Nội dung chính

Đa phần các trường hợp mắc trào ngược dạ dày thực quản sẽ được điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện, bệnh tiến triển nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được đề nghị phẫu thuật. Nếu bạn chưa biết các phương pháp và chi phí phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản ra sao thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây. 

→Xem ngay: 7 Cách Làm Sạch Họng Khi Bị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả

Phẫu thuật trào ngược dạ dày được chỉ định khi nào?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch vị và thực ăn từ dạ dày trào lên thực quản. Khi hiện tượng trào ngược gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, trớ, nóng rát thượng vị hoặc các biến chứng ở thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược có thể là do nhiễm khuẩn HP, dạ dày tăng tiết axit, do stress, tác dụng phụ của thuốc…

Phẫu thuật trào ngược dạ dày là giải pháp cuối cùng trong điều trị trào ngược dạ dày
Phẫu thuật trào ngược dạ dày là giải pháp cuối cùng trong điều trị trào ngược dạ dày

Thông thường, đối với trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ cố gắng kiểm soát các triệu chứng bệnh bằng cách sử dụng thuốc, kết hợp với những thay đổi trong chế độ ăn và lối sống. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ thử dùng thuốc dài hạn để cải thiện triệu chứng, kiểm soát tình trạng bệnh. Khi việc dùng thuốc cũng không mang đến tín hiệu tích cực, bác sĩ sẽ xem xét thực hiện phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày là biện pháp cuối cùng để điều trị trào ngược. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật khi:

  • Các triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản quá nghiêm trọng như axit trào ngược làm viêm thực quản, gây xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa trên, thực quản bị hẹp…
  • Sau ít nhất 6 tháng điều trị nội khoa không có hiệu quả, bệnh nhân đồng ý tiến hành phẫu thuật để giảm triệu chứng GERD, kiểm soát biến chứng bệnh
  • Bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc như khó nuốt, chảy máu dạ dày
  • Bệnh nhân bị barrett thực quản hoặc có các biểu hiện bất thường như khàn tiếng, hen, đau tức ngực…

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể điều trị bằng phẫu thuật, phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Thể trạng của người bệnh quá yếu, không thể phẫu thuật
  • Người già, sức khỏe yếu, có nhiều bệnh nền
  • Người có tiền sử tắc ruột, mổ viêm phúc mạc
  • Người mắc bệnh lý rối loạn đông máu
  • Người bị cổ trướng tự do hoặc khu trú, bị thoát vị rốn, thoát vị thành bụng
  • Người nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng, bị ung thư thực quản…

Các phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày

Có rất nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày bằng phẫu thuật, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định người bệnh điều trị bằng phương pháp phù hợp. Các phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản phổ biến có thể kể đến như:

1. Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản

Tên gọi khác của phương pháp này là phẫu thuật nissen fundoplication, là phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn để điều trị trào ngược. Phương pháp này giúp thắt chặt, củng cố cơ vòng thực quản dưới, đồng thời, phần trên dạ dày sẽ được quấn quanh bên ngoài vùng thực quản dưới. Ưu điểm của phương pháp này chính là có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh tốt, ít biến chứng, hiệu quả hồi phục tốt.

Phẫu thuật tạo nếp gấp đáy vị sử dụng phần đáy vị của dạ dày bao quanh bên ngoài vùng thực quản dưới. Có 3 dạng phẫu thuật gồm:

  • Phẫu thuật Nissen: Dùng đáy vị của dạ dày để tạo thành nếp gấp bao quanh bên ngoài vùng thực quản dưới, giúp thắt chặt thực quản dưới.
  • Phẫu thuật Toupet: Phương pháp này cũng giống phẫu thuật nissen, chỉ khác là nó ở phía sau.
  • Phẫu thuật Belsey Mark IV: Tạo nếp gấp đáy vị vào thực quản bằng cách tiếp cận qua lồng ngực để hình dung thực quản và tạo nếp gấp ở phía trước. Được chỉ định cho bệnh nhân có nhu động thực quản yếu, thực quản ngắn hoặc béo phì.
Khác biệt giữa phẫu thuật Nissen và phẫu thuật Toupet
Khác biệt giữa phẫu thuật Nissen và phẫu thuật Toupet

Đối với phương pháp phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật mổ mở hoặc mổ nội soi:

  • Với phương pháp mổ mở: Bác sĩ sẽ rạch một đường dài trong dạ dày để tiếp cận thực quản. Khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ sẽ quấn đáy trên của dạ dày quanh thực quản tạo nên cấu trúc giống cổ áo, nhằm tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới và ngăn dịch vị ở dạ dày trào ngược lên.
  • Đối với trường hợp nội soi: Bác sĩ sẽ đưa ống nội sao đi qua thực quản vào dạ dày và thực hiện phẫu thuật mà không gây tổn thương đến các vị trí khác. Nội soi là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

→Tham khảo thêm: 18 Địa Chỉ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Uy Tín, Đáng Tin Cậy

2. Thủ thuật Stretta

Thủ thuật Stretta cũng là một trong những phương pháp phẫu thuật chống trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi xuống thực quản. Sau đó truyền sóng điện từ tần số thấp đến vị trí nội giữa thực quản và dạ dày.

Mục đích của việc điều trị bằng thủ thuật stretta chính là tạo ra những vết cắt nhỏ trên mô thực quản, trong quá trình thực hiện, sẽ tiến hành cung cấp nước để tránh nhiệt làm tổn hại đến các vị trí khác trong cơ thể. Khi các vết cắt lành lại, mô sẹo sẽ được hình thành và ngăn các dây thần kinh phản ứng với trào ngược dạ dày.

Được biết, hầu hết các bệnh nhân sau khi được điều trị bằng thủ thuật Stretta đều hồi phục nhanh chóng, kết quả điều trị tương đối khả quan. Tình trạng bệnh được kiểm soát tốt, giảm đáng kể nhu cầu sử dụng thuốc ức chế bơm proton cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

3. Phẫu thuật nội soi qua đường miệng (TIF)

Phẫu thuật nội soi dạ dày thực quản qua đường miệng được chỉ định đối với trường hợp bệnh nhân không thể điều trị được bằng phương pháp phẫu thuật củng cố cơ vòng thực quản bằng phương pháp mổ hở (Fundoplication). Trong suốt quá trình nội soi, bệnh nhân sẽ được gây mê.

Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa một thiết bị chuyên dụng vào miệng, xuống thực quản và tạo ra các nếp gấp ở đáy thực quản. Các nếp gấp này giúp tạo thành một vạn mới để ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày. Đây là phương pháp phẫu thuật không đau, mang đến hiệu quả điều trị tốt, kết quả hồi phục nhanh ít rủi ro cho bệnh nhân.

4. Phẫu thuật Linx

Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx là phương pháp sử dụng một vòng các hạt titanium nhỏ bọc quanh phần giao nhau của thực quản và dạ dày, mực đích nhằm giúp tăng cường độ chặt của cơ thắt thực quản. Các hạt titanium này đủ giữ cho cơ thắt thực quản dưới chặt hơn, có thể hạn chế trào ngược, đồng thời vẫn đủ để cho thức ăn đi từ thực quản xuống.

Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx
Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx

Phẫu thuật Linx là phương pháp xâm lấn tối thiểu, thời gian hồi phục ngắn, được đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện rất cao, hiện có không nhiều bệnh viện áp dụng kỹ thuật này. Phổ biến nhất vẫn là các phương pháp phẫu thuật tạo nếp gấp đáy vị như phẫu thuật Nissen, phẫu thuật Toupet.

→Mách bạn: Chi Phí Và Địa Chỉ Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày

5. Phương pháp khâu nội soi Bard EndoCinch

Đây cũng là một trong những phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược thực quản thường được áp dụng. Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống Bard EndoCinch nhằm thực hiện các mũi khâu nội soi để tạo thành nếp gấp củng cố cơ vòng dưới thực quản.

Khâu nội soi Bard EndoCinch chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất định. Là một lựa chọn để các bác sĩ cân nhắc trong quá trình tìm kiếm một phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, khâu nội soi với hệ thống Bard EndoCinch không được đánh giá cao về hiệu quả nên không quá phổ biến.

Chi phí phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản

Chi phí phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản ra sao là thắc mắc chung của nhiều người. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của quá trình phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày bao gồm phương pháp phẫu thuật, trang thiết bị sử dụng, bác sĩ thực hiện, tiền viện phí cũng như tiền thuốc men.

Theo khảo sát, một ca phẫu thuật trào ngược dạ dày có chi phí trung bình khoảng 15 – 40 triệu đồng. Đa phần tổng chi phí điều trị từ khi nhập viện đến khi xuất hiện bao gồm chi phí phẫu thuật, thuốc, phòng, vật tư y tế, dịch vụ y tế ở các bệnh viện đa phần là từ 15 – 20 triệu đồng (chưa trừ BHYT). Khi phẫu thuật trào ngược dạ dày, bạn vẫn được hưởng bảo hiểm y tế, nên trao đổi với nhân viên y tế cẩn thận để biết chính xác về chi phí.

Chi phí phẫu thuật trào ngược dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Chi phí phẫu thuật trào ngược dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ngoài ra, thông thường, chi phí phẫu thuật nội soi sẽ cao hơn so với chi phí phẫu thuật mổ mở. Phẫu thuật Linx sẽ có chi phí cao hơn so với phẫu thuật nissen và phẫu thuật toupet. Thêm vào đó, tùy vào tình trạng bệnh, bệnh viện và loại hình dịch vụ mà bạn lựa chọn mà chi phí phẫu thuật sẽ có sự chênh lệch nhất định. Các bệnh viện cũng không thể đưa ra bảng giá chính xác về chi phí phẫu thuật trào ngược dạ dày.

Để biết chính xác chi phí điều trị cho trường hợp bệnh của mình, bạn cần thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn quy trình thực hiện, ưu nhược điểm cũng như chi phí và những vấn đề cần lưu ý trước và sau phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được chỉ định với trường hợp bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng hoặc sau 6 tháng điều trị nội khoa mà không thấy hiệu quả, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng.

Một số lưu ý trước và sau phẫu thuật điều trị trào ngược

Tùy vào tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số vấn đề lưu ý bạn nên biết:

  • Các kỹ thuật phẫu thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại, tuy nhiên vẫn có thể gây ra các biến chứng như khó nuốt, ợ chua, chấn thương dạ dày, nhiễm trùng vết mổ, tràn khí màng phổi… Cần theo dõi liên tục để có biện pháp xử trí kịp thời.
  • Trước phẫu thuật, để tránh các rủi ro không đáng có, bệnh nhân nên tuân theo đúng lời dặn của bác sĩ, trước ngày phẫu thuật nên thực hiện chế độ ăn lỏng, trong ngày phẫu thuật cần nhịn ăn để làm sạch ruột.
  • Chăm sóc sau phẫu thuật cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Những ngày đầu chỉ nên ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm có thể gây kích thích vết thương.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi thư giãn nhằm giúp thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương. Người thân nên tích cực động viên, tránh bệnh nhân căng thẳng, lo lắng, stress ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và kết quả điều trị.

Phẫu thuật trào ngược dạ dày tương đối phức tạp, đòi hỏi cơ sở y tế thực hiện phải có trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Vì vậy, bạn cần thận trọng trong việc chọn địa chỉ điều trị trào ngược dạ dày, tránh thực hiện ở những cơ sở không đảm bảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

→Xem thêm: Các Mức Độ Trào Ngược Dạ Dày Bạn Nên Biết

Câu hỏi liên quan

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa