Nội dung chính

Bị trào ngược dạ dày có nên uống trà (trà xanh, trà đen, trà sữa,…) không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi trà là thức uống quen thuộc có hương vị thơm ngon, hỗ trợ duy trì sự tỉnh táo và hưng phấn khi học tập, làm việc. Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị trào ngược có thể dùng thức uống này nhưng cần lựa chọn loại trà phù hợp.

Trào ngược dạ dày có nên uống trà
Người bị trào ngược dạ dày có nên uống trà không?

Bị trào ngược dạ dày có nên uống trà không?

Trà là thức uống quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến. Ngoài hương vị thơm ngon và đặc trưng, trà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thức uống này thường chứa caffeine – thành phần có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương, tạo cảm giác thoải mái và tập trung hơn khi học tập, làm việc. Tuy nhiên, caffeine lại là nguyên nhân làm giãn cơ vòng thực quản dưới và khiến chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân băn khoăn về vấn đề “Liệu bị trào ngược dạ dày có nên uống trà không?”. Theo các chuyên gia, lượng caffeine trong trà thường thấp hơn so với cà phê. Do đó, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày vẫn có thể sử dụng trà với liều lượng hạn chế để duy trì sự tỉnh táo và tập trung khi học tập, làm việc.

Trào ngược dạ dày có nên uống trà
Bệnh nhân bị trào ngược axit dạ dày có thể dùng các loại trà để duy trì sự tỉnh táo khi làm việc và học tập

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn các loại trà không có caffeine để tránh tác động xấu đến tình trạng sức khỏe. Hầu hết các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, bạc hà, gừng,…đều không chứa chất kích thích, ngược lại còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bệnh nhân bị chứng trào ngược.

Nếu sử dụng loại trà phù hợp, bệnh nhân có thể làm giảm tần suất – mức độ của chứng trào ngược. Đồng thời hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể. Vì vậy nếu có ý định sử dụng trà, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên chú ý lựa chọn loại trà phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Tham khảo thêm: Mách Bạn 4 Cách Dùng Lá Tía Tô Chữa Trào Ngược Dạ Dày Cực Hay Cho Bạn

Các loại trà tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

Như đã đề cập, người bị trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể dùng trà để duy trì sự tỉnh táo và mức độ tập trung khi làm việc. Bên cạnh đó, một số loại trà còn hỗ trợ trung hòa dịch vị, giảm chứng trào ngược và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do trào ngược axit gây ra như ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị,…

Dưới đây là một số loại trà tốt cho chứng trào ngược dạ dày thực quản bệnh nhân có thể sử dụng:

1. Trà gừng – Hỗ trợ giảm buồn nôn do trào ngược axit

Trà gừng là loại trà không chứa caffeine và phù hợp với hầu hết bệnh nhân mắc các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ốm nghén, viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Gừng không đơn thuần là loại gia vị thông thường mà còn có dược tính và công năng đa dạng. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng hành khí, tán phong hàn, làm ấm phế và cầm nôn.

trào ngược dạ dày có nên uống trà gừng
Trà gừng là một trong loại trà tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản

Khoa học cũng đã công nhận, tinh dầu từ củ gừng tươi có thể giảm tình trạng buồn nôn và cải thiện triệu chứng đắng/ chua miệng do dịch vị trào ngược lên vòm họng. Bên cạnh đó, củ gừng còn chứa hoạt chất Gingerol và Zingerone có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn mạnh. Dùng 1 – 2 tách trà gừng ấm mỗi ngày góp phần đẩy lùi triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày và cải thiện chức năng của các cơ quan tiêu hóa.

TÌM HIỂU NGAY: Gừng Chữa Trào Ngược Dạ Dày Có Tốt Không? Cách Thực Hiện Tại Nhà

2. Trà mật ong chanh tươi

Trà chanh mật ong cũng là loại trà tốt cho người bị trào ngược axit dạ dày. Tương tự như trà gừng, loại trà này có tác dụng giảm buồn nôn và kích thích vị giác, hỗ trợ cải thiện tình trạng đắng và chua miệng do axit trào ngược lên thanh quản, khoang miệng.

Trà mật ong chanh tươi còn cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết như protein, vitamin C, B, E, magie, kali, phốt pho, natri,… Ngoài ra, mật ong còn có đặc tính chống viêm và làm lành vết thương tự nhiên. Sử dụng loại trà này thường xuyên có thể phục hồi vết xước ở niêm mạc thực quản. Đồng thời làm dịu cảm giác nóng rát, ợ hơi, ợ chua,… do dịch vị trào ngược.

trào ngược dạ dày có nên uống trà gừng
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên dùng trà mật ong chanh tươi vào sáng sớm để thanh lọc, giải độc cơ thể

Bên cạnh những lợi ích đối với chứng trào ngược dạ dày thực quản, trà chanh mật ong còn có tác dụng thanh lọc và giải độc cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân nên dùng 1 tách trà mật ong chanh tươi vào sáng sớm ngay sau khi thức dậy. Tuy nhiên, nên tránh dùng quá nhiều chanh vì có thể kích thích dạ dày và làm bùng phát chứng trào ngược.

Có thể bạn quan tâm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Sữa Chua Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

3. Trà xanh tốt cho người bị trào ngược

Bị trào ngược dạ dày có nên uống trà xanh không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi trà xanh là thức uống quen thuộc thường được dùng để thay thế nước lọc. Theo các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể dùng loại trà này để duy trì sự tỉnh táo và tập trung khi làm việc. Trà xanh chứa một lượng caffeine vừa phải nên ít khi kích thích chứng trào ngược dạ dày bùng phát.

trào ngược dạ dày có uống trà được không
Bị trào ngược dạ dày có uống trà xanh được không?

Trà xanh có vị chát, hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu cơm. Vì vậy, sử dụng 1 tách trà xanh mỗi ngày có thể trung hòa dịch vị, thúc đẩy chức năng tiêu hóa và giảm tần suất chứng trào ngược bùng phát. Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa nhiều hoạt chất sinh hoạt như flavonoid, quercetin, EGCG,… có tác dụng chống oxy hóa và cải thiện sức khỏe.

4. Trà hoa cúc hỗ trợ giảm chứng trào ngược

Trà hoa cúc được xem là loại trà tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày. Loại trà này hoàn toàn không chứa caffeine, đồng thời có tính mát, vị ngọt dịu, tác dụng an thần, thanh nhiệt và giải độc. So với trà xanh, trà gừng và trà chanh mật ong, trà hoa cúc không chứa bất cứ thành phần nào có thể gây kích ứng lên thực quản và dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân bị trào ngược axit có thể sử dụng loại trà này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

trào ngược dạ dày có uống trà được không
Trà hoa cúc có tác dụng an thần, trung hòa dịch vị và giảm chứng trào ngược dạ dày rõ rệt

Đặc biệt, trà hoa cúc còn mang đến nhiều lợi ích đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cụ thể, hoạt chất chống oxy hóa apigenin trong thảo dược này có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế sản xuất interleukin-1 beta. Với tác dụng kháng viêm tự nhiên, trà hoa cúc có thể giảm hiện tượng phù nề thực quản và cải thiện tình trạng khó nuốt, nuốt vướng ở bệnh nhân bị trào ngược thực quản.

Đọc thêm: Mẹo Dùng Giấm Táo Giảm Trào Ngược Axit Dạ Dày Cực Hay Và Hiệu Quả

5. Trà bạc hà

Ngoài những loại trà kể trên, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cũng có thể dùng trà bạc hà. Dù không chứa caffeine nhưng với tinh dầu có mùi thơm đặc trưng, trà bạc hà giúp duy trì sự tỉnh táo, cải thiện tình trạng mệt mỏi và uể oải trong thời gian học tập, làm việc.

trào ngược dạ dày có uống trà được không
Dùng trà bạc hà có thể làm dịu cảm giác ợ nóng và nóng rát thượng vị do trào ngược gây ra

Bên cạnh đó, chất menthol trong lá bạc hà còn có tác dụng làm dịu cảm giác nóng rát thượng vị, giảm nhẹ tình trạng ợ nóng và đắng miệng do axit trào ngược lên thực quản. Đồng thời hoạt chất này còn giúp điều hòa nhu động đường ruột và cải thiện một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân bị chứng trào ngược như đầy hơi, chướng bụng, ăn uống khó tiêu,…

Người bị trào ngược dạ dày nên kiêng loại trà nào?

Ngoài các loại trà có thể bổ sung, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cũng cần tránh một số loại trà có thể khiến chứng trào ngược tiến triển nặng như:

1. Trà đen

Trà đen (hồng trà) là một trong những loại trà được sử dụng rất phổ biến. Mặc dù có hương vị thơm ngon và dễ kết hợp với các loại trái cây nhưng hồng trà chứa hoạt chất methylxanthines có thể làm nghiêm trọng chứng trào ngược. Bên cạnh đó, trà đen còn chứa theophylline và theobromine – cả hai hoạt chất này đều có tác dụng giãn cơ vòng thực quản dưới (LES). Điều này có thể khiến chứng trào ngược bùng phát với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn.

trào ngược dạ dày có nên uống trà gừng
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên hạn chế uống trà đen

Tuy nhiên nếu yêu thích trà đen, bệnh nhân cũng có thể dùng loại trà này từ 1 – 2 lần/ tuần. Tuy nhiên khi sử dụng, cần pha loãng với nước, tránh dùng trà quá đặc gây kích thích niêm mạc dạ dày – thực quản.

Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị

2. Trà sữa

Trà sữa là thức uống được yêu thích trong những năm gần đây. Thức uống này có hương vị thơm ngon nhưng thường khó tiêu hóa do kết hợp cả trà, sữa bột, sữa tươi và một số hương liệu (vani, socola, dâu,…). Uống trà sữa có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và kích thích chứng trào ngược thực quản bùng phát mạnh.

trào ngược dạ dày có nên uống trà gừng
Hạn chế sử dụng trà sữa khi đang có các vấn đề tiêu hóa nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng

Vì vậy, bệnh nhân mắc các bệnh tiêu hóa nói chung và trào ngược axit dạ dày nói riêng nên tránh sử dụng các loại trà sữa. Thay vào đó, có thể dùng các loại trà kể trên hoặc dùng riêng sữa tươi để giảm áp lực lên các cơ quan tiêu hóa.

3. Các loại trà có tiền sử dị ứng

Tất cả các loại thực phẩm đều có khả năng gây dị ứng, kể cả trà. Dị ứng trà là phản ứng bất thường của cơ thể với một số thành phần có trong trà. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể và giải phóng các chất trung gian trong phản ứng gây viêm. Hậu quả là gây rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, phát ban, ngứa da, buồn nôn,…

Trong một số ít trường hợp, dị ứng trà còn có thể làm bùng phát các triệu chứng nghiêm trọng như phát sinh cơn hen cấp, ho khan, sưng mí mắt, khó thở, khó nuốt,… Để tránh các triệu chứng kể trên, bệnh nhân tuyệt đối không nên sử dụng các loại trà có tiền sử dị ứng.

4. Trà chứa hàm lượng caffeine cao

Caffeine là tác nhân chính kích thích chứng trào ngược dạ dày bùng phát với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng các loại trà có hàm lượng caffeine cao như trà trắng (chứa caffeine cao nhất) và trà đen. Nếu cần duy trì sự tỉnh táo, bệnh nhân nên ưu tiên dùng các loại trà thảo mộc như trà bạc hà, hoa cúc, trà mật ong, trà cam thảo, trà hoa nhài,…

Tham khảo thêm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Nước Dừa Không? Cách Dùng Hiệu Quả

Bị trào ngược dạ dày nên lưu ý gì khi dùng trà?

Trà là loại thức uống quen thuộc mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên với người bị trào ngược dạ dày thực quản, thức uống này có thể gây ra một số rủi ro và tác dụng ngoại ý. Vì vậy khi sử dụng trà, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Chú ý thời điểm uống trà

Trà không chỉ chứa caffeine mà còn chứa một lượng lớn chất tannin. Cả hai thành phần này đều có khả năng kích thích dạ dày và gây xót ruột, đau bụng khi sử dụng. Để hạn chế cảm giác khó chịu, bệnh nhân nên tránh dùng trà khi bụng đói.

trào ngược dạ dày có nên uống trà gừng
Nên tránh uống trà khi bụng đói – nhất là với người bị chứng trào ngược thực quản và viêm loét dạ dày

Thay vào đó, nên uống trà sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Với những loại trà không chứa caffeine và các chất kích thích lên dạ dày, có thể dùng trước khi ăn và trước khi đi ngủ để ngăn ngừa chứng trào ngược. Đồng thời giúp thanh lọc, giải độc cơ thể và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2. Tránh uống quá nhiều trà

Dù có hương vị thơm ngon nhưng đa phần các loại trà đều chứa caffeine và một số chất kích thích như theophylline, theobromine. Sử dụng quá nhiều trà có thể gây ra cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa.

Để tránh các tác dụng không mong muốn, bệnh nhân chỉ nên dùng 1 – 2 tách trà mỗi ngày. Đối với những loại trà chứa nhiều tannin và caffeine, nên sử dụng tối đa 1 tách trà nhỏ/ ngày.

Tìm hiểu thêm: TOP 9 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Đơn Giản Hiệu Quả

3. Không dùng trà với các loại thuốc

Caffeine và một số hoạt chất có trong trà có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các loại thuốc điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh uống trà sát với thời điểm sử dụng thuốc. Để hạn chế hiện tượng tương tác, cần sử dụng cách nhau ít nhất 2 – 3 giờ đồng hồ.

Ngoài ra, một số loại trà như trà đen, trà xanh còn làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Với những loại trà này, cần tránh sử dụng ngay sau bữa ăn và sau khi dùng các viên uống bổ sung – đặc biệt là viên uống sắt.

4. Tránh kết hợp trà với một số loại thực phẩm

Sử dụng trà đúng cách có thể hỗ trợ kiểm soát chứng trào ngược và mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của trà có thể giảm đi đáng kể nếu kết hợp với một số loại thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm giàu đạm: Chất tannin trong trà có thể làm giảm khả năng tiêu hóa chất đạm có trong các loại thực phẩm. Vì vậy, bệnh nhân cần hạn chế dùng trà cùng với các loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như thịt bò, thịt dê, tôm, cua, mực,…
  • Đậu nành: Một số thành phần trong trà có thể kết hợp với đạm trong đậu nành tạo ra đạm axit tannic. Đây là thành phần gây hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ bùng phát chứng trào ngược. Do đó, bệnh nhân cần tránh sử dụng trà cùng với sữa đậu nành và các món ăn từ loại đậu này.
  • Đường cát: Đường cát làm giảm hiệu quả giải độc, làm mát và thanh lọc cơ thể của trà. Để tạo vị ngọt, bệnh nhân nên thay thế bằng mật ong, mật mía hoặc đường phèn.

Nên đọc: TOP 7 Cách Sử Dụng Quả Sung Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất 2023

5. Một số lưu ý khác

Ngoài ra, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng nên lưu ý một số vấn đề khác khi dùng trà:

trào ngược dạ dày có nên uống trà gừng
Nên dùng trà ngay sau khi pha, hạn chế đun sôi nhiều lần và để qua đêm
  • Không nên pha trà với nước đang sôi. Thay vào đó, nên sử dụng nước có nhiệt độ từ 65 – 80 độ C để đảm bảo hương vị của trà, đồng thời bảo toàn giá trị dinh dưỡng có trong các loại thảo mộc (đặc biệt là hoa cúc, bạc hà,…).
  • Tránh sử dụng trà để qua đêm – ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh. Tình trạng này có thể khiến vi khuẩn phát triển và gây ảnh hưởng đến chất lượng của trà. Một số người có chức năng tiêu hóa kém còn có thể bị tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi do sử dụng thức uống để qua đêm.
  • Các thành phần tốt cho sức khỏe có trong trà rất dễ bị thất thoát khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh tình trạng đun sôi trà nhiều lần.
  • Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trà có thể gây chướng bụng, đầy hơi và xót ruột. Do đó ngoài thức uống này, bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại thức uống lành mạnh khác như sinh tố, nước ép trái cây, sữa nghệ,…

Chế độ ăn uống là vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị bệnh dạ dày, tuy nhiên bên cạnh đó, việc tìm được bài thuốc phù hợp để trị dứt điểm bệnh là điều cần thiết và bệnh nhân nên chủ động khám chữa sớm để ngăn ngừa biến chứng. 

Những cơn đau do viêm loét hay trào ngược dạ dày sẽ khiến người bệnh rất đau đớn, mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và công việc, cuộc sống. Tình trạng này kéo dài sẽ kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe