Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, đây là nhóm thực phẩm lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và chức năng tiêu hóa nói riêng. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vào chế độ ăn nhưng cần lựa chọn loại sữa chua phù hợp và chú ý một số vấn đề khi sử dụng.
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua là chế phẩm lên men từ sữa bò, sữa dê hoặc một số loại sữa có nguồn gốc thực vật (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa đậu xanh,…). Khác với sữa thông thường, sữa chua chứa nguồn lợi khuẩn dồi dào bao gồm Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus reuteri, Lactobacillus johnsonii, Lactobacillus casei, Lactobacillus gasseri, Bifidobacteria longum, Bifidobacteria lactis, Bifidobacteria bifidum, Saccharomyces boulardii, Streptococcus thermophilus, Enterococcus faecium,…
Các loại lợi khuẩn có trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng và thúc đẩy chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, probiotic còn mang đến nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe như tiểu đường type 2, chàm (eczema), các bệnh viêm gan,…
Mặc dù có nhiều công dụng tốt và cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nhiều bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thắc mắc liệu có nên bổ sung sữa chua hay không. Bởi không ít người lo ngại, sử dụng thực phẩm này có thể làm tăng các đợt trào ngược và khiến bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.
Tuy nhiên trên thực tế, sữa chua là nhóm thực phẩm tốt cho người mắc các bệnh tiêu hóa nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày để cải thiện sức khỏe và giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh.
Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD), sữa chua có thể mang đến những lợi ích sau:
- Cải thiện triệu chứng của bệnh: Với tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường hoạt động tiêu hóa, bổ sung sữa chua vào chế độ ăn có thể cải thiện một số triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ăn uống kém,…
- Nâng cao sức khỏe: Sữa chua không chỉ chứa protein mà còn là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin dồi dào cho sức khỏe. Do đó, thêm nhóm thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày có thể nâng cao sức khỏe và chức năng miễn dịch. Qua đó tăng khả năng chống chịu của cơ thể và góp phần không nhỏ kiểm soát các triệu chứng khó chịu do GERD gây ra.
- Giảm kích thích lên niêm mạc thực quản: Hiện tượng dịch vị trào ngược lên thực quản trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng viêm xước hoặc thậm chí là loét thực quản. Với kết cấu mềm và mát, bổ sung sữa chua có thể làm dịu cảm giác nóng rát và khó chịu ở niêm mạc thực quản. Đồng thời giảm mức độ kích thích của dịch vị và axit trong thức ăn lên cơ quan này.
- Giảm cảm giác chán ăn: Dịch vị trào ngược lên thực quản, khoang miệng có thể gây ra cảm giác đắng miệng và khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác này có thể được cải thiện khi bổ sung sữa chua và một số loại thực phẩm giàu chất xơ. Do đó, thêm sữa chua vào chế độ ăn có thể cải thiện tình trạng chán ăn và kích thích vị giác đáng kể.
Có thể thấy, sữa chua mang lại nhiều lợi ích đối với hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh lý tiêu hóa thường gặp khác. Chính vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể thêm nhóm thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày.
Xem thêm định nghĩa: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản: Cách Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả
Cách lựa chọn sữa chua cho người bị trào ngược dạ dày
Để tránh tình trạng khó chịu ở vùng thượng vị khi sử dụng sữa chua, bệnh nhân cần lựa chọn loại sữa chua phù hợp. Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp lựa chọn sản phẩm sữa chua phù hợp cho người mắc chứng trào ngược:
1. Lựa chọn sản phẩm tách béo và ít đường
Tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng, triệu chứng của trào ngược thực quản có thể nghiêm trọng hơn khi sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Chính vì vậy, khi lựa chọn sữa chua, bệnh nhân nên ưu tiên dùng sản phẩm đã được tách béo, ít đường hoặc không chứa đường. Ngoài ra, cần tránh sử dụng sữa chua có hương liệu nhân tạo (cam, dâu, chuối,…).
Thay vào đó, nên tạo vị ngọt và hương vị tự nhiên cho sữa chua bằng cách kết hợp với các loại quả, mật ong, mứt trái cây hoặc các loại hạt. Ngoài ra, dùng kết hợp với các loại thực phẩm kể trên còn giúp tăng giá trị dinh dưỡng và cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào.
Nên đọc: Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Trứng Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
2. Chú ý hàm lượng lợi khuẩn chứa trong sữa chua
Nồng độ lợi khuẩn (probiotic) trong các loại sữa chua đóng hộp là hoàn toàn khác nhau. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo bảng thành phần trước khi lựa chọn. Để đạt hiệu quả tốt khi sử dụng nhóm thực phẩm này, cần lựa chọn sữa chua chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào như Bifidobacterium, Lactobicillus acidophilus, Enterococcus faecium,…
Sử dụng các loại sữa chua chứa hàm lượng lợi khuẩn thấp có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi. Ngoài ra, nên chú ý thêm hàm lượng canxi, chất béo, vitamin D,… của từng sản phẩm để dễ dàng lựa chọn được loại sữa chua phù hợp đối với nhu cầu.
3. Tránh lựa chọn chứa các chất phụ gia
Để tăng hương vị và giúp sữa chua bảo quản được lâu hơn, nhà sản xuất thường thêm các chất phụ gia vào trong sản phẩm. Tuy nhiên, phụ gia có thể làm tăng áp lực lên thực quản và dạ dày, từ đó làm nghiêm trọng tần suất của các đợt trào ngược. Do đó, bệnh nhân nên tránh sử dụng các loại sữa chua chứa nhiều thành phần phụ gia.
Thay vào đó, nên lựa chọn sữa chua organic (hữu cơ) để đảm bảo giá trị dinh dưỡng và hạn chế tình trạng ợ chua, ợ nóng, trào ngược khi sử dụng. Bên cạnh đó, các sản phẩm hữu cơ thường chứa nồng độ khoáng chất cao và dễ tiêu hóa hơn so với các loại sữa chua thông thường.
Tìm hiểu thêm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì Tốt? Các Loại Thực Phẩm Bạn Cần Tránh
4. Chú ý hạn sử dụng của sữa chua
Sữa chua và các chế phẩm chứa probiotic thường có hạn sử dụng ngắn (thường là 15 – 21 ngày). Chính vì vậy khi mua sữa chua, bệnh nhân cần chú ý hạn sử dụng. Tránh tình trạng mua phải sản phẩm hết hạn hoặc đã bị hư hỏng do bảo quản không đúng cách.
Sữa chua hết hạn thường chứa nhiều độc tố và nấm mốc. Dùng các sản phẩm này có thể gây rối loạn tiêu hóa và làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chú ý bảo quản sữa chua đúng cách để bảo toàn giá trị dinh dưỡng và tránh một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng.
5. Nên ưu tiên sữa chua có nguồn gốc thực vật
So với sữa thông thường, sữa chua dễ tiêu hóa và ít gây ra các triệu chứng không dung nạp lactose (một loại protein có trong sữa động vật. Tuy nhiên nếu thường xuyên bị đầy hơi và khó chịu khi sử dụng sữa chua được chế biến từ sữa bò hoặc sữa dê, bệnh nhân nên thay thế bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Sữa chua thực vật dễ tiêu hóa hơn so với sữa bò, sữa dê nhưng vẫn cung cấp đầy đủ cho cơ thể hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết.
BẠN CÓ BIẾT: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Nước Dừa Không? Cách Uống Hiệu Quả
Ăn sữa chua như thế nào sẽ tốt cho người bị trào ngược dạ dày?
Ăn sữa chua hàng ngày mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên trong trường hợp bị trào ngược dạ dày, bạn nên chú ý hơn đến cách ăn sữa chua khoa học và phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Sữa chua kết hợp tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin mang đến tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tăng chất nhầy dạ dày để giảm viêm loét và làm lành vết thương nhanh chóng, từ đó bảo vệ niêm mạc thành dạ dày khỏi các tổn thương. Bên cạnh đó, nghệ còn được dùng để tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm triệu chứng khó chịu, đau rát ở những người có vấn đề về dạ dày, đại tràng.
Cũng bởi vậy, nếu đang bị trào ngược dạ dày, bạn nên ăn sữa chua kết hợp tinh bột nghệ, vừa tăng cường sức khỏe, vừa cải thiện được tình trạng trào ngược, ợ chua, ợ hơi.
Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Rau Gì Tốt? Các Loại Rau Củ Quả Tốt Cho Người Bệnh
Sữa chua ăn kèm yến mạch
Thành phần chất dinh dưỡng có trong yến mạch giúp hấp thụ axit dư trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại, vì vậy giảm được các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Bạn có thể ăn sữa chua kèm yến mạch mỗi bữa sáng với cách thực hiện như sau: Trộn đều 20g yến mạch và 1 hộp sữa chua rồi ăn trực tiếp để bổ sung năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh.
Kết hợp trái cây tươi cùng sữa chua
Trong các loại trái cây tươi có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất cần thiết giúp trung hòa axit dịch vị trong dạ dày, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt tốt cho người bị các bệnh lý về dạ dày.
Khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên kết hợp cùng một số loại quả như: Dâu tây, táo, dứa, chuối, kiwi, việt quất,… Chỉ cần cắt nhỏ trái cây, sau đó trộn cùng sữa chua và thưởng thức, tình trạng trào ngược của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Sữa chua kết hợp nha đam
Nha đam cũng là một trong các loại nguyên liệu tốt cho hệ tiêu hóa. Trong nha đam có chứa 20 loại vitamin và khoáng chất, vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại, vừa làm dịu vết thương, viêm loét dạ dày. Nhờ đó, kết hợp nha đam và sữa chua là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang bị trào ngược dạ dày.
Xem chi tiết: THAM KHẢO TOP 7 Cách Dùng Nha Đam Trị Trào Ngược Dạ Dày Cực Hay Cho Bạn
Lưu ý khi dùng sữa chua cho bệnh nhân trào ngược dạ dày
Khác với người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp một số vấn đề nếu sử dụng sữa chua không đúng cách. Do đó trước khi bổ sung thực phẩm này, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Thời điểm dùng sữa chua
Mặc dù cung cấp hàm lượng dinh dưỡng và lợi khuẩn dồi dào nhưng sữa chua chứa một lượng nhỏ axit lactic. Do đó nếu bổ sung sữa chua khi đói, axit lactic có thể kích thích dạ dày dẫn đến đau và khó chịu ở vùng thượng vị. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân nên dùng sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, có thể dùng sữa chua với các loại trái cây ít axit (bơ, táo, dưa lưới,…), ngũ cốc, các loại hạt như hạt chia, hạnh nhân, óc chó,… để giảm cảm giác xót ruột và khó chịu khi dùng sữa chua đơn lẻ. Kết hợp với các loại thực phẩm này còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và bổ sung đẩy đủ vi chất cần thiết cho cơ thể.
2. Liều lượng dùng sữa chua
Dùng quá nhiều sữa chua có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng. Chính vì vậy, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản chỉ nên bổ sung khoảng 1 – 3 hộp sữa chua mỗi ngày (mỗi hộp dao động từ 80 – 100g).
Có thể bạn quan tâm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Uống Trà Được Không? Uống Loại Nào Tốt?
3. Không sử dụng cùng lúc với kháng sinh
Kháng sinh là nhóm thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, bao gồm cả hại khuẩn và lợi khuẩn. Nếu sử dụng sữa chua cùng với nhóm thuốc này, toàn bộ lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trước khi di chuyển được đến với tá tràng và đại tràng. Chính vì vậy, bệnh nhân nên dùng sữa chua sau khi uống kháng sinh khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
4. Chú ý nguy cơ dị ứng
Trên thực tế, một số loại protein trong sữa chua có thể gây dị ứng – đặc biệt là với người có cơ địa dị ứng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường như phát ban, nôn mửa, khó thở, nổi mề đay,… sau khi dùng sữa chua, bệnh nhân nên ngưng sử dụng ngay lập tức. Trong trường hợp triệu chứng có mức độ nặng hoặc kéo dài hơn 24 giờ, nên thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Nếu dị ứng với sữa chua, bệnh nhân cũng có thể thay thế bằng một số nhóm thực phẩm chứa probiotic khác như kim chi (nên sử dụng loại không cay), miso (đậu tương lên men), dưa chuột muối,…
BẠN CÓ BIẾT: Cách Dùng Giấm Táo Trị Trào Ngược Axit Dạ Dày Cực Hay Và Hiệu Quả
5. Một số lưu ý khác
Ngoài ra, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cũng nên lưu ý một số vấn đề sau khi bổ sung sữa chua vào chế độ dinh dưỡng:
- Không sử dụng sữa chua cho người bị hội chứng không dung nạp lactose – trừ một số loại sản phẩm dành riêng cho người mắc hội chứng này.
- Nếu gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, đau bụng,… bệnh nhân nên giảm lượng sữa chua dung nạp mỗi ngày. Tình trạng này thường xảy ra do bổ sung một lượng lớn probiotic khiến hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn.
- Bệnh nhân bị tiểu đường và mắc các bệnh lý nội khoa nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm sữa chua vào chế độ dinh dưỡng.
- Không để sữa chua ở nhiệt độ thường hoặc ngăn đông tủ lạnh. Để bảo toàn giá trị dinh dưỡng và lợi khuẩn có trong nhóm thực phẩm này, bệnh nhân nên bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ từ 5 – 8 độ C).
- Không dùng sữa chua cùng với các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn như lạp xưởng, bacon (thịt xông khói), xúc xích,… Bởi probiotic có thể liên kết với nitrate kali trong các loại thực phẩm này dẫn đến tăng nguy cơ loạn sản tế bào (tiền ung thư).
- Bên cạnh sữa chua, bệnh nhân nên đa dạng chế độ ăn uống với các nhóm thực phẩm lành mạnh khác như rau xanh, củ, các loại trái cây, ngũ cốc, thực phẩm chứa hàm lượng đạm vừa phải,… Đồng thời nên tránh sử dụng rượu bia, đồ uống chứa caffeine, thức ăn gây dị ứng, món ăn cay nóng và chứa nhiều gia vị.
Ăn sữa chua sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, làm giảm áp lực hoạt động của dạ dày. Tuy nhiên, nếu bị trào ngược dạ dày ăn sữa chua không thôi là chưa đủ, không có tính điều trị bệnh. Bạn cần có biện pháp chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh, không để tái phát hay trở nặng hơn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn bài thuốc dạ dày Đỗ Minh – phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Phương pháp này đã giúp hàng ngàn bệnh nhân tạm biệt tình trạng trào ngược dạ dày. Được giới chuyên gia và người bệnh đánh giá rất cao về hiệu quả cũng như phác đồ điều trị. Bạn đừng bỏ qua bài thuốc này.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị
- Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Bệnh