Bị viêm đại tràng uống sữa được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi nhiều người lo ngại uống sữa có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh. Trên thực tế, người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể thêm sữa vào chế độ dinh dưỡng nhưng cần lựa chọn loại sữa phù hợp và phải bổ sung đúng cách.
Bị viêm đại tràng uống sữa được không?
Viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa khá phổ biến đặc trưng bởi tình trạng rối loạn đại tiện, đi phân sống, đầy hơi, chướng bụng và ăn uống kém. Bệnh xảy ra khi đại tràng bị rối loạn chức năng hoặc sưng viêm, tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau (tự miễn, nhiễm khuẩn, stress,…).
Đại tràng (ruột già) là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa có chức năng hấp thu nước và vi chất dinh dưỡng còn sót lại, đồng thời đóng khuôn chất thải, lưu trữ và đào thải phân. Khi cơ quan này bị tổn thương, chức năng tiêu hóa và hoạt động bài tiết của cơ thể bị ảnh hưởng không nhỏ. Do đó bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân bị viêm đại tràng cần phải kiêng cử một số loại thực phẩm để tránh kích thích triệu chứng bùng phát mạnh.
Vậy “Người bị viêm đại tràng uống sữa được không?”. Theo các chuyên gia, sữa là nhóm thực phẩm lành mạnh chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Sữa cung cấp cho cơ thể protein, canxi, vitamin D, vitamin nhóm B,… Các thành phần dinh dưỡng trong sữa giúp nâng cao sức khỏe và giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược do viêm đại tràng tiến triển dai dẳng.
Tuy nhiên, sữa chứa một lượng lớn lactose – thành phần có thể kích thích tá tràng và đại tràng. Do đó khi đại tràng đang bị viêm nhiễm và tổn thương, dung nạp lactose có thể khiến các triệu chứng rối loạn đại tiện và rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân bị viêm đại tràng cần lựa chọn loại sữa phù hợp để hạn chế các tác dụng phụ. Thực tế cho thấy, sử dụng loại sữa không phù hợp có thể gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,…
Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm đại tràng cần tránh sử dụng sữa trong một số trường hợp sau:
- Bị thiếu máu nặng, sỏi thận, trào ngược dạ dày, viêm loét tá tràng và dị ứng với sữa
- Người mắc hội chứng không dung nạp lactose (đối với sữa bò và các loại sữa có nguồn gốc từ động vật)
- Tránh sử dụng sữa Ensure và các loại sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng quá cao. Hầu hết các loại sữa này đều làm tăng áp lực lên đại tràng, từ đó khiến các triệu chứng của bệnh lý này bùng phát mạnh
Sữa là nhóm thực phẩm lành mạnh, do đó bệnh nhân có thể bổ sung sữa bò, sữa đậu nành,… để bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên trước khi bổ sung, nên lựa chọn loại sữa phù hợp để tránh gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Xem thêm: Công dụng của chè dây chữa viêm đại tràng ít ai ngờ tới
Các loại sữa tốt cho người bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, bệnh nhân cần tránh sử dụng các loại sữa chứa nhiều chất béo, lactose và có hàm lượng dinh dưỡng quá cao (Ensure, sữa bò nguyên kem,…). Thay vào đó, nên lựa chọn một số loại sữa sau:
1. Sữa chua uống
Sữa chua uống là một trong những loại sữa tốt cho người bị viêm đại tràng. Đây là loại sữa bò đã được lên men chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh protein, vitamin D, canxi, sắt, kẽm,… sữa chua uống còn chứa một lượng lớn probiotic (lợi khuẩn).
Probiotic có tác dụng ổn định hệ vi sinh trong đường ruột, ngăn chặn tình trạng loạn khuẩn và rối loạn tiêu hóa. Ở bệnh nhân bị viêm đại tràng, bổ sung lợi khuẩn thường xuyên giúp điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ giảm đầy hơi, chướng bụng, táo bón và kích thích vị giác.
Vì vậy sau bữa ăn chính, bệnh nhân có thể dùng 1 hộp nhỏ sữa chua uống để bổ sung lợi khuẩn và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung từ 1 – 2 hộp có thể cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng viêm đại tràng.
2. Sữa bò tách béo
Sữa bò tách béo (sữa tách kem/ sữa gầy) là các sản phẩm sữa đã được tách phần kem bằng công nghệ ly tâm. Các sản phẩm này thường chứa hàm lượng lactose và chất béo thấp nên rất thích hợp với người bị tăng cân, béo phì và người có vấn đề về dạ dày, đường ruột.
Bệnh nhân bị viêm đại tràng có thể sử dụng sữa bò hoặc một số loại sữa động vật đã được tách kem để bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì không chứa chất béo và hàm lượng lactose thấp nên đa phần các loại sữa gầy đều không gây đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi khi sử dụng. Hơn nữa, sữa tách béo chứa ít calo, không gây thừa cân và béo phì khi dùng lâu dài.
3. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành cũng là một trong những lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân bị viêm đại tràng. So với sữa bò, sữa đậu nành chứa hàm lượng chất béo thấp và hoàn toàn không chứa lactose. Do đó, loại sữa này có thể dùng cho cả người bị viêm đại tràng và người không dung nạp lactose.
Mặc dù là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật nhưng sữa đậu nành chứa hàm lượng protein, canxi và các khoáng chất khác cao hơn so với sữa bò. Hơn nữa, loại sữa này tương đối dễ tiêu hóa, ít gây kích thích lên dạ dày và đường ruột. Bên cạnh những lợi ích đối với hệ tiêu hóa, sữa đậu nành còn giúp tăng cường sức khỏe xương, cải thiện sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch.
4. Sữa óc chó
Đối với những người bị viêm đại tràng mãn tính gặp phải tình trạng ăn uống kém, suy nhược và sụt cân, sữa óc chó có thể là lựa chọn thích hợp. Loại sữa này được chế biến hoàn toàn từ hạt óc chó – loại hạt có hương vị thơm ngon, giàu đạm, khoáng chất, vitamin và axit béo lành mạnh.
Tương tự như sữa đậu nành, sữa óc chó hoàn toàn không chứa lactose nên rất thích hợp với người bị hội chứng không dung lactose và người bị viêm đại tràng cấp – mãn tính. Ngoài ra với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, sữa óc chó còn giúp cải thiện tình trạng suy nhược, mệt mỏi và xanh xao do viêm đại tràng tiến triển dai dẳng, mãn tính.
5. Sữa bắp
Vì không chứa lactose và hàm lượng chất béo thấp nên sữa bắp được xem là lựa chọn hoàn hảo dành cho bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp – mãn tính và người mắc hội chứng không dung nạp lactose. Sữa bắp chứa hàm lượng chất xơ cao hơn so với các loại sữa hạt, sữa đậu. Do đó, người bị viêm đại tràng thể táo bón nên cân nhắc bổ sung loại sữa này vào chế độ ăn hằng ngày.
Đặc biệt, sữa bắp còn chứa các hoạt chất chống viêm tự nhiên như zeaxanthin, lutein và anthocyanin. Các hoạt chất này có khả năng giảm mức độ viêm và phù nề ở ống tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại sữa này còn cung cấp hàng loạt các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện chức năng miễn dịch và duy trì sức khỏe tim mạch.
6. Sữa gạo
Sữa gạo là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật, với vị ngọt tự nhiên và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B, D và sắt. Hơn thế nữa, một ưu điểm nổi bật của của loại sữa này phải kể đến đó là không chứa Cholesterol và có một hàm lượng rất lớn Flavonoid – chất chống oxy hóa rất tốt đối với sức khỏe hệ tim mạch.
Ngoài ra, trong sữa gạo không chứa đường Lactose và hàm lượng chất béo cũng ở mức rất thấp nên người mắc bệnh viêm đại tràng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Đồng thời không cần lo lắng đến tình trạng tiêu chảy, đầy hơi hay chướng bụng.
Đọc ngay: Gợi ý mẹo trị viêm đại tràng bằng lá ổi đơn giản tại nhà
7. Sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân là một loại đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng, rất dễ sử dụng, lại có nhiều chất dinh dưỡng có công dụng tốt cho sức khỏe. Trong loại sữa này có khá ít calo nên hoàn toàn có thể dùng thay thế cho sữa bò nếu bạn có ý định giảm cân. Cụ thể, trung bình trong mỗi cốc 240ml chỉ chứa khoảng 30 – 50kcal.
Đặc biệt trong sữa hạnh nhân không chứa lactose nên phù hợp cho những người đang mắc các bệnh không dung nạp được lactose. Nhờ đó, loại sữa này rất phù hợp để sử dụng cho những người đang trong quá trình điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, đại tràng, đau bụng, đầy hơi hay khó tiêu. Nguyên nhân là do cơ thể của người bệnh bị thiếu hụt loại enzyme để tiêu hóa đường lactose.
Bên cạnh đó, thức uống này gần như không chứa đường tự nhiên nên phù hợp dùng cho những người không muốn tiêu thụ đường hoặc cần hạn chế tiêu thụ nhiều. Ngoài ra, trong sữa hạnh nhân rất giàu vitamin E và chất chống oxy hóa nên giúp người bệnh giảm stress và phòng ngừa bệnh ung thư.
8. Sữa yến mạch
Sữa yến mạch là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật và dùng để thay thế cho sữa động vật, thân thiện với người ăn chay, hơn nữa lại rất dễ tiêu hóa. Nó được làm bằng cách ngâm rồi trộn yến mạch đã được cắt hoặc cán cùng với nước. Sau đó lọc chúng qua lớp vải mỏng để tách lấy sữa ra khỏi yến mạch.
Trong loại sữa này chứa nhiều chất như canxi, sắt, kali, vitamin A và D. Đặc biệt trong sữa yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan nên có tác dụng tốt trong việc phòng chống cũng như hỗ trợ các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng hay đau dạ dày.
Khi đi vào trong ruột, chất xơ hòa tan này kết hợp với nước tạo thành một lớp gel. Lớp gel này sẽ bám lên thành ruột và giúp làm chậm quá trình hấp thu các chất béo không tốt, hay đường và các tác nhân có hại khác. Đồng thời làm tăng khối lượng phân, kích thích hoạt động của nhu động ruột.
Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan khi vào đến ruột già cũng sẽ được lên men, sau đó tạo thành một loại prebiotic giúp kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn Bifidobacterium. Loại lợi khuẩn này cư trú chủ yếu ở phần đại tràng, đem đến tác dụng bảo vệ đại tràng khỏi các chất cặn bã và vi khuẩn có hại gây ra viêm nhiễm. Nhờ đó giúp đại tràng hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm đại tràng co thắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
9. Sữa Ensure
Trước đó có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề viêm đại tràng có nên uống sữa Ensure không? Trong khi, Ensure là một loại sữa chứa rất nhiều thành phần vitamin cũng như khoáng chất nên khi nạp vào cơ thể, sẽ giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch, sức khỏe tổng thể. Đặc biệt là kích thích sự phát triển của các cơ, xương và cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Sau khi trải qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo rằng, những người bị tổn thương đại tràng nói chung hay mắc bệnh viêm đại tràng nói riêng có thể sử dụng sữa Ensure. Loại sữa này sẽ giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đồng thời, trong sữa Ensure chỉ chứa hàm lượng axit rất thấp, cụ thể là 0.1% so với lượng axit trong đại tràng.
Chính vì thế, người bệnh có thể yên tâm sử dụng sữa Ensure trong điều trị bệnh mà hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng sản phẩm với liều lượng vừa phải để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm đại tràng cũng có thể lựa chọn một số loại sữa chứa nguồn gốc từ thực vật như:
- Sữa đậu xanh, đậu đỏ
- Sữa mè
- Sữa hạt lanh
Phần lớn các loại sữa có nguồn gốc thực vật đều chứa hàm lượng chất béo thấp và hoàn toàn không chứa lactose. Hơn nữa, protein và các thành phần dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này dễ tiêu hóa hơn so với sữa có nguồn gốc động vật.
Nên biết: Viêm đại tràng có được ăn sữa chua không?
Một số lưu ý khi dùng sữa cho người bị viêm đại tràng
Ngoài việc lựa chọn loại sữa, bệnh nhân bị viêm đại tràng cũng nên lưu ý một số vấn đề khi bổ sung nhóm thực phẩm này. Thực tế cho thấy, dùng sữa không đúng cách cũng có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn và kích thích các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng chuyển biến nghiêm trọng hơn.
1. Chú ý thời điểm bổ sung
Thời điểm uống sữa là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân bị viêm đại tràng nên uống sữa sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ (tránh uống khi quá đói hoặc quá no). Đây là thời điểm thích hợp giúp cơ thể hấp thu toàn bộ protein, khoáng chất, vitamin và chất béo lành mạnh có trong sữa.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ. Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao và dồi dào, sữa còn nhiều tryptophan – một axit amin cần thiết để sản sinh serotonin. Như đã biết, serotonin chính là hormone tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng và hỗ trợ tăng cường chất lượng giấc ngủ. Do đó, bệnh nhân nên dùng 1 ly sữa ấm vào buổi tối để cải thiện tình trạng ngủ chập chờn, khó ngủ, đồng thời cung cấp vi chất dinh dưỡng cho cơ thể và hạn chế tình trạng đói vào ban đêm.
2. Không nên uống quá nhiều sữa
Uống quá nhiều sữa có thể gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy – nhất là với những người có vấn đề về đường ruột. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ dùng khoảng 2 hộp sữa chua uống và 200 – 400ml sữa bò, sữa thực vật mỗi ngày.
3. Các lưu ý khác
Ngoài ra khi dùng sữa, bệnh nhân bị viêm đại tràng cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Không sử dụng sữa nếu có tiền sử dị ứng
- Nên dùng sữa ấm (trừ sữa chua uống) để cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất, đồng thời tránh tình trạng đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
- Ngoài cách dùng sữa trực tiếp, bệnh nhân cũng có thể sử dụng sữa để chế biến các món ăn thơm ngon như bánh bông lan, bánh flan,…
- Không nên dùng sữa khi quá no hoặc quá đói. Uống sữa khi no làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, đồng thời tăng áp lực lên dạ dày và đường ruột. Trong khi đó, uống sữa khi đói kích thích lên dạ dày và làm bùng phát tình trạng đau thượng vị, ợ hơi và trào ngược.
- Nên lựa chọn các loại sữa ít đường hoặc không đường. Dùng sữa chứa hàm lượng đường quá cao có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến chứng đái tháo đường.
- Nếu không thể dùng sữa, bệnh nhân có thể thay thế bằng cách bổ sung trứng, quả bơ, hạt lanh, hạt chia và các loại thực phẩm giàu canxi, protein khác.
- Bên cạnh các loại sữa, bệnh nhân nên đa dạng chế độ ăn bằng một số nhóm thực phẩm lành mạnh khác như ngũ cốc, trứng, thịt, cá, rau xanh, củ, các loại hạt, đậu,…
Trên đây là những thông tin giải đáp “Người bị viêm đại tràng uống sữa được không? Các loại sữa phù hợp”, đồng thời đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi bổ sung. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể hơn, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp cần thiết.
Tham khảo thêm: