Nội dung chính

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương hở. Khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, có lở loét, chảy dịch mủ, sốt, sưng hạch bạch huyết… Một trong những thắc mắc về bệnh chàm bội nhiễm mà Phòng khám Favina thường nhận được là không biết bệnh chàm bội nhiễm có lây không. Thắc mắc này sẽ được bác sĩ của chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

⇒Xem ngay:  Thuốc Điều Trị Chàm Bội Nhiễm Tốt Được Bác Sĩ Chỉ Định

Bản chất của bệnh chàm bội nhiễm?

Chàm bội nhiễm là biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi vùng da bệnh không được chăm sóc cẩn thận và điều trị đúng cách. Chàm bội nhiễm có thể xảy ra ở tất cả các dạng bệnh chàm như chàm đồng tiền, chàm sữa, chàm bàn tay… Các tác nhân chính gây bội nhiễm thường là bội nhiễm tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), bội nhiễm virus Herpes simplex (Hsv-1) hoặc bội nhiễm nấm da. Trong đó, thường gặp nhất là bệnh chàm bội nhiễm do virus Herpes 1 và Herpes 2 gây ra.

Bệnh chàm bội nhiễm có lây không là thắc mắc chung của nhiều người
Bệnh chàm bội nhiễm có lây không là thắc mắc chung của nhiều người

Về bản chất, chàm bội nhiễm là bệnh chàm, một dạng phản ứng dị ứng hoặc kích ứng, bệnh có liên quan đến yếu tố nội sinh liên quan đến cơ chế tự phát sinh của cơ thể (di truyền, cơ địa), cộng với các tác động của yếu tố môi trường (hóa chất, thời tiết…). Chàm bội nhiễm xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trên da. Việc tổn thương hàng rào bảo vệ da tổn thương, có các vết thương hở trên da sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập, phát triển, gây bội nhiễm trên da.

Khi bị chàm bội nhiễm, người bệnh thường thấy có sự xuất hiện các cụm mụn nước gây đau, ngứa nghiêm trọng, có thể gây cảm giác sưng, nóng vùng da bệnh. Khi các mụn nước vỡ ra, có thể gây lở loét, chảy dịch, chảy máu, sốt, sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ, tai hoặc nách… Bệnh thường gây ra các mảng da dày, sưng đỏ, thô ráp, khi đóng vảy thường có dịch mủ màu vàng chảy ra.

Chàm Bội Nhiễm có lây không?

Chàm bội nhiễm có lây không là thắc mắc chung của nhiều người. Trả lời này, Bác sĩ CK2 Hoàng Thị Vui của Phòng khám Favina cho biết, cũng giống như các dạng bệnh chàm eczema khác, chàm bội nhiễm mặc dù nghiêm trọng nhưng không phải là bệnh lây nhiễm. Chàm bội nhiễm phát triển trên nền bệnh chàm, do virus, vi khuẩn hoặc nấm da xâm nhập vào vùng da bị chàm khiến vùng da này bị bội nhiễm.

Khi bị chàm bội nhiễm, vùng da bệnh thường bị lở loét, sưng viêm, chảy dịch mủ, ở giai đoạn đóng vảy, mảng da dày, thô ráp, sưng đỏ, có dịch mủ màu vàng chảy ra khiến người bệnh có tâm lý tự ti, e ngại khi tiếp xúc với người khác. Chàm eczema là bệnh không lây lan, do đó, chàm bội nhiễm hay chàm sữa bội nhiễm cũng không có khả năng lây từ người này sang người khác.

Bệnh chàm có liên quan đến yếu tố nội sinh, cơ địa và yếu tố môi trường, không giống các dạng bệnh nhiễm trùng da như lác đồng tiền, lang ben, sởi, mụn rộp, chốc lở, nấm bàn chân, nấm bẹn, nấm ngoài da… Do đó, nếu bạn là một người khỏe mạnh, không có vết thương hở, bạn hoàn toàn có thể yên tâm chăm sóc, tiếp xúc với người mắc chàm bội nhiễm.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, bệnh chàm bội nhiễm xảy ra khi virus, vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào vùng da tổn thương do bệnh chàm gây bội nhiễm. Do đó, nếu bạn không bị chàm nhưng trên da có vết thương hở, cần thận trọng khi tiếp xúc trực tiếp với người bị chàm bội nhiễm. Lý do là virus, vi khuẩn và nấm có thể lây lan, gây bội nhiễm trên vùng da tổn thương của bạn. Chúng sẽ không gây bệnh chàm bội nhiễm nhưng có thể làm bùng phát một số bệnh về da khác.

[Giải đáp chi tiết]: Mang Thai Bị Chàm Bội Nhiễm Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý

Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm phát triển trên nền da bệnh chàm, khiến vùng tổn thương trở nên ngứa, dày sừng, sưng viêm nghiêm trọng hơn. Vùng da bội nhiễm có thể có cảm giác nóng rát, viêm loét, chảy dịch mủ, rỉ máu, khi đóng vảy có thể rỉ mủ hoặc dịch vàng, da khô, bong tróc thành từng mảng. Đôi khi người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết…

Chàm bội nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Chàm bội nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Chàm bội nhiễm chủ yếu do virus herpes simplex 1 và 2 gây ra. Bệnh dễ gặp ở người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, vệ sinh và chăm sóc vùng da bệnh không sạch sẽ, do lạm dụng corticoid trong thời gian dài hoặc do đề kháng kém, thường tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng…

Chàm bội nhiễm là biến chứng nguy hiểm của bệnh chàm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, có thể để lại sẹo mất thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các vấn đề như:

  • Ảnh hưởng đến thị lực: Ở trẻ em, người sức đề kháng kém, chàm dễ gây tổn thương lan tỏa rộng, thậm chí có thể xâm nhập vào giác mạc. Bệnh gây suy giảm thị lực, nguy hiểm hơn còn có thể gây mù lòa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
  • Tổn thương da nghiêm trọng: Vùng da bội nhiễm thường bị lở loét, khó liền, thời gian hồi phục lâu. Bệnh gây tổn thương sâu trong da, dễ để lại sẹo khó phục hồi.
  • Viêm mô tế bào: Các tác nhân gây bệnh tấn công sâu vào các tổ chức dưới da, có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cấp tính ở da và mô dưới da. Tình trạng này rất phổ biến ở người bị chàm bội nhiễm do Streptococcus hoặc Staphylococci gây ra.
  • Nhiễm trùng huyết: Là một trong những biến chứng được đánh giá cao về mức độ nguy hiểm ở người bị chàm bội nhiễm. Xảy ra khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào máu, ảnh hưởng đến não, gan hoặc thân, khiến cơ thể suy yếu. Nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.

Có thể thấy, chàm bội nhiễm là biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm. Bội nhiễm ở bệnh chàm có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc mỡ chứa corticoid bôi ngoài da… Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi sau vài tuần điều trị mà không gây tổn thương nghiêm trọng cho da cũng như sức khỏe người bệnh.

Một số lưu ý với người bị chàm bội nhiễm

Khi bị chàm bội nhiễm, ngoài việc thắc mắc bệnh chàm bội nhiễm có lây không, người bệnh cũng nên biết cách chăm sóc da và sức khỏe hợp lý để hỗ trợ điều trị. Dưới đây là một số vấn đề mà người bệnh cần lưu ý:

  • Để điều trị chàm bội nhiễm, bạn cần đến bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa da liễu để được thăm khám, tư vấn và điều trị
  • Tuyệt đối không nên áp dụng các mẹo dân gian như đắp, bôi trực tiếp các nguyên liệu thiên nhiên lên vùng da bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm tương đối nghiêm trọng, cần phải chăm sóc đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
  • Chăm sóc da đúng cách, tuyệt đối không cào, gãi lên vùng da bị tổn thương, giữ cho da ở trạng thái sạch sẽ, khô thoáng, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đối với chàm bội nhiễm, phương pháp chủ yếu là điều trị bằng thuốc, tùy vào tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn hay nấm mà có cách điều trị phù hợp.
  • Không tự ý sử dụng corticoid, việc lạm dụng các loại kem, thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid có thể gây ra mỏng da, teo da và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc bệnh chàm bội nhiễm có lây không từ chuyên gia của phòng khám Favina. Chàm bội nhiễm không thuộc danh mục các bệnh lây nhiễm. Bệnh tuy không lây từ người này sang người khác nhưng có thể lây ở vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh.

⇒Xem thêmBệnh Chàm Đồng Tiền Có Lây Không? Các Cách Ngăn Ngừa

Câu hỏi liên quan

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Cách chữa