Nội dung chính

Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế bao gồm phương án không sử dụng thuốc, dùng thuốc và phẫu thuật. Dựa vào tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp. Mục đích đảm bảo việc điều trị mang lại kết quả an toàn, hiệu quả nhất.

Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế
Trào ngược dạ dày thực quản gây ra cảm giác khó chịu ảnh hưởng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh

Các nguyên tắc cơ bản về phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh về tiêu hóa không còn xa lạ với nhiều người. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên về lâu dài tình trạng trào ngược có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Điển hình là vấn đề axit làm bào mòn niêm mạc dẫn đến viêm loét, tổn thương nặng nề cho cơ quan tiêu hóa.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng trào ngược bất thường, xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Hiện nay, Bộ y tế đã đưa ra phác đồ điều trị cho chứng bệnh này.

Theo đó, các nguyên tắc cơ bản về phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế như:

  • Đảm bảo việc cải thiện tình trạng hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Đồng thời điều hòa hoạt động cơ quan này trong đường ruột.
  • Hạn chế áp dụng các biện pháp có thể làm giảm trương lực của cơ thắt thực quản dưới, góp phần phòng tránh những nguy cơ có thể gây biến chứng trong suốt thời gian trị bệnh.
  • Một số bệnh nhân cần sử dụng thuốc để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày trong trường hợp bệnh lý.

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các xét nghiệm trào ngược dạ dày tương ứng cho từng đối tượng người bệnh. Dựa vào kết quả thu được để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả, phù hợp với tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân.

Các nguyên tắc cơ bản về phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bác sĩ sẽ thăm khám chẩn đoán bệnh và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân

Nhằm đạt mục tiêu đề ra, trong quá trình điều trị, người bệnh và bác sĩ cần phối hợp chặt chẽ. Riêng về người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định, không tự ý thay đổi phác đồ ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nhất là việc sử dụng thuốc bừa bãi để hạn chế nguy cơ các biến chứng trào ngược dạ dày gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh.

Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể tái đi tái lại nhiều lần, khó khăn trong vấn đề điều trị dứt điểm. Thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh có nhiều hy vọng kiểm soát tốt chứng bệnh này, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.

Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế hiện nay được chia thành 3 nhóm chính như sau:

1. Phác đồ điều trị không dùng thuốc

Đối với những bệnh nhân mới khởi phát bệnh trào ngược dạ dày, các triệu chứng còn nhẹ và chưa có dấu hiệu ảnh hưởng sức khỏe hoặc gây biến chứng. Trường hợp này bác sĩ thường chỉ định phác đồ điều trị theo hướng không cần can thiệp sử dụng thuốc.

Theo đó, bệnh nhân sẽ phải điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt và ăn uống không phù hợp dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Các vấn đề cơ bản như:

  • Tránh xa các thực phẩm có khả năng kích thích dạ dày. Trong đó có thể kể đến các loại thực phẩm hoặc món ăn được chế biến quá cay, nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ. Ngoài ra, không nên sử dụng các loại nước uống có ga, cồn, chất kích thích khác, không hút thuốc lá,…
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, tuyệt đối không nên nhịn ăn, bỏ bữa gây ra tác hại tiêu cực cho dạ dày. Người bệnh có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn với lượng vừa phải, nhai kỹ để thức ăn tiêu hóa tốt hơn.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên nên hạn chế ăn các loại có nhiều axit gây mất cân bằng dịch vị dạ dày. Người bệnh bổ sung ngũ cốc nguyên cám sẽ giúp ngăn quá trình tiết axit ồ ạt trong dạ dày gây trào ngược.
  • Khi ngủ người bệnh nên kê đầu cao hơn dạ dày. Sử dụng gối chống trào ngược cũng là một cách hỗ trợ điều trị được nhiều người lựa chọn. Đảm bảo sao cho đầu được kê cao hơn 10-15cm so với dạ dày khi ngủ để cải thiện cảm giác khó chịu vào ban đêm, tránh tình trạng mất ngủ cho người bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế
Điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt và ăn uống để khắc phục bệnh trào ngược dạ dày không cần sử dụng thuốc
  • Luyện tập thể dục, vận động cơ thể mỗi ngày giúp điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu đến cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc tập thể dục đều đặn còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe.
  • Người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược thiên nhiên như hoa cúc, lá trầu không, nghệ và mật ong,… để pha trà hoặc sắc nước uống để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày tại nhà. Tuy nhiên, trước khi áp dụng mẹo dân gian, người bệnh tốt nhất nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn và thực hiện theo phương pháp phù hợp, an toàn nhất.
  • Hạn chế căng thẳng, stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Người bệnh nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Tình trạng trào ngược dạ dày nhẹ sẽ sớm cải thiện nếu người bệnh thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Kết hợp thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến triển điều trị. Trường hợp bệnh trào ngược dạ dày không có dấu hiệu cải thiện, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thay đổi phác đồ điều trị phù hợp hơn.

2. Phác đồ điều trị bằng thuốc Tây

Khi tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn, các triệu chứng trào ngược dạ dày khiến người bệnh mất ngủ, ăn không ngon, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cần được điều trị chuyên sâu hơn. Bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị bệnh bằng thuốc Tây y để cải thiện nhanh chóng một số vấn đề cho người bệnh như:

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit dịch vị: Một số loại được dùng phổ biến là phosphalugel, maalox, smectite, sucralfat,…Cụ thể:

  • Phosphalugel và maalox: Tùy vào tình trạng của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng riêng. Liều cơ bản cho mỗi lần sử dụng là 1mg/kg.
  • Smectite: Thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân bị trào ngược kiểm. Liều dùng cơ bản 1-3 gối cho một ngày điều trị, tùy vào mức độ mà liều lượng được chỉ định riêng.
  • Sucralfate: Thuốc giúp trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ làm lành tổn thương. Liều dùng cơ bản 1-3 gói mỗi ngày, từng người sẽ được chỉ định liều lượng phù hợp.

Maalox là thuốc có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày

Thuốc điều hòa nhu động: Gồm một số loại như domperidone maleate, metoclopramide, erythromycin,…Cụ thể:

  • Domperidone maleate có công dụng ngăn ngừa triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Liều dùng thông thường mỗi ngày sử dụng 2-4 lần không vượt quá 0,4-2mg/kg/ngày.
  • Metoclopramide giúp kích thích nhu động thực quản, giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Thuốc có tác dụng phụ khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, người bệnh có thể bị đầy hơi, khó tiêu nên thông thường ít được sử dụng hơn các loại thuốc còn lại. Liều dùng thông thường 0,1-1mg/kg/ngày, uống 2-4 lần theo chỉ định.
  • Erythromycin hỗ trợ ổn định nhu động và tăng áp lực tại cơ thắt thực quản dưới. Do đó, thuốc được đưa vào phác đồ điều trị trào ngược dạ dày phổ biến. Sử dụng liều dùng tương tự như metoclopramide, tùy vào tình trạng của mỗi người bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc tân dược theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn sức khỏe

Thuốc ức chế axit: Gồm có các dạng như thuốc kháng histamin H2 hay thuốc ức chế bơm proton. Trong đó:

  • Thuốc kháng histamin thường dùng là ranitidin, famotidin hay cimetidin,…với công dụng chính giúp người bệnh cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua khó chịu. Đồng thời, thuốc giúp hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương tại niêm mạc.
  • Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng như omeprazole, dexlansoprazole, lansoprazole,…Thuốc giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và hạn chế tình trạng tiết dịch axit dạ dày quá mức. So với thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton mang lại hiệu quả tốt hơn.

Trong quá trình điều trị, người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn, không tự ý thay đổi liều lượng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, thuốc có tác dụng nhanh nhờ vào dược tính mạnh nên cơ thể người bệnh dễ gặp một vài tác dụng phụ.

Theo dõi biểu hiện của cơ thể, nếu nhận thấy xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, để hạn chế các tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc, người bệnh không kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau nếu không có sự hướng dẫn từ người có chuyên môn.

3. Phác đồ điều trị theo hướng phẫu thuật

Một số trường hợp, bệnh nhân đã áp dụng điều trị theo phác đồ không dùng thuốc và kết hợp dùng thuốc nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Không những thế, tình trạng trào ngược dạ dày còn có nguy cơ biến chứng nặng nề. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị theo hướng phẫu thuật.

Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được kiểm tra tổng quát. Dựa vào tình trạng của mỗi người để bác sĩ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Theo đó, phác đồ điều trị sẽ gồm một số vấn đề như sau:

Trước khi thực hiện phẫu thuật: Nội soi dạ dày, sinh thiết mô tế bào dạ dày để đánh giá tình trạng của niêm mạc và áp lực thực quản. Các trường hợp đặc biệt có thể được tiến hành chụp X quang barium và kiểm tra nồng độ pH thực quản 24 giờ.

Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế
Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm trào ngược dạ dày và các kiểm tra cần thiết trước khi lựa chọn phương án phẫu thuật cho bệnh nhân

Phẫu thuật điều trị: Hiện nay có nhiều biện pháp phẫu thuật điều trị biến chứng trào ngược dạ dày hiệu quả, an toàn với công nghệ y học hiện đại. Các phương pháp giúp người bệnh kiểm soát tình trạng trào ngược và ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Cụ thể như:

  • Phương pháp fundoplication: Thủ thuật ngoại khoa nhằm khắc phục các khiếm khuyết tại vị trí lỗ thực quản. Song song đó vẫn đảm bảo độ dài thích hợp của thực quản trong ổ bụng, không tạo áp lực lên vị trí xung quanh đầu xa thực quản. Phương pháp giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên sau đó người bệnh cần thời gian để vết thương phục hồi.
  • Phẫu thuật nội soi: Được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, thao tác thực hiện bằng cả hai ta tác động lên mô và cơ quan, thắt chỉ trong khu vực ổ bụng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi chuyên dụng quan sát tình trạng của cơ quan tiêu hóa. Do không xâm lấn quá nhiều nên người bệnh có thời gian phục hồi nhanh chóng hơn so với mổ hở. Nhằm đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để tiến hành điều trị.

Các vấn đề sau điều trị

Sau khi áp dụng các phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế, người bệnh vẫn phải đến bệnh viện để thăm khám, theo dõi sức khỏe. Theo đó:

  • Trường hợp trào ngược dạ dày nhẹ áp dụng phác đồ không dùng thuốc có thể được chỉ định quay lại bệnh viện tái khám sau 1 tuần khi đến khám lần thứ nhất.
  • Trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nặng cần tái khám sau 1 tuần sau khi kết thúc phác đồ điều trị. Những lần tái khám sau đó sẽ được hướng dẫn cụ thể, thông thường là từ 1 – 3 tháng một lần.

Thông qua thăm khám định kỳ, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng phục hồi của cơ thể, kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng kịp thời. Ngoài ra, từ kết quả kiểm tra, bác sĩ cũng nhận biết được các vấn đề khác phát sinh nếu có, sau đó can thiệp điều trị sớm.

Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế
Người bệnh nên tái khám theo lịch hẹn để theo dõi tình trạng phục hồi của cơ thể và xử lý các vấn đề phát sinh khác nếu có

Người bệnh cần tuân thủ theo lịch tái khám được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dù đang mắc bệnh trào ngược dạ dày ở giai đoạn nhẹ hay nặng. Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định sự thành công của phác đồ điều trị bệnh ban đầu.

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày bằng mẹo dân gian

Ngoài những biện pháp cải thiện tình trạng bệnh như đã đề cập phía trên, thì người bệnh có thể tham khảo điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng các phương pháp dân gian. Dưới đây là một số mẹo dân gian hỗ trợ chữa bệnh mà các bạn có thể áp dụng nhằm có kết quả điều trị tốt nhất. Cụ thể:

Hỗ trợ trị trào ngược dạ dày bằng bột nghệ

Nghệ từ lâu đã được sử dụng rất phổ biến để nấu ăn và chữa bệnh. Do nghệ có tính kháng khuẩn, có khả năng làm lành vết thương và lành sẹo tốt. Hơn nữa, các tinh chất curcummin có trong nguyên liệu này còn có tác dụng làm trung hòa axit dạ dày, chống viêm, làm lành các vết loét một cách nhanh chóng và an toàn.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Dùng 1 thìa bột nghệ vàng và ¼ thìa cà phê đen, trộn đều lên rồi đem hãm cùng với nước sôi như pha trà. Lọc lấy nước, chia nhỏ thành nhiều phần uống liên tục trong nhiều ngày. Mỗi ngày bạn uống 2 lần cho tới khi tình trạng và triệu chứng trào ngược dạ dày giảm dần.
  • Cách 2: Dùng 3 muỗng bột nghệ hoa và 1 thìa cà phê mật ong pha cùng 100ml nước ấm. Khuấy đều cho tan rồi uống ngày 3 lần trước mỗi bữa ăn.
  • Cách 3: Cho ít mật ong và bột nghệ, trộn đều sao cho độ mềm vừa đủ và không dính tay. Nhào hỗn hợp này thành cục bột mịn thì đem chia thành từng viên nhỏ đem cất vào hũ thủy tinh. Đậy nắp kín và dùng uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên như đầu ngón tay út. 

BẠN ĐÃ BIẾT: 9 Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản hiệu quả

Bột nghệ có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày tốt
Bột nghệ có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày tốt

Phương pháp chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng nha đam

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nha đam có chứa arabinose, acemannan và glycoprotein có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa một số loại virus có hại. Bên cạnh đó, nha đam còn có chứa Anthraquinon giúp kích thích tiêu hóa và giảm sản sinh axit trong dạ dày, từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Dùng 1 miếng nha đam gọt sạch vỏ, đem cắt nhỏ thành hạt lựu hoặc có thể xay nhuyễn rồi pha với 1 cốc nước lọc. Lọc bỏ lấy xác nha đam và chỉ lấy nước cốt uống ngày 2 lần trước khi ăn trưa và tối.
  • Cách 2: Gọt sạch vỏ nha đam rồi thái thành hạt lựu, đem rửa lại với muối để loại bỏ bớt chất nhờn. Sau đó cho nha đam nấu cùng với đậu xanh, bột sắn dây và các loại nguyên liệu nấu chè khác. Bạn có thể thêm đường phèn để tăng vị ngọt sao cho vừa miệng. Ngoài ra, có thể cho chè nha đam vào tủ lạnh hoặc ăn nóng theo liều lượng 3 lần/tuần. 

Bài thuốc dân gian trị trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc

Theo Đông y, trà hoa cúc có vị hơi đắng và tính mát. Khi được bổ sung vào cơ thể, tinh chất trong nước trà giúp trị độc, trị nóng trong người và an thần hiệu quả. Vậy nên, khi sử dụng trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt. 

Do có vị đắng, tính mát nên hoa cúc thường được sử dụng để trị nóng trong, tiêu độc, an thần. Dùng hoa cúc pha trà uống mang lại rất nhiều lợi ích cho những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nhờ các hoạt chất như:

  • Anethole: Giúp làm dịu dạ dày, giảm ngay các cơn co thắt, giảm ợ hơi và khó tiêu.
  • Bisabolol: Có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn và ngăn ngừa các nguyên nhân tiềm ẩn  gây hại tới dạ dày.
  • Apigenin: Chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi các yếu tố gây tổn hại, từ đó giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư dạ dày.
Bài thuốc dân gian trị trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc
Bài thuốc dân gian trị trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị hoa cúc tươi rồi đem đi phơi cho khô.
  • Hãy làm một lần với số lượng lớn để dành và dùng dần cho đỡ mất công thực hiện.
  • Mỗi lần các bạn lấy khoảng vài bông hoa pha với ấm nước sôi.
  • Đợi trong khoảng 15 phút ddeer cho tinh chất của trà ra hết và uống hàng ngày.
  • Các bạn tốt nhất nên uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Sử dụng baking soda

Đây là một loại nguyên liệu cực kỳ phổ biến trong làm bánh. Baking soda cũng sở hữu rất nhiều công dụng khác như: Kháng khuẩn, khử mùi hôi cơ thể, trị nhiệt miệng, giảm các vết sưng ngứa do côn trùng cắn,… đặc biệt là chống trào ngược dạ dày cực kỳ hiệu quả.

Nguyên liệu hoạt động với cơ chế làm cân bằng độ pH, trung hòa axit dạ dày, ngăn gnuwaf tình trạng khó tiêu, giảm đau tức vùng thượng vị do loét dạ dày. Đồng thời làm giãn nở mạch máu để giúp máu lưu thông đến dạ dày nhiều hơn, làm các tổn thương tại khu vực này nhanh chóng lành lại.

Cách thực hiện:

  • Cho một thìa cà phê baking soda vào ly nước lạnh.
  • Khuấy đều cho tới khi bột baking soda tan hết rồi uống.
  • Lưu ý uống từng ngụm nhỏ, đều đặn mỗi ngày 1 lần để đạt được hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày tốt nhất.  

Chữa trào ngược thực quản, dạ dày tại nhà bằng mật ong

Trong mật ong có chứa các axit amin, vitamin A, C, E cần thiết cho sức khỏe. Bên cạnh đó, mật ong còn có thành phần kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp – nguyên nhân chính gây nên tình trạng trào ngược dạ dày.

Báo Sức Khỏe Đời Sống: Bài thuốc VÀNG giúp thoát khỏi viêm loét, trào ngược dạ dày

Điều trị trào ngược thực quản, dạ dày tại nhà bằng mật ong
Điều trị trào ngược thực quản, dạ dày tại nhà bằng mật ong

Ngoài ra, nguyên liệu này còn có khả năng kích thích tái tạo các tế bào nhanh chóng nên các vết sẹo loét có thể liền lại nhanh chóng. Hơn nữa, kết hợp sử dụng mật ong với gừng hoặc nghệ để giúp đạt được kết quả trị liệu tốt hơn. 

Sử dụng gừng chữa trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà

Cũng như nghệ, gừng là một nguyên liệu khá phổ biến trong bếp gia đình Việt. Các tinh chất có trong gừng có thể loại bỏ hiệu quả triệu chứng trào ngược dạ dày, giúp người bệnh không còn thường xuyên khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn.

Chưa hết, gừng còn là phương thuốc giúp kháng viêm, giảm đau tự nhiên cũng như giúp chữa lành các tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày – thực quản – cổ họng do quá trình trào ngược axit gây nên.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Đập dập 1 củ gừng tươi đã rửa sạch rồi cho vào cốc nước sôi, đậy nắp lại chờ trong 10 phút cho tới khi màu nước ngả sang vàng thì vớt bỏ phần xác, uống nước luôn. Hoặc bạn có thể cho thêm 1 ít đường cho dễ uống và nên uống khi nước còn ấm để đạt được hiệu quả tốt. Ngày người bệnh nên uống 2 – 3 ly gừng mỗi ngày để điều trị chứng trào ngược dạ dày.
  • Cách 2: Đem thái nhỏ gừng thành từng lát mỏng, ngâm chung với mật ong cho tới khi thấy miếng gừng mềm ra thì có thể lấy ra ăn. Cứ sau mỗi bữa ăn chính thì người bệnh ăn khoảng 2 lát gừng.
  • Cách 3: Bạn thái gừng tươi thành các lát mỏng rồi đem ngâm chung với giấm khoảng 1 tuần thì có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày người bệnh trào ngược dạ dày nhai khoảng 3 lát, nhai kỹ rồi nuốt cả nước lẫn xác gừng. Áp dụng cách này liên tục cho tới khi tình trạng trào ngược dạ dày của bạn có chuyển biến tốt.

Điều trị trào ngược dạ dày đơn giản bằng hạt thì là

Trong hạt trong y học có tính ấm, nhờ thành phần Anethole nên chúng có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, cân bằng khí huyết. Từ đó làm giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày cũng như làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở người bệnh.

Được biết, trong hạt thì là còn có chứa một lượng lớn vitamin B3, C, magie, sắt, kali cùng nhiều khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Do vậy mà khi sử dụng thì là thường xuyên sẽ giúp những trường hợp bị trào ngược dạ dày nâng cao sức khỏe tốt.

Điều trị trào ngược dạ dày đơn giản bằng hạt thì là
Điều trị trào ngược dạ dày đơn giản bằng hạt thì là

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Nhai 2 muỗng thì là thật kỹ, nhai chậm rãi trước khi nuốt xuống bụng. Đồng thời nên dùng vào thời điểm trước bữa ăn trưa sẽ giúp đạt được kết quả trị bệnh tốt nhất.
  • Cách 2: Cho 500ml nước lọc cùng 100gr hạt thì là vào nấu trong 5 phút. Để cho nước nguội và các tinh chất trong thì là ra hết thì chia thành 3 phần uống ngày 3 lần. Trong đó, người bệnh nên uống nước thì là trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Điều trị trào ngược dạ dày bằng cam thảo

Cam thảo là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như dạ dày, cải thiện chứng ợ nóng, ợ chua, viêm loét dạ dày,… Bên cạnh đó, các hoạt chất này còn giúp làm chậm quá trình hình thành ổ viêm ở niêm mạc dạ dày. Cũng như hỗ trợ làm giảm nồng độ axit dịch vị, hạn chế tối đa các tổn thương liên quan tới dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cam thảo, đem đun lấy nước hoặc có thể pha thành trà để uống hàng ngày. Bạn chỉ nên sử dụng khoảng 1 – 2 tuần vì đây là thời điểm tốt nhất để uống trà cam thảo và nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng 4 – 5 gram cam thảo với 100ml nước ấm rồi uống liên tục trong vòng 2 tuần.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá bạc hà hiệu quả

Lá bạc hà có lợi cho sức khỏe người dùng, trong đó đặc biệt phải kể đến công dụng liên quan tới hệ tiêu hóa. Cụ thể lá bạc hà giúp xoa dịu dạ dày, giảm các cơn đau, cơn co thắt cũng như giảm tiết axit dạ dày. 

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 2 – 3 lá bạc hà tươi, rửa sạch rồi nhau kỹ mỗi khi cảm thấy đau, dạ dày co thắt, khó tiêu, ợ chua.
  • Hãy nhai ngày 3 lần và sử dụng đều đặn thường xuyên cho tới khi tình hình bệnh được cải thiện. 
Nên sử dụng lá bạc hà tươi để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Nên sử dụng lá bạc hà tươi để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Chăm sóc và phòng ngừa tái phát trào ngược dạ dày

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Bộ y tế, bệnh nhân cần lên kế hoạch chăm sóc cơ thể để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề về chăm sóc cũng như phòng tránh nguy cơ tái phát trào ngược dạ dày như:

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và tránh các món ăn không mang lại giá trị dinh dưỡng. Bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều rau, trái cây tươi, ngũ cốc,…Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, thức ăn nhiều dầu, cay nóng, không rượu bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.
  • Bổ sung sữa chua giúp cung cấp men vi sinh cho đường ruột, giúp tiêu hóa thuận lợi hơn. Cố gắng duy trì lượng nước phù hợp hàng ngày cho cơ thể để tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất, đào thải độc tố.
  • Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy nên hạn chế ăn nhiều rau đến khi đại tiện trở lại trạng thái bình thường.
  • Không ăn nhiều trong một lần ăn, tránh bỏ bữa, nhịn ăn. Tốt nhất người bệnh nên chia khẩu phần ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ và cố gắng sắp xếp thời gian ăn bữa cuối ngày trước 8 giờ tối.
  • Không nằm ngay sau khi ăn, nên để cơ thể nghỉ ngơi 20 – 30 phút, sau đó có thể đi bộ nhẹ nhàng để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Ngủ đủ giấc, tránh áp lực, căng thẳng, nằm với tư thế thoải mái, đầu kê cao hơn bụng để tránh tình trạng trào ngược dạ dày tái phát. Vận động thể dục, thể thao giúp sức khỏe ngày tăng cường, cơ thể dẻo dai, tiêu hóa tốt hơn.

Người đeo niềng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây bồi bổ sức khỏe

Qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp tới bạn đọc thông tin chi tiết về Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế, đồng thời gợi ý một số mẹo dân gian thường được sử dụng trong khắc phục bệnh lý này. Chúc bạn sớm tìm được giải pháp phù hợp, đẩy lùi bệnh và khôi phục sức khỏe.

Câu hỏi liên quan

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa