Bệnh chàm (Eczema) là bệnh lý da liễu phổ biến không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ mà còn biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến cơ quan khác. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh để sớm nhận biết cũng như điều trị đúng cách, hiệu quả.
Định nghĩa bệnh chàm (Eczema)
Chàm được xem là tình trạng viêm da có liên quan đến thượng bì, bì. Bệnh khiến vùng da tổn thương thô ráp, mụn nước, sần. Bên cạnh đó còn gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Đây là bệnh lý không lây nhiễm, có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
Chàm được chia thành các loại:
- Chàm tiếp xúc.
- Chàm tổ đỉa.
- Chàm thể đồng tiền.
- Chàm thể địa.
- Chàm da đầu.
- Chàm sữa trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh chàm (Eczema)
Hiện vẫn chưa xác định được lý do gây bệnh chàm (Eczema), tuy nhiên một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh đã được tìm ra:
- Gen di truyền: Theo nghiên cứu, những người có cha mẹ, người thân mắc các bệnh lý dị ứng về dễ mắc bệnh hơn bình thường.
- Yếu tố môi trường: Không khí, nguồn nước, thức ăn, cây cối, động vật... đều có thể là yếu tố dẫn đến da bị viêm, chàm.
- Mắc các bệnh da liễu khác: Dị ứng, viêm da, ghẻ... là đối tượng có nguy cơ bị chàm da cao hơn bình thường.
- Thói quen vệ sinh: Vệ sinh không đúng cách, sử dụng sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh, gây hại cho da
- Do dùng thuốc: Một số loại thuốc đặc trị bệnh có thể gây tác dụng phụ trong đó có chàm da.
- Rối loạn chức năng trong cơ thể: Nội tiết tố rối loạn cũng là yếu tố khiến da mất khả năng bảo vệ trước tác nhân gây hại từ môi trường.
- Lo âu, căng thẳng: Khi cơ thể bị căng thẳng quá mức hệ thống thần kinh rối loạn cũng làm cho da bị giảm chức năng, các bệnh về da dễ bùng phát.
Ngoài ra còn do các yếu tố như: vi khuẩn trong cơ thể gây ra, tiếp xúc với các dị nguyên, hóa chất độc hại, không cung cấp đủ dinh dưỡng thiếu nước, kẽm…
Đối tượng bị bệnh chàm (Eczema)
Có khoảng 10% dân tố mắc bệnh chàm da trong đó xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh và người lớn. Tuy lành tính nhưng bệnh dễ tái phát. Các đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh gồm:
- Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém.
- Trẻ ở trong môi trường ô nhiễm, không được vệ sinh sạch.
- Người làm công việc nội trợ, người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa.
- Người bị dị ứng thời tiết.
Triệu chứng bệnh chàm (Eczema)
Bệnh chàm (Eczema) được chia thành 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có dấu hiệu đặc trưng, dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.
- Ban hồng: Trên vùng da bất kỳ xuất hiện các vết đỏ, ban hồng thành từng đám. Nhìn kỹ có thể thấy các nốt sần tròn lấm tấm, sờ vào thấy cộm, kèm theo đó là cảm giác ngứa, bứt rứt khó chịu.
- Nổi mụn nước: Từ các nốt đỏ, da dần xuất hiện các mụn nước với mật độ ngày càng dày trên da. Những mụn nước này có kích thước nhỏ có thể tạo thành từng mảng lớn, mụn nước tự vỡ khiến dịch tràn, tổn thương nặng ở da dễ gây nhiễm khuẩn, mủ trắng nếu không được xử lý đúng cách.
- Khô da bong tróc: Sau giai đoạn mụn nước vỡ, các mụn sẽ khô lại, vùng da bị tổn thương dần đóng vảy, bong tróc. Nhìn mắt thường có thể thấy màu da non sẽ sậm hơn vùng da khác.
- Liken hoá (hằn cổ trâu): Đây là giai đoạn bệnh lâu năm, vùng da bị chàm ngày càng sậm màu, trở nên xù xì thô ráp nổi cộm hẳn trên bề mặt da. Bên cạnh đó giữa các vết hằn trên dùng da cộm sẽ có các sẩn dẹt được gọi là liken hóa.
Biến chứng bệnh chàm (Eczema)
Chàm thường diễn ra từng đợt và tái phát lại nhiều lần nếu không được chữa trị. Càng để lâu bệnh càng trở nên nghiêm trọng không chỉ với vùng da bị tổn thương mà nhiều cơ quan khác.
- Nhiễm virus: Đây là một trong những biến chứng dễ gặp. Virus gây mụn rộp, virus sinh dục Herpes.
- Nhiễm trùng da: Hành động gãi khi ngứa, vệ sinh không đúng cách khi mụn nước bị vỡ cộng thêm sức đề kháng yếu khi bị chàm... khiến vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Người bệnh có thể bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc nhiễm liên cầu khuẩn. Chữa không kịp thậm chí còn gây nhiễm trùng máu đe dọa sức khỏe, tính mạng.
- Biến chứng ở mắt: Người bị bệnh chàm có thể gặp biến chứng về mắt như kích thích giác mạc, rối loạn giác mạc, đục thủy tinh thể…
- Tâm thần kinh: Người mắc bệnh chàm có nguy cơ bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh, trẻ nhỏ mắc chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi; người lớn bị trầm cảm lo âu.
Chẩn đoán bệnh chàm (Eczema)
Với căn bệnh này bác sĩ sẽ cần tiến hành nhiều bước thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như thể bệnh từ đó có chỉ định điều trị phù hợp.
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện bên ngoài, triệu chứng bệnh nhân gặp phải, tìm hiểu thông tin bệnh sử yếu tố gia đình, môi trường sống, thói quen vệ sinh,...
- Xét nghiệm: Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm nhằm tìm ra dị nguyên, tác nhân gây bệnh: thử nghiệm dị ứng, xét nghiệm máu, sinh thiết da.
Điều trị bệnh chàm (Eczema)
bệnh chàm (Eczema) có nhiều cách chữa trong đó phổ biến nhất là:
Mẹo dân gian
Để cải thiện tình trạng ngứa da, giảm tổn thương trong dân gian lưu truyền nhiều cách dễ dàng áp dụng tại nhà.
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa có độ lành tính cao, phù hợp với hầu hết các loại da. Với khả năng cấp ẩm, dưỡng ẩm tốt cùng nhiều hoạt chất giúp vùng da bị tổn thương hết khô, giảm tình trạng bong tróc. Chỉ cần lấy một lượng dầu dừa bôi lên vùng da tổn thương có thể rửa lại với nước.
- Lá ổi: Lá ổi có chứa hàm lượng chất chống oxi hóa cao, cùng các chất chống viêm, kháng khuẩn như Flavonoids, quercetin tốt cho việc giảm các triệu chứng bệnh ngoài da như chàm. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần đun nước lá ổi ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
- Bột yến mạch: Sử dụng bột yến mạch cho vùng da bị chàm ngứa cũng là cách chữa chàm tại nhà mang lại tác dụng tốt. Pha bột yến mạch tắm sẽ giúp dưỡng ẩm da, giảm ngứa cho vùng da tổn thương.
Thuốc Tây chữa bệnh chàm (Eczema)
Là những loại thuốc được bác sĩ kê toa sau khi người bệnh thăm khám tại các cơ sở y tế hiện đại, hoặc mua tại các đại lý, quầy thuốc bên ngoài. Những loại thuốc thường được dùng gồm:
- Thuốc mỡ corticosteroid: Là loại thuốc chống viêm giảm các triệu chứng ngứa, viêm da bên ngoài.
- Thuốc corticosteroid toàn thân: Dạng thuốc uống, tiêm trong trường hợp dùng thuốc mỡ không hiệu quả.
- Thuốc kháng histamin: Giảm tình trạng dị ứng, mẩn ngứa trên da
- Thuốc ức chế Calcineurin: Tác dụng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, ngừa viêm ngứa, hạn chế các đợt tái phát bệnh.
- Thuốc kháng sinh: Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trên da.
- Các loại thuốc khác: Kem dưỡng ẩm, thuốc kháng virus, thuốc chống nấm.
Thuốc Đông y
Chữa bệnh chàm bằng thuốc đông y là giải pháp an toàn, cho hiệu quả cao bởi khả năng điều trị vào gốc rễ bệnh. Theo đông y, chàm khởi phát do tà khí xâm nhập, hệ miễn dịch suy yếu.
Dựa theo thể bệnh mà đông y có phép trị tương ứng
- Bài thuốc thể thấp nhiệt: Hoàng bá, hoàng cầm, khổ sâm, phục linh, kim ngân hoa, bạch tiễn bì, đạm trúc diệp, hoạt thạch, sinh địa... gia giảm theo cơ địa mỗi người.
- Bài thuốc thể phong nhiệt: Hoàng bá, tri mẫu, thương truật, hoàng kiên, bạc hà, ngưu bàng tử, sinh địa, phục linh, xa tiền, khổ sâm, hoàng bá...
- Bài thuốc thể mạn tính: Bạch thược, sinh địa, thục địa, thương truật, kinh giới, thuyền thoái, địa phu tử, bạch tiễn bì, đương quy, phòng phong, khổ sâm...
Phòng tránh bệnh chàm (Eczema)
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy tham khảo các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
- Vệ sinh thường xuyên, đúng cách, nên tắm rửa ngày 1 lần, không tắm với nước quá nóng, không chà xát mạnh.
- Các loại sữa tắm, sà bông sử dụng cần lành tính, không chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Sau tắm nên bổ sung bằng các sản phẩm dưỡng ẩm da.
- Chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, tránh các loại vải bí chất liệu dễ gây xước da.
- Tránh để cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi, ẩm ướt thường xuyên.
- Giữ trạng thái cân bằng tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
- Tập luyện thể thao, tăng cường sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng khi cơ địa bị nhạy cảm.
Trên đây là thông tin về bệnh chàm (Eczema) nếu đang bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh mọi người hãy tìm đến cơ sở chuyên khoa để khám, nhận phương pháp điều trị và lời khuyên từ bác sĩ.