Bị trào ngược dạ dày uống sữa được không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi mặc dù là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nhiều người lo ngại uống sữa có thể khiến chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị trào ngược dạ dày có uống sữa được không? (Sữa tươi, sữa đậu nành,…)
Sữa là nhóm thực phẩm lành mạnh chứa hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Sữa mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe như cung cấp canxi cho xương, cải thiện cơ bắp, nâng cao chức năng miễn dịch, bổ sung năng lượng cho cơ thể,… Tuy nhiên, sữa có thể không phù hợp với một số đối tượng.
Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng dịch vị cùng với thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và một số cơ quan phía trên như thanh quản, thanh quản và khoang miệng. Chứng trào ngược có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bổ sung một số loại thực phẩm không phù hợp. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân băn khoăn liệu “Bị trào ngược dạ dày có uống sữa được không?”.
Theo các chuyên gia, sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể protein, khoáng chất, lipid và vitamin dồi dào. Do đó, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Sữa là nguồn cung cấp đạm và vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đồng thời làm giảm áp lực lên thực quản – dạ dày và ngăn ngừa hiện tượng trào ngược một cách rõ rệt. Ngoài ra, bổ sung sữa còn giúp phòng ngừa tình trạng sụt cân và suy nhược do trào ngược dạ dày gây ra.
Tuy nhiên, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên thận trọng khi sử dụng sữa nếu gặp phải các vấn đề sau:
- Dị ứng sữa (có thể thay thế bằng loại sữa khác)
- Không dung nạp lactose
- Mắc các bệnh đường ruột mãn tính
- Người đang bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Người bị sỏi thận, gan nhiễm mỡ
- Người bị tiểu đường type 2
Mặc dù có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nhưng nếu sử dụng không đúng cách, sữa có thể khiến chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần xem xét tình trạng sức khỏe để lựa chọn các loại sữa phù hợp như sữa bò tươi, sữa đậu nành, sữa Ensure,…
Có thể bạn quan tâm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Trà Không? Dùng Loại Nào Tốt?
Các loại sữa tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Sữa là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên như đã đề cập, dùng sữa không đúng cách có thể khiến chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy để tránh các tác dụng không mong muốn, bệnh nhân nên lựa chọn một trong những loại sữa sau:
1. Sữa tách béo
Sữa tách béo là loại sữa phù hợp với bệnh nhân có các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng,… Đây là sản phẩm sữa đã được tách phần kem ra khỏi sữa tươi bằng công nghệ tách ly tâm. Sữa tách béo chứa hàm lượng chất béo rất thấp nên không cung cấp quá nhiều năng lượng nhưng vẫn giữ nguyên hàm lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Lipid (chất béo) là thành phần khó tiêu hóa và có thể khiến chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm sữa tách béo để hạn chế tình trạng trào ngược và đảm bảo cơ thể có đầy đủ vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Ngoài ra, sử dụng sữa tách béo còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp,…
BẠN CÓ BIẾT: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Nước Dừa Không? Cách Dùng Hiệu Quả
2. Các loại sữa hạt
Bên cạnh sữa đậu nành, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể đa dạng chế độ dinh dưỡng bằng một số loại sữa hạt khác như sữa đậu đen, đậu xanh, sữa bắp, sữa hạnh nhân, óc chó, mè đen,… Các loại sữa hạt thường không chứa lactose nên dễ tiêu hóa, ít gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy như các loại sữa động vật.
Hơn nữa, các loại sữa hạt thường chứa hàm lượng Omega 3, 6, khoáng chất và vitamin đa dạng hơn so với sữa có nguồn gốc động vật. Vì vậy, bệnh nhân có thể bổ sung xen kẽ các loại sữa hạt khác nhau để cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
3. Sữa chua uống
Sữa chua uống là thức uống lên men từ sữa bò tươi. Ngoài các thành phần dinh dưỡng thông thường, sữa chua uống còn chứa hàm lượng lợi khuẩn (probiotic) dồi dào. Probiotic có vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và phòng ngừa tình trạng táo bón – tiêu chảy do loạn khuẩn ruột.
Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, sữa chua uống giúp tăng cường chức năng đường ruột, qua đó cải thiện phần nào triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém và khó tiêu. Ngoài ra, sữa chua còn chứa một số enzyme được sản sinh trong quá trình lên men nên thường dễ tiêu hóa hơn so với các loại sữa thông thường.
Đọc thêm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua Không? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
4. Các loại sữa công thức dành riêng cho trẻ bị trào ngược
Trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi rất dễ gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản do kích thước dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang và chức năng cơ vòng thực quản dưới chưa hoàn thiện. Đối với trẻ trong độ tuổi này, nên lựa chọn các loại sữa công thức được nghiên cứu dành riêng cho trẻ thường xuyên bị nôn trớ và trào ngược.
Các loại sữa dành riêng cho trẻ bị trào ngược được thiết kế với công thức và hàm lượng dinh dưỡng phù hợp. Đồng thời được bổ sung thêm lợi khuẩn và chất xơ nhằm ổn định chức năng tiêu hóa. Qua đó giảm nhẹ một số triệu chứng do trào ngược gây ra và giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt, nhanh lớn và khỏe mạnh.
Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Các loại sữa người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế
Khác với người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, người bị trào ngược dạ dày thực quản dễ gặp phải tình trạng trớ thức ăn, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi,… nếu sử dụng các loại sữa không phù hợp. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng các loại sữa sau:
1. Sữa đặc
Sữa đặc là sữa bò đã được hút toàn bộ nước và được bổ sung thêm đường vào. Do đó, sữa đặc có vị ngọt gắt và thường được sử dụng để chế biến các loại thức uống như sinh tố, nước ép, cà phê sữa,… Ngoài ra, nhiều người còn dùng sữa đặc hòa với nước ấm để uống như các loại sữa bò thông thường.
Tuy nhiên, sữa đặc chứa hàm lượng đường rất cao nên có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Về lâu dài, sử dụng loại sữa này thường xuyên còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Hơn nữa, sữa đặc thường chứa hàm lượng lactose cao nên không thích hợp với người mắc hội chứng không dung nạp lactose và người bị các vấn đề về đường ruột như hội chứng đại tràng kích thích.
Vì vậy, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng sữa đặc. Thay vào đó, nên dùng sữa bò tách béo không đường hoặc chứa ít đường để tránh làm tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Dùng sữa ít đường còn giúp kiểm soát cân nặng và hỗ trợ cải thiện tình trạng béo phì – một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
Xem chi tiết: TOP 7 Cách Dùng Nha Đam Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả
2. Sữa Ensure
Ensure là sản phẩm sữa của Abbott Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành, đặc biệt là những người có thể trạng yếu, cần hồi phục sức khỏe sau bệnh, người ăn uống kém. Tuy có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nhưng đây lại là nguyên nhân khiến người bệnh có thể bị đầy hơi, tiêu chảy và làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng trào ngược axit dạ dày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Ensure cũng giống như nhiều loại sữa và các chế phẩm từ sữa khác (phô mai, sữa tươi, sữa chua…), trong thành phần của chúng đều có axit. Tuy nhiên hàm lượng này ở mức thấp, chỉ có khoảng 0,1% khi được so với lượng axit tại niêm mạc dạ dày. Khi uống Ensure trong tình trạng đói, dạ dày rỗng sữa sẽ gây hại cho dạ dày, tạo cảm giác khó chịu, đầy hơi, dẫn tới các cơn đau. Nguyên nhân là do lượng axit có trong sữa sẽ kết hợp cùng axit dịch vị trong dạ dày, dẫn tới tình trạng gia tăng axit.
Tuy nhiên, sữa Ensure lại có khả năng hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Đồng thời giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, loại bỏ được nhiều tác nhân gây bệnh. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này thì cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp.
3. Sữa có hàm lượng chất béo cao
Sữa chứa một lượng chất béo nhất định bao gồm cả chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Thực tế, chất béo trong sữa mang đến không ít lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên ở người bị trào ngược dạ dày, sử dụng sữa chứa hàm lượng chất béo quá cao có thể khiến chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa chứa hàm lượng chất béo cao (sữa nguyên kem, sữa béo, váng sữa,…). Thay vào đó, nên lựa chọn sữa tách béo và chứa ít đường để hạn chế bùng phát chứng trào ngược và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.
Nên đọc: Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Lưỡi Trắng Lưỡi Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
4. Các loại sữa có tiền sử bị dị ứng
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng sữa là một trong những nhóm thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao – nhất là với trẻ em. Thống kê cho thấy, nhiều người bị dị ứng với protein có trong sữa bò và đậu nành.
Để đối kháng với protein trong các loại sữa, hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể IgE. Từ đó hoạt hóa các chất trung gian hóa học và gây ra nhiều triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ngứa da, nổi mề đay,…
Đặc biệt ở người bị trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm còn làm bùng phát chứng trào ngược dẫn đến nôn trớ thức ăn, ợ nóng, ợ chua và đau dạ dày. Do đó, bệnh nhân cần kiêng tuyệt đối các loại sữa có tiền sử dị ứng. Với những sản phẩm sữa, nên đọc kỹ bảng thành phần để hạn chế nguy cơ dị ứng với các thành phần phụ gia, hương liệu.
5. Sữa đậu nành
Mặc dù là loại sữa khá phổ biến và gần gũi với chúng ta, thêm vào đó sữa đậu nành còn có nhiều dưỡng chất tốt có sức khỏe, chống oxy hóa, làm đẹp cho da và tóc, giảm béo phì, ngăn ngừa loãng xương, chống tiểu đường, ung thư… Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thì tốt nhất nên tránh xa loại sữa này.
Nguyên nhân là do trong thành phần của sữa đậu nành có chứa một lượng oligosaccharide nhất định. Đối với những người khỏe mạnh, lượng oligosaccharide này hầu như không gây ra ảnh hưởng nào cho sức khỏe. Thế nhưng khi bị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày cấp tính, mãn tính hoặc đau dạ dày thì chất này có thể dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo Đông y, sữa đậu nành có tính hàn, do vậy nó có khả năng gây ra rối loạn tiêu hóa. Còn theo Y học hiện đại, sữa đậu nành chứa nhiều axit oxalic tạo ra tương tác nhanh với acid dạ dày. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Không những thế, axit axetic trong loại sữa này còn có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của các loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc có chứa thành phần tetracycline, erythromycine…
Xem chi tiết: Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Một số lưu ý khi dùng sữa cho người bị trào ngược dạ dày
Bên cạnh lựa chọn loại sữa phù hợp, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng cần lưu ý một số vấn đề khi bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng:
1. Chú ý thời điểm bổ sung sữa
Nhiều người lầm tưởng rằng thời điểm thích hợp nhất để dùng sữa là khi bụng đói. Tuy nhiên, dùng sữa vào thời điểm này có thể gây đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng. Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, thời điểm thích hợp nhất để dùng sữa là sau bữa sáng 1 giờ và trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ.
Hoặc bệnh nhân cũng có thể dùng sữa cùng với bánh mì và các loại salad vào bữa sáng để bổ sung canxi, vitamin D,… thiết yếu. Tuy nhiên, cần chú ý ăn sáng vừa đủ no và tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Các Mức Độ Trào Ngược Dạ Dày Bạn Cần Biết Để Phòng Tránh
2. Không nên uống quá nhiều sữa
Uống quá nhiều sữa có thể làm nghiêm trọng chứng trào ngược và gây ra nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,… Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày chỉ nên dùng khoảng 300 – 400ml sữa (chia thành 2 lần uống). Đối với những sản phẩm sữa, nên dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Tránh kết hợp với một số loại thực phẩm
Để tăng hương vị, nhiều người kết hợp sữa cùng với một số loại thực phẩm khác như hoa quả, trái cây và ngũ cốc. Tuy nhiên, kết hợp các loại thực phẩm kỵ nhau có thể làm giảm hàm lượng dinh dưỡng hoặc thậm chí gây ra một số vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,…
Vì vậy để bảo toàn giá trị dinh dưỡng của sữa, bệnh nhân cần tránh kết hợp với những loại thực phẩm sau:
- Trái cây có vị chua: Axit từ các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi,… có thể phản ứng với sữa và gây kết tủa casein. Hậu quả là gây mất hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Để hạn chế tình trạng này, nên kết hợp sữa với các loại quả không chứa axit như bơ, chuối.
- Thực phẩm giàu protein: Protein là một trong những thành phần dinh dưỡng khó tiêu hóa. Để cơ thể hấp thu tối đa dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm, bệnh nhân nên tránh dùng sữa cùng với thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao như tôm hùm, cua, thịt bò, thịt dê,… Sử dụng đồng thời các loại thực phẩm này không chỉ gây khó tiêu, đầy trướng mà còn kích thích chứng trào ngược bùng phát.
Tham khảo thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Trứng Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
4. Những lưu ý khác
Ngoài ra, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau trước khi dùng sữa:
- Sữa là nguồn dinh dưỡng được cho phép với người bị các bệnh về dạ dày, tuy nhiên người bệnh phải sử dụng đúng cách. Trong một số trường hợp, khi uống sữa sẽ có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng hơn mức bình thường, điều này báo hiệu rằng dạ dày đang quá tải. Vậy nên tốt nhất dù là người khỏe mạnh thì cũng chỉ nên uống tối đa 500ml sữa tươi mỗi ngày.
- Sữa ấm sẽ có lợi cho dạ dày hơn là sữa lạnh. Do đó, bạn nên làm ấm sữa theo cách gián tiếp trước khi uống, không nên đun trực tiếp vì cách này sẽ làm mất hết tác dụng của sữa. Bạn có thể hâm sữa trong lò vi sóng với nhiệt độ thấp hoặc ủ trong nước nóng, cách này sẽ đảm bảo sữa sẽ không bị phá hủy canxi hay thất thoát protein.
- Không dùng sữa hay các chế phẩm từ sữa khi đang đói, đồng thời cũng không nên uống sữa để giải khát vì nó hoàn toàn không tốt cho dạ dày. Nên sử dụng kèm với bánh quy, bánh mì hoặc các món ăn chứa tinh bột để giúp dạ dày xử lý dưỡng chất trong sữa tốt hơn.
- Đối với sữa chua thì nên ăn sau bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng. Không nên ăn kèm các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, bởi có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bạn cũng không nên ăn sữa chua khi bụng đang đói để tránh làm lượng axit tăng cao, kích thích các cơn đau ở niêm mạc và gây đau vùng thượng vị.
- Bạn cũng không nên hâm nóng sữa chua vì sẽ khiến các dưỡng chất bị thất thoát còn các lợi khuẩn bị tiêu diệt. Nên ăn sữa chua với độ lạnh vừa phải, tránh để đông.
Như vậy, bạn đọc đã có được câu trả lời cho thắc mắc trào ngược dạ dày uống sữa được không. Một khi mắc phải bệnh lý này, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn nên sớm thăm khám để có phương án điều trị bệnh phù hợp, tối ưu nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Điểm Danh TOP 18 Địa Chỉ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Uy Tín Hàng Đầu Cả Nước
- TOP 9 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Đơn Giản Hiệu Quả