Nội dung chính

Trào ngược dạ dày cấp độ A là một giai đoạn trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh là khởi đầu cho các giai đoạn tiếp theo, sẽ có những vết thương nhỏ xuất hiện tại thực quản gây ra một số biểu hiện nhẹ cho bệnh nhân. Cần lưu ý theo dõi và chữa trị bệnh kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Các cấp độ của trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thường hay xảy ra với các bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến dạ dày và tiêu hóa. Hiện tượng dịch mật, acid dịch vị trong dạ dày trào ngược từ dạ dày lên trên thực quản, cuống họng, khoang miệng khiến bệnh nhân có những biểu hiện khó chịu, mệt mỏi.

Lượng acid trong dạ dày tăng lên kết hợp với việc sức khỏe dạ dày yếu có thể gây ra những tổn thương bên trong dạ dày. Acid là một chất có thể ăn mòn mọi thứ và nếu niêm mạc dạ dày tiếp xúc quá nhiều với lượng acid này, chắc chắn sẽ sinh ra hiện tượng viêm loét.

Các cấp độ của trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là khi chất dịch mật, acid trong dạ dày bắt đầu tăng tiết và trào lên phần thực quản.

Tình trạng trào ngược dạ dày đang ngày càng xảy ra nhiều hơn ở nhiều người, thường sẽ mắc phải ở những đối tượng như: thừa cân, béo phì, lạm dụng bia rượu, hút thuốc, ăn uống không điều độ, khoa học, những người từ 50 tuổi trở lên,… Đa phần, các bệnh nhân đều có lối sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh nên dễ mắc phải căn bệnh này.

Tần suất của tình trạng trào ngược thông thường xuất hiện trên 2 lần/ tuần thì có thể được xem là trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày thực quản cũng sẽ phân chia mức độ nghiêm trọng thông qua 5 cấp độ. Những cấp độ này thể hiện rõ được tình trạng và giai đoạn diễn biến của bệnh:

  • Cấp độ 0: Đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh và gần như là không có. Ngay cả khi dùng phương pháp nội soi cũng không tìm ra được những tổn thương trong thực quản. Chứng tỏ rằng tình trạng trào ngược dạ dày chưa gây ra vết thương cho vùng thực quản và chưa dẫn đến các biến chứng khác như: gây nghẹn cổ, gây đau lưng, gây hôi miệng, gây mệt mỏi,…
  • Cấp độ A: Cấp độ này đã bắt đầu xuất hiện những vết thương nhỏ xung quanh thực quản. Các tổn thương chỉ là những vết xước nhỏ, không sâu, chỉ dài khoảng 5mm. Các vết trượt, vết loét chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, chỉ là những dấu hiệu khởi phát cần khắc phục kịp thời.
  • Cấp độ B: Với cấp độ này, vùng niêm mạc trên thực quản đã có các vết thương, viêm loét nặng hơn và lớn hơn. Chiều dài đã phát triển lớn hơn 5mm và bắt đầu xuất hiện nhiều hơn xung quanh thực quản. Bệnh nhân sẽ dễ mắc phải trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ, làm việc ăn uống khó khăn do thực quản bị hẹp.
  • Cấp độ C: Những vết loét trong thực quản bắt đầu mở rộng phạm vi hơn, các vết lớn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân. Với cấp độ C có thể gọi là bệnh Barrett thực quản, chính là giai đoạn tiền ung thư thực quản. Mức độ loạn sản sẽ phát triển dần từ nhẹ đến nặng trong quá trình hình thành ung thư.
  • Cấp độ D: Lúc này, Barrett thực quản trở nên nặng và nghiêm trọng hơn gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Các vết viêm loét cũng đã lớn hơn chu vi thực quản. Có khả năng phát triển thành ung thư rất cao và nếu không điều trị thì khả năng hồi phục sẽ rất thấp.

Các cấp độ này sẽ diễn biến trong một thời gian, nếu bệnh nhân chủ quan các dấu hiệu của bệnh sẽ rất nguy hiểm bởi những biến chứng mà nó mang lại. Tuy trào ngược dạ dày là một tình trạng phổ biến, nhưng đã có rất nhiều bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối do phát hiện và điều trị bệnh quá trễ.

Gợi ý thêm: Trào ngược dịch mật: Cách nhận biết và Phương pháp điều trị

Trào ngược dạ dày độ A là như thế nào?

Viêm trào ngược dạ dày độ A được xem là mức độ phổ biến nhất của những người bị trào ngược. Nhưng đây cũng là giai đoạn người bệnh dễ bỏ qua và chủ quan nhất vì nó chưa gây nguy hiểm và đau đớn nhiều.

Viêm trào ngược dạ dày độ A là gì?

Cấp độ A là cấp độ khởi phát cho quá trình phát triển của bệnh. Nếu với cấp độ 0 thì bệnh nhân chưa phát hiện được dấu hiệu gì thì với trào ngược dạ dày thực quản độ A sẽ bắt đầu có những tổn thương nhỏ. Những tổn thương này gây ra do chất acid làm tổn thương đến vùng niêm mạc thực quản, tạo ra những vết loét, vết trợt tại đây.

Trào ngược dạ dày độ A là như thế nào?
Khi acid tác động làm bào mòn niêm mạc, thực quản sẽ bị viêm nhẹ với những vết thương nhỏ.

Trào ngược dạ dày độ A khi kiểm tra bằng phương pháp nội soi sẽ thấy có những vết thương rất nhỏ, có thể nhiều nhưng không sâu. Mức độ tổn thương rất nhẹ, chiều dài vết thương chỉ dài 5mm, không ảnh hưởng gì nhiều đến vùng thực quản. Tuy nhẹ nhưng giai đoạn phát triển lên cấp độ B là rất nhanh nếu không điều trị.

Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản độ A

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có một số những biểu hiện báo hiệu tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề. Nhiều người vẫn nghĩ đó là hiện tượng bình thường của trào ngược nhưng cũng có thể gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu để ý sẽ nhận ra được các dấu hiệu của trào ngược dạ dày mức độ A.

  • Ợ chua và nóng: Nếu trong dạ dày quá dư thừa acid dịch vị sẽ trào ngược lên vùng thực quản khiến bệnh nhân liên tục ợ chua. Hiện tượng này xảy ra bất kể là khi bụng no hay đói. Luồng hơi thoát ra sẽ có vị chua, đó là mùi của thức ăn khó tiêu và dịch mật, kèm theo đó là nóng rát khó chịu ở thực quản và cổ họng.
  • Đắng miệng, khó nuốt: Khi acid dịch vị dạ dày trào ngược lên vùng thực quản và cả cổ họng sẽ khiến những vùng này bị bào mòn tạo thành các vết thương. Những vết thương, vết loét này bắt đầu ảnh hưởng khiến vùng thực quản và cổ họng bị sưng và hẹp lại. Khi đó việc nuốt thức ăn xuống dạ dày sẽ rất khó khăn. Đồng thời, dịch mật trào lên cũng khiến bệnh nhân bị đắng miệng, chán ăn.
  • Nóng và đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ, dai dẳng khó chịu, nóng rát. Nguyên nhân là do vết viêm loét gây ra những tổn thương đối với niêm mạc của thực quản. Cơn đau này sẽ kéo dài khoảng vài giờ mỗi ngày, sẽ xuất hiện khi bụng quá đói hoặc quá no.
  • Tiết nhiều nước bọt: Đây là một cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp kháng cự và trung hòa lại lượng acid đang làm tổn thương đến thực quản. Vì nước bọt có tính kiềm nên việc tiết ra nhiều nước bọt sẽ khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuyến nước bọt cũng tự nhiên mà tiết ra chứ không cần người bệnh phải chủ động.
  • Buồn nôn, nôn nhiều: Trong giai đoạn phát triển bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ rất nhạy cảm và sức khỏe cũng yếu đi do ảnh hưởng của việc trào ngược dạ dày. Vì thế khi tiếp xúc với thức ăn lạ, có mùi nặng, khó ăn sẽ khiến bệnh nhân dễ buồn nôn. Khi nôn sẽ là phần thức ăn chưa tiêu hóa. Biểu hiện này được đánh giá là xảy ra thấp nhất, chỉ thường xuất hiện đối với người quá nhạy cảm.
  • Ho khan, đau họng: Acid và dịch vị dạ dày là những chất rất mạnh nên khi cổ họng phải tiếp xúc thường xuyên sẽ có thể gây ra tình trạng ho khan và đau họng. Vì khá mạnh nên acid khi trào ngược có mùi chua khiến cổ họng bị khé, đau và khó chịu. Ngoài ra, dịch còn xâm nhập vào cả đường hô hấp gây ra ho khan và khàn tiếng.
Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản độ A
Đau họng cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh khi ở cấp độ A.

Có thể bạn quan tâm: Trào ngược dạ dày gây viêm họng nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày độ A nặng hay nhẹ? Có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày độ A thật ra không nguy hiểm đến tính mạng. Nó chỉ mới là giai đoạn khởi phát đầu tiên của bệnh nên các biểu hiện và triệu chứng còn rất nhẹ. Các dấu hiệu chỉ cảnh báo tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề, còn những vấn đề như nhức nhối, đau đớn thì hầu như không có.

Trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi khá phổ biến của các bệnh nhân đang ở giai đoạn này. Đối với người nhạy cảm, có thể triệu chứng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nhưng nhìn chung vẫn không gây nguy hiểm trầm trọng cho sức khỏe và tính mạng.

Nhưng giai đoạn này sẽ diễn biến rất nhanh và có thể phát triển thành cấp độ B mà người bệnh không hề hay biết. Dù cấp độ A là cấp độ bệnh nhẹ nhưng vẫn sẽ dễ dàng phát triển lên các mức độ khá nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Bệnh có thể gây ra một số các biến chứng nguy hiểm không kịp thời chữa trị từ cấp độ A.

Có 3 biến chứng quan trọng và thường gặp nhất nếu bệnh nhân không chữa trị từ cấp độ A:

Loét thực quản

Khi thực quản phải tiếp xúc và chịu đựng trong một thời gian dài với acid dịch vị từ dạ dày sẽ khiến thực quản bị tổn thương nghiêm trọng. Dịch vị thức ăn và acid trào ngược lên làm thực quả bị bào mòn gây ra các vết viêm loét. Những vết loét này nếu không được điều trị có thể khiến loét sâu hơn, lớn hơn và nặng hơn.

Tình trạng vết loét lớn kéo dài quá lâu khiến thực quản bị hẹp lại và quá trình nuốt đồ ăn, thức uống sẽ rất đau rát, khó khăn. Các hậu quả khi để thực quản bị viêm loét lâu sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý khác như: ung thư thực quản, chảy máu đường tiêu hóa, vỡ thực quản,…

Barrett thực quản

Barrett thực quản chính là giai đoạn tiền ung thư, tuy chỉ chiếm 5% trường hợp Barrett phát triển lên ung thư, nhưng nó vẫn là một biến chứng rất nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra Barrett thực quản cũng từ tình trạng dịch vị dạ dày tác động lên thực quản trong một thời gian dài, khiến thực quản bị tổn thương, viêm loét.

Khi acid tác động lâu ngày sẽ khiến thực quản bị viêm loét, kích thích quá trình sản sinh tế bào loạn sản hình thành nên Barrett thực quản. Việc loạn sản khiến cơ quan thực quản không thể hoạt động bình thường. Bệnh có thể nhanh chóng tiến triển thành ung thư thực quản nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời.

Ung thư thực quản

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị bệnh sớm từ khi ở cấp độ A. Những bệnh nhân duy trì lối sống không lành mạnh, có bệnh lý sẵn trong người hoặc người từ 50 tuổi trở lên là những đối tượng dễ có nguy cơ mắc ung thư thực quản. Vì hệ miễn dịch cũng như sức khỏe cơ thể đã không còn tốt và nhiều kháng thể như trước

Việc không phát hiện và điều trị sớm từ những triệu chứng đầu, sẽ khiến bệnh dần phát triển thành ung thư. Từ những vết loét nhẹ đến khi lớn hơn gây ra viêm loét thực quản dẫn đến Barrett, bệnh nhân vẫn không điều trị thì khả năng hình thành tế bào ung thư thực quản rất cao. Khi đó, việc chữa trị sẽ khó và tỉ lệ hồi phục cũng rất thấp.

Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày mức độ A

Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày mức độ A cũng sẽ giống như chẩn đoán của bệnh trào ngược dạ dày thông thường. Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kết luận bệnh nhân đang ở giai đoạn nào, sau đó giải thích và tư vấn cách điều trị phù hợp với mỗi mức độ bệnh.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi qua các câu để khai thác thông tin bệnh của bệnh nhân. Khám lâm sàng để biết được tình trạng bệnh, tiền sử bệnh lý trước đây, các triệu chứng hiện tại, những ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống,… Sau khi nắm được tình hình bệnh sẽ bắt đầu các phương pháp chẩn đoán chính xác và cụ thể hơn.

  • Chụp X – quang: Là một cách chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh. Bác sĩ sẽ có thể nhìn nhận tổng quan về mức độ của bệnh. Các tổn thương sẽ được thể hiện thông qua hình chụp X-quang, cho thấy rõ các vết loét, trầy xước hiện tại ở thực quản và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chụp X-quang sẽ hạn chế việc nhìn thấy được các vết xước nhỏ nằm ở vị trí khuất, khó nhận ra.
  • Theo dõi pH thực quản trong vòng 24h: Phương pháp này giúp xác định được nồng độ của acid trong thực quản. Nếu các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng xảy ra với tần suất quá nhiều và liên tục, sẽ được chỉ định để dùng phương pháp chẩn đoán này. Quá trình theo dõi pH trong 24h, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi bình thường mà không cảm thấy khó chịu và đau đớn.
  • Phương pháp nội soi: Nội soi là phương pháp phổ biến được dùng cho việc chẩn đoán các căn bệnh về dạ dày. Đối với phương pháp này, người bệnh sẽ được đưa một ống mềm có camera từ miệng xuống thực quản giúp theo dõi và đưa hình ảnh trực tiếp lên màn hình. Bác sĩ có thể quan sát trực tiếp bên tình trạng các vết loét bên trong thực quản, dạ dày.

Phương pháp nội soi có thể giúp xác định được nguyên nhân dẫn đến trào ngược. Đồng thời, có thể lấy sinh thiết để tầm soát khả năng ung thư, biết được vết loét là lành tính hay ác tính. Nội soi còn có thể xác định được trong thực quản, dạ dày có tồn tại vi khuẩn HP hay không.

Xem thêm: Các mức độ trào ngược dạ dày và những lầm tưởng

Cách điều trị trào ngược dạ dày độ A hiệu quả

Điều trị trào ngược dạ dày độ A là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy các triệu chứng của cấp độ này khá nhẹ và không ảnh hưởng nhiều, nhưng các biến chứng theo sau đó rất nguy hiểm. Trào ngược dạ dày có 5 mức độ và mức độ A là khởi phát cho quá trình diễn biến của bệnh.

Các cấp độ sẽ diễn biến khá nhanh, từ mức độ A lên mức độ B cũng sẽ trong một khoảng thời gian ngắn. Vết loét mỗi ngày đều bị acid tác động khiến ngày càng lớn hơn, ảnh hưởng đến niêm mạc ở nhiều vị trí khác. Có nhiều cách để điều trị, người bệnh cần kết hợp dùng thuốc và cả sinh hoạt lành mạnh để có hiệu quả nhanh chóng.

Điều trị bằng cách dùng thuốc

Việc dùng thuốc là cách điều trị được ưu tiên hàng đầu đối với mọi căn bệnh. Uống thuốc mang lại sự hiệu quả, tiện lợi và nhanh chóng. Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp chữa trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể biết rõ được tình trạng bệnh và dùng thuốc phù hợp.

Cách điều trị trào ngược dạ dày độ A hiệu quả
Thuốc Tây là một cách chữa trị trào ngược dạ dày độ A hiệu quả nhất.

Các loại thuốc thường được dùng để chữa trào ngược dạ dày độ A:

  • Thuốc trung hoà acid Hcl dịch vị: Để trung hòa lượng acid hiệu quả, giúp giảm được các triệu chứng của bệnh. Dùng những loại thuốc này giảm được lượng dịch vị đang tăng tiết và trào ngược lên thực tràng, các bác sĩ thường sẽ kê các thuốc như: Pantoprazole, Cacbonat Canxi, Natri, Carbonate monosodique, Maalox, Polisilane gel, Phosphalugel, Gasterine, Barudon,…
  • Nhóm thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc tạo màng bọc dạ dày là những thuốc bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công và xâm nhập của tác nhân gây hại như acid dịch vị trong dạ dày. Đồng thời thuốc có thể trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Một số loại thuốc như: Kaolin, Smecta, Gastropulgite.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc giúp giảm sản xuất acid dịch vị trong dạ dày, được xem là những loại thuốc ức chế được sinh sản sinh của dịch vị mạnh nhất tại thị trường thuốc. Một số loại có thể kể đến như: Cimetidine, Ranitidine, Omeprazole,…

Việc dùng thuốc phải thông qua ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Sau khi đã chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Vì chỉ mới cấp độ A nên không cần can thiệp xâm lấn để phẫu thuật. Nhưng bệnh nhân luôn phải cẩn thận với các tác dụng phụ mà thuốc có thể mang lại.

Nếu có bất kỳ các dấu hiệu nào bất thường hoặc triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, nên ngừng dùng thuốc và đến bác sĩ để được kiểm tra. Không tự ý đổi thuốc hoặc lạm dụng thuốc sai liều lượng đã định sẽ dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Điều trị bằng cách thay đổi thói quen sống

Việc thay đổi thói quen sống cũng giúp cho bệnh trào ngược dạ dày cấp độ A được chuyển biến tốt hơn. Dùng thuốc chỉ hiệu quả một phần, cần phải kết hợp với cả lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học mới có thể cải thiện được bệnh. Để giúp bệnh có kết quả tốt, bệnh nhân cần phải duy trì thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý.

Điều trị bằng cách thay đổi thói quen sống
Duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp các triệu chứng trào ngược dạ dày được cải thiện.

Một số điều lưu ý trong thói quen sinh hoạt hằng ngày mà người bệnh cần cân nhắc để thay đổi:

  • Ăn đủ bữa, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để tiêu hóa tốt hơn.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Nghiên cứu các món ăn phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày
  • Ăn chín uống sôi, nhai kỹ nuốt chậm.
  • Tránh các thói quen xấu trong ăn uống như: ăn sai tư thế, ăn nhanh, vận động hoặc đi tắm khi vừa ăn xong, lười tập thể dục,…
  • Không tiếp nhận các thực phẩm độc hại cho dạ dày như: đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá chua hoặc quá cay nóng,…
  • Tăng cường luyện tập thể dục, áp dụng các bài tập tốt cho dạ dày.
  • Duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân béo phì.
  • Tránh mệt mỏi, căng thẳng, stress.

Trào ngược dạ dày thực quản độ A không phải là tình trạng nghiêm trọng, nó chỉ là khởi phát cho quá trình diễn biến của bệnh trào ngược. Nhưng nếu không kiểm tra và điều trị kịp thời rất có thể bệnh sẽ chuyển biến sáng cấp độ tiếp theo nguy hiểm hơn. Cần kết hợp dùng thuốc và sinh hoạt lành mạnh để có được hiệu quả nhanh chóng.

Bài viết có liên quan: 

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp