Nội dung chính

Bị trào ngược dạ dày có nên uống nước dừa không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, thức uống này cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất dồi dào. Hơn nữa nếu sử dụng đúng cách, nước dừa còn có thể trung hòa dịch vị và giảm nhẹ các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. 

trào ngược dạ dày có uống nước dừa được không
Bị trào ngược dạ dày có uống nước dừa được không?

Bị trào ngược dạ dày có uống nước dừa được không?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Bệnh lý này xảy ra khi dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên thực quản, khoang miệng và thanh quản dẫn đến các triệu chứng khó chịu như nóng rát thượng vị, trớ thức ăn, ợ nóng, ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng,…

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày có thể nghiêm trọng hơn nếu sử dụng một số loại thực phẩm và tức uống không phù hợp. Do đó, nhiều bệnh nhân băn khoăn “Liệu bị trào ngược dạ dày thực quản có uống nước dừa được không?”.

Nước dừa là thức uống giải khát tự nhiên với hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào. Nước dừa chứa ít calo, chất béo và có nồng độ axit thấp nên hoàn toàn không gây kích ứng lên thực quản – dạ dày. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể sử dụng thức uống này để giải khát và cung cấp vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trung bình 240ml nước dừa tươi chỉ cung cấp khoảng 46 calo nhưng mang đến cho cơ thể nhiều khoáng chất và vitamin như canxi, natri, kali, mangan, magie, vitamin C, B,… Bổ sung nước dừa thường xuyên có thể giúp cân bằng điện giải và cải thiện sức khỏe.

trào ngược dạ dày có uống nước dừa được không
Người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể dùng nước dừa để giải khát và bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu

Bên cạnh tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, nước dừa còn có thể giảm nhẹ một số triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. Với hàm lượng nước và khoáng chất dồi dào, nước dừa giúp trung hòa dịch vị và ngăn hiện tượng trào ngược khá hiệu quả.

Ngoài ra, axit lauric trong thức uống này còn có đặc tính kháng khuẩn, ký sinh trùng và virus mạnh. Do đó, dùng nước dừa thường xuyên có thể ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường ruột và ổn định chức năng của các cơ quan tiêu hóa.

Có thể thấy, nước dừa mang đến nhiều công dụng hữu ích đối với cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể bổ sung thức uống này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Đọc thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm

Một số cách dùng nước dừa cho người bị trào ngược dạ dày

Nước dừa là loại thức uống tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Nếu biết cách sử dụng, bệnh nhân có thể hạn chế bớt các đợt trào ngược và cải thiện một số triệu chứng khó chịu như nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng,…

Dưới đây là một số cách dùng nước dừa thích hợp với người bị trào ngược dạ dày thực quản:

1. Uống nước dừa tươi

Uống nước dừa tươi là cách đơn giản nhất để làm giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản. Với vị ngọt thanh tự nhiên, nước dừa có thể làm dịu vùng niêm mạc thực quản – dạ dày, từ đó giảm nhanh tình trạng nóng rát và khó chịu ở vùng thượng vị.

Hơn nữa, thức uống này còn hỗ trợ trung hòa dịch vị dư thừa và giảm áp lực bên trong dạ dày lên cơ vòng thực quản. Thực tế cho thấy, sử dụng nước dừa tươi có thể hạn chế các đợt trào ngược – đặc biệt là trào ngược dạ dày vào ban đêm.

trào ngược dạ dày có uống nước dừa được không
Uống nước dừa tươi giúp trung hòa dịch vị và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do trào ngược gây ra

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh uống quá nhiều nước dừa – nhất là ngay trong bữa ăn. Để đạt hiệu quả tốt, nên dùng 1 – 2 quả dừa chia thành 2 – 3 lần uống. Sử dụng sau bữa ăn 1 tiếng và dùng trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ để ngăn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

NÊN ĐỌC: Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? Chuyên Gia Tư Vấn

2. Sử dụng nước dừa và nghệ vàng chữa trào ngược dạ dày

Nếu có nhiều thời gian, bệnh nhân có thể dùng bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa và nghệ vàng. Đây là bài thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và hiện nay vẫn được áp dụng phổ biến. Theo kinh nghiệm, dùng nước dừa kết hợp với bột nghệ vàng có thể giảm chứng trào ngược và hỗ trợ làm lành vết xước, loét ở niêm mạc thực quản.

Không chỉ lưu truyền trong dân gian, tác dụng chữa bệnh của nghệ vàng cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Cụ thể, thảo dược này chứa hoạt chất Curcumin có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, hiệu quả với cả vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp).

Ngoài ra, hoạt chất Curcumin còn hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ làm lành các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày như viêm xước, loét, phù nề thực quản. Do đó bên cạnh cách dùng nước dừa tươi, bệnh nhân cũng có thể kết hợp nước dừa với nghệ vàng để cải thiện bệnh.

Trào ngược dạ dày uống nước dừa được không
Kết hợp nước dừa với bột nghệ có thể hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng khoảng 2 – 3 quả dừa non và 20g nghệ vàng.
  • Lấy nước dừa cho vào nồi và đun nhỏ lửa trong 15 – 20 phút.
  • Sau đó, cạo phần cùi dừa để vào bát.
  • Khi nước dừa đun xong trộn với cùi dừa chia thành 3 phần bằng nhau.
  • Khi uống, dùng 1 thìa cà phê bột nghệ hòa với nước dừa uống.
  • Áp dụng 3 lần/ ngày và dùng đều đặn trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt.

Tham khảo thêm: Gợi Ý 8 Mẹo Dùng Nghệ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay

3. Nước dừa hạt chia giảm chứng trào ngược

Một cách đơn giản khác để giảm chứng trào ngược dạ dày là kết hợp nước dừa và hạt chia. Hạt chia là loại thực phẩm lành mạnh cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Tương tự như nước dừa, hạt chia có tác dụng làm dịu thực quản và trung hòa axit dạ dày.

Sử dung nước dừa hạt chia có thể giảm nhẹ các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ nóng, trớ thức ăn, nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng,… Ngoài ra, thức uống này còn giúp tạo cảm giác no, từ đó giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát chứng trào ngược.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 trái dừa tươi và 1 thìa cà phê hạt chia.
  • Cho hạt chia vào nước dừa, sau đó khuấy đều và chờ từ 15 – 20 phút cho hạt chia nở hoàn toàn.
  • Dùng nước dừa hạt chia uống trước khi ăn để tạo cảm giác no và giảm bớt lượng axit dư thừa.

4. Hỗ trợ trị trào ngược dạ dày bằng nước dừa và trà

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong trà xanh có chứa thành phần chống oxy hóa EGCG rất dồi dào. Nếu người bệnh bị đau dạ dày thường xuyên có thể sử dụng nước trà xanh để chống viêm, giảm đau và phòng ngừa bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, trong lá trà còn có chứa rất nhiều polyphenol có khả năng hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý về hệ tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. Việc sử dụng nước dừa kết hợp với trà xanh để uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày là phương pháp khá phổ biến. 

Người bị trào ngược dạ dày có thể thực hiện theo hướng dẫn cụ thể dưới đây:

Nguyên liệu

  • 1 quả dừa tươi.
  • 1 nắm lá chè xanh.
Hỗ trợ trị trào ngược dạ dày bằng nước dừa và trà
Hỗ trợ trị trào ngược dạ dày bằng nước dừa và trà

Cách thực hiện

  • Lá chè xanh sau khi đem đi rửa sạch thì cho vào ấm hãm cùng với nước nóng khoảng 20 phút rồi chắt lấy nước.
  • Lấy quả dừa tươi chặt lấy nước, cho nước trà hãm được vào chỗ nước dừa tươi rồi khuấy đều lên.
  • Chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau rồi sử dụng để uống sau mỗi bữa ăn. Bạn nên tránh uống khi bụng đang đói vì điều này dễ khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.

Đọc thêm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Trà Không? Dùng Loại Nào Tốt?

5. Chữa trào ngược dạ dày bằng sinh tố dừa

Bên cạnh các cách uống nước dừa tươi ở trên thì để cải thiện tình trạng đau dạ dày, người bệnh cũng có thể sử dụng dừa kết hợp với các nguyên liệu khác như các loại hoa quả khác để xay sinh tố uống.

Với cách này, nguồn vitamin, khoáng chất được cung cấp sẽ đa dạng hơn. Từ đó, nguồn dinh dưỡng cũng được bổ sung và giúp tăng cường sức đề kháng cũng như giảm tiết dịch dạ dày hiệu quả hơn.

Dưới đây là hướng dẫn làm sinh tố dừa để sử dụng cho những bạn thường xuyên bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày mà các bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu:

  • 1 quả dừa non.
  • ½ quả bơ.
  • 1 quả chuối.
  • 1 quả táo.
  • ½  quả đu đủ.
  • 1 hũ sữa chua.
  • 3 thìa mật ong.
  • Vài lát gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Dừa tươi đem chặt lấy nước, sau đó nạo lấy phần cùi dừa non bên trong. Tất cả những loại hoa quả đã chuẩn bị còn lại thì đem rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ rồi thái thành lát nhỏ.
  • Cho tất cả những loại hoa quả đã sơ chế trên cùng nước dừa, cùi dừa, gừng tươi, mật ong, sữa chia vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
  • Đổ hỗn hợp trên ra ly rồi sử dụng để uống ngay sau đó, tránh để sinh tố dừa trong không khí quá lâu làm ảnh hưởng tới hiệu quả của đồ uống. 

Trong đó bạn nên tránh các loại hoa quả như táo xanh, cam, cà chua vì chúng dễ gây ra tình trạng ợ nóng và khiến người bệnh cảm thấy nặng nề hơn khi sử dụng. 

ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 6 Cách Dùng Đu Đủ Trị Trào Ngược Dạ Dày Đơn Giản, Hiệu Quả

Lưu ý khi dùng nước dừa trị chứng trào ngược dạ dày

Nước dừa là loại thức uống giải nhiệt tốt cho sức khỏe – đặc biệt là với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu sử dụng đúng cách, bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện một số triệu chứng khó chịu như nóng rát thượng vị, đau dạ dày, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng,…

Tuy nhiên, dùng quá nhiều nước dừa hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây ra không ít tác dụng phụ. Do đó khi sử dụng nước dừa, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng nước dừa tươi chưa qua xử lý để điều trị bệnh . Tốt nhất các bạn nên chọn những quả dừa non có cùi trong và nhạt vì khi sử dụng nước sẽ ngọt nhẹ và không bị quá gắt.
  • Thời điểm uống nước dừa tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày là buổi sáng, khi đã ăn sáng đầy đủ. Bên cạnh đó nên uống nước dừa ngay sau khi bổ ra vì nếu để quá lâu trong không khí hoặc trong tủ lạnh sẽ làm giảm hiệu quả hỗ trợ trị bệnh. Chỉ nên uống nước dừa nguyên chất thay vì cho thêm đá hay đường như các loại nước giải khát khác.
  • Cần áp dụng thường xuyên các cách sử dụng nước dừa trên trong một thời gian dài. Bởi những cách chữa bệnh dạ dày từ tự nhiên thường không mang lại hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây. Chúng cần thời gian để thẩm thấu, tác động và phát huy một cách chậm rãi.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh ăn khuya vì nó sẽ làm hại dạ dày của bạn. Hãy ăn chậm, nhai kỹ vì điều này sẽ làm giảm áp lực cho dạ dày cũng như giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh khác.
  • Không nên dùng quá nhiều nước dừa, mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 2 quả hoặc 3 quả dừa nhỏ. Ngoài ra, hạn chế uống nhiều nước dừa vào buổi tối muộn – đặc biệt là với người thuộc tạng âm (chân tay lạnh, tiêu chảy, da xanh tái,…).
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, người bị rối loạn đông máu, huyết áp thấp,… cũng không nên sử dụng nước dừa.
  • Các mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, bệnh nhân nên kết hợp với các biện pháp y tế theo hướng dẫn.
  • Bệnh nhân nên chú ý điều chỉnh một số thói quen như hút thuốc lá, căng thẳng thần kinh, thức khuya,… Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Ngoài nước dừa, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể giảm các triệu chứng khó chịu bằng một số loại thức uống khác như trà bạc hà, trà hoa cúc, trà mật ong, nước gừng tươi,…

Đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt không còn là hiện tượng hiếm gặp, gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý chị em

Nước dừa tươi có tác dụng trung hòa và ổn định dịch vị dạ dày. Hỗ trợ tốt trong việc cải thiện, làm giảm triệu chứng của trào ngược thực quản. Tuy nhiên nước dừa không phải cách chữa dứt điểm. Để có thể nói lời tạm biệt bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn và điều trị theo phác đồ phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là ợ nóng, ợ chua, có đôi khi...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe