Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là một hậu quả khác của bệnh trào ngược. Tình trạng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều đến từ các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Tuy đơn giản nhưng không được chủ quan vì bệnh có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác khó lường.
Trào ngược dạ dày có gây mệt mỏi không?
Trào ngược dạ dày là tình trạng chất dịch mật và acid trong dịch vị dạ dày tăng tiết liên tục sinh ra dư thừa. Từ đó, các chất dịch vị này bắt đầu bị trào ngược lên trên thực quản, vòm họng và khoang miệng. Gây ra một số triệu chứng phổ biến như: buồn nôn, ợ chua, ho khan, đau họng, khó nuốt, đau vùng thượng vị,…
Trào ngược dạ dày là tình trạng bệnh diễn ra khá phổ biến, nó thuộc về bệnh rối loạn tiêu hóa gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân. Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do sự xâm nhập của vi khuẩn HP và chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lành mạnh.
Đây là căn bệnh không nguy hiểm nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Nhưng nếu để tình trạng trào ngược kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Acid dịch vị tấn công lên thực quản, làm bào mòn lớp niêm mạc bảo vệ, dẫn đến các vết loét, vết trợt ở thực quản.
Những vết thương ở thực quản nếu không được chữa trị có thể khiến thủng thực quản, tắc nghẽn thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản,… Khiến quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bệnh nhân. Khi ăn uống và sinh hoạt không thuận lợi, có thể gây ra suy nhược, căng thẳng.
Vì sự tác động tiêu cực của trào ngược dạ dày lên bệnh nhân khiến phát sinh ra những tình trạng như: hôi miệng, đau lưng, nghẹn cổ họng, viêm amidan, khó thở,… Tất cả những tình trạng trên dẫn đến việc mệt mỏi, stress, buồn chán. Có rất nhiều người bị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi và họ vẫn phải đối mặt với điều đó mỗi ngày.
Gợi ý thêm: Trào Ngược Dạ Dày Độ A Là Như Thế Nào? Có Nguy Hiểm Không?
Nguyên do của tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi
Hiện tượng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là một vấn đề hầu như ai cũng mắc phải. Nó khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái uể oải, mỏi mệt, kiệt sức và thiếu năng lượng. Việc trào ngược dạ dày gây mệt mỏi nếu kéo dài sẽ khiến sức khỏe bệnh nhân bị suy yếu kể cả thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi. Vẫn có thể xác định được nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, nhưng người bệnh phải theo dõi và tìm ra được nguyên nhân. Việc tìm ra điểm khởi phát của bệnh sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.
Một số những nguyên nhân được cho là ảnh hưởng nhiều nhất đến trào ngược dạ dày gây mệt mỏi:
Trào ngược dạ dày khiến thực quản bị tổn hại gây mệt mỏi
Trào ngược dạ dày là khi dịch mật và acid bắt đầu trào ngược lên các cơ quan phía trên của dạ dày. Việc trào ngược này khiến thực quản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các chất dịch vị làm bào mòn gây viêm loét cho thực quản. Ban đầu là các vết thương nông, phẳng nhưng sau một thời gian vết loét dần lớn, sâu và dài hơn.
Việc tồn tại vết loét trong thực quản làm chức năng của thực quản bị suy yếu gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng viêm thực quản ăn mòn là nguyên nhân gây ra các triệu chứng chảy máu mạn tính. Các vết loét bắt đầu trầm trọng hơn, lan rộng hơn nên tình trạng thủng thực quản và xuất huyết rất dễ xảy ra.
Không chỉ xuất huyết thực quản mà còn có thể xuất huyết cả hệ tiêu hóa. Nếu hệ tiêu hóa bị thủng, thức ăn sẽ rất dễ rơi vào ổ bụng và gây ra viêm phúc mạc, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Việc chảy máu thực quản trong một thời gian sẽ khiến bệnh nhân bị thiếu máu.
Vấn đề thiếu máu chính là nguyên nhân gây ra mệt mỏi, uể oải kéo dài. Bệnh nhân lo lắng, hoảng sợ vì các triệu chứng của mình dần hình thành nên tâm lý căng thẳng. Khi tâm lý có vấn đề, cơ thể sẽ trở nên suy nhược, chán ăn, mệt mỏi, dẫn đến việc trào ngược dạ dày trầm trọng hơn.
Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi do đau lưng
Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi do đau lưng cũng là một nguyên nhân phổ biến thường hay xảy ra, đặc biệt là các bệnh nhân trung niên và lớn tuổi. Việc trào ngược khiến dịch vị acid có thể tác động và phá hủy cả các sợi thần kinh ở khu vực lưng ngực. Điều này, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi do đau thắt vùng lưng ngang ngực.
Ngoài ra, để tránh việc trào ngược acid lên thực quản, cổ họng, người bệnh còn thường xuyên kê gối nằm cao. Việc này vô tình khiến các dây thần kinh vai gáy bị căng thẳng, dẫn đến việc đau vai gáy. Kéo dài tình trạng này, bệnh nhân sẽ trở nên suy nhược, đuối sức do cơn đau lưng, vai, gáy hoành hành.
Nếu việc nằm cao kéo dài với tần suất liên tục có thể khiến tổn thương dây thần kinh vai, gáy và lưng. Tình trạng này gây ra cho bệnh nhân mệt mỏi, đau nhức liên miên, biến chứng để lại cũng gây nguy hiểm đó chính là thoái hóa cột sống. Bệnh nhân không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và năng suất làm việc.
Buồn nôn khiến trào ngược dạ dày gây mệt mỏi
Buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày. Vấn đề buồn nôn và nôn này có thể kéo dài và xuyên suốt trong quá trình diễn biến của bệnh. Dù là tình trạng bệnh nhẹ hay nặng thì triệu chứng nôn vẫn thường hay xảy ra. Nguyên nhân là do chất dịch vị trào ngược lên dạ dày khó nuốt, mùi khó chịu và chua.
Tình trạng buồn nôn kéo dài sẽ khiến bệnh nhân bị kiệt sức, mệt mỏi. Chất acid và đồ ăn không tiêu trào ngược lên vòm họng khiến cổ họng có mùi khó chịu, lưỡi bị viêm, cảm thấy đắng miệng và chán ăn. Khi không còn muốn ăn, cơ thể bệnh nhân sẽ không có đủ chất dinh dưỡng để sinh ra kháng thể, càng khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Tâm lý bệnh nhân bị căng thẳng và áp lực bởi chuyện ăn uống. Cổ họng tiếp xúc với acid dịch vị cũng gây viêm, đau rát nên việc ăn uống cũng rất khó khăn. Ăn no thì sẽ bị khó tiêu, trào ngược, ăn ít sẽ bị đói và đau bao tử, những vấn đề này khiến bệnh nhân trăn trở và mọi mệt.
Khi bị trào ngược dạ dày, tình trạng tức ngực, căng tức vùng bụng và đau vùng thượng vị cũng thường hay xảy ra. Vì vậy, việc buồn nôn và nôn sẽ khiến cho những tình trạng đó được xoa dịu và giảm xuống, bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng nếu liên tục nôn ói có thể khiến người bệnh bị kiệt sức, chán ăn và mệt mỏi.
Nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc
Thuốc Tây là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh trào ngược dạ dày. Nổi bật với ưu điểm tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả, rất nhiều người đã chữa trị được dứt điểm tình trạng trào ngược của dạ dày bằng thuốc Tây. Tuy nhiên, thuốc Tây vẫn tồn tại một số khuyết điểm và nghiêm trọng nhất đó là những tác dụng phụ mang lại.
Những loại thuốc thường được dùng cho bệnh trào ngược dạ dày như: thuốc thụ thể histamin, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng dopamin, thuốc giảm đau,… Các loại thuốc này rất hiệu quả và chữa trị nhanh chóng cho vấn đề trào ngược của dạ dày. Nhưng có những thuốc với liều lượng kháng sinh rất cao nên dễ gây ra mệt mỏi.
Có một số loại thuốc chữa trị trào ngược dạ dày nhưng lại khiến cho cơ thể không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác, điển hình như chất sắt, vitamin B2,… Việc này dẫn đến cơ thể bắt đầu suy yếu vì không có đủ kháng thể chống lại bệnh tật. Dù trị được bệnh trào ngược dạ dày nhưng vẫn khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu máu, uể oải.
Việc dùng thuốc Tây cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Uống đúng liều lượng, không lạm dụng thuốc và không kết hợp thuốc với những thuốc chữa bệnh khác. Việc tự tiện thay đổi thuốc có thể khiến gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Việc suy nhược, mệt mỏi, chán ăn cũng là một tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân.
Sốt khiến người bị trào ngược dạ dày mệt mỏi
Khi acid trào ngược lên trong một khoảng thời gian sẽ khiến các cơ quan có tiếp xúc bị ảnh hưởng. Acid có thể làm bệnh nhân bị bào mòn dạ dày, thực quản, dây thần kinh,… gây ra viêm loét và chảy máu mãn tính. Việc chảy máu có thể khiến nội tạng bị viêm nhiễm và có thể đi kèm với sốt cao.
Xuất huyết nội tạng sẽ dễ khiến người bệnh bị sốt, co giật, sốc và một số những biến chứng khác. Nếu chỉ rỉ máu nhỏ nhưng xuất hiện sốt thì cần nên đến bác sĩ để được chữa trị nhanh chóng, tránh chủ quan sẽ dễ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Sau những triệu chứng mà bệnh trào ngược dạ dày gây ra, đã khiến cho bệnh nhân bị kiệt sức và thiếu năng lượng. Bên cạnh đó, còn có hiện tượng sốt cao càng khiến sự mệt mỏi của bệnh nhân nghiêm trọng hơn. Nếu không mau chóng điều trị phù hợp sẽ rất dễ khiến bệnh nhân tử vong.
Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là do mất ngủ
Vấn đề trào ngược dạ dày gây mệt mỏi cũng đến từ nguyên nhân mất ngủ. Đây là một vòng lặp, liên tục xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì trào ngược dạ dày nên gây ra mất ngủ và vì mất ngủ nên đã gây ra mệt mỏi. Vì vậy những bệnh nhân thường hay bị trào ngược sẽ ngủ không được ngon và sâu giấc.
Theo các bác sĩ thì tình trạng trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện nhiều vào ban đêm. Có thể do tư thế nằm nên acid dịch vị dễ trào ngược lên thực quản và cuống họng. Điều này khiến bệnh nhân bị khó ngủ, mất ngủ. Bệnh nhân cũng cảm thấy bụng đau âm ỉ, nóng rát và rất khó chịu.
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Nếu ngủ đủ giấc cơ thể sẽ sảng khỏe, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Nhưng nếu giấc ngủ không đủ, không sâu giấc và dễ giật mình thức giấc giữa đêm thì cơ thể sẽ mệt mỏi và thiếu năng lượng. Những hậu quả dẫn đến đó là sa sút trong công việc và cuộc sống kém hạnh phúc.
Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản K21 Là Gì? Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Cách khắc phục trào ngược dạ dày gây mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi này nên cần được giải quyết sớm để tránh gây ra các hậu quả nghiêm trong. Việc tìm cách chữa trị vấn đề mệt mỏi cũng là cách để xử lý căn bệnh trào ngược dạ dày. Ngoài dùng thuốc hay các can thiệp trong y khoa thì bệnh nhân cần kết hợp việc chữa trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống,…
Một số cách khắc phục trào ngược dạ dày gây mệt mỏi phổ biến nhất:
Điều trị nội khoa
Nội khoa chính là cách hiệu quả nhất trong việc điều trị trào ngược dạ dày. Việc uống thuốc mang lại sự nhanh chóng, tiện lợi mà còn giảm được các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Các loại thuốc này chính là thuốc dùng để điều trị trào ngược dạ dày, khi khắc phục được căn bệnh này mới có thể giảm được triệu chứ mệt mỏi, căng thẳng.
Các loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole 20mg, Lansoprazole, Pantoprazole): Giúp làm liền sẹo, lành các vết thương, viêm loét có trong dạ dày và thực quản. Giảm được lượng dịch vị sản sinh trong dạ dày, được dùng bởi phản ứng tốt, giảm triệu chứng nhanh và hiệu quả lâu dài.
- Thuốc ức chế và điều hòa acid dịch vị (Omeprazole, Rabeprazole, Esomeprazole): Giúp kiểm soát và điều chỉnh được lượng acid đang tăng tiết dư thừa trong dạ dày hiệu quả. Thuốc có thể hạn chế gây tình trạng trào ngược, làm lành sẹo và có tác dụng trong thời gian dài.
Thuốc nên được uống đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng dẫn đến nhờn thuốc, không tự ý thay đổi liều lượng vì sẽ khiến bệnh nhân mắc phải những tác dụng phụ như việc mệt mỏi và các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp này chỉ được chỉ định thực hiện khi những cách chữa trị khác không thành công và không giúp bệnh tình thuyên giảm. Điều trị bằng ngoại khoa thường sẽ chỉ thực hiện với tình trạng bệnh nhân nặng và nghiêm trọng. Để tránh được các biến chứng nguy hiểm, việc điều trị ngoại khoa sẽ xử lý được dứt điểm tình trạng bệnh.
Việc này cho phép các bác sĩ phẫu thuật tạo thêm một van dạ dày ở vị trí thực quản thấp, giúp ngăn chặn được tình trạng dịch acid trào ngược lên thực quản. Để tránh được vấn đề sẹo và lâu lành, các bác sĩ sẽ thực hiện mổ nội soi, được đánh giá là phương pháp hiệu quả tương tự như mổ mở.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần có những cân nhắc về rủi ro khi thực hiện phẫu thuật. Có nhiều người đã gặp phải vấn đề chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và nuốt khó, còn có một số trường hợp tử vong khi đang thực hiện phẫu thuật. Vì thế cần phải kiểm tra tình trạng sức khỏe cẩn thận trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Một số bài thuốc dân gian thường được sử dụng trong việc chữa trị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi. Những tình trạng bệnh khi còn nhẹ, khởi phát thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn nếu bệnh đã trở nặng và xuất hiện nhiều biến chứng bất thường, cần phải đến bác sĩ để chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Các bài thuốc dân gian được bệnh nhân tin tưởng và yêu thích bởi sự tiện lợi, đơn giản, an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí mà không gây ra tác dụng phụ. Nhưng về phần hiệu quả dứt điểm vẫn chưa được kiểm chứng, vì thế người bệnh cần lưu ý khi sử dụng những bài thuốc dân gian.
Các nguyên liệu thiên nhiên thường được dùng để chữa trào ngược dạ dày:
- Nghệ và mật ong: Có tính kháng viêm và chống oxy hóa cao phù hợp điều trị viêm loét dạ dày. Giúp bảo vệ niêm mạc, kiểm soát viêm nhiễm và xoa dịu các triệu chứng nhanh chóng
- Gừng tươi: Với khả năng chống viêm, giảm sưng, giúp trung hòa lượng acid dạ dày. Gừng còn giúp cải thiện hiệu quả được các triệu chứng ợ chua, buồn nôn, khó tiêu
- Lá trầu không: Các hoạt chất Tanin trong lá trầu không có thể kiểm soát hiệu quả lượng acid trong dạ dày cũng như làm lành được các vết viêm loét.
- Lá mơ lông: Thành phần protein, vitamin C và tinh dầu có trong lá mơ lông giúp giải độc, sát khuẩn, kháng viêm cho các vết loét, tăng cường được hệ miễn dịch cho dạ dày.
Bài viết liên quan: Dùng Cây Rau Mương Chữa Trào Ngược Dạ Dày Theo Mẹo Dân Gian
Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống
Vấn đề sinh hoạt và ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc chữa trị được căn bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh cần xây dựng lại thói quen ăn uống sao cho hợp lý, không nên ăn quá nhanh hoặc ăn và buổi tối sau 9h tối. Lưu ý người bị đau dạ dày không được bỏ bữa, nên phân nhỏ các bữa ra để có thể tiêu hóa được tốt hơn.
Tập thói quen nhai kỹ nuốt chậm để thức ăn được nghiền nát trước khi đến dạ dày để tránh các tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Duy trì ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và trái cây. Bệnh nhân hạn chế ăn các đồ độc hại như: thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, trái cây quá chua,…
Tuyệt đối không dùng các loại nước uống có cồn hoặc chứa chất kích thích để hạn chế làm tăng dịch vị acid trong dạ dày. Không nên hút thuốc để sản sinh nhiều chất cortisol gây viêm loét dạ dày. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và khi tiếp xúc với cộng đồng để tránh lây nhiễm khuẩn HP gây ra bệnh trào ngược dạ dày.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để sức khỏe được cải thiện, hạn chế các vấn đề mệt mỏi khi bị trào ngược dạ dày. Việc vận động có thể giúp bệnh nhân tiêu hao năng lượng và tạo cảm giác đói bụng, thèm ăn hơn. Sinh hoạt, ngủ nghỉ đúng giờ giấc để cơ thể có sức đề kháng giúp chống lại các nguy cơ bệnh tật.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
Tinh thần thoải mái vui vẻ có thể giúp cải thiện nhanh chóng được vấn đề trào ngược dạ dày gây mệt mỏi. Không chỉ với căn bệnh này, mà với bất kỳ bệnh lý nào cũng cần bệnh nhân cố gắng giữ tinh thần nhẹ nhàng lạc quan để bệnh không diễn biến nghiêm trọng.
Cần nghỉ ngơi nhiều, giữ đầu óc thoải mái, bình tĩnh, không căng thẳng để quá trình điều trị bệnh được đơn giản hơn. Khi tinh thần và tâm lý ổn định thì các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng cũng từ đó mà được cải thiện tốt hơn.
Những lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi
Nếu triệu chứng được phát hiện ra sớm và tiến hành khắc phục nhanh chóng thì việc điều trị trào ngược dạ dày thật ra sẽ không quá khó khăn. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng nên lưu ý một số điều để bệnh được cải thiện và hiệu quả hơn:
- Cần phải xây dựng một thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng từ bác sĩ để việc điều trị được hiệu quả hơn.
- Không ăn quá no trong một bữa. Bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để việc tiêu hóa tốt hơn. Lưu ý không để bụng quá đói vì dạ dày sẽ phải làm việc nhiều hơn khiến tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
- Không ăn sai tư thế. Không nằm, tắm, vận động mạnh khi vừa mới ăn xong. Cần ngồi nghỉ để thức ăn tiêu hóa dần.
- Bổ sung thêm nhiều nước, rau xanh, trái cây tươi. Tránh các loại trái chua như: cam, quýt, tắc, bưởi,… Hạn chế các thực phẩm gây hại cho sức khỏe.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân hạn chế thức khuya, làm việc quá sức. Luôn cố gắng để cho tinh thần thoải mái, thư giãn, nhẹ nhàng.
- Dành thời gian để tập thể dục thể thao khoảng 15 – 30 phút, có thể áp dụng các bài tập tốt cho sức khỏe dạ dày, tránh vấn đề trào ngược.
- Đến kiểm tra bác sĩ nhanh chóng nếu có các dấu hiệu và triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị.
Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là một tình trạng khá phổ biến. Khiến bệnh nhân luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, căng thẳng và thiếu năng lượng. Vấn đề này nếu kéo dài cũng có thể gây ra các hệ lụy nghiêm trọng. Cần thăm khám và điều trị nhanh chóng để bệnh không diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Yoga Với 13 Bài Tập Đơn Giản Tại Nhà
- Chữa Mẹo Dùng Giấm Táo Giảm Trào Ngược Axit Dạ Dày