Nội dung chính

Trào ngược họng thanh quản (LPR) xảy ra khi cơ vòng thực quản suy yếu khiến dịch vị trào ngược lên hạ họng, thanh quản và một số cơ quan hô hấp trên. Khác với trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý này không gây ợ nóng, trớ thức ăn mà chủ yếu gây đau rát họng, nghẹn vướng khi nuốt, ho, khàn tiếng,…

Trào ngược họng thanh quản
Trào ngược họng thanh quản (Laryngopharyngeal reflux) là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trào ngược họng thanh quản là bệnh gì?

Trào ngược họng thanh quản (Laryngopharyngeal reflux/ LPR) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thanh quản, cổ họng và đôi khi ảnh hưởng đến cả các cơ quan hô hấp trên. Bệnh lý này còn được biết với nhiều tên gọi khác nhau như trào ngược ngoài thực quản, viêm thực quản trào ngược và viêm thực quản sau.

Khác với chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), trào ngược họng thanh quản có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Sau một thời gian tiến triển, axit dạ dày có thể gây viêm và tổn thương một số cơ quan như họng, thanh quản,… Lúc này, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như ho, khàn tiếng, vướng nghẹn khi nuốt, ho kéo dài, khó thở và đắng miệng.

Axit dạ dày sẽ tấn công lớp niêm mạc thanh quản và cổ họng
Axit dạ dày sẽ tấn công lớp niêm mạc thanh quản và cổ họng

Trào ngược họng thanh quản có mối liên hệ chặt chẽ với trào ngược dạ dày thực quản. Dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh lý này có thể tiến triển dai dẳng nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Ngoài các biến chứng thông thường, hiện tượng trào ngược dịch vị lên thanh quản và hạ họng còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư – đặc biệt là ở người trưởng thành.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Bị Khó Thở Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược họng thanh quản

Như đã đề cập, nguyên nhân trực tiếp gây trào ngược họng thanh quản là do suy yếu cơ vòng thực quản trên. Cơ quan này có hình chữ C bám vào sụn nhẫn ở thực quản đoạn cao. Tương tự như cơ vòng thực quản dưới, cơ vòng thực quản trên cũng có chức năng ngăn không cho dịch vị trào ngược lên họng, thanh quản và một số cơ quan hô hấp trên.

Khi chức năng của cơ quan này bị suy giảm, dịch vị cùng với thức ăn bên trong dạ dày có thể trào ngược lên thanh quản, họng,… Theo thời gian, pepsin và HCl trong dịch vị dạ dày gây tổn thương niêm mạc và hệ thống quét lông chuyển của các cơ quan hô hấp. Hậu quả là làm bùng phát các triệu chứng ở thanh quản và cổ họng.

triệu chứng trào ngược họng thanh quản
Sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược họng thanh quản

Tình trạng suy yếu cơ vòng thực quản trên có thể bắt nguồn từ các thói quen sau:

  • Ăn khuya, ăn uống quá mức
  • Nằm ngay sau khi ăn
  • Thường xuyên dùng các món ăn khó tiêu, nhiều gia vị và dầu mỡ
  • Sử dụng thuốc lá và đồ uống chứa cồn
  • Thừa cân
  • Chậm làm rỗng dạ dày
  • Cơ vòng thực quản trên bị biến dạng và tổn thương do chấn thương, tai nạn hoặc do dị tật bẩm sinh
  • Thừa cân
  • Mang thai

Nên đọc: Biểu Hiện Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Lưỡi Trắng Lưỡi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Triệu chứng nhận biết trào ngược họng thanh quản

Trào ngược họng thanh quản còn được gọi là bệnh trào ngược thầm lặng do triệu chứng nghèo nàn, không điển hình. Ở một số trường hợp, bệnh nhân có không gặp phải bất cứ triệu chứng nào. Điều này gây ra không ít khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng ở thanh quản và các cơ quan hô hấp trên.

triệu chứng trào ngược họng thanh quản
Trào ngược họng thanh quản thường gây đau họng, khàn giọng, thay đổi âm sắc giọng nói,…

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược họng thanh quản:

  • Khó nuốt
  • Ngứa cổ họng, vướng họng do axit trào ngược lên cổ họng thường xuyên
  • Ho kéo dài (có thể gặp phải tình trạng ho khan hoặc ho có đờm)
  • Đau họng
  • Khàn tiếng, khó phát âm – đặc biệt là vào sáng sớm sau khi thức dậy
  • Âm sắc giọng nói có thể bị thay đổi do thanh quản bị phù nề, sung huyết
  • Đôi khi có cảm giác nóng rát vùng ngực (ít gặp hơn so với bệnh trào ngược dạ dày thực quản)
  • Các triệu chứng của bệnh trào ngược họng thực quản thường bùng phát vào ban đêm khi ngủ, sau khi ăn hoặc khi cúi gập người

Tương tự như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý này có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh không gây ra các triệu chứng điển hình như ợ nóng, nóng rát thượng vị, trớ thức ăn, buồn nôn,… mà chủ yếu gây ra triệu chứng ở cơ quan hô hấp trên (đặc biệt là thanh quản).

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm Là Gì: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa

Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược họng thanh quản ít gặp hơn so với trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược dịch mật. Tương tự như hai chứng bệnh kể trên, trào ngược họng thanh quản thực chất là một dạng rối loạn cơ năng của cơ vòng thực quản dưới. Do đó trong thời gian đầu, bệnh hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào.

Theo thời gian, dịch vị trào ngược lên thanh quản và hạ họng trên có thể khiến niêm mạc bị viêm, xước và gây tổn thương hệ thống lông chuyển của các cơ quan hô hấp dẫn đến bùng phát các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lý này không có tính điển hình nên rất dễ bị nhầm lẫn với viêm họng, viêm thanh quản và một số bệnh hô hấp thường gặp khác.

Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không
Trào ngược họng thanh quản kéo dài có thể gây viêm họng, viêm thanh quản và các bệnh hô hấp khác

Nếu thăm khám và tích cực điều trị, bệnh trào ngược họng thanh quản có thể kiểm soát trong một thời gian ngắn. Ngược lại trong trường hợp chủ quan, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng như:

  • Đối người lớn: Gây hôi miệng, tăng nguy cơ bị viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang,… Một số trường hợp bệnh tiến triển lâu năm còn gây Barrett thực quản – dấu hiệu tiền ung thư.
  • Đối với trẻ em: Trẻ chậm tăng cân, ăn uống kém, giảm phát triển cả về thể chất và trí não. Ngoài ra, chứng bệnh này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm thanh quản,…

Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe, bệnh trào ngược họng thanh quản còn tác động đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của bệnh nhân. Các triệu chứng của bệnh bùng phát nhiều về đêm khiến bệnh nhân bị mất ngủ, thiếu ngủ, rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi và căng thẳng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất, hiệu suất lao động và học tập.

Tìm hiểu định nghĩa: Viêm VA Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Chẩn đoán bệnh trào ngược họng thanh quản

Trào ngược họng thanh quản không có triệu chứng điển hình. Do đó để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Chẩn đoán bệnh trào ngược họng thanh quản bao gồm các bước sau:

cách chữa trào ngược họng thanh quản
Nội soi hạ họng – thực quản là kỹ thuật quan trọng trong chẩn đoán bệnh trào ngược họng thanh quản
  • Thăm khám lâm sàng: Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong chẩn đoán bệnh trào ngược họng thanh quản. Ngoài khai thác các triệu chứng bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành khám họng để phát hiện các tổn thương ở thanh quản, họng do dịch vị dạ dày. Bệnh nhân bị trào ngược họng thanh quản thường gặp phải các triệu chứng như phù nề, xung huyết thanh quản, phù nề dây thanh giả ở hạ thanh môn, niêm mạc quá phát, hẹp thanh quản,…
  • Nội soi hạ họng thanh quản: Nội soi là kỹ thuật quan trọng trong chẩn đoán bệnh trào ngược họng thanh quản. Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát rõ tổn thương ở thanh quản – hạ họng, qua đó dễ dàng đưa ra chẩn đoán xác định.
  • Độ pH dịch vị trong 24 giờ: Tương tự như trào ngược dạ dày, trào ngược họng thanh quản cũng được chẩn đoán thông qua kỹ thuật đo pH dịch vị trong vòng 24 giờ. Kỹ thuật này giúp phát hiện hiện tượng trào ngược axit dạ dày và đánh giá mức độ – tần suất triệu chứng ở từng bệnh nhân.
  • Một số phương pháp khác: Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-Quang cản quang và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để đưa ra chẩn đoán xác định. Bên cạnh đó, các kỹ thuật này còn giúp đánh giá mức độ nặng – nhẹ của bệnh nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Trị Dứt Điểm

Các phương pháp điều trị bệnh trào ngược họng thanh quản

Có thể thấy, trào ngược họng thanh quản gây ra nhiều ảnh hưởng đối với chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Do đó, bệnh nhân cần tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tương tự như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý này có thể kiểm soát bằng cách xây dựng lối sống khoa học, sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

1. Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc là phương pháp chính được áp dụng trong điều trị hội chứng trào ngược họng thanh quản. Mục tiêu của phương pháp này là kiểm soát triệu chứng, làm lành biến chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Tùy theo triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:

trào ngược dạ dày họng thanh quản
Sử dụng thuốc có thể kiểm soát bệnh trào ngược họng thanh quản
  • Thuốc kháng axit (antacid): Thuốc kháng axit (muối nhôm, muối magie,…) được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng do dịch vị trào ngược lên hạ họng và thanh quản. Thuốc có tác dụng trung hòa axit, qua đó giúp giảm tình trạng nóng rát vùng ngực, đau họng, ngứa họng,… Nhóm thuốc này chỉ mang lại tác dụng tạm thời nên thường được sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc kháng histamine H2/ Thuốc ức chế bơm proton: Cả hai nhóm thuốc này đều có tác dụng ức chế tiết dịch vị, từ đó làm giảm tần suất trào ngược axit và tạo điều kiện để phục hồi biến chứng ở thanh quản, thực quản,… Mặc dù có tác dụng tương tự nhưng cơ chế tác dụng, hiệu quả của hai nhóm thuốc này hoàn toàn khác nhau. Do đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân để chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.
  • Prokinetic: Prokinetic (Metoclopramide, Domperidone, Bethnacol,…) có tác dụng tăng nhu động thực quản, làm trống dạ dày,… Thuốc được sử dụng để đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, qua đó có thể ngăn hiện tượng trào ngược dịch vị lên thực quản, thanh quản và hạ họng. Nhóm thuốc này được dùng nhiều trong điều trị trào ngược dạ dày và trào ngược họng thanh quản.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc bảo vệ niêm mạc (Sulcrafate) được sử dụng để giảm tác động của dịch vị lên niêm mạc thực quản và dạ dày. Nhóm thuốc này thường được dùng trong trường hợp đã xuất hiện các biến chứng lên thực quản như phù nề, hẹp hoặc viêm loét thực quản.

Các loại thuốc điều trị bệnh trào ngược họng thanh quản thường được dùng với liệu trình từ 3 – 6 tháng tùy theo từng trường hợp. Để thuốc phát huy tối đa tác dụng, bệnh nhân cần kết hợp đồng thời với lối sống khoa học và lành mạnh.

Xem chi tiết: TOP 6+ Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Bác Sĩ Khuyên Dùng

2. Phẫu thuật

Phần lớn các trường hợp trào ngược họng thanh quản đều có đáp ứng với điều trị bảo tồn. Tuy nhiên nếu điều trị nội khoa thất bại, bệnh nhân sẽ được xem xét phẫu thuật. Hiện tại, kỹ thuật ngoại khoa được áp dụng phổ biến nhất là thắt đáy dạ dày theo phương pháp Nissen.

triệu chứng trào ngược họng thanh quản
Phẫu thuật được cân nhắc khi trào ngược họng thanh quản không có đáp ứng với điều trị bảo tồn

Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng phần trên của dạ dày bao xung quanh cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn tình trạng trào ngược. Phẫu thuật theo phương pháp Nissen có thể làm giảm 73 – 86% triệu chứng của trào ngược họng thanh quản và hơn 90% biểu hiện do chứng trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần duy trì lối sống khoa học để kiểm soát triệu chứng của bệnh. Nếu tiếp tục các thói quen xấu, triệu chứng có thể tái phát dẫn đến nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm: Xét Nghiệm Bệnh Trào Ngược Dạ Dày: Chi Phí, Địa Chỉ Khám Bệnh Và Lưu Ý

3. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là biện pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh trào ngược họng thanh quản. Đối với những trường hợp nhẹ, triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm đáng kể sau khi điều chỉnh các thói quen xấu. Bên cạnh đó, duy trì lối sống khoa học còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát và tiến triển nặng.

triệu chứng trào ngược họng thanh quản
Sử dụng gối chống trào ngược có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh trào ngược họng thanh quản

Lối sống khoa học giúp kiểm soát bệnh trào ngược họng thanh quản:

  • Nằm nghiêng về bên trái và dùng gối chống trào ngược để ngăn dịch vị trào ngược lên họng, thanh quản và các cơ quan hô hấp trên. Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh nằm và vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Tránh các yếu tố làm bùng phát chứng trào ngược như socola, cà phê, đồ uống chứa cồn, thực phẩm chứa nhiều axit, gia vị cay nóng và dầu mỡ. Bên cạnh đó, cần cai thuốc lá và hạn chế hít khói thuốc thụ động.
  • Giảm cân có thể cải thiện các triệu chứng do trào ngược dịch vị một cách rõ rệt. Bởi thừa cân – béo phì làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản và khiến chứng trào ngược axit dạ dày chuyển biến nghiêm trọng hơn.
  • Nên dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao. Tập thể dục thường xuyên giúp ổn định chức năng của các cơ quan tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm căng thẳng. Với những tác động này, hoạt động thể chất có thể cải thiện triệu chứng của bệnh trào ngược họng thanh quản đáng kể.
  • Hạn chế stress, căng thẳng, đảm bảo ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp để nâng cao sức khỏe, hạn chế tình trạng suy nhược và sụt cân.

Trên thực tế, thay đổi lối sống có thể kiểm soát hơn 50% triệu chứng của bệnh trào ngược họng thanh quản. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Rau Gì Tốt Cho Người Bệnh? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Phòng ngừa bệnh trào ngược họng thanh quản

Trào ngược họng thanh quản là vấn đề tiêu hóa ít gặp. Dù có triệu chứng mờ nhạt nhưng bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, bệnh rất dễ tái phát nếu không chủ đông thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Vì vậy sau khi điều trị, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ tái phát.

triệu chứng trào ngược họng thanh quản
Tập thể dục là biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa bệnh trào ngược họng thanh quản

Các biện pháp phòng ngừa bệnh trào ngược họng thanh quản:

  • Thay đổi các thói quen ăn uống thiếu khoa học như ăn uống quá mức, ăn khuya, nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn,…
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân – béo phì.
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm và thức uống có thể gây trào ngược như món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị, socola, nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia,…
  • Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh dễ tiêu hóa và có khả năng trung hòa dịch vị như ngũ cốc, rau xanh, trái cây, cá,…
  • Không dùng thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, mè (vừng), sữa, lòng trắng trứng,…
  • Dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lựa chọn bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng. Tránh các bộ môn phải gắng sức nhiều như nâng tạ,…
  • Mặc quần áo rộng rãi khi ngủ và nâng đầu cao để ngăn trào ngược dạ dày.
  • Tránh hút thuốc lá, thức khuya và căng thẳng quá mức.

dị ứng hải sản nên kiêng gì

Trào ngược họng thanh quản tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời, sẽ gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Do đó, bạn nên sớm tới các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, thăm khám và chẩn đoán bệnh, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị bệnh tối ưu nhất.

Tham khảo thêm

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp