Nội dung chính

Trào ngược dạ dày kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bệnh sẽ dễ gây ra một số vấn đề về đường hô hấp như ho có đờm, viêm họng,… Biết được những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn có được phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa, xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị yếu đi, chúng sẽ mở ra ngay cả khi không có thức ăn xuống dạ dày. Điều này khiến cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn,….

Ở những bệnh nhân bị trào ngược nghiêm trọng, lượng thức ăn và axit dịch vị khi bị đẩy lên trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus tấn công, khiến cổ họng bị tổn thương. Khi ấy các biểu mô của đường hô hấp sẽ tiết ra chất nhầy để ngăn chặn tác nhân gây bệnh, giúp bảo vệ cổ họng và các bộ phận khác của đường hô hấp. Đây cũng chính là cơ chế gây ho đờm của bệnh trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa
Trào ngược dạ dày là một bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa

Trào ngược dạ dày gây ho có đờm thường xảy ra vào ban đêm. Bệnh sẽ nặng hơn khi người bệnh đi ngủ hoặc mới ngủ dậy. Vì khi đó dạ dày sẽ nằm ngang so với thực quản và làm tăng nguy cơ bị trào ngược. Cùng với tình trạng ho có đờm, trào ngược dạ dày còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng, ho và một số bệnh lý khác về đường hô hấp.

Ho có đờm mặc dù không không phải lúc nào cũng là do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Tuy nhiên khi kết hợp với một số triệu chứng khác, bạn hoàn toàn có thể xác định được nguyên nhân gây ho có phải do bệnh trào ngược dạ dày hay không.

Cụ thể, những người bị trào ngược dạ dày gây ho đờm thường xuất hiện các triệu chứng như: Ho có đờm kèm theo cảm giác đầy hơi, tăng tiết nước bọt, hôi miệng, khó nuốt, cảm giác vướng ở cổ họng, đau tức ngực,…

Trong đó hôi miệng là dấu hiệu điển hình nhất giúp bạn phân biệt được ho do trào ngược với ho do các bệnh thông thường. Hiện tượng này xảy ra do axit dạ dày trào ngược lên mang theo vi khuẩn tấn công cổ họng và niêm mạc miệng gây ra mùi hôi.

GIẢI ĐÁP: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý Dứt Điểm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây ho

Tác nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày gây ho đờm xuất phát từ các yếu tố bệnh lý khác nhau:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây ho
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây ho

Nguyên nhân bệnh lý

  • Thực quản có vấn đề: Trào ngược là dấu hiệu cho thấy do giảm trương lực cơ hoặc các đợt giãn diễn ra chớp nhoáng nhưng lại tái đi tái lại, khiến cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả.
  • Dạ dày có vấn đề: Tình trạng viêm loét cũng khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, làm cho thức ăn bị tiêu hóa chậm. Từ đó sản sinh hơi và khí trong dạ dày, khiến dạ dày tiết nhiều acid và kích thích trào ngược dạ dày gây ho.
  • Béo phì: Trong lượng cơ thể càng lớn càng tạo áp lực cho cơ thắt thực quản dưới giãn nở. Đây là điều kiện thuận lợi giúp bệnh trào ngược axit diễn ra.
  • Yếu tố bẩm sinh: Một số người bệnh có cơ thắt thực quản dưới yếu, bị da dạ dày, thoát vị cơ hoành, chấn thương tai nạn,… cũng là nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dạ dày. 

Nguyên nhân không phải bệnh lý

  • Stress làm tăng tiết cortisol: Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài là tác nhân gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bởi tiết ra cortisol khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng lên, trương lực co bóp đẩy mạnh kích thích dịch vụ dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Những thói quen ăn uống như ăn nhanh, ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn, uống rượu bia, thuốc lá,… sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến cho dạ dày bị tổn thương. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người mắc phải chứng trào ngược dạ dày gây ho.
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Một số loại thuốc điều trị huyết áp như: Cholecystokinine, glucagon, aspirin,… đều có tác dụng phụ gây trào ngược dạ dày. Nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ho, viêm họng các các bệnh liên quan khác. Đó là lý do vì sao những người bị trào ngược dạ dày thường bị ho đờm.

Xem chi tiết: Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Tác dụng phụ của thuốc Tây cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày
Tác dụng phụ của thuốc Tây cũng có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày gây ho đờm có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây ho đờm nếu không chữa trị sớm rất nguy hiểm. Bởi, nếu cứ để ho lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới cổ họng, gây viêm loét và dễ viêm nhiễm. Đó là còn chưa kể việc ho trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới lá phổi, gây viêm đường hô hấp.Một số biến chứng nguy hiểm do bệnh trào ngược dạ dày gây ho đờm:

  • Bệnh viêm thực quản: Chứng trào ngược dạ dày nếu không được điều trị hoàn toàn có thể gây ra bệnh viêm thực quản. Bởi, khi bị trào ngược sẽ kích thích tới niêm mạc và gây viêm thực quản. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy đau nóng, khó nuốt, loét thực phẩm, hẹp thực quản, sẹo thực quản.
  • Hội chứng khó thở: Trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể gây ra tình trạng sẹo trong thực quản. Lúc này, người bệnh sẽ bị hẹp thực quản lành tính. Điều này khiến bệnh nhân khó nuốt, đau và hay bị khó thở.
  • Ho mãn tính: Khi bị trào ngược gây ho bệnh nhân hay cảm giác có thứ gì mắc ở cổ. Do đó, người bệnh hay ho, khạc nhổ như phản xạ tự nhiên để ‘tống khứ’ thứ mắc ở cổ ra. Hành động này vô tình khiến cổ họng bị tổn thương và gây ho mãn tính, viêm họng, khàn giọng, thay đổi giọng nói.
  • Vấn đề khác: Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể mắc bệnh barrett thực quản khiến thực quản dễ hình thành tế bào ung thư thực quản.

Đó là còn chưa kể nếu bạn cứ liên tục bị trào ngược gây ho sẽ khiến những người xung quanh khó chịu. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị trào ngược gây ho có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Bị trào ngược gây ho có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Cách chữa trào ngược dạ dày gây ho đờm

Trên thực tế, tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể điều trị bằng cách phòng chứng trào ngược dạ dày. Bởi, một khi chứng trào ngược không xảy ra thì sẽ không xuất hiện bệnh ho đờm ho trào ngược. Do đó, chuyên gia khuyên bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị phổ biến: 

Sử dụng thuốc Tây để điều trị

Theo các bác sĩ, để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm, bạn có thể dùng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc PPI: Đây là loại thuốc ức chế bơm proton. Nó có tác dụng làm giảm axit dạ dày.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Thuốc này có khả năng ngăn không cho tế bào trong dạ dày gắn kết với thụ thể để sản xuất axit.
  • Thuốc kháng axit: Đây là loại thuốc hay được các bác sĩ khuyên dùng cho trường hợp bị trào ngược dạ dày gây ho đờm. Nó có công dụng trung hòa axit. Nhờ đó có thể làm giảm triệu chứng trào ngược.
Sử dụng thuốc Tây để điều trị
Sử dụng thuốc Tây để điều trị

Các bài thuốc dân gian dùng nguyên liệu có sẵn từ tự nhiên. Vì thế, nó không gây ra tác dụng phụ, rất an toàn và thích hợp với mọi độ tuổi. Tuy nhiên, tác dụng của bài thuốc dân gian khá chậm nên bạn cần có tính kiên trì.

Bài thuốc từ gừng

Gừng vốn có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt. Vì thế, loại gia vị trong góc bếp này có thể làm tăng cường hoạt động tiêu hóa, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Nhờ đó có thể làm giảm cảm giác buồn nôn và ho do bị trào ngược dạ dày. Cách chữa trào ngược dạ dày gây ho đờm bằng gừng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch củ gừng, cắt lát rồi cho vào miệng ngậm. Khi hết cay thì bạn cắn nhẹ để vị cay nó thoát ra.

Xem chi tiết: Hướng Dẫn TOP 7 Mẹo Dùng Gừng Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cực Hiệu Quả

Bạc hà

Mang vị the mát nên bạc hà có khả năng làm dịu dạ dày, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Nhờ đó có thể giúp hệ tiêu hóa làm tròn nhiệm vụ, ngăn chặn nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Cách sử dụng lá bạc hà chữa trào ngược dạ dày gây ho đờm rất đơn giản. Bạn có thể cho 2 – 3 lá bạc hà vào cốc nước nóng và uống trong ngày. Hoặc bạn cũng có thể dùng vài lá bạc hà nhai 2 – 3 lần/ngày là có thể chữa. Đây là một trong những cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà được nhiều người bệnh tin dùng

Trà bạc hà có tác dụng trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Trà bạc hà có tác dụng trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Sữa chua 

Sữa chua có chứa men vi sinh và các lợi khuẩn rất tốt cho dạ dày và đường ruột. Điều này giúp hệ tiêu hóa thực hiện công việc tiêu hóa hiệu quả nên có khả năng phòng trào ngược. Từ đó có thể tránh việc ho đờm do tình trạng trào ngược gây ra. Để điều trị chứng trào ngược dạ dày gây ho đờm, bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày. Thời điểm thích hợp nhất là sau khi ăn chừng 1 – 2 giờ.

Chuối

Chuối có công dụng cân bằng nước trong dạ dày. Việc này giúp dạ dày cân bằng lượng axit trong dạ dày. Nhờ đó có thể phòng tình trạng trào ngược dạ dày gây ra. Để chữa trào ngược dạ dày gây ho đờm bằng chuối, bạn có thể:

  • Lấy chuối tiêu xanh mang rửa sạch, cắt thành lát mỏng rồi phơi khô.
  • Sau đó, bạn lấy chuối đã khô mang tán thành bột mịn và cho vào bình thủy tinh bảo quản.
  • Mỗi ngày, bạn lấy 10 – 15g bột ra hòa với nước ấm và uống hoặc trộn với mật ong để ăn trực tiếp.

Với phương pháp này, bạn nên dùng 2 lần/ngày và cần kiên trì trong thời gian dài. Lý do là vì những bài thuốc dân gian này cần thời gian để ngấm vào trong dạ dày. Vì thế, tác dụng rất chậm nên người dùng cần phải kiên trì.

Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Trứng Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Chuối có công dụng cân bằng nước trong dạ dày
Chuối có công dụng cân bằng nước trong dạ dày

Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Người bệnh cần có lối sống sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng cùng tuân thủ chỉ định của bác sĩ giúp hỗ trợ điều trị bệnh:

  • Duy trì chỉ số cân nặng ở mức bình thường có thể giúp làm giảm áp lực lên dạ dày. Điều này khiến lượng axit dạ dày buộc lên ống dẫn thức ăn bị giảm đi.
  • Mặc quần áo rộng sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày. Như vậy thì có thể phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Tránh xa thuốc lá cũng có thể làm giảm khả năng bị trào ngược. Đã có nghiên cứu khoa học chứng minh những người hút thuốc thì nguy cơ bị trào ngược cao hơn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và không ăn quá nhiều sẽ làm giảm lượng axit trào lên ống dẫn thức ăn. Khi đó, tình trạng trào ngược sẽ không xảy ra nên có thể chữa chứng trào ngược dạ dày gây ho đờm.
  • Không ăn xong đã nằm luôn vì hành động này sẽ khiến thức ăn khó tiêu hóa. Lúc này, chúng sẽ ‘chen’ vào ống dẫn dạ dày và gây nên hiện tượng trào ngược. Các chuyên gia khuyên bạn ăn xong thì đợi khoảng 3 tiếng rồi mới nằm.
  • Nâng đầu giường khi ngủ vào ban đêm sẽ làm giảm lượng axit.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất? Chuyên Gia Giải Đáp

Lưu ý quan trọng khi bị trào ngược dạ dày gây ho

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho những người đang điều trị chứng trào ngược dạ dày gây ho đờm:

  • Mặc quần áo rộng để giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, làm giảm lượng axit dạ dày bị đẩy lên thực quản.
  • Ngừng hút thuốc bởi những người hút thuốc thường có nguy cơ mắc GRED cao hơn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no vào buổi tối. Bởi việc để dạ dày quá no sẽ ức chế sự đóng kín của cơ thắt thực quản dưới , cho phép axit dạ dày dâng lên vào thực quản.
  • Không nằm xuống ngay sau khi vừa ăn cơm xong. Bạn nên đợi khoảng 30 phút cho dịch trong dạ dày được tiêu hóa bớt trước khi nằm xuống.
  • Những người bị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm cần kê cao đầu giường để làm giảm lượng axit vào thực quản.
  • Một số thực phẩm và đồ uống kích hoạt trào ngược axit mà bạn cần phải hạn chế như rượu, cafein, socola, cam quýt, thức ăn chua, cay, thực phẩm chiên xào, giàu chất béo.
  • Tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa như: Uống thuốc đủ liều, đúng loại thuốc, không được tự ý bỏ thuốc hoặc thay thế thuốc.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vì thế, nếu bạn mắc chứng bệnh này bạn cần đi khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Việc này không chỉ để chấm dứt bệnh tật mà còn giúp cuộc sống của bạn dễ chịu hơn.

Bài viết hấp dẫn

Triệu chứng liên quan