Nội dung chính

Chữa chàm môi bằng Đông y là cách trị bệnh tự nhiên đang được nhiều người lựa chọn. Y học cổ truyền chủ yếu sử dụng các bài thuốc thảo dược theo đường uống hoặc dùng ngoài để giảm hiện tượng ngứa ngáy, viêm đỏ ở khu vực tổn thương cùng các triệu chứng liên quan.

Xem thêm định nghĩa: Bệnh chàm là gì? Những thông tin cần biết

Chữa chàm môi bằng Đông y có hiệu quả không?

Chàm môi được xếp vào nhóm các bệnh lý gây viêm da môi mãn tính, hay tái phát và khó trị dứt điểm. Bệnh khởi phát với triệu chứng ban đầu là tình trạng viêm đỏ ở một vùng da trên môi. Sau đó, các mụn nước cũng dần xuất hiện gây ngứa ngáy, tiết dịch, sừng hóa và bong tróc, nứt nẻ da môi.

Nguyên nhân gây chàm môi có liên quan đến gen di truyền và một số yếu tố khác như cơ địa, thời tiết, nghề nghiệp, thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hoặc cách thức chăm sóc môi hàng ngày. Theo đó thì các trường hợp có tiền sử mắc bệnh chàm trong gia đình, người sinh sống ở khu vực có khí hậu lạnh, nóng nực hoặc các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với chất gây kích thích có nguy cơ bị chàm ở môi cao hơn cả.

Chữa chàm môi bằng Đông y
Chữa chàm môi bằng Đông y là phương pháp an toàn, đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Theo quan niệm của Trung y, bản chất của bệnh chàm nói chung và chàm môi nói riêng đều sinh ra do tích tụ khí ẩm quá nhiều. Tình trạng này xuất phát từ những vấn đề bên trong cơ thể, phổ biến nhất là tình trạng ăn uống nhiều đồ có tính hàn lạnh, lạm dụng thức uống chứa cồn, táo bón kéo dài… Khí ẩm sau đó được đào thải thông qua tuyến mồ hôi hoặc nước tiểu kết hợp với các yếu tố có hại khác khiến các triệu chứng bệnh chàm bùng phát ra ngoài da.

Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến phương pháp chữa chàm môi bằng Đông y để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong cuộc chiến lâu dài với căn bệnh này. Y học cổ truyền chủ yếu sử dụng các bài thuốc thảo dược để đẩy lùi triệu chứng bệnh, tiêu độc, giảm viêm và loại bỏ căn nguyên bệnh. Thuốc được bào chế theo nhiều hình thức như uống, bôi, rửa ngoài da. Đôi khi, phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt có thể được áp dụng kết hợp để kiểm soát bệnh chàm ở môi nhanh hơn.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà thời gian chữa chàm môi bằng Đông y có thể kéo dài trong 1 – 3 tháng hoặc lâu hơn. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào khả năng đáp ứng, cơ địa của từng bệnh nhân.

Tuy nhiên, chàm môi là một bệnh ngoài da mãn tính có liên quan tới cơ địa nên cả Y học hiện đại lẫn Y học cổ truyền đều chưa tìm ra giải pháp điều trị triệt để. Người bệnh được khuyến cáo nên tiến hành chữa trị từ sớm và kiên trì để kiểm soát được bệnh, giảm thiểu số lần tái phát trong tương lai.

Cách chữa chàm môi bằng Đông y

Y học cổ truyền có các phương pháp chữa chàm môi như sau:

1. Sử dụng các bài thuốc thảo dược Đông y chữa chàm môi

Đông y hiện đang sử dụng nhiều bài thuốc cổ phương để điều trị chàm môi. Chúng được bào chế từ nhiều loại thảo dược kết hợp để điều trị nguyên nhân và triệu chứng bệnh, tăng cường thể trạng cùng khả năng miễn dịch cho bệnh nhân.

Dưới đây là những bài thuốc chữa chàm môi bằng Đông y thông dụng:

+ Bài 1: 

  • Thành phần: Hoàng kỳ, cây chó đẻ hoa vàng, thương nhĩ (ké đầu ngựa), phú bình và bạch dương tiên (mỗi dược liệu 12g); Địa quỳ và phòng phong (mỗi dược liệu 8g).
  • Cách dùng: Chuẩn bị các vị trên theo đúng liều lượng hướng dẫn và gộp chung thành 1 thang. Mỗi ngày lấy 1 thang sắc kỹ và chia đều làm 3 phần uống.

+ Bài 2: 

  • Thành phần: Đinh lăng, hoàng bá nam (vỏ núc nác) mỗi dược liệu 50g; Giần sàng 20g; Giả tô 10g; Chè xanh 5g.
  • Cách dùng: Các thảo dược trên được đem rửa sạch trước khi cho vào ấm sắc kỹ với 3 – 4 lít nước. Nước thuốc thu được chờ cho nguội bớt để rửa bên ngoài vùng môi bị chàm nhiều lần trong ngày. Bài thuốc có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa và hỗ trợ loại bỏ các mảng da bong tróc dễ dàng, giúp tổn thương nhanh tái tạo. Sử dụng bài thuốc trên ít nhất 5 ngày để thấy được hiệu quả rõ ràng.

+ Bài 3: 

  • Thành phần: Nhục quả, mật ong nguyên chất, quế.
  • Cách dùng: Trước tiên cần đem nhục quả và quế tán thành bột mịn. Trộn bột hạt nhục quả cùng mật ong theo tỷ lệ bằng nhau rồi thêm một ít quế vào. Dùng tay nhào hỗn hợp thành một khối bột có độ đặc sệt như kem. Thoa thuốc lên khu vực môi bị chàm trong 30 phút cho khô tự nhiên. Cuối cùng lấy nước ấm rửa sạch lại. Với bài thuốc chữa chàm môi bằng Đông y này, bạn nên thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng.

⇒ Xem thêm: Những cách trị chàm môi bằng mật ong hiệu quả nhất

Cách chữa chàm môi bằng Đông y
Bài thuốc Đông y chữa chàm môi bằng mật ong, quế và nhục quả có tác dụng như một loại kem bôi ngoài da, giúp kháng viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm.

+ Bài 4: 

  • Thành phần: Hoạt thạch (tịch lãnh), ngân hoa thán, thục địa mỗi dược liệu 20 gram; Áp chích thảo, hoàng bá, túc cầm, phục linh, dã hòe, bạch tiễn bì mỗi dược liệu 12 gram.
  • Cách dùng: Rửa các vị thuốc trên cho sạch tạp chất và bụi bẩn rồi bỏ vào ấm. Đổ thêm 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa trên bếp sao cho cạn còn 1/3. Chắt nước sắc sử dụng theo đường uống vào buổi sáng, trưa, tối trong ngày. Đều đặn uống mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc thích hợp cho người bị chàm khô gây bong tróc da môi.

+ Bài 5: 

  • Thành phần: Đỗ phụ, khổ sâm, vũ tôn, sinh địa, ích minh mỗi dược liệu 12g; Long đởm thảo, trư đào, hạt mã đề khô mỗi dược liệu 8g.
  • Cách dùng: Tất cả các dược liệu được đem phơi hoặc sấy cho thật khô, nghiền nhuyễn thành bột mịn rồi trộn chung với nhau cho đều. Thêm vào hỗn hợp một ít mật để vo thành viên hoàn nhỏ. Bảo quản trong lọ kín, mỗi lần uống từ 15 – 20 gram. Bệnh nhân bị chàm môi có thể uống mỗi ngày 2 lần.

+ Bài 6: 

  • Thành phần: Trạc chi (16g); Nhân trần (20g); Trư linh, dã hoa tiêu, hậu phác, phục linh (mỗi dược liệu 12g).
  • Cách dùng: Bài thuốc chữa chàm môi bằng Đông y này cũng được sử dụng theo đường uống, mỗi ngày 1 thang. Cách bào chế thuốc thông thường là sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 1/3 là được. Gạn uống 2 – 3 lần trong ngày.

+ Bài 7:

  • Thành phần: Mã xỉ hiện tươi (rau sam)
  • Cách dùng: Rửa sạch cây thuốc và đem ngâm với nước muối loãng 15 phút trước khi dùng. Trường hợp bị chàm môi, người bệnh hãy giã nát hoặc xay mã xỉ hiện lấy nước cốt bôi lên vùng tổn thương mỗi ngày 1 – 2 lần. Có thể bôi thuốc trước khi đi ngủ và để qua đêm.

+ Bài 8:

  • Thành phần: Khiếm thực, chính hoài, liên tử, phục linh, hạt dĩ mễ, một ít xương sườn lợn.
  • Cách dùng: Chần sườn lợn qua nước sôi rồi bỏ vào nồi cùng với tất cả các dược liệu. Hầm nhừ tất cả với 2 lít nước, sau đó thêm 3 lát tần quy, sinh khương cùng vài hạt muối ăn. Sử dụng món ăn bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp, hỗ trợ tiêu hóa, tăng bài tiết khí ẩm và chất lỏng dư thừa qua ruột, đồng thời cải thiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến chàm môi.

⇒ Đừng bỏ qua: Top 13 Thuốc Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Được Bác sĩ Khuyên Dùng

2. Điều trị chàm môi bằng Đông y với phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt

Giải pháp châm cứu hay xoa bóp bấm huyệt có thể được thực hiện một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc thảo dược để nâng cao hiệu quả chữa chàm môi bằng Đông y. Đặc điểm chung của những phương pháp này là đều tác động lên các huyệt vị tương ứng với vùng tổn thương.

châm cứu chữa chàm môi bằng Đông y
Châm cứu là một trong những giải pháp chữa chàm môi bằng Đông y thường được áp dụng kết hợp với thuốc thảo dược.

Châm cứu, bấm huyệt đúng cách mang đến nhiều lợi ích cho người bị chàm môi như:

  • Giảm ngứa và các triệu chứng liên quan
  • Điều chỉnh các rối loạn miễn dịch, kích hoạt cơ chế tự chữa lành tổn thương viêm của cơ thể.
  • Đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng, chữa lành vùng môi bị chàm.
  • Giảm mệt mỏi, tăng nguồn năng lượng tốt cho cơ thể.
  • Điều hòa tâm trạng, giảm căng thẳng.
  • Nâng cao thể trạng…

Các huyệt đạo tác động:

+ Trường hợp bị chàm ở mặt, môi hay phần trên của cơ thể: Tiến hành châm cứu bên tả 3 huyệt gồm

  • Phong trì
  • Khúc trì
  • Hợp cốc

+ Bệnh chàm môi gây ngứa nhiều: Châm cứu và xoa bóp các huyệt sau

  • Khúc Trì
  • Huyết Hải
  • Bách Trùng Oa

Tưởng chừng đơn giản nhưng việc áp dụng châm cứu, bấm huyệt để chữa chàm môi bằng Đông y đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền uy tín, có giấy phép hoạt động để được hỗ trợ.

Lưu ý khi chữa chàm môi bằng Đông y

  • Những phương pháp điều trị chàm môi bằng Đông y đều phát huy tác dụng một cách từ từ, hiệu quả không thấy ngay. Do đó, bệnh nhân nên kiên trì khi áp dụng.
  • Trường hợp bị chàm môi nặng nên thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc thầy thuốc trước khi lựa chọn phương pháp điều trị.
  • Không tự bốc thuốc hoặc xoa bóp, bấm huyệt chữa chàm môi tại nhà. Bạn nên tìm đến các thầy thuốc được đào tạo bài bản về chuyên môn để được giúp đỡ.
  • Thận trọng khi kết hợp thuốc Đông y với Tây y cùng lúc bởi chúng có thể tương tác với nhau gây ra những tác dụng phụ có hại.
  • Trong quá trình chữa chàm môi bằng Đông y, người bệnh nên kiêng các hải sản cùng các thực phẩm dễ gây dị ứng, uống nhiều nước, dưỡng ẩm cho môi và tránh xa các tác nhân gây kích ứng để các triệu chứng bệnh nhanh chóng chấm dứt.

Có thể bạn chưa biết: 11 Thuốc Điều Trị Chàm Khô Hiệu Quả Thường Được Bác Sĩ Kê Đơn

Câu hỏi liên quan

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa