Nội dung chính

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ rất dễ bị nhầm lẫn, tuy nhiên, nếu cẩn thận quan sát, có kiến thức cơ bản về hai bệnh này, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được. Nếu bạn đang băn khoăn không biết “chàm sữa có phải viêm da cơ địa không, làm thế nào để phân biệt” thì có thể tham khảo những thông tin dưới đây. 

⇒Xem ngay: Thuốc Bôi Trị Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Được Nhiều Mẹ Tin Dùng

Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những bệnh về da thường gặp. Chàm sữa là một dạng bệnh chàm thể tạng, viêm da cơ địa cũng là một dạng của bệnh chàm. Hai bệnh này đều là những bệnh viêm da mạn tính, không lây, đều có đặc trưng bệnh là gây viêm, ngứa và khó chịu.

Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không là thắc mắc chung của nhiều người
Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không là thắc mắc chung của nhiều người

Chàm sữa là bệnh lý lành tính, đặc trưng bởi 3 triệu chứng là da đỏ, ngứa và khô. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ bị chàm sữa trong các trường hợp đến thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa nhi và da liễu. Bệnh không nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ hay ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Có 95% trẻ bị chàm sữa sẽ hết bệnh sau 2 tuổi, 5% các trường hợp còn lại thường chuyển thành viêm da cơ địa khi trẻ lớn.

Trong khi đó, viêm da cơ địa được định nghĩa là bệnh mạn tính, khiến da bị khô, ngứa, dễ kích ứng bởi một tác nhân gây dị ứng nào đó. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, không có biện pháp để điều trị dứt điểm. Bệnh có mối quan hệ mật thiết với các bệnh lý dị ứng khác như hen, sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng).

Thực tế, viêm da cơ địa là bệnh được chia theo độ tuổi, các biểu hiện lâm sàng của bệnh được thể hiện theo lứa tuổi. Viêm da cơ địa ở trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi còn được gọi là viêm da cơ địa nhũ nhi, hay còn gọi là chàm sữa. Như đã đề cập, chàm sữa sẽ tự hết khi trẻ được 2 tuổi, sau 2 tuổi, bệnh sẽ được gọi là viêm da cơ địa. Do đó, chàm sữa là dạng sớm của viêm da cơ địa.

Về bản chất, thật ra chàm sữa là bệnh viêm da cơ địa nhũ nhi. Viêm da cơ địa nhũ nhi và viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn có sự khác biệt nhất định. Các dấu hiệu bệnh và phương pháp điều trị của hai bệnh này cũng không giống nhau. Vì vậy, với thắc mắc chàm sữa có phải là viêm da cơ địa không, câu trả lời được đưa ra là chàm sữa là một dạng viêm da cơ địa. Tuy nhiên, không thể nói rằng chàm sữa là viêm da cơ địa vì hai thuật ngữ này chỉ cho 2 tình trạng khác nhau.

Phân biệt chàm sữa và viêm da cơ địa

Chàm sữa là viêm da cơ địa nhũ nhi, các triệu chứng bệnh không giống với viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn. Có thể phân biệt 2 thể bệnh này như sau:

1. Khác biệt về triệu chứng

Viêm da cơ địa nhũ nhi và viêm da cơ địa người lớn đều là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, đặc trưng với triệu chứng ngứa, có tổn thương dạng chàm. Bệnh đều liên quan đến yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Các nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu cả bố và mẹ đều mắc viêm da cơ địa thì con sinh ra có đến 80% nguy cơ mắc chàm sữa.

Mặc dù là một loại bệnh, triệu chứng tương đối giống nhau nhưng có thể phân biệt được hai bệnh này qua các đặc điểm sau:

Ở bệnh chàm sữa

Chàm sữa đặc trưng với 3 triệu chứng là đỏ, khô da và gây ngứa nhiều. Bệnh được chia làm 5 giai đoạn sau:

  • Da bắt đầu khô, tấy đỏ, hơi ngứa, trên da có thể có các mụn nước nhỏ li ti như hạt kê
  • Trên nền da đỏ có sự xuất hiện của các mụn nước, chúng có xu hướng tập trung thành đám
  • Các mụn nước này bắt đầu vỡ ra, gây ra hiện tượng xuất tiết, chảy dịch
  • Mụn nước sau khi vỡ thì khô dần và đóng vảy, trên bề mặt vảy có màu vàng nhạt
  • Các vảy này bong ra, làn da dần trở lại bình thường.

Ở bệnh viêm da cơ địa

Biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa người lớn là tình trạng da khô, nhám, có thể giới hạn ở mặt duỗi các chi và lan rộng ra toàn cơ thể. Có liên quan đến việc giảm ceramide, giảm filaggrin khiến hàng rào bảo vệ da bị yếu đi, làm tăng mất nước da.

Trên da xuất hiện các vảy cá, biểu hiện của sự rối loạn quá trình sừng hóa. Trên mặt hoặc cơ thể xuất hiện các mảng hồng, đỏ hình tròn hoặc món ngựa, không phân chia rõ ràng đường viền với vùng da khỏe mạnh xung quanh.

Viêm da cơ địa ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng da dày, có sẩn đỏ, vết trợt, mụn nước khu trú hoặc lan tỏa, kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát. Trên da xuất hiện các mảng lichen hóa dạng đĩa, nếu trẻ gãi nhiều sẽ gặp phải tình trạng tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng, rối loạn sắc tố da.

Viêm da cơ địa ở người lớn ở giai đoạn cấp tính đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện nhiều ban đỏ. Trên bề mặt da có các mụn nước nhỏ, nông. Khi mụn nước vỡ gây ra chảy dịch, phù nề, vảy tiết. Vùng da tổn thương sưng đau, ngứa, nóng rát, có thể bị loét, bội nhiễm, mụn mủ. Ở giai đoạn mạn tính, vùng da tổn thương có dấu hiệu dày sừng, thâm sừng, nứt nẻ, ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội.

⇒Đừng bỏ qua: TOP 10 Thuốc Trị Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Và An Toàn Nhất 2023

2. Vị trí và đối tượng mắc bệnh

Tùy vào từng đối tượng bệnh mà viêm da cơ địa sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt được chàm sữa và viêm da cơ địa qua vị trí và đối tượng mắc bệnh.

Bệnh chàm sữa

Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Thậm chí, có những trường hợp, trẻ 2 – 3 tuần tuổi đã mắc chàm sữa.

Chàm sữa là bệnh xảy ra ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi
Chàm sữa là bệnh xảy ra ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi

Bệnh thường xuất hiện ở vùng da mặt, trán, quanh miệng, đầu, nếu nghiêm trọng có thể bị ở cổ, mặt duỗi, thân mình, bẹn. Vùng da tổn thương ở mặt do bệnh chàm gây ra thường có tính chất đối xứng nhau ở hai bên mặt.

Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa được chia làm 2 loại là viêm da cơ địa ở trẻ em và viêm da cơ địa ở người lớn. Trong đó:

  • Viêm da cơ địa trẻ em: Bệnh ở trẻ từ 2 tuổi đến 12 tuổi, từ viêm da cơ địa nhũ nhi chuyển sang, vị trí bệnh thường gặp nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, hai bên cổ, mi mắt, cẳng tay, ít khi xuất hiện ở mặt duỗi các chi. Khi chàm sữa ở trẻ sơ sinh không khỏi sau 2 tuổi sẽ được gọi là viêm da cơ địa.
  • Viêm da cơ địa thanh thiếu niên và người lớn: Bệnh xuất hiện ở trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn. Các vị trí bệnh hay gặp là ở nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, vùng da quanh mắc, khi bệnh lan tỏa thì vùng nặng nhất là ở các nếp gấp. Ngoài ra, bệnh còn gây viêm da lòng bàn tay, bàn chân; viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú…

3. Ảnh hưởng của chàm sữa và viêm da cơ địa

Chàm sữa và viêm da cơ địa sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến người bệnh:

Bệnh chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết khi trẻ được 2 tuổi, thường có 5% trường hợp mắc chàm sữa sẽ chuyển thành viêm da cơ địa. Chàm sữa là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm, nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Đa phần các trường hợp trẻ sơ sinh mắc chàm sữa chỉ bị khô, ngứa, kích ứng da khiến trẻ hay cào, gãi mặt và thường hay quấy khóc, khó ngủ. Nếu diễn biến tốt, các triệu chứng bệnh sẽ biến mất, da trẻ dần phục hồi và trở lại bình thường sau vài tuần.

Nếu diễn biến xấu, các sang thương sẽ tiếp tục xuất hiện tại chỗ hoặc lan ra nhiều nơi khác. Trường hợp trẻ không được chăm sóc tốt, vùng da bệnh có thể bị chàm sữa bội nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm tấn công gây bệnh. Dấu hiệu bội nhiễm là dịch tiết có mủ, bé bị sốt, hạch vùng lân cận sưng đau.

Bệnh viêm da cơ địa

Đối với viêm da cơ địa ở trẻ em, bệnh khiến trẻ gãi nhiều dẫn đến dày da, tróc vảy, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng, rối loạn sắc tố da, đóng vảy tiết. Những trẻ bị viêm da cơ địa có tổn thương trên 50% diện tích da thường dễ bị suy dinh dưỡng.

Khoảng 70% trường hợp viêm da cơ địa sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi và 30% còn lại bệnh sẽ kéo dài dai dẳng. Ngoài ra, viêm da cơ địa còn kéo theo sự xuất hiện thêm của các bệnh khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng.

[Giải đáp chi tiết]: Chàm Sữa Tái Đi Tái Lại Nhiều Lần Do Đâu? Cách Điều Trị Tận Gốc

Điều trị và chăm sóc chàm sữa, viêm da cơ địa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại thắc mắc chàm sữa có phải viêm da cơ địa không. Thực tế, viêm da cơ địa bao gồm viêm da cơ địa nhũ nhi, viêm da cơ địa trẻ em và viêm da cơ địa người lớn. Viêm da cơ địa nhũ nhi còn được gọi là chàm sữa. Tuy nhiên, nếu gọi viêm da cơ địa là chàm sữa thì chưa chính xác. Lý do là viêm da cơ địa là tên gọi chung, thường để chỉ cho trường hợp viêm da ở trẻ em và người trường thành, do triệu chứng bệnh khác với chàm sữa.

Trẻ cần được chăm sóc và điều trị đúng cách khi bị chàm sữa
Trẻ cần được chăm sóc và điều trị đúng cách khi bị chàm sữa

Đối với trẻ nhũ nhi, chúng ta thường gọi là chàm sữa để có thể dễ dàng phân biệt với dạng viêm da ở trẻ lớn hơn và người trường thành. Tùy vào đối tượng và tình trạng bệnh mà có cách điều trị phù hợp.

Cách điều trị bệnh chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được điều trị theo nguyên tắc dưỡng ẩm, trị viêm và giảm ngứa cho trẻ. Thường là:

  • Dưỡng ẩm, chăm sóc da: Trẻ cần được tắm nước ấm 1 – 2 lần/ngày, sử dụng sữa tắm chuyên dụng. Sau khi tắm 3 phút cần dưỡng ẩm bằng các sản phẩm dành riêng cho trẻ bị chàm sữa.
  • Sử dụng kem chống viêm: Các loại kem thường được sử dụng là eosine 2%, millian 1%, Eumovate, Gentrisone, clobetasol butyrate 0.05%, hydrocortisone 1%… Riêng với các loại kem, thuốc mỡ chứa corticoid, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng giảm ngứa, giảm khó chịu cho trẻ, thường dùng là clorpheniramin, alimemazin…
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ được chỉ định sử dụng đối với trường hợp chàm sữa bội nhiễm, thường dùng là Oxacillin, Cefadroxyl, Cephalexin, Erythromycin…

Chưa có thuốc đặc trị chàm sữa, việc điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng, dưỡng ẩm cho da, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và nguy cơ bội nhiễm. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bội nhiễm, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu hoặc khoa nhi để được thăm khám, điều trị.

Cách điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ lớn và người lớn sẽ được chỉ định sử dụng các loại kem, thuốc có hoạt tính trung bình như clobetason butyrat, desonid. Tuy nhiên, với trường hợp tổn thương vùng da mỏng, nhạy cảm như da mặt thì sẽ sử dụng mỡ corticoid nhẹ, ít ngày. Với vùng da dày, lichen hóa thì dùng loại mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm.

Cách điều trị cho từng triệu chứng như sau:

  • Tổn thương tiết dịch: Điều trị bằng các loại thuốc bôi dạng nước như Eosin 2%, xanh methylen hoặc dùng dung dịch thuốc tím pha loãng màu hồng cánh sen với hồ nước để rửa.
  • Thuốc chống viêm chứa corticoid: Liều dùng tùy thuộc vào mức độ, mật độ tổn thương nhằm tăng cường và hàn gắn hàng rào bảo vệ da.
  • Thuốc giảm ngứa: Được kê thêm với trường hợp ngứa nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ. Thường là thuốc kháng histamin tổng hợp Chlopheniramin hoặc Histalong, Vitamin C có tác dụng chống ngứa chống dị ứng.
  • Thuốc mỡ Corticoid tại chỗ: Có thể là dermovat, diprosalic, diflucortolon, betamethasone dạng bôi tại chỗ, dùng 1 – 2 lần/ngày.
  • Kháng sinh: Chỉ được chỉ định cho trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn, thường dùng nhóm macroilid hoặc kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin.

Ngoài ra, người bị chàm sữa, viêm da cơ địa cần xác định nguyên nhân gây khởi phát bệnh. Có thể liên quan đến di nguyên tiêu hóa do ăn uống hoặc dị nguyên tiếp xúc như các tác nhân gây kích ứng da, dị nguyên hô hấp.

Lưu ý với người bị chàm sữa và viêm da cơ địa

Về bản chất, chàm sữa và viêm da cơ địa là cùng một dạng bệnh. Khi bệnh xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi thì được gọi là chàm sữa, khi xuất hiện ở trẻ trên 2 tuổi và người lớn thì được gọi là viêm da cơ địa. Đối với người bị chàm sữa, viêm da cơ địa, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đặc trưng của bệnh là tình trạng khô, ngứa và viêm da. Vì vậy, để chăm sóc và phòng ngừa, cách tốt nhất là cần làm ẩm, chăm sóc da đúng cách, thường xuyên dưỡng ẩm cho da, nhất là vào những ngày thời tiết hanh khô.
  • Cần xác định và loại bỏ được các yếu tố làm khởi phát bệnh. Chàm sữa và viêm da cơ địa thường liên quan đến các yếu tố như thực phẩm gây dị ứng, yếu tố môi trường, khí hậu như nấm mốc ô nhiễm, thời tiết lạnh, khô, dị ứng phấn hoa, mùi hương, lông chó mèo…
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc quần áo quá chật
  • Tắm nước ấm 1 – 2 lần/ngày, sử dụng sữa tắm, sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho da chàm, viêm da cơ địa, da nhạy cảm, dễ kích ứng.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc chàm sữa có phải viêm da cơ địa không mà bạn có thể tham khảo. Chàm sữa và viêm da cơ địa là cùng một dạng bệnh. Dù mắc bệnh nào đi nữa, nếu bệnh có xu hướng ngày một phát triển, kéo dài, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị.

Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Biệt Chàm Sữa Và Rôm Sảy Tránh Nhầm Lẫn

Câu hỏi liên quan

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Cách chữa