Nội dung chính

Chàm ướt thuộc một dạng của bệnh chàm, thường được phân biệt với loại chàm khô. Đây là một tình trạng diễn ra khá phổ biến ở nhiều người, chàm ướt có các mụn nước li ti khiến tình trạng ngứa thêm dữ dội. Mặc dù nguyên nhân giống nhau, nhưng chàm nước được đánh giá là nguy hiểm và phức tạp hơn chàm khô.

Chàm ướt là tình trạng gì?

Bệnh chàm là một căn bệnh về viêm da diễn ra khá phổ biến. Căn bệnh này chiếm đến 20% tổng các ca bệnh da liễu ở Việt Nam, cho thấy bệnh dễ mắc phải ở rất nhiều người và nhiều lứa tuổi. Hiện nay, chàm được phân ra hai loại chính đó là chàm ướt và chàm khô. Tuy xa lạ những hẳn đã nhiều người mắc phải nhưng không biết phân biệt.

Chàm ướt là tình trạng gì?
Bệnh chàm ướt là một dạng của bệnh chàm, có mụn nước li ti chứa dịch và có thể vỡ.

Tình trạng chàm ướt được phân biệt với chàm khô thông qua việc xuất hiện những mụn nước li ti chứa dịch có thể vỡ, nó khiến da của bệnh nhân luôn cảm thấy ướt và dính. Chàm ướt tuy có một vài biểu hiện gần giống với chàm khô nhưng chàm ướt được đánh giá là mức độ nghiêm trọng cao hơn và dễ lây lan trên da hơn.

Chàm ướt là một tình trạng nặng của bệnh chàm, khó chữa và dễ tái phát hơn chàm khô. Bởi do chàm ướt có mụn tiết dịch, những dịch đó rất dễ bám vào những vùng da khác gây ẩm ướt và lây lan chàm. Ngoài ra, bệnh nhân mắc chàm ướt rất dễ bị tình trạng nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách và an toàn.

Tình trạng chàm ướt có thể xảy ra ở mọi vị trí trên da, xảy ra phổ biến ở da mặt, tay, chân, bàn tay, ngón tay, cánh tay, bàn chân và ngón chân. Những vị trí nào càng khuất, kín, khó vệ sinh kỹ thì càng dễ sinh ra bệnh chàm. Có thể từ nhiều yếu tố tác động mà da bị các vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng chàm ướt.

Tuy cùng thuộc bệnh chàm, nhưng chàm khô và chàm ướt sẽ có một vài điểm khác biệt, việc chăm sóc và điều trị cũng có thể khác nhau. Chàm ướt được nhận xét là khó trị và khó chăm sóc hơn chàm khô, vì việc tránh cho các nốt mụn nước không vỡ ra là rất khó. Cần được phát hiện và điều trị sớm để có thể tránh những biến chứng khác.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Chàm Khô Ở Tay: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên nhân gây ra chàm ướt

Chàm ướt là tình trạng có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi nhưng theo khảo sát có thể thấy chàm thường xuyên xuất hiện ở trẻ em. Chàm ướt là một dạng của chàm nên nguyên nhân cũng sẽ tương tự. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chàm ướt và rất khó xác định được cụ thể. Có thể do tác động nội sinh và cả yếu tố môi trường bên ngoài.

Yếu tố nội sinh

Yếu tố nội sinh là những nguyên nhân đến từ bên trong cơ thể của bệnh nhân, khó có thể phòng tránh hay thay đổi. Những yếu tố đó có thể là di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, bẩm sinh cơ địa nhạy cảm, da không có khả năng thích ứng tốt hoặc do vị trí vùng da khuất khó vệ sinh,…

Những yếu tố nội sinh không thể thay đổi nhưng có thể cải thiện bằng cách vệ sinh sạch sẽ tất cả các vùng da, bảo vệ da khỏi những tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Kiểm tra da thường xuyên, nếu thấy dấu hiệu bất thường cần thăm khám và điều trị nhanh chóng.

Yếu tố môi trường

Chàm ướt rất dễ bùng phát nếu bệnh nhân tiếp xúc thường xuyên với những môi trường có điều kiện quá thấp và tệ. Một số người sinh sống hoặc làm việc ở những nơi có: xăng dầu, hóa chất, bụi bẩn, phấn hoa, rác thải, lông động vật,… sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh chàm ướt.

