Ngoài tác dụng chăm sóc da, cây nha đam còn có hiệu quả trong chữa trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các mẹo chữa từ thảo dược này có thể làm dịu cảm giác nóng rát thượng vị, đầy hơi, chướng bụng và hỗ trợ thúc đẩy chức năng tiêu hóa.
Cây nha đam và tác dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày
Nha đam (lô hội) là loại thực phẩm quen thuộc được sử dụng chủ yếu để chế biến món ăn và các thức uống giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, lô hội còn được dùng để chăm sóc da và hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu thường gặp. Ít ai biết rằng, thảo dược này còn có hiệu quả trong việc kiểm soát chứng trào ngược và các vấn đề tiêu hóa khác.
Với hàm lượng nước và chất xơ cao, nha đam có tác dụng trung hòa dịch vị và giảm mức độ kích thích lên niêm mạc dạ dày – thực quản. Áp dụng các công thức từ nha đam ngay khi chứng trào ngược bùng phát có thể làm dịu cảm giác đau và nóng rát thượng vị, đồng thời cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ chua và trớ thức ăn.
Đối với những trường hợp bị viêm xước và loét thực quản, chất nhầy tự nhiên trong nha đam có tác dụng bảo vùng niêm mạc bị tổn thương. Đồng thời thúc đẩy tốc độ phục hồi và tái tạo của các tế bào biểu mô. Do đó, nha đam còn được tận dụng để điều trị biến chứng loét thực quản do trào ngược dạ dày tiến triển dai dẳng.
Lô hội chứa hoạt chất Aloin có tác dụng nhuận tràng mạnh. Với đặc tính này, các công thức từ nha đam còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa giúp giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Một số nghiên cứu khoa học gần đây cũng đã cho thấy, nha đam thực sự có hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng của các vấn đề ở dạ dày và đường ruột.
Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể tận dụng thảo dược này để cải thiện các triệu chứng do chứng trào ngược gây ra. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, nha đam còn là nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
ĐỪNG BỎ LỠ: Bỏ Túi 9 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Đơn Giản, Dễ Áp Dụng
Mách bạn 7 cách dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày
Nha đam không chỉ là cây thuốc quý mà còn là loại thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe. Để cải thiện chứng trào ngược dạ dày, bệnh nhân có thể dùng nha đam theo 1 trong 7 cách đơn giản sau:
1. Dùng nha đam tươi
Dùng nha đam tươi ăn trực tiếp hoặc xay lấy nước uống là cách đơn giản để giảm chứng trào ngược. Nha đam có tính mát, giàu chất xơ và chứa lượng nước dồi dào nên có thể giảm nhanh tình trạng nóng rát thượng vị, ợ nóng và ợ chua. Do đó, bệnh nhân có thể áp dụng mẹo chữa này ngay khi chứng trào ngược bùng phát.
Đối với những trường hợp trào ngược kéo dài gây viêm xước và loét thực quản, nên uống/ ăn nha đam tươi mỗi ngày 1 lần để hỗ trợ làm lành vùng niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra, dùng nha đam thường xuyên còn giúp ngừa táo bón và cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Cách dùng nha đam tươi chữa trào ngược dạ dày thực quản:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, đem rửa sạch và gọt bỏ vỏ bên ngoài
- Sau đó, dùng dao cạo lấy lớp mủ và rửa thêm với nước để làm sạch hoàn toàn
- Cắt nhỏ nha đam và dùng ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn rồi dùng uống (có thể thêm 1 ít đường để tăng hương vị)
- Có thể áp dụng khi chứng trào ngược bùng phát hoặc dùng đều đặn sau bữa ăn để ngăn ngừa triệu chứng và làm lành vết xước ở niêm mạc thực quản
Có thể bạn quan tâm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Trà Không? Dùng Loại Nào Tốt?
2. Nha đam kết hợp cùng nước dừa giảm chứng trào ngược
Nước dừa là thức uống tốt cho người đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Đây không chỉ là loại thức uống có giải khát mà còn cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất, giúp trùng hòa dich vụ, giảm cảm giác kích ứng ở niêm mạc thực quản – dạ dày. Cụ thể, trong nước dừa có chứa:
- Axit lauric: Có khả năng sát khuẩn, làm tiêu viêm, loại bỏ các loại vi khuẩn, virus làm viêm nhiễm bao tử, chống lại nhiễm trùng hệ tiêu hoá, nhờ đó mà giúp điều trị và làm giảm đau dạ dày nhanh chóng.
- Các loại vitamin: Trong dừa có hàm lượng lớn vitamin A, C, E có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, chống viêm tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể, giúp giảm đau và nhanh làm lành các tổn thương trong dạ dày một cách hiệu quả.
Khi kết hợp nước dừa cùng nha đam bạn sẽ có thức uống bù nước và cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Phương pháp này cũng đặc biệt phù hợp với những ai bị trào ngược dạ dày do dùng quá nhiều bia rượu, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị.
Người bệnh có thể chế biến nha đam và nước dừa theo phương pháp sau:
- Lấy lá nha đam, đem rửa sạch, bỏ phần vỏ, lầy phần thịt, rồi cắt nhỏ hạt lựu.
- Cho nha đam vào cùng với khoảng 300ml nước dừa, có thể cho thêm một chút đường phèn để tăng hương vị và dễ uống hơn.
- Dùng hỗn hợp nha đam, nước dừa để uống mỗi khi chứng trào ngược dạ dày tái phát. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 lần và tránh uống khi bụng đói hoặc vào sáng sớm hay tối muộn.
Tham khảo thêm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Nước Dừa Không? Cách Dùng Hiệu Quả
3. Trị trào ngược dạ dày bằng nha đam mật ong
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong nha đam rất giàu chất chống oxy hóa với hàm lượng tương đương với các loại rau củ quả và trái cây. Hoạt chất này giúp bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các gốc tự do, từ đó hạn chế tình trạng viêm loét, hạn chế các tổn thương, ngăn bệnh chuyển biến nặng thành mãn tính và ung thư. Hydrogen peroxide có trong mật ong còn có khả năng làm lành vết thương trong dạ dày nhanh chóng.
Ngoài ra, mật ong còn có enzyme và nhiều dưỡng chất khác giúp ngăn ngừa nấm và vi khuẩn phát triển, ức chế, tiêu diệt vi khuẩn HP. Đồng thời, với kết cấu đặc trưng, độ bao phủ tốt nên khi đi vào cơ thể con người, mật ong sẽ tạo nên lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm giảm lượng acid dư thừa, kiểm soát tình trạng trào ngược acid dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Do đó, khi kết hợp nha đam và mật ong, bạn sẽ có được bài thuốc tuyệt vời trị trào ngược dạ dày và nhiều bệnh lý về dạ dày khác.
Cách dùng nha đam mật ong chữa bệnh trào ngược dạ dày:
- Rửa sạch 1 lá nha đam tươi, gọt vỏ và ngâm phần thịt nha đam với nước muối pha loãng trong 3 phút
- Vớt thịt nha đam ra và rửa lại với nước sạch để loại bỏ bớt nhớt và để ráo
- Cắt thịt nha đam thành hình hạt lựu
- Đun sôi 400ml nước rồi cho nha đam vào, khuấy đều và đun trong 2 – 3 phút rồi tắt bếp
- Khi nước nguội bớt thì cho mật ong vào (cân chỉnh liều lượng mật ong tùy theo sở thích)
- Chia nước nha đam thành 2 – 3 lần uống và dùng sau bữa ăn để giảm chứng trào ngược. Hoặc có thể dùng khi chứng trào ngược bùng phát để giảm tình trạng đau và nóng rát thượng vị
Tìm hiểu thêm: Chia Sẻ Mẹo Dùng Giấm Táo Trị Trào Ngược Axit Dạ Dày Cực Hiệu Quả
4. Nước nha đam đường phèn trị bệnh trào ngược dạ dày
Đường phèn là loại đường được làm từ củ cải hoặc mía với dạng rắn, màu trắng và có vị ngọt thanh hơn so với đường cát. Không chỉ được sử dụng như một loại gia vị, đường phèn còn là vị thuốc tốt cho tỳ vị và phế. Do đó, nha đam còn được dùng kết hợp với nguyên liệu này để tăng hiệu quả điều trị.
Tương tự như mật ong nha đam, nước nha đam đường phèn có tác dụng làm dịu cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị, giảm buồn nôn, đầy hơi và chướng bụng. Ngoài ra, mẹo chữa này còn giúp cải thiện vị giác, giảm tình trạng đắng và chua miệng do dịch vị trào ngược lên vòm họng.
- Nước nha đam đường phèn tốt cho chứng trào ngược dạ dày
Cách chế biến nước nha đam đường phèn trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
- Rửa sạch 1 lá nha đam tươi, gọt vỏ và ngâm với nước muối pha loãng
- Sau đó, rửa sạch với nước lạnh để tránh tình trạng nha đam bị nhớt và đắng
- Cắt thịt nha đam thành hình hạt lựu và cho vào nước đang sôi (có thể thêm lá dứa vào để tăng hương vị)
- Sau đó cho đường phèn vào, khuấy đều và tắt sau 2 – 3 phút
- Khuấy liên tục đến khi đường phèn tan, để nguội và chia thành 2 – 3 lần dùng
5. Nha đam và sữa chua
Đặc tính của nha đam là có vị hơi đắng và nhớt nên nhiều người sẽ cảm thấy khó sử dụng. Để cải thiện tình trạng này thì bạn có thể dùng kèm với sữa chua để dễ ăn hơn. Tuy nhiên, công dụng của sữa chua không chỉ có vậy. Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, khiến chúng ta bị ợ nóng, ợ hơi, cảm giác đau rát, khó chịu. Còn sữa chua lại có tính kiềm, có thể trung hoà được acid dư thừa tại dạ dày một cách hiệu quả.
Chưa hết, sữa chua còn là thực phẩm có nhiều dưỡng chất, tính mát, giúp làm lành các tổn thương tại lớp niêm mạc ở thực quản. Các thành phần như lactose, lactase có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa các tác nhân gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, trong sữa chua có chứa probiotics nên sẽ hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả. Đây cũng là lợi khuẩn cho hệ tiêu hoá, giúp làm giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
Cách dùng nha đam sữa chua chữa trào ngược dạ dày thực quản:
- Rửa sạch 1/2 lá nha đam, ngâm với nước muối loãng để làm sạch nhớt
- Sau đó, cắt thịt nha đam thành miếng vừa ăn và trộn với sữa chua ăn trực tiếp
- Nên dùng nha đam sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để ngăn trào ngược, đồng thời giúp probiotic (lợi khuẩn) và hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua được hấp thu tối đa.
Tìm hiểu ngay: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Sữa Chua Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
6. Chữa trào ngược bằng nha đam hạt chia
Hạt chia là thực phẩm lành mạnh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng loại hạt này chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng. Đặc biệt khi pha với nước, kích thước hạt chia sẽ tăng lên đáng kể và xung quanh hạt được bao bọc bởi một lớp chất nhầy trong suốt.
Chất nhầy trong hạt chia có khả năng trung hòa dịch vị và giảm tác động của axit dạ dày lên niêm mạc thực quản. Bên cạnh đó, loại hạt này còn chứa nhiều chất xơ tốt cho chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột. Vì vậy để giảm nhanh các triệu chứng do trào ngược gây ra, bệnh nhân nên có thể kết hợp nha đam cùng với hạt chia.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít thịt nha đam hạt lựu, đường và 1 thìa cà phê hạt chia
- Cho hạt chia vào ly cùng với 300ml nước ấm
- Đợi khoảng 10 – 15 phút để hạt chia nở hoàn toàn, sau đó cho thịt nha đam và đường vào khuấy đều
- Dùng uống nước nha đam hạt chia khi chứng trào ngược bùng phát để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu
7. Chè nha đam hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày
Chè nha đam là món ăn thơm ngon được dùng vào thời tiết nắng nóng để làm mát cơ thể. Ngoài ra, món ăn này còn có tác dụng nhuận tràng, trung hòa dịch vị và giảm chứng trào ngược hiệu quả. Nếu thường xuyên bị trào ngược kèm với khó tiêu và đầy hơi, bệnh nhân nên dùng chè nha đam 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện chức năng tiêu hóa tiêu hóa.
Hướng dẫn chế biến chè nha đam:
- Chuẩn bị nha đam 300g, đường phèn 100g và đậu xanh hạt 150g (có thể dùng thêm hạt sen, phổ tai)
- Đem đậu xanh vo sạch và ngâm với nước ấm trong 2 giờ đồng hồ
- Trong thời gian chờ đậu xanh mềm, cắt vỏ nha đam, ngâm rửa với nước muối pha loãng để làm sạch nhớt và cắt hạt lựu
- Trụng sơ nha đam với nước sôi trong 1 phút, sau đó cho vào nước đá để nha đam giòn. Vớt nha đam ra và ướp với 50g đường phèn rồi cho vào tủ lạnh
- Rửa sạch đậu xanh và cho vào nồi cùng với 400ml nước ninh đến khi nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt bếp
- Phổ tai đem ngâm cho mềm rồi cắt nhỏ cho vào chè
- Đến khi chè nguội hẳn thì cho nha đam vào, khi ăn nên để trong tủ lạnh cho mát hoặc ăn kèm với đá
Nên đọc: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Rau Gì? Các Loại Rau Củ Quả Chuyên Gia Khuyên Bạn Nên Bổ Sung
Lưu ý khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày
Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Mẹo chữa này có độ an toàn cao, dễ thực hiện và ít gây ra tác dụng phụ khi áp dụng. Nếu thực hiện đúng cách, bệnh nhân có thể kiểm soát phần nào triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên trước khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không dùng nha đam nếu có tiền sử dị ứng. Ngoài ra, người đang bị rối loạn tiêu hóa, mang thai và đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên áp dụng mẹo chữa từ lô hội.
- Tương tự như các mẹo chữa dân gian khác, cách chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam có hiệu quả tương đối chậm và chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Chính vì vậy, bệnh nhân nên kết hợp với các phương pháp y tế để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
- Nha đam là loại thực phẩm lành tính và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, mủ của loại thực phẩm này có thể gây ngứa họng và rối loạn tiêu hóa. Do đó khi chế biến, cần chú ý ngâm rửa để làm sạch mủ hoàn toàn.
- Ngoài mẹo chữa từ nha đam, bệnh nhân cũng có thể tận dụng một số nguyên liệu có sẵn trong căn bếp (gừng, mật ong, dầu dừa,…) để giảm chứng trào ngược.
- Để kiểm soát chứng trào ngược hoàn toàn, nên điều chỉnh các thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bên cạnh đó, nên tập thể dục thường xuyên để điều hòa chức năng thực quản – dạ dày và hỗ trợ ngăn chặn các đợt trào ngược sau khi ăn.
Sử dụng nha đam chỉ hỗ trợ một phần trong việc điều trị trào ngược dạ dày ở cấp độ nhẹ. Không có tác dụng chữa trị đối với những người bệnh nặng, bệnh kéo dài. Trào ngược dạ dày là bệnh thuộc đường tiêu hóa. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh sẽ biến chứng trở nặng như: đau thắt thượng vị, hôi miệng, viêm họng, viêm tai giữa. Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh nhân cần sử dụng loại thuốc đặc trị chuyên biệt.
XEM NGAY
- Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Trứng Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
- Review TOP 9 Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Của Mỹ Tốt Nhất Trên Thị Trường