Nội dung chính

Nắm bắt vấn đề “Bị trào ngược dịch mật nên ăn gì và kiêng gì?” là cơ sở để xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Tương tự như các chứng bệnh tiêu hóa khác, chế độ ăn khoa học góp phần không nhỏ giúp kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh trào ngược dịch mật. 

Bị trào ngược dịch mật nên ăn gì
Bị trào ngược dịch mật nên ăn gì và kiêng gì?

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật là tình trạng dịch mật bên trong tá tràng (ruột non) trào ngược lên dạ dày do van môn vị bị hở. Trong một số trường hợp, dịch mật còn có thể trào ngược lên thực quản do tâm vị mở và cơ vòng thực quản dưới (LES) bị suy yếu.

Bệnh lý này có triệu chứng tương tự chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) với các biểu hiện điển hình như ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, đăng miệng. Đôi khi bệnh nhân có thể nôn mửa ra dịch mật có màu vàng hoặc xanh.

Trung bình, gan tiết ra khoảng 700 – 800ml dịch mật mỗi ngày. Dịch mật là chất lỏng có màu vàng hoặc xanh, vị đắng, tác dụng chính là hấp thu các loại vitamin tan trong dầu và tổng hợp chất béo. Do đó, lượng dịch mật được vận chuyển vào tá tràng phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của từng người.

Đối với bệnh nhân bị trào ngược dịch mật, điều chỉnh thực đơn ăn uống có thể kiểm soát lượng dịch mật trong tá tràng và hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng của bệnh như nôn trớ, ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,… Ngoài ra, ăn uống hợp lý còn giúp làm giảm áp lực lên cơ môn vị, tâm vị và cơ vòng thực quản dưới. Điều này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chứng trào ngược.

Chế độ sinh hoạt khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, bệnh nhân bị trào ngược dịch mật cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Đa dạng nhóm thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày nhằm cung cấp đầy đủ vi chất cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế chất béo và các loại thực phẩm khó tiêu hóa.
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi và cần chia nhỏ bữa ăn để ngăn trào ngược và hỗ trợ các cơ quan tiêu hóa hấp thu tối đa chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
  • Không nằm và vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Điều chỉnh lượng calo trong mỗi bữa ăn để kiểm soát cân nặng. Tránh tình trạng thừa cân – béo phì vì cân nặng vượt mức có thể làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật.

Tương tự như các chứng bệnh tiêu hóa khác, chế độ ăn phù hợp có thể cải thiện phần nào triệu chứng và tiến triển của bệnh trào ngược dịch mật. Tuy nhiên bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, bệnh nhân cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện thường xuyên và áp dụng các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bị trào ngược dịch mật nên ăn gì?

Người bị trào ngược dịch mật nên ăn gì là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế cho thấy, bổ sung các loại thực phẩm phù hợp giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó ngăn bùng phát chứng trào ngược và kiểm soát các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, nóng rát thượng vị,… Hơn nữa, dùng các loại thực phẩm lành mạnh còn cung cấp cho cơ thể đầy đủ vi chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng khỏe mạnh.

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm lành mạnh bệnh nhân bị trào ngược dịch mật nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày:

1. Rau xanh tốt cho người bị trào ngược dịch mật

Rau xanh là nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Với hàm lượng nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, rau xanh được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Nhóm thực phẩm này cung cấp cho cơ thể đầy đủ vi chất thiết yếu để đảm bảo các phản ứng sinh hóa, đồng thời nâng cao thể trạng và chức năng miễn dịch.

Bị trào ngược dịch mật nên ăn gì
Người bị trào ngược dịch mật nên bổ sung rau xanh vào thực đơn ăn uống hằng ngày

Ngoài ra, chất xơ có trong rau xanh còn có tác dụng trung hòa dịch vị, giảm áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản. Hơn nữa, chất xơ còn giúp làm sạch ống tiêu hóa và giảm vận chuyển dịch mật vào tá tràng trong các bữa ăn. Điều này có thể ngăn ngừa chứng trào ngược và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày không chỉ giúp kiểm soát hiện tượng trào ngược dịch mật mà còn cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột. Thực tế cho thấy, nhóm thực phẩm này có thể cải thiện phần nào các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do bệnh lý này gây ra như đầy hơi, chướng bụng, chậm tiêu, ăn uống kém,…

Dưới đây là một số loại rau xanh mà bạn nên bổ sung để hạn chế tình trạng trào ngược dịch mật. Chẳng hạn: 

  • Bắp cải: Bắp cải không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn dồi dào khoáng chất như kali hay magie. Nhờ đó mà khi dung nạp loại rau xanh này vào cơ thể sẽ giúp làm lành các tổn thương tại môn vị dạ dày. Đồng thời hỗ trợ khắc phục hiệu quả chứng ợ hơi, ợ nóng do bệnh trào ngược dịch mật gây nên.
  • Súp lơ xanh: Đây là loại rau được nhiều bà nội trợ yêu thích bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Súp lơ xanh cũng là nguồn thực phẩm rất dễ tiêu và có chứa nhiều dưỡng chất. Ngoài kích thích tiêu hóa thì chúng còn giúp ngăn cản triệu chứng trào ngược dịch mật xảy ra.

Không chỉ giàu vitamin A, bông cài xanh có giá trị dinh dưỡng cao, đa dạng dưỡng chất

  • Rau bina: Sẽ là một lựa chọn hữu ích cho những ai đang bị trào ngược dịch mật. Rau bina là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ, nước và lutein dồi dào. Bên cạnh đó, rau còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tiêu trừ các gốc tự do và bảo vệ cũng như tăng cường hoạt động cho các cơ quan tiêu hóa. 
  • Măng tây: Loại rau này sở hữu độ pH trong khoảng 7.0 – 7.5 nên có khả năng kiềm hóa, trung hòa dịch mật, acid trong dịch vị dạ dày một cách hiệu quả. Từ đó, măng tây sẽ giúp ngăn cản chứng trào ngược dịch mật đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn. 
  • Đầu bắp: Đậu bắp được ví như nhân sâm xanh rất tốt cho hoạt động tiêu hóa. Nhiều chuyên gia khuyên người bệnh bị trào ngược dạ dày dịch mật nên bổ sung đậu bắp vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đậu bắp có chứa ít vitamin tan trong dầu nên có thể hạn chế được quá trình sản xuất dịch mật của gan. Nhờ đó mà có thể tránh được tình trạng dư thừa và trào ngược.

2. Các loại thực phẩm chứa tinh bột

Tinh bột là thành phần dinh dưỡng sinh năng lượng bên cạnh protein (đạm) và chất béo (lipid). Các thực phẩm giàu tinh bột có vai trò cung cấp nguồn năng lượng dồi dào phục vụ cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, tinh bột còn có tác dụng hấp thu dịch vị dư thừa và giảm tiết dịch mật vào tá tràng.

Bị trào ngược dịch mật nên ăn gì
Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột vào chế độ ăn có thể giảm chứng trào ngược dịch mật

Dùng các loại thực phẩm chứa tinh bột (gạo trắng, gạo lứt, yến mạch, bánh mì,…) cung cấp nguồn năng lượng dồi dào nhưng không làm bùng phát chứng trào ngược dịch mật. Nhóm thực phẩm này còn hỗ trợ kiểm soát tình trạng dịch mật trào ngược từ dạ dày lên thực quản hoặc thậm chí là khoang miệng.

Tuy nhiên, tinh bột là nhóm thực phẩm dễ gây tăng cân. Vì vậy nếu đang bị béo phì, bệnh nhân nên ưu tiên dùng các loại thực phẩm giàu tinh bột có hàm lượng đường thấp như gạo lứt, yến mạch, lúa mì đen,… thay vì gạo trắng và các loại ngũ cốc đã qua tinh chế.

3. Trái cây – Nhóm thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dịch mật

Ngoài rau xanh, bệnh nhân cũng có thể bổ sung chất xơ bằng các loại trái cây. Hầu hết các loại quả đều cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất xơ cùng với vitamin và khoáng chất dồi dào. Hơn nữa, trái cây còn có hương vị thơm ngon giúp kích thích vị giác và giảm tình trạng đắng, chua miệng do dịch mật trào ngược lên khoang miệng.

Sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ, bệnh nhân nên dùng 1 dĩa trái cây nhỏ để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nên lựa chọn các loại quả chứa ít axit và giàu chất xơ như chuối, táo, lê, bơ, dưa gang, dưa lưới,… để tránh kích thích chứng trào ngược bùng phát. Hạn chế dùng các loại quả cứng, khó tiêu hóa và chứa hàm lượng axit cao.

trào ngược dịch mật nên ăn gì
Trái cây cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết

Tương tự như rau xanh, bổ sung trái cây vào chế độ hằng ngày có thể điều hòa chức năng tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện bất thường ở van môn vị. Đồng thời giúp giảm tình trạng đầy hơi, chậm tiêu và ăn uống kém ở bệnh nhân trào ngược dịch mật. Để đạt được hiệu quả tốt khi dùng nhóm thực phẩm này, bệnh nhân nên dùng trái cây tươi thay vì nước ép, siro, mứt,…

4. Sữa chua và các loại thực phẩm chứa probiotic

Probiotic (lợi khuẩn) có trong sữa chua và các loại thực phẩm khác như miso (đậu tương lên men), kim chi, kombucha (nước trà xanh/ trà đen lên men), dưa chuột muối,… Các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày – đặc biệt là với người có chức năng tiêu hóa kém.

Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn chặn sự phát triển quá mức của hại khuẩn và thúc đẩy chức năng tiêu hóa. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu probiotic có thể giúp tá tràng tiêu hóa nhanh thức ăn, tránh gây áp lực lên van môn vị, qua đó giúp hạn chế bùng phát chứng trào ngược dịch mật.

trào ngược dịch mật nên ăn gì
Súp miso là món ăn cung cấp cho cơ thể probiotic và các thành phần dinh dưỡng thiết yếu khác

Ngoài ra, thêm sữa chua và các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn vào chế độ ăn hằng ngày còn có thể giảm nhẹ một số triệu chứng do trào ngược dịch mật gây ra như chậm tiêu, đầy hơi, chướng bụng,… Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng và hỗ trợ cải thiện tình trạng chán ăn, ăn uống kém do dịch mật trào ngược lên khoang miệng.

5. Các thực phẩm có tác dụng chống viêm, cầm nôn

Chứng trào ngược dịch mật thường gây ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa ngay sau khi ăn. Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân ăn uống kém, giảm hấp thu dinh dưỡng và hệ quả là gây sụt cân, suy nhược và mệt mỏi. Vì vậy ngoài các loại thực phẩm lành mạnh kể trên, bệnh nhân cũng có thể thêm các loại thực phẩm có tác dụng cầm nôn, chống viêm vào chế độ dinh dưỡng.

  • Gừng: Gừng là loại gia vị quen thuộc có vị cay, hơi đắng, tính ấm và mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu tự nhiên trong củ gừng có thể giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa do trào ngược dịch mật. Ngoài ra, hoạt chất Gingerol tự nhiên trong loại gia vị này còn có tác dụng chống viêm và kích thích tiêu hóa.
  • Mật ong: Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào cùng với khoáng chất, axit amin và vitamin thiết yếu. Không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mật ong còn có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và phục hồi vết xước, loét ở niêm mạc thực quản – dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân có thể thêm mật ong vào chế độ ăn để giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh trào ngược dịch mật gây ra.
  • Nghệ tươi, bột nghệ: Nghệ tươi, bột nghệ được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn và thức uống. Ngoài tác dụng tăng hương vị và màu sắc cho món ăn, nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Bên cạnh đó, nghệ giúp điều hòa chức năng co bóp của túi mật và thanh lọc gan. Với những tác dụng này, thêm nghệ vào chế độ ăn có thể giảm hiện tượng trào ngược dịch mật lên dạ dày và thực quản.
Bị trào ngược dịch mật nên an gì
Bệnh nhân bị trào ngược dịch mật nên tăng cường bổ sung thực phẩm có tác dụng chống viêm, cầm nôn

Các loại thực phẩm có tác dụng cầm nôn, chống viêm có thể đẩy lùi một số triệu chứng do trào ngược dịch mật gây ra. Vì vậy, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị.

Bị trào ngược trào ngược nên kiêng gì?

Triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu sử dụng các loại thực phẩm và thức uống không phù hợp. Do đó bên cạnh các nhóm thực phẩm nên bổ sung, bệnh nhân cũng cần hạn chế và kiêng cữ hoàn toàn các loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Chức năng chính của dịch mật là tiêu hóa chất béo có trong thực phẩm. Khi dung nạp thực phẩm chứa lipid, lượng dịch mật sẽ được tiết nhiều hơn ở tá tràng. Do đó, chế độ ăn nhiều dầu mỡ không chỉ gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa mà còn khiến tình trạng trào ngược dịch mật trở nên nghiêm trọng hơn.

Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần tránh sử dụng thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, mỡ, nội tạng động vật,… Sử dụng các loại thực phẩm này khiến dịch mật tiết ra nhiều quá mức gây ra chứng trào ngược. Ngoài ra, chất béo là thành phần khó tiêu hóa nên có thể làm nghiêm trọng một số triệu chứng khác như chậm tiêu, chướng bụng và đầy hơi.

Cá giàu Omega3 trị mất ngủ hiệu quả

Bên cạnh những tác động tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa, dung nạp nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa còn gây thừa cân – béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường type 2,… Để bảo vệ sức khỏe, bệnh nhân nên thay thế bằng các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, quả bơ, dầu ô liu, dầu dừa,… Tuy nhiên, nên bổ sung với hàm lượng vừa phải để tránh kích thích chứng trào ngược bùng phát mạnh.

2. Thức ăn chứa nhiều gia vị (ớt, tiêu, muối,…)

Ngoài thực phẩm giàu chất béo bão hòa, bệnh nhân bị trào ngược dịch mật cũng cần hạn chế dùng các món ăn chứa gia vị như muối, tiêu, ớt, mù tạt,… Gia vị mặn và cay nóng có thể gây nóng rát thực quản, dạ dày và tăng áp lực lên van môn bị, dẫn đến tình trào ngược dịch mật lên phía trên.

bị trào ngược dịch mật nên kiêng ăn gì
Bệnh nhân bị trào ngược dịch mật cần tránh dùng món ăn chứa nhiều gia vị (muối, gia vị cay nóng)

Các món ăn chứa nhiều gia vị còn gây ra tình trạng khó tiêu, chậm tiêu, đầy hơi, chướng bụng và táo bón. Vì vậy để ổn định hoạt động tiêu hóa, bệnh nhân nên tập thói quen ăn nhạt, tránh dùng quá nhiều muối, đường và các gia vị cay nóng.

3. Chú ý khi bổ sung thực phẩm chứa vitamin tan trong dầu

Dịch mật không chỉ có chức năng tiêu hóa chất béo mà còn giữ vai trò hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, D và K. Các loại vitamin này đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với sức khỏe như hỗ trợ đông máu, duy trì sức khỏe xương, bảo vệ thị lực,… Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin tan trong dầu có thể gây tăng tiết dịch mật vào ruột non và làm nghiêm trọng tình trạng trào ngược dịch mật.

Như đã đề cập, các loại vitamin tan trong dầu có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Do đó, bệnh nhân cần đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết. Đồng thời, nên điều chỉnh hàm lượng các loại vitamin phù hợp để tránh làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh.

4. Không dùng đồ uống chứa cồn

Đồ uống chứa cồn gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể – nhất là với gan, thực quản và dạ dày. Uống nhiều rượu bia khiến chức năng gan bị rối loạn dẫn đến tăng tiết dịch mật bất thường. Ngoài ra, cồn có trong bia rượu còn gây tổn thương thực quản, dạ dày và làm rối loạn chức năng của đường ruột.

bị trào ngược dịch mật nên kiêng ăn gì
Thức uống chứa cồn có thể làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật

Một số nghiên cứu còn cho thấy, cồn và các chất lên men có trong rượu, bia có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới, van tâm vị và môn vị. Khi các cơ quan này gặp vấn đề, dịch mật cùng với dịch vị và thức ăn có thể trào ngược lên thực quản hoặc thậm chí là khoang miệng.

5. Các loại đậu

Tuy các loại đậu rất tốt cho sức khỏe nhưng với những người bị trào ngược dịch mật thì nên hạn chế dung nạp thực phẩm này. Bởi trong các loại đậu có chứa một loại đường là FODMAPs, loại đường này sẽ dễ tạo nên các cơn đau bụng, ợ nóng, đầy hơi rất khó chịu. Trong nhiều trường hợp chúng còn gây nên tình trạng khó tiêu hay tiêu chảy. 

Chưa hết, một số loại đậu như đậu Hà Lan, đậu tương,…. còn chứa nhiều carbohydrate phức hợp dễ khiến môi trường trong dạ dày bị đảo lộn. Từ đó mà các triệu chứng trào ngược dịch mật dạ dày có thể trở nên trầm trọng hơn. 

6. Đồ uống chứa caffeine

Tương tự như đồ uống chứa cồn, các loại thức uống chứa caffeine (trà, cà phê, cacao,…) có thể làm giãn cơ vòng thực quản và van môn vị, tâm vị của dạ dày. Ngoài ra, caffeine còn làm chậm nhu động ruột dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, đầy hơi và chướng bụng.

Với những tác động kể trên, dùng các loại đồ uống chứa chất kích thích có thể khiến triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế dùng cà phê và trà. Thay vào đó, có thể sử dụng các loại trà không chứa caffeine như trà gừng, mật ong, hoa cúc, cam thảo,… để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

bị trào ngược dịch mật nên kiêng ăn gì
Dùng thức uống chứa caffeine có thể gây đầy hơi, chướng bụng và làm nghiêm trọng chứng trào ngược dịch mật

7. Đồ cay nóng

Những loại đồ ăn cay, nóng là sở thích của không ít người. Tuy nhiên các món ăn như tiêu, tỏi, ớt không tốt cho bệnh nhân đang gặp vấn đề về trào ngược dịch mật. Do nhóm thức ăn này có thể khiến cho các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, tá tràng trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn.

Khi dạ dày phải tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, cơ quan này thường bị kích thích và co bóp mạnh. Vậy nên tình trạng này cũng có thể khiến cho dịch mật từ gan bị trào lên nhiều hơn. Từ đó dễ làm phát sinh các triệu chứng nặng nề và khó khắc phục hơn. 

Lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho người bị trào ngược dịch mật

Bên cạnh việc tìm hiểu trào ngược dịch mật ăn gì và nên kiêng gì thì bạn cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt khoa học hơn. Những bệnh nhân đang gặp vấn đề về dạ dày cần:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, bạn không nên ăn quá no trong một bữa nhất định vì điều này khiến dạ dày phải hoạt động quá mức.
  • Các loại thực phẩm giàu chất béo, cà chua, hành tây, hạt, socola, cam quýt hay các thực phẩm chứa nhiều gia vị.
  • Không nên sử dụng cà phê, bia, rượu hoặc đồ uống có ga.
  • Không nên đi ngủ hoặc nằm ngay sau khi vừa ăn no xong. Tốt nhất là bạn nên nghỉ sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Khi ngủ các bạn nên để đầu cao hơn chân khoảng 10 – 15 phân.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không thức quá khuya và nên hạn chế căng thẳng thần kinh.
  • Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng ở mức cân đối để hạn chế tình trạng bùng phát tình trạng trào ngược dịch mật dạ dày.

Ushtrasana (Tư thế lạc đà) tác động đến toàn bộ cơ quan tiêu hóa và vùng cột sống thắt lưng

Việc thay đổi chế độ ăn uống không thể điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dịch mật. Ăn uống lành mạnh và kiêng khem khoa học có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm đi các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. 

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe