Nội dung chính

Chàm là một trong những bệnh da liễu thường gặp, mặc dù không nguy hiểm nhưng lại hay tái phát, kéo dài dai dẳng, khiến vùng da tổn thương thường xuyên đau rát, khô ngứa, khó chịu. Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những lựa chọn của nhiều người là chữa bệnh chàm bằng thuốc nam. Dưới đây là 9 cách trị chàm bằng thuốc nam đơn giản, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo. 

[Đừng bỏ qua]: Mách Bạn Cách Trị Chàm Tại Nhà An Toàn, Đơn Giản

9 Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc nam được nhiều người chia sẻ

Thuốc nam là những cây thuốc sinh trưởng và phát triển ở Việt Nam, là cách gọi để phân biệt với thuốc Bắc, các vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc. Trong quan niệm của nhân dân ta, vẫn luôn đề cao một phương châm bất hủ chính là “nam dược trị nam nhân”, đây cũng là câu nói nổi tiếng của Thiền sư, danh y Tuệ Tĩnh. Có thể thấy, có rất nhiều vị thuốc nam hay, có thể hỗ trợ điều trị bệnh chàm. Dưới đây là một số vị thuốc tốt, được đánh giá cao về an toàn và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

1. Trị bệnh chàm bằng lá sim

Nếu bạn đang tìm kiếm cách chữa bệnh chàm eczema bằng thuốc nam mà chưa biết đâu là vị thuốc nam tốt, được nhiều người áp dụng thì có thể thử sử dụng lá sim. Sim là loại cây khá quen thuộc ở Việt Nam, được thu hái quanh năm.

Lá sim vị ngọt chát, tính bình có tác dụng sinh cơ, tiêu mủ, giảm đau, cầm máu, tán nhiệt độc. Trong lá sim có chứa nhiều hợp chất triterpen như acid betulinic, taraxerol, betulin, các chất ellagi tannin, chất rhodomyrtone có tác dụng như một chất kháng sinh, có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.

Sim là một trong những cây thuốc nam được dùng để chữa bệnh chàm
Sim là một trong những cây thuốc nam được dùng để chữa bệnh chàm

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá sim vừa đủ, sắc với nước cho đến khi sánh lại thành dạng cao
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, dùng cao lá sim thoa lên vết thương rồi để khô tự nhiên
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày, áp dụng đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.

2. Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc nam với lá ổi

Cây ổi còn có tên gọi khác là ủi, phan thạch lựu, tên khoa học là Psidium guajava L., thuộc họ sim. Lá ổi thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bệnh chàm. Lá ổi chứa vitamin K, beta sitosterol, acid tannic, flavonoids, các chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường đề kháng, giảm ngứa, hạn chế bong tróc da và thúc đẩy phục hồi vùng da tổn thương do bệnh chàm gây ra.

Cách thực hiện: 

Cách 1: Đắp trực tiếp lá ổi trên da

  • Lấy 1 nắm lá ổi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để khử khuẩn
  • Cho vào cối giã nát, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm rồi đắp lá ổi lên da
  • Sau 30 phút, rửa lại vùng da bị chàm với nước vừa ấm
  • Kiên trì thực hiện 3 – 4 lần/tuần để thấy hiệu quả.

Cách 2: Trị chàm bằng cách tắm lá ổi

  • Lấy 1 lượng lá ổi vừa đủ, cho vào nồi, nấu với 2 lít nước trong 20 phút
  • Tắt bếp, đợi cho nước còn hơi ấm thì dùng nước này tắm
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

[Giải đáp chi tiết]: Thuốc Trị Bệnh Chàm Hiệu Quả Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

3. Cách chữa bệnh chàm bằng sài đất

Một trong những cách trị chàm bằng thuốc nam mà bạn có thể áp dụng chính là sử dụng cây sài đất. Sài đất có tên khác là cúc nháp, tân sa, ngổ núi, thuộc họ Cúc (Asteraceae), tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Công năng chính của loại cây này theo danh mục 70 cây thuốc nam của Bộ Y Tế gồm thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng, chốc đầu, viêm tấy, nhiễm trùng.

Sài đất thường được dùng để chữa bệnh chàm eczema, viêm da cơ địa
Sài đất thường được dùng để chữa bệnh chàm eczema, viêm da cơ địa

Sài đất thường được dùng để chữa viêm da cơ địa, bệnh chàm eczema và chàm sữa. Sài đất có vị ngọt hơi chua, tính mát, được thu hoạch lúc đang ra hoa, có thể dùng tươi hoặc sấy khô đều được. Khi sử dụng sài đất, chúng ta chủ yếu chỉ dùng các bài thuốc bôi, rửa ngoài da.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 30g sài đất, 30g kim ngân hoa, 15g kinh giới, 15g rau má, 10g lá khế
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên khi còn tươi, cho vào nồi, đun sôi với nước
  • Để nguội dần, khi nước còn hơi ấm thì dùng khăn sạch, thấm nước này lau vùng da bị chàm
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, khi nước nguội nên hâm lại cho sôi để dùng.

4. Cách trị chàm bằng diệp hạ châu

Diệp hạ châu còn có tên gọi là cây chó đẻ răng thưa, thuộc họ thầu dầu, nằm trong danh sách 70 cây thuốc nam theo quy định của Bộ Y Tế. Trong đó, diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., có công dụng chính là tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm tán ứ, lợi thủy… Thường được dùng để chữa mụn nhọt, lở ngứa trên da, viêm họng, viêm gan hoàng đảm, viêm da thần kinh…

Trong diệp hạ châu có chứa phenol giúp kháng khuẩn, kháng virus, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chứa flavonoid, triterpen, tanin, có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, chứa các axit hữu cơ cải thiện chức năng thận… Trong y học cổ truyền, diệp hạ châu xuất hiện trong các bài thuốc trị mẩn ngứa, dị ứng, chữa vết chàm trên da.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm diệp hạ châu tươi, vừa đủ cho vùng da bị chàm
  • Rửa sạch dược liệu rồi ngâm trong nước muối pha loãng
  • Vệ sinh sạch vùng da bị chàm, thấm khô bằng khăn sạch
  • Vớt diệp hạ châu đã ngâm muối, giã dập rồi đắp lên vùng da bị chàm
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, áp dụng nhiều ngày liên tục để thấy hiệu quả.

[Chuyên Gia Phân Tích]: Các Dạng Bệnh Chàm Có Lây Không? Giải Đáp Chi Tiết

5. Cách chữa bệnh chàm bằng cây thuốc với ké đầu ngựa

Phần quả của ké đầu ngựa thường được dùng để chữa các bệnh về da như eczema, ngứa, vết sâu bọ cắn và ghẻ. Ké đầu ngựa còn có tên gọi khác là thương nhĩ tử, là loại cây chứa độc tính, vị đắng, tính ấm, mọc hoang ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta. Trong hạt của ké đầu ngựa có chứa nhiều hoạt chất sitosterol-D-glucoside, có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn gây viêm nhiễm, đồng thời ức chế sự tăng sinh và hình thành vi khuẩn, có hiệu quả tốt với miệng vết thương hở.

Bột nghiền từ hạt và quả ké đầu ngừa có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa
Bột nghiền từ hạt và quả ké đầu ngừa có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Bột nghiền từ hạt và quả ké đầu ngựa có chứa xanthium, đây là hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh da liễu như ghẻ, ngứa ngáy, bệnh chàm eczema hay vết sâu bọ cắn…

Cách thực hiện: 

Cách 1: Trị bệnh chàm thể thấp nhiệt

  • Nguyên liệu: 12g ké đầu ngựa (sao vàng), 16g thổ phục linh, 16g dây kim ngân, 20g nhân trần, 12g khổ sâm lá, 12g vỏ núc nác,  12g hạ khô thảo, 6g cam thảo.
  • Đem tất cả các nguyên liệu trên cho vào ấm chuyên dụng, sắc với nước, thấy cô cạn thì tắt bếp, chi làm 3 lần uống, dùng lúc đói.

Cách 2: Trị bệnh chàm tổ đỉa

  • Nguyên liệu: 50g quả ké đầu ngựa, 50g thổ phục linh, 50g hạ khô thảo, 30g vỏ núc nác, 20g sinh địa, 15g hạt dành dành
  • Các nguyên liệu phơi khô, tán thành bột mịn, làm thành viên
  • Mỗi ngày dùng 20 – 25g/tổng dược liệu đã kể trên, kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả.

Cách 3: Trị bệnh chàm thể tỳ hư thấp trệ

  • Nguyên liệu: 30g ké đầu ngựa, 30g xuyên tâm liên, 30g xà sàng tử
  • Sắc các nguyên liệu trên với nước
  • Dùng nước thuốc này để rửa vùng da bị chàm
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, nếu thuốc nguội thì cần hâm lại cho ấm.

Bệnh có các triệu chứng như vết chàm hơi hồng, gãi vào chảy nước vàng, lâu ngày da dày cộm, bong vảy. Có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đại tiện lỏng, chán ăn, đầy bụng, tiêu hóa kém, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng…

6. Cách trị bệnh chàm bằng kinh giới

Kinh giới là loại rau ăn quen thuộc trong đời sống người Việt. Đồng thời, kinh giới cũng là vị thuốc nam thường được dùng để chữa mề đay phát ban, lở ngứa, dị ứng, phong, zona, rôm sảy, chàm eczema. Kinh giới còn gọi là khương giới hoặc giả tô, bộ phận làm thuốc là cả cây cắt ngắn (toàn kinh giới) và cụm hoa cắt riêng (kinh giới tuệ).

Kinh giới thường được kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh chàm thể tỳ hư huyết táo. Ở thể bệnh này, người bệnh thường có các triệu chứng như: Vùng da bị chàm thường là mặt, đầu, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Tại vết chàm da có màu nâu đỏ hoặc sạm đen, da dày cộm, ngứa, khô, thô, nổi cục, mụn nước. Thường kèm theo các triệu chứng như rêu lưỡi trắng, miệng háo mà không muốn uống nước, bụng đầy kém ăn, rêu lưỡi nhạt.

Cách thực hiện:

Bài thuốc uống:

  • Nguyên liệu: 16g kinh giới, 16g sinh địa, 16g thục địa; phòng phong, bạch thược, đương quy, kê huyết đằng, bạch truật mỗi vị 12g; 8g xuyên tâm liên, 6g thuyền thoái
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm chuyên dụng, sắc lấy nước, uống lúc đói.

Bài thuốc rửa:

  • Nguyên liệu: 100g lá kinh giới tươi, 100g lá vối tươi
  • Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm
  • Đổ nước vào, đôi sun, sau khi thấy còn 1/2 nước thì tắt bếp
  • Dùng nước này để rửa vết chàm, thực hiện nhiều lần trong ngày.

⇒Tham khảo thêm: Bệnh Chàm Vi Khuẩn: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

7. Cách trị bệnh chàm bằng nghệ vàng

Nghệ vàng tên khác là khương hoàng thuộc họ gừng, nằm trong danh sách các vị thuốc nam theo Quy định của Bộ Y tế (11/2014). Nghệ có nhiều công năng, trong đó có thể kể đến như chữa thổ huyết, lợi máu, viêm gan, xơ gan, huyết ứ, vết thương lâu liền miệng, đau mạng sườn, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau…

Dùng nghệ vàng cũng là một trong những cách chữa bệnh chàm bằng thuốc nam mà bạn có thể tham khảo
Dùng nghệ vàng cũng là một trong những cách chữa bệnh chàm bằng thuốc nam mà bạn có thể tham khảo

Củ nghệ vàng có đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, giúp thúc đẩy làm lành vùng da bị chàm. Có nhiều nghiên cứu đã nhận thấy, nghệ vàng có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh chàm. Tuy nhiên, do trong quá trình thử nghiệm, nghệ vàng được kết hợp với các thảo mộc khác nên không thể kết luận rằng cây thuốc nam này điều trị bệnh chàm được.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 – 2 củ nghệ vàng, rửa sạch, cạo vỏ, đem giã nát
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, dùng bông gòn thấm nước cốt nghệ thoa lên da
  • Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, liên tục sau nhiều ngày để thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

8. Cách chữa bệnh chàm bằng rau sam

Chàm là bệnh có tính chất di truyền, có thể xuất hiện ở người và trẻ em. Trong danh mục thuốc nam, rau sam có tên là mã xỉ hiện, tên khoa học là Portulaca oleracea L., công năng chính là thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ, tiểu buốt, kiết lỵ, chữa mụn nhọt, nước ăn chân và các bệnh ngoài da.

Theo y học cổ truyền, đối với bệnh chàm, phép trị là dưỡng da, thanh mát, giữ ẩm cho da. Rau sam là loại rau quen thuộc, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, dưỡng ẩm tốt. Thường được dùng để giảm ngứa, trị viêm da, làm mềm da, làm giảm các triệu chứng khô ngứa do bệnh chàm gây ra. Do đó, rau sam cũng là một trong những cây thuốc nam trị bệnh chàm mà bạn có thể tham khảo.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm rau sam tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng
  • Vớt ra, cho vào máy, xay nhuyễn với một ít nước
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, thoa hỗn hợp này lên da
  • Sau 15 phút thì rửa lại với nước ấm, thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.

9. Cách trị bệnh chàm bằng thuốc nam với khổ sâm lá

Khổ sâm cho lá là một dược liệu quý có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh. Loại cây này có chiều cao khoảng 1m, lá có hình mũi mác, mọc so le gần như đối nhau, quả có màu đỏ, lông trắng. Lá khổ sâm có tính kháng khuẩn cao, có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau, kháng viêm, chống dị ứng, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tim mạch, giảm xơ vữa trong lòng động mạch.

Khổ sâm cho lá có thể hỗ trợ điều trị vảy nến và bệnh chàm eczema
Khổ sâm cho lá có thể hỗ trợ điều trị vảy nến và bệnh chàm eczema

Khổ sâm cho lá có thể được dùng để trị vảy nến, trị ngứa, lở loét ngoài da. Khi sử dụng ngoài da, vị thuốc nam này có tác dụng làm sạch da và thúc đẩy làm lành vùng da bị chàm. Người bệnh chàm thể thấp nhiệt với các triệu chứng như vết chàm đỏ hồng, có mụn nước li ti nóng rát, loét chảy nước vàng, sốt, sưng hạch, miệng khát, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhớt có thể sử dụng lá khổ sâm với các dược liệu khác đường uống để trị chàm.

Cách thực hiện:

Cách 1: Dùng lá khổ sâm và xà sàng tử

  • Nguyên liệu: 30g khổ sâm lá, 30g xà sàng tử
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, nấu với 1 lít nước
  • Sau khi đun sôi, thấy còn 2/3 nước thì tắt bếp
  • Dùng nước này rửa vùng da bị chàm 2 – 3 lần/ngày
  • Khi nước nguội nên hâm lại cho ấm, dùng nước ấm vừa đủ, không dùng nước quá nóng.

Cách 2: Dùng khổ sâm lá và thủy xương bồ

  • Nguyên liệu: 30g khổ sâm lá, 30g thủy xương bồ
  • Cho vào nồi, nấu với 1 lít nước, thấy còn 2/3 nước thì tắt bếp
  • Dùng nước này rửa vùng da bị chàm 2 – 3 lần/ngày
  • Cách thực hiện tương tự như cách 1.

⇒Mách bạn: Cách Chữa Bệnh Chàm Bìu Tại Nhà An Toàn, Dễ Thực Hiện

Chữa bệnh chàm bằng thuốc nam có thật sự hiệu quả không?

Dùng thuốc nam trị chàm là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh chàm an toàn, lành tính, được đánh giá cao, thích hợp với những trường hợp bị chàm do cơ địa phản ứng với tác nhân dị ứng hoặc bị chàm khi thời tiết khô lạnh. Chàm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Đây cũng là lý do khiến nhiều người băn khoăn không biết chữa chàm bằng thuốc nam có thật sự an toàn và hiệu quả hay không.

Trả lời vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Favina cho biết, dùng thuốc nam trị chàm chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Thuốc nam mặc dù là những dược liệu quen thuộc, sẵn có nhưng vì là nguyên liệu thiên nhiên nên hiệu quả tương đối chậm, còn tùy thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của mỗi người. Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng thuốc nam, đặc biệt là những trường hợp người bệnh chàm có sốt, sưng hạch, vùng da chàm lở loét, có nguy cơ bội nhiễm.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, thuốc nam mặc dù có chứa dược tính điều trị bệnh nhưng cũng chứa độc tố. Gần đây xuất hiện rất nhiều trường hợp ngộ độc do sử dụng thuốc nam, thuốc bắc. Bên cạnh những thành phần có lợi, một số loại thuốc nam có chứa độc tố. Nếu không được dùng đúng cách sẽ gây nguy cơ ngộ độc, chưa kể một số loại dược liệu có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu hay chất bảo quản.

Lưu ý khi dùng thuốc nam trị bệnh chàm

Khi dùng thuốc nam trị chàm, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi dùng bất cứ loại dược liệu nào, bạn cần tìm hiểu thật cẩn thận xem có phù hợp với cơ địa của mình hay không, dược liệu có chứa độc tố không.
  • Tốt nhất chỉ nên dùng ngoài ra, không nên dùng đường uống để tránh ngộ độc. Khi dùng ngoài da, tuyệt đối không bôi rửa lên vùng da có vết thương hở, vùng da chàm bị lở loét để tránh nguy cơ mắc chàm bội nhiễm.
  • Thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, hiệu quả thường chậm và phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi áp dụng, nên sử dụng đúng liều lượng, biết rõ nguồn gốc và rửa thật sạch sẽ dược liệu để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc trừ sâu.
  • Đối với trường hợp bệnh chàm thường xuyên tái phát hoặc có dấu hiệu bội nhiễm, vùng da bị chàm có xu hướng ngày càng lan rộng, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ, phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị.
  • Khi bị chàm, người bệnh cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chất tẩy rửa, tác nhân gây dị ứng. Nên thường xuyên dưỡng ẩm, dùng các sản phẩm như sữa tắm, kem bôi trị chàm dành riêng cho vùng da chàm.

Trên đây là một số cách chữa bệnh chàm bằng thuốc nam đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng. Thuốc nam mặc dù đều là những loại cây quen thuộc nhưng có nguy cơ chứa độc tố, có thể không an toàn cho người sử dụng. Người bệnh chàm nên thận trọng khi áp dụng các phương pháp này để tránh nguy hại đến sức khỏe.

Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Chàm Bằng Đông Y Hiệu Quả, Được Đánh Giá Cao

Câu hỏi liên quan

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa