Bệnh Chàm Khô Tróc Vảy: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị
Chàm khô tróc vảy khiến làn da trở nên dày sừng, bong tróc và gây ngứa ngáy rất khó chịu. Nhiều người thường chủ quan trong việc thăm khám và điều trị khiến triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Với những trường hợp tổn thương nặng sẽ để lại sẹo trên da trông rất mất thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô tróc vảy cũng như cách điều trị thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
=> Xem thêm: Chàm Khô Ở Tay Và Các Cách Điều Trị Hiệu Quả
Chàm khô tróc vảy là gì?
Chàm khô tróc vảy là bệnh lý da liễu thường gặp với các biểu hiện đặc trưng là da khô dày sừng, bong tróc và nứt nẻ. Chàm khô tróc vảy xảy ra ở lớp biểu bì của da. Bệnh sẽ khởi phát khi lớp biểu bì da không được cung cấp đủ nước, khiến da bị khô và tróc vảy. Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng có nguy cơ bị chàm khô tróc vảy nhưng thường gặp nhất là đầu ngón tay và chân. Y khoa chia bệnh chàm khô tróc vảy thành 3 cấp độ cụ thể dựa vào biểu hiện của bệnh. Cụ thể là:
- Cấp độ một là khô da với biểu hiện ngứa da và chảy máu.
- Cấp độ hai là bán cấp với biểu hiện da khô và nứt nẻ.
- Cấp độ ba là cấp tính với biểu hiện nổi hồng ban trên da, da phù nề và chảy dịch.
Khi bệnh chàm khô khởi phát, các tế bào sừng trên da sẽ dày lên khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu. Nhiều người sẽ có thói quen cào gãi giảm ngứa dẫn đến lở loét và chảy máu. Chàm khô tróc vảy được xem là thể mãn tính của bệnh chàm, thường tái phát theo mùa và rất khó điều trị dứt điểm. Triệu chứng của bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn vào những ngày thời tiết hanh khô.
Đây là bệnh lý không nguy hiểm nên dễ bị xem nhẹ. Chủ quan trong việc điều trị là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh trở nặng và phát sinh biến chứng. Nếu tình trạng ngứa ngáy và đau rát diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ và dần suy nhược cơ thể. Với những trường hợp nặng sẽ xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng trên da khiến da trông rất mất thẩm mỹ, người bệnh cũng trở nên tự ti và ngại giao tiếp. Ở những vết nứt loét, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng.
=> Xem thêm: Tổ Đỉa Chàm Dạng Trứng Sam Và Cách Xử Lý
Nguyên nhân gây chàm khô tróc vảy
Nắm rõ nguyên nhân gây chàm khô tróc vảy sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa, ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần và tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên, y học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Nhưng hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh đều bị tác động bởi các yếu tố sau đây:
- Bạn sẽ có nguy cơ bị chàm khô tróc vảy nếu có thành viên trong gia đình mắc các bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, chàm,…
- Bệnh chàm khô tróc vảy rất dễ khởi phát ở những người sống trong môi trường có độ ẩm thấp và nhiệt độ thấp trong thời gian dài.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất có tính tẩy rửa cao như bột giặt, nước rửa bát, xăng dầu,… sẽ có nguy cơ bùng phát bệnh cao hơn bình thường.
- Thói quen không chăm sóc da và dưỡng da vào những ngày thời tiết hanh khô khiến da bị khô và mất nước.
- Vệ sinh da không sạch sẽ khiến tế bào chết hình thành và tích tụ trên da. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ kích thích phản ứng viêm và gây ngứa ngáy.
- Căng thẳng, stress khiến nồng độ hormone bên trong cơ thể bị rối loạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý về da khởi phát.
- Uống ít nước hoặc chế độ ăn thiếu khoa học khiến hàng rào da bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh khởi phát.
Dấu hiệu nhận biết chàm khô tróc vảy
Chàm khô tróc vảy khởi phát do gen và ảnh hưởng từ môi trường sống nên không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể lây lan sang nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể và di truyền từ mẹ sang con. Bạn có thể nhận biết ra bệnh lý này thông qua các biểu hiện đặc trưng sau đây:
- Chàm khô tróc vảy là bệnh lý da liễu thường gặp và rất dễ nhận biết thông qua các biểu hiện đặc trưng như da khô, dày sừng, nứt nẻ và bong tróc nhiều. Nếu bệnh khởi phát ở đầu ngón tay, ngón chân và gót chân sẽ có thêm biểu hiện da khô đỏ và nứt nẻ.
- Tổn thương trên da đi kèm với tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu, người bệnh thường dùng tay để cào gãi giảm ngứa. Thói quen này đã khiến da bị tổn thương nặng nề và làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Triệu chứng của bệnh chàm khô tróc vảy sẽ bùng phát nặng vào mùa đông hoặc khi người bệnh tiếp xúc với hóa chất. Lúc này, tình trạng da nứt nẻ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây chảy máu và đau đớn.
Thông thường, bệnh chàm khô tróc vảy chỉ gây ra biến chứng trên bề mặt và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh thường diễn ra kéo dài và tái phát nhiều lần, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bệnh còn gây viêm loét da ở mức độ nặng, nổi mẩn đỏ trên da và tái phát liên tục theo mùa.
=> Giải đáp: Chàm Sữa Có Phải Viêm Da Cơ Địa Không?
Cách điều trị chàm khô tróc vảy hiệu quả
Chàm khô tróc vảy rất dễ tái phát khi thời tiết hanh khô và khó điều trị dứt điểm. Nhưng nếu bạn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát bệnh trong thời gian dài. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh chàm khô tróc vảy mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
Điều trị bằng mẹo dân gian
Bệnh chàm khô tróc vảy hoàn toàn có thể cải thiện tại nhà bằng mẹo dân gian. Đây là các bài thuốc lành tính có khả năng làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không thể giải quyết được nguyên nhân gây bệnh và chỉ thích hợp áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Đồng thời, hiệu quả mang lại cũng rất chậm, bạn cần phải kiên trì thực hiện đều đặn trong một thời gian dài. Một số mẹo trị bệnh chàm khô tróc vảy được nhiều người áp dụng và phản hồi tốt về hiệu quả mang lại là:
+ Dùng dầu dừa: Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch sẽ bằng nước muối loãng rồi dùng khăn sạch thấm khô nước. Lấy một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm rồi dùng tay massage nhẹ nhàng. Áp dụng mẹo trị bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
+ Dùng lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không còn tươi, đem rửa sạch sẽ rồi ngâm trong nước muối loãng sát khuẩn. Sau 15 phút thì vớt ra, rửa sạch với nước một lần nữa rồi để ráo. Vò nát lá trầu rồi cho vào ấm cùng với một ít muối biển. Đem đi đun sôi trong 15 phút rồi tắt bếp. Để cho nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm.
+ Dùng lá lốt: Lá lốt đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Dùng tay vò nát lá lốt rồi chà xát lên vùng da bị chàm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần được cải thiện.
=> Xem thêm: 10 Cách Trị Chàm Khô Ở Môi Tại Nhà Bằng Mẹo Dân Gian
Điều trị bằng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y sẽ kiểm soát triệu chứng của bệnh nhanh chóng nên được nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà, đặc biệt là những trường hợp bệnh nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh chàm khô tróc vảy là:
- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng cấp ẩm cho da, làm mềm da và ngăn ngừa tình trạng da dày sừng tiếp tục xảy ra. Các thành phần dưỡng ẩm được chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân là vitamin E, Minerals oil và Glycerin. Không nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa hương liệu và thành phần hóa học để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Thuốc bôi chứa salicylic hoặc steroid: Tác dụng của nhóm thuốc này là làm giảm độ dày sừng của da và giảm khô cứng ở vùng gót chân. Nhóm thuốc này cần được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ, nếu dùng liều cao trong thời gian dài sẽ khiến da bị mỏng và nhạy cảm với ánh nắng. Thuốc steroid nếu dùng liều cao trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Thuốc bôi calcipotriol: Thuốc cũng có tác dụng làm giảm lớp sừng dày trên da. Đồng thời, ức chế quá trình tăng trưởng của các tế bào gây bệnh để cải thiện tình trạng bệnh. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là mệt mỏi, đau khớp, chán ăn,…
Ngoài kem dưỡng ẩm thì tất cả các loại thuốc Tây y điều trị chàm khô tróc vảy cần được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu thấy da có biểu hiện bất thường, cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách, tránh tình trạng nhiễm trùng da và phát sinh biến chứng.
=> Xem thêm: Chữa Chàm Khô Bằng Đông Y Mang Lại Hiệu Quả Cao
Chăm sóc và phòng ngừa chàm khô tróc vảy
Bệnh nhân bị chàm khô tróc vảy cần có các biện pháp chăm sóc da đúng cách để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là một số điều cần phải lưu ý khi chăm sóc da bị chàm khô tróc vảy bạn cần nắm rõ:
- Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương khiến da bong tróc và chảy máu. Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da bằng các loại dược mỹ phẩm dịu nhẹ và lành tính. Nên thoa kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài để bảo vệ làn da.
- Giữ ấm cơ thể vào những ngày thời tiết hanh khô. Sử dụng tất chân và găng tay vào những ngày khô hanh để tránh tình trạng thoát hơi nước khiến da bị khô. Nên dùng thêm máy tạo độ ẩm khi thời tiết chuyển biến lạnh đột ngột.
- Nếu ngứa nhiều ngay tại vùng da bị tổn thương, bạn có thể chườm lạnh hoặc tắm nước mát để cải thiện, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc. Bạn cũng có thể ngâm tay chân với nước ấm pha bột yến mạch giúp làm dịu da, mềm da và giảm ngứa.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để nâng cao đề kháng cơ thể và tăng cường độ ẩm cho da. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua, thịt gà,…
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất có hại như bột giặt, nước rửa bát,… Tốt nhất, bạn nên đeo găng tay khi tiếp xúc với các hóa chất này.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc thật sạch sẽ và thoáng mát. Không nên tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như bể bơi, ao, hồ, sông, suối,…
Chàm khô tróc vảy là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến bạn bị mất tự tin và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt và chăm sóc da đúng cách, giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!