Nội dung chính

Cách dùng cây đu đủ chữa trào ngược dạ dày được áp dụng tương đối phổ biến. Theo kinh nghiệm dân gian, mẹo chữa từ lá, quả và hoa đu đủ đực có khả năng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và giảm tình trạng ợ nóng, đầy hơi,… do chứng trào ngược axit gây ra. 

đu đủ chữa trào ngược dạ dày
Đu đủ có tác dụng chữa trào ngược dạ dày thực quản

Tìm hiểu tác dụng của đu đủ chữa trào ngược dạ dày

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới được trồng nhiều tại các địa phương ở nước ta. Quả đu đủ được dùng để chế biến món ăn hoặc sử dụng trực tiếp như các loại trái cây thông thường. Ngoài ra, lá và hoa đu đủ cũng được tận dụng để điều trị một số bệnh lý thường gặp như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là chứng bệnh đặc trưng bởi tình trạng dịch vị cùng với thức ăn bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản, phổi, thanh quản hoặc thậm chí là khoang miệng. Bệnh lý này gây ra không ít triệu chứng khó chịu như nóng rát thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, ợ nóng, ợ hơi, trớ thức ăn,…

Theo y học cổ truyền, đu đủ có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, bổ tỳ và giải độc. Từ lâu, loại quả này đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh lý tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, trào ngược dạ dày, ăn uống khó tiêu,… Dù là mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian nhưng hiện nay, cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây đu đủ vẫn được áp dụng tương đối phổ biến.

hoa đu đủ đực chữa trào ngược dạ dày
Đu đủ chứa enzyme papain có tác dụng thúc đẩy chức năng tiêu hóa

Các tác dụng của cây đu đủ không chỉ được ghi chép trong y học cổ truyền mà đã được nghiên cứu và chứng minh trên phương diện khoa học. Nghiên cứu cho thấy, enzyme papain trong loại quả này có tác dụng tương tự men trypsin của tuyến tụy và men pepsin của dạ dày.

Do đó, áp dụng các mẹo chữa từ đu đủ có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, rút ngắn thời gian làm rỗng dạ dày và giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Nhờ vậy có thể ngăn chặn được hiện tượng trào ngược dịch vị cùng với thức ăn lên trên thực quản và một số cơ quan khác như thanh quản, phổi và khoang miệng.

Ngoài quả đu đủ, lá và hoa đu đủ cũng có tác dụng điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Tương tự như quả, các bộ phận khác của cây như hoa, lá và hạt đều có chứa enzyme papain với khả năng kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó, toàn bộ cây đu đủ còn chứa chất chymopapain có đặc tính kháng viêm và thúc đẩy vết thương nhanh lành.

Có thể thấy, cây đu đủ mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và chứng trào ngược dạ dày thực quản nói riêng. Hơn nữa, đây cũng loại thực phẩm quen thuộc, an toàn và không chứa độc tính. Bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân có thể cân nhắc áp dụng thêm mẹo chữa từ cây đu đủ để hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Xem thêm định nghĩa: Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Các bài thuốc từ đu đủ chữa bệnh trào ngược dạ dày

Các bộ phận của cây đu đủ đều có dược tính và công năng đa dạng. Vì vậy, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể sử dụng quả, hoa và lá của loại cây này để làm giảm các triệu chứng do trào ngược axit gây ra.

Dưới đây là một số cách dùng cây đu đủ chữa trào ngược dạ dày thực quản được áp dụng phổ biến:

1. Dùng lá đu đủ trị trào ngược dạ dày

Lá đu đủ chứa enzyme papain có tác dụng thúc đẩy chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn chứa hoạt chất chymopapain có đặc tính chống viêm và phục hồi vết xước ở niêm mạc thực quản do tiếp xúc với axit dạ dày trong thời gian dài.

Đặc biệt, lá đu đủ có chứa chất karpain có tác dụng tiêu diệt hại khuẩn bên trong đường ruột. Đồng thời cung cấp cho cơ thể chất xơ cùng với các thành phần dinh dưỡng cần thiết như vitamin E, vitamin C, vitamin B9, beta-carotene,… Với công năng đa dạng và hàm lượng dinh dưỡng cao, bài thuốc từ lá đu đủ có thể giảm phần nào các triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và nâng cao thể trạng của bệnh nhân.

hoa đu đủ đực chữa trào ngược dạ dày
Uống nước lá đu đủ làm dịu tình trạng nóng rát do trào ngược axit dạ dày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 3 – 4 lá đu đủ tươi, đem rửa sạch và cắt thành từng đoạn ngắn 3 – 4cm
  • Cho lá đu đủ vào nồi đun sôi với 1 lít nước
  • Đun sôi trong 5 – 7 phút rồi tắt bếp
  • Chia nước sắc từ lá đu đủ thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày

Ngoài tác dụng chữa trào ngược dạ dày thực quản, nước sắc từ lá đu đủ còn giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Vào những ngày nắng nóng và chức năng tiêu hóa kém, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện sức khỏe.

Đọc thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

2. Chữa trào ngược dạ dày bằng hoa đu đủ

Hoa đu đủ đực có vị đắng nhưng cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng cao và dồi dào. Hoa của cây đu đủ thường được dùng để nấu canh hoặc làm gỏi. Không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn, nguyên liệu này còn được dùng để điều trị một số bệnh lý thường gặp như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ho, viêm phế quản,…

Tương tự như quả và lá đu đủ, hoa đu đủ đực chứa enzyme papain và nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, C, E, B, magie, kali, natri,… Ngoài ra, hoa đu đủ còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất xơ với khả năng điều hòa nhu động ruột và trung hòa dịch vị dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân sử dụng hoa đu đủ đực chữa trào ngược dạ dày để cải thiện sức khỏe.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá đu đủ
Hoa đu đủ đực cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị hoa đu đủ đực vừa đủ, đem phơi khô và sao vàng hạ thổ
  • Mỗi lần sử dụng 1 nắm nhỏ hoa đu đủ đun với 2 lít nước
  • Dùng uống hằng ngày giúp làm giảm chứng ợ nóng, ợ hơi và nóng rát thượng vị do trào ngược axit dạ dày gây ra

 

3. Dùng quả đu đủ chín chữa trào ngược axit dạ dày

Cách đơn giản nhất để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản là dùng quả đu đủ chín. Quả đu đủ chứa một lượng lớn enzyme papain có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Với khả năng thúc đẩy tiêu hóa, quả đu đủ chín có thể giảm áp lực lên dạ dày và cải thiện tình trạng trào ngược một cách rõ rệt.

Bên cạnh đó, đu đủ chín cũng là nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng thiết yếu với sức khỏe. Trung bình 100g đu đủ chín chứa đến 90% nước, không chứa tinh bột, 13% đường và vô số các dưỡng chất cần thiết như canxi, sắt, vitamin nhóm B, phốt pho,magie, vitamin E, A, C,… Dùng quả đu đủ chín thường xuyên có thể ngăn ngừa hiện tượng trào ngược và cung cấp vi chất dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá đu đủ
Ăn quả đu đủ chín giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ chín
  • Gọt vỏ và dùng khoảng 50 – 70g
  • Nên sử dụng ngay sau bữa ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhằm giảm tình trạng trào ngược axit
  • Mỗi ngày nên ăn từ 1 – 2 lần (trưa và tối)

 

4. Bổ sung các món ăn từ quả đu đủ

Ngoài cách dùng trực tiếp như các loại trái cây thông thường, bệnh nhân cũng có thể dùng một số món ăn từ quả đu đủ để cải thiện chứng trào ngược dạ dày. Hầu hết các món ăn từ đu đủ đều có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Bổ sung các món ăn này vào chế độ dinh dưỡng có thể giảm áp lực lên dạ dày – thực quản và hỗ trợ kiểm soát chứng trào ngược một cách hiệu quả.

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá đu đủ
Có thể dùng các món ăn từ quả đu đủ để hỗ trợ kiểm soát bệnh

Một số món ăn từ đu đủ tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Canh sườn đu đủ: Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh, 100g sườn non, tỏi, hành tím, ngò và gia vị vừa đủ. Rửa sạch sườn non với muối sống rồi chặt thành miếng vừa ăn. Cho sườn chần sơ với nước sôi rồi vớt ra để ráo nhằm làm sạch tạp chất và loại bỏ mùi hôi. Đem đu đủ rửa sạch, gọt bỏ vỏ và hạt, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút. Vớt đu đủ ra rửa thêm vài lần với nước sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Cho hành và tỏi phi thơm với dầu, cho sườn vào xào nhanh cho thơm rồi nêm nếm gia vị. Thêm 1.2 – 1.5 lít nước vào hầm cùng với đu đủ đến khi mềm nhừ thì vớt bớt bọt. Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm hành ngò vào, khuấy đều và tắt bếp.
  • Canh đu đủ tôm đất: Chuẩn bị 100g tôm đất, ½ quả đu đủ xanh, hành khô và gia vị vừa đủ. Sơ chế tôm và ướp với 1 ít bột nêm + tiêu trong 10 phút. Rửa sạch đu đủ, gọt vỏ và ngâm với nước muối pha loãng, sau đó cắt thành miếng vừa ăn. Phi hành tỏi với dầu cho thơm, cho tôm đất xào cho săn rồi thêm 1 lít nước vào cùng với đu đủ nấu đến khi chín mềm. Nêm nếm gia vị, cho hành ngò vào và tắt bếp.

Bệnh nhân cũng có thể dùng thêm một số món ăn từ quả đu đủ chín như sinh tố đu đủ, mứt đu đủ, nước ép đu đủ,… Tuy nhiên, cần tránh dùng các món ăn từ đu đủ sống như gỏi/ nộm hoặc dưa món đu đủ (đu đủ muối giòn). Bởi các món ăn tương đối khó tiêu hóa và có thể khiến tình trạng ngược axit dạ dày bùng phát.

Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Rau Gì Tốt? Các Loại Rau Củ Quả Tốt Cho Người Bệnh

5. Lá đu đủ kết hợp với sả

Sả cũng được biết đến là một loại gia vị quen thuộc, đồng thời đây cũng là vị dược liệu dùng để chữa bệnh khá hiệu quả. Trong sả có chứa hàm lượng lớn hoạt chất beta-carotene, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể tăng cường hấp thụ vitamin A, nâng  cao hiệu quả của hệ miễn dịch của cơ thể, điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản và ức chế các tế bào ung thư. Chưa hết, trong sả còn chứa hoạt chất citral – chất đặc biệt cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người.

Khi sử dụng lá đu đủ và sả để chữa trào ngược dạ dày, bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

Cách 1: Sắc lá đu đủ và sả

  • Chuẩn bị một nắm lá đu đủ và vài củ sả với tỷ lệ là 9:1.
  • Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị, rửa sạch, có thể ngâm qua với nước muối trong khoảng 15 phút để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
  • Sau đó cho toàn bộ nguyên liệu vào một chiếc nồi nhỏ, cho thêm cùng một lượng nước vừa đủ, sắc trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Nếu bạn dùng lá đu đủ khô và sả khô thì không nhất thiết phải đun sắc mà có thể hãm trong khoảng 15 phút như pha trà là dùng được.
Lá đu đủ kết hợp với sả là bài thuốc trị các bệnh dạ dày hiệu quả
Lá đu đủ kết hợp với sả là bài thuốc trị các bệnh dạ dày hiệu quả

Lưu ý: Bạn chỉ nên uống nước sắc từ sả và đu đủ khi còn no và uống khi nóng. Nước sắc chỉ nên sử dụng trong ngày, mỗi lần uống nên hâm nóng lại. Ngoài ra khi sử dụng nước này, nhiều người sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy nhẹ, nặng mùi hay nước tiểu xuất hiện các chất nhầy màu đen. Khi này bạn không cần lo lắng vì đây là những biểu hiện khá bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bệnh nên kiên trì thực hiện trong khoảng 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Dùng nước đun từ lá đu đủ, sả và gừng

  • Chuẩn bị một nắm lá đu đủ, một vài củ sả và gừng (số lượng gừng sẽ giảm dần theo từng đợt điều trị).
  • Rửa sạch tất cả nguyên liệu, có thể ngâm lá đu đủ với nước muối để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra, để ráo nước và thái thành các phần nhỏ.
  • Gừng để nguyên vỏ, sả bóc lớp vỏ già bên ngoài, chỉ dùng lõi trắng phía trong.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào nồi cùng một ít nước, đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Lưu ý: Mỗi ngày bạn nên uống từ 2 – 3 lần và uống liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày để giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, nên sử dụng các nguyên liệu với lượng vừa đủ, không quá ít cũng không quá nhiều để hạn chế gây ra các tác dụng phụ. Ở đợt đầu sẽ dùng nhiều nát, ở đợt thứ 2 lượng thuốc sử dụng nên giảm dần, tới đợt thứ 3 thì chỉ dùng một lượng bằng 1/2 đợt đầu tiên.

Đọc thêm: Gừng chữa trào ngược dạ dày có tốt không? Cách thực hiện

6. Lá đu đủ và mật ong chữa trào ngược dạ dày

Ở những người bị trào ngược dạ dày, các cơn co thắt ở thực quản dưới bị suy yếu dẫn tới lượng acid dịch vị dễ bị trào ngược lên trên, gây ra tình trạng niêm mạc thực quản bị ăn mòn. Từ đó mà dẫn tới viêm nhiễm, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu cùng nhiều triệu chứng khác. Trong khi đó, mật ong lại hoàn toàn có thể khắc phục những dấu hiệu này.

Cụ thể, trong mật ong chứa hàm lượng vitamin B, C, E, K dồi dào. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, sát khuẩn, làm lành các vết lở loét, làm dịu các cơn đau, kích thích tái tạo tổn thương, bảo vệ tế bào ở dạ dày thực quản, tạo điều kiện cho vùng tổn thương nhanh hồi phục và tăng cường sức đề kháng cho đường ruột. Khoáng chất có trong mật ong như kẽm, kali sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, ngăn thiếu hụt chất điện giản khiến bệnh nhân bị nôn ói.

Lá đu đủ và mật ong là bài thuốc được sử dụng phổ biến
Lá đu đủ và mật ong là bài thuốc được sử dụng phổ biến

Ngoài ra, lượng đường tự nhiên có trong mật ong còn giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, chống suy nhược, mệt mỏi. Trong quá trình chuyển hóa tại dạ dày, đường sẽ biến đổi thành chất melotanin, làm giảm co thắt dạ dày, dịu các cơn đau, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng mật ong có thể cân bằng nồng độ PH trong dịch vị, ức chế sản xuất acid và hỗ trợ dạ dày dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

Sử dụng kết hợp giữa mật ong và lá đu đủ sẽ cho ra bài thuốc trị chứng trào ngược vô cùng hiệu quả. Trong khi đó, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị một nắm lá đu đủ tươi, rửa sạch, ngâm qua với nước muối để loại bỏ tạp chất. Sau đó để cho ráo nước rồi đem lá đu đủ đi thái nhỏ.
  • Cho lá đu đủ vào bát, thêm cùng một lượng mật ong vừa đủ, trộn đều rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Sau khi hấp thì nghiền nhỏ lá đu đủ và uống hỗn hợp thu được.

Chú ý: Người bệnh nên sử dụng khi hỗn hợp lá đu đủ và mật ong còn ấm. Kiên trì sử dụng phương pháp này mỗi ngày từ 2 – 3 lần để thu được hiệu quả khả quan nhất.

Xem chi tiết: 12 Mẹo Sử Dụng Mật Ong Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cực Hiệu Quả

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng cây đu đủ có hiệu quả không?

Các bộ phận của cây đu đủ (lá, hoa, quả,…) đều có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các mẹo chữa này không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân mà đã được nghiên cứu và chứng minh trên phương diện khoa học. Hơn nữa, đu đủ là loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và không chứa độc tính. Vì vậy, bệnh nhân có thể cân nhắc áp dụng bên cạnh các phương pháp y tế.

Áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây đu đủ thường xuyên giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa, giảm nhẹ tình trạng ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Bên cạnh đó, loại quả này còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Do đó bên cạnh tác dụng hỗ trợ giảm chứng trào ngược, các mẹo chữa từ cây đu đủ còn giúp nâng cao và cải thiện sức khỏe.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng đu đủ có độ an toàn cao, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên tương tự như các bài thuốc dân gian khác, mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ bên cạnh những phương pháp điều trị chuyên sâu. Phụ thuộc hoàn toàn vào cách chữa từ cây đu đủ thường không mang lại hiệu quả cao hoặc thậm chí có thể khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và gây ra nhiều khó khăn khi điều trị về sau.

Đọc thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu Tốt? 18 Địa Chỉ Uy Tín Bạn Nên Đến

Lưu ý khi dùng đu đủ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng cây đu đủ có ưu điểm an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế, mẹo chữa này có thể không phù hợp với một số đối tượng và có nguy cơ gây ra tác dụng phụ nếu áp dụng không đúng cách.

Bệnh nhân nên dùng thuốc điều trị để kiểm soát chứng trào ngược
Bệnh nhân nên dùng thuốc điều trị để kiểm soát chứng trào ngược

Vì vậy trước khi dùng lá, hoa và quả đu đủ chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ mang thai không nên dùng đu đủ xanh (đặc biệt là đu đủ sống chưa được nấu chín). Nhựa có trong quả đu đủ xanh có thể kích thích tử cung co bóp mạnh dẫn đến tăng nguy cơ động thai, sinh non và sảy thai.
  • Người có tiền sử dị ứng với đu đủ cũng không nên áp dụng mẹo chữa này. Bên cạnh đó, cần chủ động ngưng áp dụng cách chữa từ đu đủ nếu nhận thấy các triệu chứng dị ứng như bùng phát cơn hen, nghẹt mũi, thở khò khè, nổi mề đay, phát ban,…
  • Khi dùng quả đu đủ, cần làm sạch hạt đu đủ hoàn toàn. Bởi hạt của loại quả này chứa một lượng lớn carpine có thể gây suy nhược thần kinh và rối loạn nhịp tim.
  • Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng đu đủ có tính hàn. Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng 1 lượng đu đủ vừa phải để tránh tình trạng kể trên.
  • Người có các vấn đề về hô hấp, rối loạn đông máu và có đường huyết thấp/ cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo chữa trào ngược dạ dày từ cây đu đủ.
  • Cách chữa trào ngược axit dạ dày từ cây đu đủ thường có hiệu quả chậm và tác dụng kém hơn so với các phương pháp y tế. Vì vậy, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện trong thời gian lâu dài và cần kết hợp với các phương pháp điều trị chuyên sâu để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
  • Một số thành phần trong cây đu đủ có thể tương tác với các loại thuốc điều trị. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đồng thời

Bài viết đã hướng dẫn một số cách dùng đu đủ chữa trào ngược dạ dày (hoa, lá và quả). Mẹo chữa này tương đối an toàn, dễ thực hiện và mang đến nhiều lợi ích đối với chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, cách này không trị được dứt điểm bệnh. Với người bệnh nặng, bệnh nhân trào ngược lâu năm nên tìm đến các bài thuốc đã được nghiên cứu và ứng dụng, sự kết hợp của nhiều loại thảo dược sẽ mang lại hiệu quả hơn. Bài thuốc đặc trị bệnh dạ dày chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn trong bài này đó là DẠ DÀY ĐỖ MINH được nghiên cứu và bào chế bởi nhà thuốc ĐỖ MINH ĐƯỜNG. Đây là nhà thuốc gia truyền nổi tiếng khắp gần xa bởi sự uy tín cũng như hiệu quả điều trị của các bài thuốc gia truyền 150 năm.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa