Nội dung chính

Có khá nhiều cách chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà như sử dụng baking soda, trà bạc hà, mật ong nguyên chất,… Các mẹo chữa này đều có cách thực hiện khá đơn giản, an toàn và hiếm khi phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng khi áp dụng. 

cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà
Chứng trào ngược dạ dày có thể giảm nhẹ khi áp dụng một số cách chữa tại nhà

9 Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà an toàn, đơn giản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng dịch vị cùng với thức ăn bên trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản. Ở một số trường hợp, dịch vị cũng có thể trào ngược lên phổi, thanh quản hoặc thậm chí là khoang miệng. Đây là một trong những bệnh tiêu hóa trên thường gặp bên cạnh viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng dạ dày kích thích và hội chứng Zollinger-Ellison.

Hiện tượng trào ngược dịch vị gây ra cảm giác khó chịu và đau rát ở vùng thượng vị, đi kèm với triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng và ăn uống kém. Tình trạng trào ngược có xu hướng bùng phát nặng hơn khi dùng thức ăn cay nóng, món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, sử dụng nước ngọt có gas, đồ uống chứa cồn,… Ngoài ra, triệu chứng của bệnh cũng có thể chuyển biến xấu khi hút thuốc lá và căng thẳng.

Hiện nay, phương pháp chính được áp dụng trong điều trị bệnh lý này là sử dụng thuốc. Ngoài phương pháp y tế, bệnh nhân cũng có thể cải thiện triệu chứng của bệnh bằng một số mẹo chữa đơn giản tại nhà. Hầu hết các mẹo chữa này đều tận dụng nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao và hầu như không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi áp dụng.

Xem thêm định nghĩa: Bệnh Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Dưới đây là 9 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản bệnh nhân có thể cân nhắc áp dụng:

1. Dùng baking soda

Baking soda (muối nở) là nguyên liệu quen thuộc có trong mỗi căn bếp. Thông thường, baking soda được sử dụng để làm bánh và tận dụng để vệ sinh, làm sạch một số vật dụng trong gia đình. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng được dùng để chăm sóc da và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Baking soda có độ pH kiềm nên khi dung nạp, nguyên liệu này có thể trung hòa nhanh axit dạ dày và ngăn các đợt trào ngược. Bên cạnh đó, bicarbonate natri trong baking soda có khả năng phản ứng với HCl trong dịch vị tạo ra khí CO2 giúp tiêu hóa protein có trong thực phẩm. Vì vậy, sử dụng baking soda có thể giảm một số triệu chứng do GERD gây ra như khó chịu ở vùng thượng vị, ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu,…

cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà

Cách sử dụng baking soda chữa trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà:

  • Chuẩn bị 300ml nước ấm và 1 thìa cà phê bột baking soda
  • Khuấy đều baking soda với nước
  • Sau đó, uống từng ngụm nhỏ để baking soda trung hòa axit dạ dày
  • Chỉ sau khoảng 15 – 20 phút, cảm giác nóng rát thượng vị và các triệu chứng đi kèm sẽ thuyên giảm nhanh chóng

Lưu ý: Baking soda có đặc tính ăn mòn nên cần tránh sử dụng trong thời gian dài. Bệnh nhân chỉ nên áp dụng mẹo chữa này như một giải pháp tạm thời.

Tìm hiểu thêm: Chia Sẻ Mẹo Dùng Giấm Táo Trị Trào Ngược Axit Dạ Dày Cực Hay Và Hiệu Quả

2. Mật ong

Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong là mẹo trị đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Mật ong không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có dược tính đa dạng. Nghiên cứu cho thấy, mật ong có khả năng làm dịu cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị và trung hòa axit dạ dày. Vì vậy ngay sau khi sử dụng, các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra sẽ thuyên giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, polyphenol cùng với các chất chống oxy hóa trong mật ong còn giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tái tạo của niêm mạc thực quản – dạ dày. Đồng thời, nguyên liệu này còn chứa một loại protid có tên defensin-1 đã được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, virus và chống nấm. Do đó, cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng mật ong rất thích hợp với trường hợp GERD dương tính với vi khuẩn HP hoặc những bệnh nhân đã gặp phải biến chứng viêm xước, loét thực quản.

chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Cách sử dụng mật ong chữa trào ngược dạ dày ngay tại nhà:

  • Cách 1: Ăn trực tiếp 2 – 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất ngay khi triệu chứng bùng phát. Đây là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tương đối rõ rệt.
  • Cách 2: Pha 3 – 4 thìa cà phê mật ong với 250ml nước ấm và dùng uống từng ngụm nhỏ. Tinh chất từ mật ong nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc thực quản, từ đó giúp giảm các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi,…

3. Nước nha đam

Nha đam chứa hàm lượng nước cùng với vitamin và khoáng chất dồi dào. Chính vì vậy, uống nước nha đam có thể trung hòa axit và giảm nhanh các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. Bên cạnh đó, chất nhầy tự nhiên trong thảo dược này còn giúp làm dịu niêm mạc bị tổn thương và giảm tác động của dịch vị lên vùng thực quản bị viêm, xước và loét.

Đặc biệt, nha đam chứa hàm lượng chất xơ cao cùng với hoạt chất anthraquinon có tác dụng nhuận tràng. Với tác dụng này, nha đam có khả năng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm thời gian thức ăn ứ đọng trong dạ dày, từ đó làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (LES) và hỗ trợ ngăn chặn các đợt trào ngược.

Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất trong nha đam còn giúp phục hồi thể trạng và giảm cảm giác đắng miệng do ảnh hưởng của chứng trào ngược. Vì vậy, bệnh nhân nên áp dụng mẹo chữa từ nha đam thường xuyên để tác động tích cực đến quá trình điều trị.

chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Cách dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày đơn giản ngay tại nhà:

  • Chuẩn bị 1 – 2 nhánh nha đam tươi, đem rửa sạch và gọt bỏ vỏ ngoài
  • Sau đó, dùng dao cạo sạch lớp mủ bên trong và rửa lại với nước sạch thêm vài lần
  • Cắt nhỏ phần nha đam tươi và cho vào bát
  • Đun sôi 400ml nước, cho nha đam vào cùng với 1 ít đường phèn
  • Để sôi trong 2 – 3 phút rồi tắt bếp
  • Chia nước nha đam thành 2 – 3 phần bằng nhau và dùng uống hết trong ngày để ngăn các đợt trào ngược

Xem chi tiết: Bỏ Túi TOP 7 Cách Dùng Nha Đam Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả

4. Trà bạc hà

Trà bạc hà là loại trà thảo dược không chứa caffeine. Ngoài tác dụng thư giãn và giải tỏa căng thẳng, loại trà này còn được sử dụng để cải thiện triệu chứng của một số bệnh tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng đại tràng kích thích. Hiện nay, tác dụng chữa bệnh của bạc hà không chỉ được lưu truyền trong phạm vi dân gian mà đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học.

Tinh dầu (menthol) trong lá bạc hà có khả năng làm mát thực quản – dạ dày, từ đó giảm nhanh cảm giác nóng rát và khó chịu do dịch vị trào ngược. Hơn nữa, thành phần này còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Điều này có vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (LES) và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược.

tự chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Uống trà bạc hà có thể giảm nhẹ triệu chứng của trào ngược dạ dày và một số bệnh tiêu hóa khác

Ngoài ra với đặc tính chống co thắt, trà bạc hà còn giúp giảm tình trạng buồn nôn và nôn mửa do ảnh hưởng của hội chứng GERD. Có thể thấy, trà bạc hà mang lại nhiều lợi ích đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể dùng đều đặn 1 – 2 tách trà bạc hà mỗi ngày để hỗ trợ giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh.

Hướng dẫn cách dùng trà bạc hà chữa trào ngược dạ dày thực quản ngay tại nhà:

  • Sử dụng khoảng 1 nắm lá bạc hà tươi, đem ngâm rửa với nước muối pha loãng
  • Rửa sạch bạc hà với 3 – 4 lần nước sạch và để ráo
  • Vò xát lá bạc hà rồi cho vào ấm
  • Hãm với 350 – 400ml nước sôi trong 5 – 10 phút là có thể dùng được
  • Uống trà khi còn ấm (có thể thêm 1 ít đường phèn hoặc mật ong vào để gia tăng hương vị)

5. Trà hoa cúc

Tương tự như trà bạc hà, trà hoa cúc cũng có tác dụng cải thiện một số triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Tinh dầu hoa cúc chứa hoạt chất bisabolol có đặc tính chống kích ứng và kháng viêm, đồng thời thúc đẩy tốc độ phục hồi của da và niêm mạc. Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên có thể làm dịu và đẩy nhanh tiến độ tái tạo của vùng niêm mạc thực quản bị viêm, xước, loét do tiếp xúc với dịch vị trong thời gian dài.

Ngoài ra, các hợp chất thực vật trong hoa cúc (đặc biệt là cúc la mã) có khả năng trung hòa dịch vị và chống khuẩn tốt. Với khả năng trung hòa axit, trà hoa cúc có thể ngăn các đợt trào ngược và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như trớ thức ăn, ợ nóng, đau thượng vị,… Bên cạnh đó, loại trà này còn có tác dụng an thần (ngủ ngon) và giảm căng thẳng.

tự chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Uống trà hoa cúc là một trong những mẹo chữa trào ngược đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà

Cách sử dụng trà hoa cúc chữa trào ngược dạ dày thực quản:

  • Sử dụng khoảng 3 – 5g trà hoa cúc khô cho vào tách
  • Hãm với 300ml nước sôi trong 5 – 7 phút
  • Sau đó, thêm vào 1 thìa cà phê mật ong, khuấy đều cho tan hoàn toàn
  • Dùng trà khi còn ấm và nên uống từng ngụm nhỏ để hoạt chất trong thảo dược thẩm thấu sâu vào niêm mạc

Lưu ý: Không nên sử dụng trà hoa cúc nếu có tiền sử dị ứng loại hoa này. Ngoài ra, cần tránh sử dụng trà trong thời gian đang điều trị bằng thuốc chống đông máu và các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

BẠN CÓ BIẾT: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Nước Dừa Không? Cách Dùng Hiệu Quả

6. Điều chỉnh tư thế nằm

Điều chỉnh tư thế nằm là cách đơn giản có thể kiểm soát hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Có thể thấy, dạ dày có hình dáng như chiếc túi với phần phình lớn ở bên trái. Do đó, điều chỉnh tư thế nằm ngủ có thể giúp dịch vị và thức ăn ổn định trong dạ dày, từ đó giảm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới (LES) và ngăn các đợt trào ngược khi ngủ.

Tư thế nằm giúp kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản:

  • Nằm nghiêng bên trái: Như đã đề cập, dạ dày phình về phía bên trái và cong nhẹ ở phần phải. Do đó khi nằm nghiêng về bên trái, thức ăn và dịch vị sẽ ổn định ở bên trong cơ quan này. Ngược lại, nằm nghiêng bên phải khiến thức ăn chảy ngược về phần tâm vị, từ đó làm tăng áp lực lên thực quản và dẫn đến trào ngược.
  • Sử dụng gối cao: Nếu thường xuyên bị trào ngược dạ dày vào ban đêm, bệnh nhân nên sử dụng gối chuyên dụng. Loại gối này cao hơn so với các loại gối nằm thông thường nên có khả năng ngăn hiện tượng dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên thực quản. Kết hợp sử dụng gối cao cùng với điều chỉnh tư thế nằm có thể kiểm soát hiện tượng trào ngược rõ rệt.

7. Tập thể dục

Tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý có mối liên hệ mật thiết với căng thẳng thần kinh. Stress có thể làm tăng mức độ và tần suất của hiện tượng trào ngược. Do đó bên cạnh các mẹo chữa trên, bệnh nhân cũng có thể kiểm soát bệnh lý này bằng cách tập thể dục thường xuyên.

Các nghiên cứu cho thấy, tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress và các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ,… Bằng cách giải tỏa tâm lý, hoạt động thể chất có thể kiểm soát phần nào các triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

tự chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Tập thể dục thường xuyên có thể giảm nhẹ triệu chứng và góp phần đẩy lùi biến chứng của trào ngược dạ dày

Bên cạnh đó, tập thể dục giúp ổn định nhu động thực quản, dạ dày và đường ruột. Đồng thời điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị và ngăn ngừa hiện tượng tăng tiết axit quá mức. Những tác động này đều có đóng góp tích cực vào việc giảm hiện tượng trào ngược và ổn định chức năng của các cơ quan tiêu hóa.

Thực tế cho thấy, dành 20 – 30 phút mỗi ngày tập các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga, chạy bộ, đạp xe,… có thể giảm tần suất trào ngược và cải thiện một số triệu chứng khó chịu như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, tiêu hóa kém,… Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh tập các bộ môn phải gắng sức nhiều (nâng tạ). Thực hiện các bộ môn này có thể làm tăng áp lực ổ bụng và kích thích bùng phát hiện tượng trào ngược.

Có thể bạn quan tâm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Trà Không? Dùng Loại Nào Tốt?

8. Giảm trào ngược dạ dày bằng một số loại thực phẩm

Ngoài tác dụng cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, một số loại thực phẩm còn có khả năng giảm trào ngược và cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Chính vì vậy bên cạnh các mẹo chữa kể trên, bệnh nhân cũng có thể cải thiện bệnh bằng cách bổ sung những loại thực phẩm sau:

tự chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Dùng sữa chua có thể làm dịu một số triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra
  • Rau xanh: Rau xanh có độ pH kiềm nên có thể trung hòa dịch vị dư thừa và ngăn chặn hiện tượng trào ngược. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn là nguồn cung cấp chất xơ cùng với vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bổ sung rau xanh thường xuyên giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và ăn uống kém ở bệnh nhân bi trào ngược.
  • Các loại quả chứa ít axit: Bổ sung các loại quả chứa ít axit như bơ, thanh long, dưa hấu,… có thể giảm axit dạ dày và ngăn các đợt trào ngược thực quản. Tương tự như rau xanh, hoa quả chứa hàm lượng nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Ngoài ra với vị ngọt tự nhiên, các loại trái cây còn giúp cải thiện vị giác và giảm cảm giác chán ăn ở người mắc hội chứng GERD.
  • Sữa chua: Sữa chua có kết cấu mềm, mát và vị ngọt thanh tự nhiên. Bổ sung loại thực phẩm này có thể làm dịu vùng niêm mạc thực quản bị nóng rát, đồng thời cung cấp cho cơ thể nguồn lợi khuẩn (probiotic) dồi dào cùng với các loại khoáng chất và vitamin thiết yếu. Khi dùng sữa chua, bệnh nhân có thể ăn kèm với ngũ cốc, hạt chia và trái cây để tăng hương vị và đa dạng dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài những loại thực phẩm nên bổ sung, cần tránh sử dụng rượu bia, thức uống có gas, caffeine, các món ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ để ngăn tình trạng trào ngược. Trên thực tế, điều chỉnh thói quen ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Chính vì vậy, bệnh nhân nên xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp để hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế.

9. Sử dụng một số loại thuốc không kê toa

Trong trường hợp trào ngược xảy ra với tần suất thường xuyên và không thuyên giảm khi áp dụng các mẹo chữa trên, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc không kê toa. Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày không kê toa chủ yếu chứa hoạt chất trung hòa axit + alginate (Gaviscon, Yumangel, Phosphalugel,…). Các loại thuốc này có khả năng ngăn trào ngược và giảm các triệu chứng của GERD như ợ nóng, nóng rát thượng vị, ợ chua, đau dạ dày,…

tự chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Đa phần các loại thuốc không kê toa đều được đánh giá có độ an toàn cao và hầu như không phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc trong 3 – 5 ngày. Nếu triệu chứng vẫn không thuyên giảm hoặc tái phát ngay sau khi ngừng thuốc, cần sắp xếp thời gian đến bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn các phương án điều trị phù hợp nhất.

Tìm hiểu thêm: Review TOP 6+ Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Dành Cho Bạn

Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Các mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà có thể đẩy lùi phần nào các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ nóng, đau dạ dày, nóng rát thượng vị, trớ thức ăn,… Tuy nhiên khi áp dụng các mẹo chữa tại nhà, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

tự chữa trào ngược dạ dày tại nhà
Để điều trị trào ngược dạ dày triệt để, bệnh nhân cần sắp xếp thời gian tìm gặp bác sĩ chuyên khoa
  • Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám và điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹo chữa tại nhà, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu và gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
  • Hầu hết các mẹo chữa tại nhà chủ yếu tận dụng nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao và ít phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, người có cơ địa mẫn cảm có thể bị dị ứng với một số thảo dược. Do đó, nên chủ động ngưng áp dụng nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như nổi mề đay, phát ban, ngứa họng, tiêu chảy,…
  • Các cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà có hiệu quả khá chậm. Tuy nhiên, nếu áp dụng thường xuyên, bệnh nhân có thể nhận thấy những cải thiện tích cực. Ngoài ra, áp dụng các mẹo tại nhà còn giúp giảm thiểu nguy cơ phụ thuộc và lạm dụng thuốc quá mức.
  • Bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để đẩy nhanh tiến độ phục hồi.

9 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà trên đây chỉ mang tính hỗ trợ, làm giảm bớt biểu hiện, không thể tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Có thể có tác dụng phần nào đối với bệnh nhẹ. Còn những người bị trào ngược dạ dày nặng, lâu ngày, những cách trên gần như không hiệu quả. Lúc này, người bệnh nên thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín cùng bác sĩ chuyên khoa để được gợi ý, tư vấn giải pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.

Bài viết xem thêm

Câu hỏi liên quan

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa