Nội dung chính

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, ăn uống, giao tiếp của bệnh nhân. Một trong những vấn đề người bệnh thường băn khoăn chính là không biết bệnh chàm môi có lây không. Vấn đề này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

⇒Xem ngay: Cách Chữa Chàm Môi Tại Nhà Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Các dạng bệnh chàm môi thường gặp

Chàm môi là bệnh mạn tính, bệnh có thể biểu hiện mức độ nhẹ với các triệu chứng như môi khô, nứt nẻ, tróc vảy gây hiện tượng ngứa rát, khó chịu. Nếu nặng hơn, các triệu chứng bệnh chàm môi có thể lan rộng ra vùng da quanh miệng, có thêm các biểu hiện khác như da phù nề, có mụn nước hoặc loét nông. Tổn thương do bệnh gây ra có thể ảnh hưởng đến một phần môi hoặc cả hai cánh môi.

Bệnh chàm môi có lây không là thắc mắc chung của nhiều người
Bệnh chàm môi có lây không là thắc mắc chung của nhiều người

Nguyên nhân gây bệnh chàm môi thường liên quan đến các yếu tố như thường xuyên tiếp xúc kích ứng (liếm môi; dùng kem đánh răng, nước súc miệng gây kích ứng; hoặc do một số loại thực phẩm, trái cây họ cam, quýt…), do yếu tố môi trường, do tiếp xúc thời tiết, do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền, tỷ lệ bệnh sẽ cao hơn khi có thành viêm trong gia đình mắc bệnh chàm eczema, viêm da, hen suyễn…

Các dạng thường gặp của bệnh chàm môi có thể kể đến như:

  • Viêm môi do tiếp xúc kích ứng: Thường liên quan đến thói quen liếm môi hoặc các nguyên nhân khác như yếu tố môi trường (lạnh, độ ẩm thấp, nghề nghiệp tiếp xúc với các chất gây kích ứng thường xuyên), chất gây kích ứng trong sản phẩm vệ sinh răng miệng, trong mỹ phẩm thoa môi hoặc thực phẩm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến môi trên và môi dưới, thậm ra có thể lan rộng lên da môi.
  • Viêm môi do tiếp xúc dị ứng: Bệnh xảy ra do thời gian dài tiếp xúc với các chất gây kích thích phản ứng của hệ miễn dịch. Có thể do tiếp xúc nhiều với các chất gây dị ứng từ son dưỡng môi, son môi, kem chống nắng, sơn móng tay, sản phẩm trang điểm… Hoặc có thể đến từ các sản phẩm như kem đánh răng, nước súc miệng, trái cây họ cam quýt, quế, xoài…
  • Viêm môi cơ địa: Bệnh thường gặp ở những người bị bệnh viêm da cơ địa hoặc có tiền sử mắc các bệnh cơ địa.

Quan tâm: TOP 7 Thuốc Trị Bệnh Chàm Môi An Toàn, Tốt Nhất Hiện Nay

Các dạng bệnh chàm môi có lây không?

Chàm môi là bệnh da liễu mãn tính, khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Bệnh gây ra tình trạng tổn thương trên môi với các triệu chứng như môi bong tróc, nứt nẻ, đôi khi xuất hiện các mụn nước gây ngứa, đóng vảy tiết, gây khô rát, khó chịu, thậm chí có thể gây chảy máu môi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, việc ăn uống, giao tiếp của người bệnh, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, gây tâm lý e ngại, mất tự ti.

Chàm môi là một phản ứng dị ứng, tất cả các dạng bệnh chàm, bao gồm cả chàm môi đều không lây nhiễm. Bệnh liên quan đến phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Do đó, việc tiếp xúc, giao tiếp thông thường, thậm chí hôn môi thì cũng không làm lây nhiễm căn bệnh này. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi bị chàm môi hoặc tiếp xúc, giao tiếp với người mắc căn bệnh này.

Với thắc mắc bệnh chàm môi có lây không, câu trả lời là không lây. Bệnh hoàn toàn không lây từ người sang người thông qua giao tiếp, tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, chàm môi là bệnh có tính chất di truyền, khi ba mẹ, người thân trong gia đình mắc bệnh chàm, dị ứng và hen suyễn thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm.

Biện pháp phòng ngừa chàm môi tái phát

Chàm môi là bệnh khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao. Có thể phòng ngừa chàm môi tái phát bằng cách:

1. Chăm sóc môi đúng cách

Để phòng ngừa chàm môi, việc chăm sóc môi đúng cách đóng vai trò rất quan trọng. Chàm môi có liên quan đến nhiều yếu tố, để hỗ trợ điều trị và tránh nguy cơ bệnh tái phát, khi chăm sóc môi cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Dưỡng ẩm cho môi thường xuyên, nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho môi vào buổi sáng và buổi tối. Đồng thời, nên thường xuyên tẩy tế bào chết cho da.
  • Hạn chế liếm môi, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc môi phù hợp. Các loại son dưỡng hữu cơ màu nhẹ, có tác dụng tốt trong việc cấp ẩm, kháng viêm, phục hồi da môi rất tốt cho người bị chàm môi.
  • Khi sử dụng son môi, nên thận trọng với các loại son có tỷ lệ chì cao.
  • Chàm môi có thể xuất phát từ các yếu tố như khói thuốc lá, phấn hoa, thực phẩm dị ứng, nhạy cảm với nhiệt hoặc lạnh, tiếp xúc với lông động vật… Vì vậy, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng này.
Nên phòng ngừa để tránh nguy cơ tái phát chàm môi
Nên phòng ngừa để tránh nguy cơ tái phát chàm môi

2. Cân đối chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh. Vì vậy, người bị chàm môi nên chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng. Có thể tham khảo các gợi ý sau đây:

  • Nên uống nhiều nước (2 – 3 lít nước/ngày), rửa môi, quanh miệng sau khi ăn thật cẩn thận.
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, đa dạng các nhóm dưỡng chất để nâng cao sức khỏe.
  • Nên dùng 1 – 2 tách trà xanh mỗi ngày, tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng chống viêm như táo, bơ, cherry, bông cải xanh, sữa chua, súp miso…
  • Tích cực bổ sung thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa, thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, kẽm.
  • Hạn chế sử dụng chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa như thịt đỏ, sữa nguyên kem, bơ động vật, da gia cầm, khoai tây chiên… Các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu nành, đậu phộng, thực phẩm chứa gluten…

[Đừng bỏ qua]: Cách Trị Chàm Môi Bằng Mật Ong Đơn Giản Dễ Thực Hiện

Một số lưu ý cho người bị chàm môi

Người bị chàm môi thường có các biểu hiện như môi khô, bong tróc, ửng đỏ, trên bờ môi xuất hiện các vết nứt, môi chuyển màu sang thâm do suy giảm sắc tố. Môi bị viêm, sưng đỏ, lở loét, ngứa rát. Các triệu chứng bệnh sẽ thường xuyên tái phát nếu bạn hay liếm môi, thường tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng.

Để hạn chế và điều trị chàm môi, bạn cần nghiêm túc dưỡng ẩm cho môi bằng vaseline, son dưỡng ẩm, mặt nạ môi… Đặc biệt, nên thoa kem dưỡng ẩm 2 – 3 lần/ngày. Nên uống nước thường xuyên, ngay cả khi không khát, duy trì uống 2 – 3 lít nước/ngày để bổ sung nước và cân bằng độ ẩm cho cơ thể. Không được tự cạy bóc, lớp vảy trên môi, hạn chế liếm môi và cần thường xuyên vệ sinh môi, da quanh miệng sau khi ăn, uống.

Đối với những trường hợp chàm môi ở mức độ nặng, có các triệu chứng như môi sưng, có mụn nước hoặc chảy dịch trên môi thì cần thăm khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Những trường hợp này sẽ được điều trị bằng các thuốc như thuốc kháng khuẩn, kháng viêm, kháng histamin hoặc thuốc kháng sinh đối với trường hợp có bội nhiễm.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc bệnh chàm môi có lây không. Chàm môi là bệnh da liễu thường gặp, có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng và hiểu hơn về căn bệnh này.

[Giải đáp chi tiết]: Cách Chữa Chàm Môi Bằng Đông Y Có Hiệu Quả Không?

Câu hỏi liên quan

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Cách chữa