Các môi trường có khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, hay thay đổi thất thường cũng có thể khiến dễ mắc phải chàm ướt. Nếu sống trong môi trường quá khô và thiếu độ ẩm, cũng có thể sinh ra những vấn đề về chàm. Không chỉ khô mà khi da ẩm ướt do mồ hôi, cũng là thời điểm lý tưởng để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Sử dụng sản phẩm gây kích ứng

Các sản phẩm có nhiều hóa chất và mùi thơm cũng là nguyên nhân chính gây ra chàm ướt. Không phải những sản phẩm nào thơm và nhiều thành phần hóa chất cũng sẽ chăm sóc tốt cho da. Đối với những loại da khô, nhạy cảm nếu tiếp xúc với hóa chất quá nhiều sẽ dễ khiến da bị tổn thương và sinh ra chàm ướt.

Một số các sản phẩm thường xuyên tiếp xúc như: sữa tắm, dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt, mặt nạ, kem tẩy tế bào chết,… nếu có quá nhiều hóa chất có thể khiến da bị ăn mòn, hệ miễn dịch da kém. Điều này sẽ khiến da không thể nào có khả năng chống tại các yếu tố gây bệnh bên ngoài.

Chất liệu gây kích ứng

Chàm ướt có thể xảy ra ở mọi vị trí trên da, vì thế nếu da mẩn đỏ, ngứa ngáy thì cần nên kiểm tra lại vùng da đó đang tiếp với chất liệu gì. Một số loại vải vóc quá cứng và thô hoặc có quá nhiều bụi vải cũng có thể khiến da bị kích ứng, cọ xát nhiều sẽ gây ra trầy xước, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây ra chàm.

Hoặc chàm tai cũng có thể xảy ra do chất liệu của bông tai gây dị ứng, ngứa ngáy. Vì thế cần chú ý nhiều đến những chất liệu tiếp xúc với da, nếu da quá nhạy cảm thì chỉ nên dùng vải mềm, thoáng mát.

Quần áo quá chật chội, bó sát

Việc mặc quần áo quá chật chội và bó sát cũng có thể khiến cơ thể mắc phải một số các bệnh về da liễu. Khi mặc đồ bó sát thường xuyên, da sẽ bị hầm bí, không thoát hơi, không thông thoáng, dễ bị ẩm nóng. Điều này sẽ khiến các vi khuẩn bên trong áo xâm nhập vào da trong điều kiện bí bách có thể gây ra ngứa ngáy dẫn đến chàm ướt.

Nguyên nhân gây ra chàm ướt
Mặc quần áo chật chội có thể khiến da bị kích ứng, ngứa ngáy dễ gây ra chàm ướt.

Vệ sinh không sạch sẽ

Vệ sinh không sạch sẽ chắc chắn không chỉ bệnh chàm ướt mà còn có thể gây ra các bệnh da liễu khác. Nhiều người chủ quan về căn bệnh liên quan đến da nên việc tắm rửa và vệ sinh cũng rất hời hợt và nhanh chóng. Lâu ngày sẽ khiến lớp bụi bẩn và vi khuẩn trên da ngày càng nhiều và khi cơ thể có vết thương sẽ dễ dẫn đến chàm da.

Chế độ ăn uống kém khoa học

Khi ăn uống không lành mạnh và thường xuyên sử dụng chất kích thích cũng khiến cho đề kháng của cơ thể dần yếu đi. Khi đề kháng yếu khiến da không thể chống lại các vi khuẩn gây ra bệnh, từ đó việc mắc phải chàm ướt cũng trở nên dễ dàng hơn.

Một số loại thực phẩm cũng không nên ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên như: hải sản có vỏ, bơ sữa, chất béo xấu, đồ ngọt, nội tạng động vật, thịt gia cầm,… Những thực phẩm này kích thích sự dị ứng của cơ thể, gây ra ngứa ngáy và chàm.

Gợi ý: Bệnh Chàm Khô Tróc Vảy: Dấu Hiệu Và Giải Pháp Điều Trị

Dấu hiệu nhận biết chàm ướt

Dấu hiệu nhận biết của chàm ướt cũng là cách để phân biệt giữa chàm ướt và chàm khô. Thật ra, nhìn ở bên ngoài cũng có thể nhận biết được đâu là chàm ướt và đâu là chàm khô. Nhưng vấn đề thường nhầm lẫn ở đây đó chính là người bệnh hay nhầm giữa bệnh chàm ướt với các vấn đề da liễu khác như: mề đay, hắc lào, vảy nến, dị ứng,..

Dấu hiệu nhận biết của chàm ướt cũng không như đại đa số các bệnh chàm khác. Một số đặc điểm riêng của chàm ướt có thể dễ dàng nhận thấy như:

  • Vùng da tổn thương do chàm ướt xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti xung quanh vùng chàm.
  • Trong những nốt mụn này có dịch màu vàng hoặc trắng và có mùi hôi.
  • Sờ vào vùng da chàm ướt sẽ cảm thấy dính và ướt.
  • Những nốt mụn nước có thể do tác động mạnh hoặc tự vỡ ra và tiết dịch sau 2-4 tuần. Dịch sẽ dính vào các vùng da xung quanh gây ngứa ngáy và có thể nhiễm trùng.
  • Vùng chàm có thể lan rộng hơn và bắt đầu sẫm màu.
  • Sau một thời gian, vùng chàm ướt sẽ bắt đầu khô lại, đóng thành các lớp vảy, bong tróc và kèm theo mủ chảy ra.
Dấu hiệu nhận biết chàm ướt
Biểu hiện chính của chàm ướt là có các mụn nước nhỏ có thể vỡ và tràn dịch.

Những biểu hiện sẽ xảy ra theo từng giai đoạn của bệnh, mức độ nghiêm trọng sẽ tăng dần và các triệu chứng cũng sẽ phức tạp hơn. Người bệnh cần lưu ý theo dõi nếu thấy xuất hiện mụn nước cần điều trị ngay, không để mụn vỡ ra, chảy dịch có thể gây thêm những biến chứng nghiêm trọng.

Chàm ướt có gây nguy hiểm không?

Chàm ướt không phải là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người và nó cũng không phải bệnh lây từ người này sang người kia. Tuy nhiên, nếu dịch từ mụn nước của người bệnh vô tình dính vào vết thương hở của một người bình thường, nó có thể khiến người đó bị lây nhiễm.

Ngoài ra, chàm ướt ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ sinh hoạt hằng ngày, khiến bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy, mệt mỏi, khó chịu. Việc ngứa ngáy kéo dài khiến bệnh nhân không ăn ngon, ngủ cũng không sâu giấc vì cơn ngứa cứ liên tục, nhất là giai đoạn mụn nước vỡ ra. Điều này khiến sức khỏe suy nhược, tâm lý bị ảnh hưởng.

Bệnh chàm ướt cũng có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm cao hơn chàm khô. Vì có mụn nước nên việc nhiễm trùng và lây lan là rất có thể xảy ra. Khi dịch của mụn chảy ra nếu không được vệ sinh và chữa trị hợp lý có thể gây ra nhiễm trùng da với một số biểu hiện như: ớn lạnh, nhức mỏi, sưng hạch,…

Chàm ướt cũng gây ra biến chứng viêm da vì có thể vùng chàm đã từng tiếp xúc với những môi trường có điều kiện không tốt. Những môi trường này mang yếu tố gây hại đến da, lâu dần vi khuẩn sẽ xâm nhập và khiến da bị sưng đỏ, nhiễm trùng. Lúc này, chàm sẽ rất khó chữa và có thể gây ra sẹo vĩnh viễn. 

Giải pháp điều trị cho tình trạng chàm ướt

Tuy chàm ướt nguy hiểm và khó chữa hơn chàm khô, nhưng hiện nay vẫn có nhiều phương pháp giúp trị chàm ướt hiệu quả. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để chọn ra được phương pháp trị liệu an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh. Khi đã xác định giải pháp trị liệu, bệnh nhân cần kiên nhẫn điều trị để có thể cải thiện được bệnh.

Điều trị bằng Đông y

Theo Đông y, bệnh chàm có mụn nước được hình thành và phát triển bởi quá trình tích tụ độc tố có trong da. Độc tố này gây ra bởi việc xâm nhập của phong nhiệt và thấp nhiệt vào cơ thể. Để điều trị bệnh chàm ướt, Đông y khuyên rằng nên dùng các liều thuốc giúp phân tán, đào thải được phong nhiệt và thấp nhiệt.

Đồng thời những liều thuốc này cũng giúp da khỏe hơn, có nhiều kháng thể để chống lại bệnh tật, thuyên giảm được vấn đề chàm. Các liều thuốc Đông y có nhiều dạng như bôi hoặc uống. Thuốc tuy có tác dụng chậm nhưng đảm bảo được sự an toàn, lành tính và hạn chế tái phát.

Giải pháp điều trị cho tình trạng chàm ướt
Đông y cũng là một phương pháp hữu hiệu trong việc chữa trị chàm ướt.

Một số loại thảo dược của Đông y được chỉ định sử dụng chữa chàm ướt như: lá trầu không, bồ công anh, liên ô-rô,…

Xem thêm: Cách Trị Chàm Môi Bằng Phương Pháp Đông Y Hiệu Quả Bất Ngờ

Điều trị bằng Tây y

Phương pháp Tây y được đánh giá là tiện lợi, luôn mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng, vì thế đây cũng là cách mà các bác sĩ da liễu thường chỉ định cho bệnh nhân mắc chàm ướt. Tuy nhiên bệnh nhân cần dùng thuốc và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

  • Dùng thuốc

Đối với chàm ướt, bệnh nhân có thể vệ sinh và sát khuẩn vùng chàm bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc sát trùng (thuốc tím). Việc vệ sinh có thể giúp cho vùng chàm tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng, đồng thời giúp vùng da sạch dịch mủ từ mụn nước. Vệ sinh nhẹ nhàng, sau đó thoa kem dưỡng ẩm hoặc hồ nước bên ngoài để giữ ẩm.

Tùy vào tình trạng của vết chàm mà có thể cân nhắc việc dùng thuốc bôi hoặc uống. Dùng các loại thuốc bôi có chứa corticosteroids giúp giảm ngứa, kháng viêm. Một số thuốc kháng Histamin cũng được dùng để chữa chàm. Nếu vùng da có khả năng nhiễm trùng và lây lan có thể uống thuốc kháng sinh để cải thiện bệnh.

  • Quang trị liệu

Soi vùng da bị chàm dưới ánh đèn của tia cực tím, việc này giúp da giảm đi các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và đau rát. Phương pháp này chỉ được chỉ định đối với bệnh nhân không cải thiện được tình trạng bệnh sau khi dùng thuốc. Khuyến nghị không nên dùng nhiều vì sẽ có hại cho các vùng da lành xung quanh.

  • Bọc ướt

Đối với chàm ướt, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị bằng phương pháp bọc ướt. Phương pháp này sẽ giúp cho vết thương giảm ngứa ngáy, sưng phồng, lở loét và tránh được nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn vào vết chàm.

Giải pháp điều trị cho tình trạng chàm ướt
Phương pháp bọc ướt có thể giúp vùng chàm thẩm thấu thuốc nhanh hơn và giữ được độ ẩm tốt hơn.

Bác sĩ sẽ thực hiện quấn một lớp gạc, bông ướt (có thể bôi thuốc corticosteroid hoặc không) quanh vùng chàm, sau đó quấn thêm một lớp băng khô bên ngoài. Điều này có thể giúp thuốc thẩm thấu nhanh vào da, đồng thời cũng đảm bảo giữ được độ ẩm cho da.

  • Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian cũng có thể mang lại hiệu quả trong điều trị chàm ướt. Mặc dù vấn đề trị được dứt điểm bệnh vẫn chưa được công nhận nhưng về độ an toàn và lành tính rất cao. Bởi nguyên liệu của bài thuốc dân gian thường là từ các loại lá hoặc chiết xuất từ thiên nhiên nên sẽ không gây nhiễm trùng và tác dụng phụ.

Các nguyên liệu được dùng trong các bài thuốc dân gian như: lá trà xanh, dầu dừa, mướp đắng, lá trầu không, lá ổi, lá khế, nha đam, nghệ,…. Mỗi loại sẽ có cách điều chế thuốc khác nhau. Những bài thuốc dân gian chỉ dùng cho trường hợp bệnh nhẹ, giúp kháng khuẩn, chống viêm, cung cấp khoáng chất và vitamin cho da.

Lưu ý để phòng ngừa tình trạng chàm ướt

Trong quá trình chữa trị cũng như phòng ngừa vấn đề chàm ướt, bệnh nhân cần lưu ý một số điều để giúp việc chống lại căn bên chàm da sẽ hiệu quả hơn. Những lưu ý này tuy đơn giản nhưng khá nhiều người vẫn chưa thể thực hiện được, nó góp phần cải thiện được tình trạng bệnh nhanh chóng, phòng ngừa tình trạng tái phát của bệnh.

  • Vệ sinh vùng chàm đúng quy định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không gãi, không đụng chạm và không tác động mạnh lên vùng chàm.
  • Luôn dưỡng ẩm cho da để da không bị khô căng.
  • Uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm.
  • Không dùng các loại sản phẩm chứa nhiều hóa chất gây kích ứng.
  • Tránh xa các chất liệu gây kích ứng.
  • Không tiếp xúc vết thương với vùng chàm đang có mụn nước.
  • Tắm bằng nước ấm.

Chàm ướt là một tình trạng phổ biến của căn bệnh chàm có thể diễn ra ở mọi đối tượng. Đặc điểm của chàm ướt là xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti có thể vỡ ra gây ảnh hưởng đến vùng chàm và nhiễm trùng. Người bệnh khi có các dấu hiệu bất thường về da, cần thăm khám sớm để được điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết có liên quan: 

Câu hỏi liên quan

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp