tế bào ung thư. Cơ chế hoạt động là tác động đến các yếu tố liên quan tới quá trình phát triển, phân chia hoặc sinh trưởng của chúng. Có thể là các protein, enzyme hoặc gen được tìm thấy trong tế bào ung thư.

Những loại targeted therapy được sử dụng trong điều trị ung thư, bao gồm:

  • Inhibitors of signal transduction: Thuốc này tác động vào các tín hiệu hoá học trong tế bào ung thư để ngăn chặn sự phát triển của chúng.
  • Angiogenesis inhibitors: Ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới trong tế bào ung thư, từ đó chặt đứt quá trình cung cấp dưỡng chất và oxi đến các khối u.
  • Apoptosis inducers: Kích thích tế bào ung thư tự hủy bỏ bản thân (apoptosis), ngăn chặn sự sống sót của chúng.

Targeted therapy cũng có thể áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với hóa trị, xạ trị để tăng thêm hiệu quả. Ngoài ra, kỹ thuật này có khả năng gây tác dụng phụ tương tự Immunotherapy.

Theo đó, việc chữa ung thư đại tràng theo cách nào sẽ được bác sĩ cân nhắc đánh giá và trao đổi chi tiết với bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân trước, trong và sau khi điều trị vẫn cần đảm bảo có lối sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, đủ chất và vận động cơ thể thường xuyên để có hệ miễn dịch tốt, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Qua bài viết này, bạn đọc đã có được giải đáp cụ thể cho câu hỏi ung thư đại tràng có chữa được không cũng như các phương pháp điều trị cụ thể. Bệnh nhân chú ý luôn tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, có kế hoạch ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh tình thuyên giảm tốt, duy trì sức khỏe thật ổn định và hạn chế nhiều nguy cơ bệnh lý khác.