Nội dung chính

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em, cần xác định được nguyên nhân khởi phát đợt chàm. Chàm sữa khiến trẻ sơ sinh vô cùng khó chịu, vậy chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

[Có thể bạn chưa biết]: Top 9 Thuốc Trị Bệnh Chàm Ở Trẻ Em Được Tin Dùng

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa (lác sữa) là một dạng của bệnh chàm thể tạng (viêm da cơ địa), đây là bệnh lý lành tính, không lây, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ chuyển thành dạng mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi, khởi phát lúc trẻ 2 – 3 tháng tuổi, đặc trưng bởi tình trạng nổi các đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, cằm, trán.

Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng - 2 tuổi
Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng – 2 tuổi

Chàm sữa dễ tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm. Do khi bị bệnh chàm, trẻ cào gãi nhiều khiến vùng da bệnh tổn thương, chảy dịch. Trẻ bị chàm sữa nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến bệnh nghiêm trọng, lâu khỏi và có nguy cơ bội nhiễm vi trùng. Đặc biệt, cần phân biệt chàm sữa với một số bệnh như chốc lây, vảy phấn trắng, mề đay vùng mặt.

Có nhiều nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ em, trong đó yếu tố di truyền chiếm 60%. Theo nhiều nghiên cứu, nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì nguy cơ con bị chàm sữa lên đến 80%. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có liên quan đến hai yếu tố là cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?

Chàm sữa là bệnh lý cơ địa nên rất khó chữa dứt điểm, đặc biệt là với những trẻ bị chàm sữa nghiêm trọng, bệnh chuyển biến thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh thường tiến triển và kéo dài dai dẳng trong 2 năm đầu đời. Theo thống kê, có khoảng 95% trẻ bị chàm sữa sẽ ổn định, tự hết bệnh sau 2 tuổi. Còn 5% các trường hợp còn lại thường chuyển thành viêm da cơ địa khi trẻ lớn.

Như vậy, với thắc mắc chàm sữa ở trẻ em có tự hết không, câu trả lời là bệnh có thể tự hết. Khi trẻ được 2 tuổi, bệnh chàm sữa có thể tự biến mất, không gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ nữa. Tuy nhiên, đối với trẻ bị chàm sữa, tình trạng da nhạy cảm, kích ứng sẽ khiến bé vô cùng khó chịu. Việc chú ý chăm sóc da cho trẻ đúng cách, cấp ẩm thường xuyên là điều hết sức cần thiết.

Lác sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh không lây và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhìn chung, rất khó để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Hơn nữa, bệnh cũng dễ tái phát khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, tác nhân dị ứng hoặc khi thay đổi thời tiết.

Ngoài việc xác định được tác nhân gây dị ứng, chú ý dưỡng ẩm cho trẻ, khi trẻ bị chàm sữa sau 7 ngày mà không thấy có dấu hiệu thuyên giảm, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện, cơ sở y tế hoặc các bác sĩ chuyên khoa da liễu, chuyên nhi khoa để được kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh. Chàm sữa có thể được điều trị bằng thuốc trị chàm, kem giữ ẩm, dưỡng ẩm, kết hợp với kem bôi da và một số loại thuốc điều trị đặc hiệu.

⇒Xem ngay: Gợi Ý 10 Cách Trị Chàm Môi Tại Nhà Hiệu Quả Từ Dân Gian

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Có đến 95% trường hợp chàm sữa tự khỏi hoàn toàn khi trẻ được 2 tuổi. Nếu không chăm sóc và điều trị các triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ sẽ tái phát thường xuyên. Bệnh tiến triển qua 5 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Da khô ở một số khu vực nhất định, vùng da ửng đỏ, ngứa, sau vài ngày có sự xuất hiện của các mụn nhỏ li ti như hạt kê
  • Giai đoạn 2: Có các mụn nước xuất hiện trên nền da đỏ, thường tập trung thành từng đám
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện tình trạng chảy dịch, xuất tiết do các mụn nước vỡ ra chảy dịch.
  • Giai đoạn 4: Dịch tiết khô da, trên da thấy có các vảy màu vàng nhạt.
  • Giai đoạn 5: Các vảy bong ra, da dần trở lại trạng thái bình thường.

Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài từ 2 – 3 tuần, nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, thậm chí bội nhiễm. Khi mắc bệnh chàm sữa, làn da trẻ sẽ vô cùng mỏng manh, nhạy cảm, trở nên thô ráp, khô, căng, dễ tổn thương, khiến trẻ khó chịu, liên tục gãi, chà đầu, cọ mặt vào gối, vào người mẹ để cho đỡ ngứa. Điều này khiến mụn nước vỡ ra, da rớm máu, tạo nên vòng bệnh lý “ngứa – gãi”, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa cần được thăm khám bác sĩ để điều trị. Đồng thời, ba mẹ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc làn da cho trẻ. Nguyên tắc xử trí đối với bệnh lác sữa ở trẻ em là chăm sóc và làm ẩm da, điều trị kháng viêm và điều trị ngứa. Để điều trị chàm sữa, trước hết cần phải xác định và loại bỏ các tác nhân gây kích thích cho con để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa cần được chăm sóc đúng cách để ngừa tái phát và nguy cơ bội nhiễm
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa cần được chăm sóc đúng cách để ngừa tái phát và nguy cơ bội nhiễm

Khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa thì cần lưu ý vấn đề sau đây:

1. Cách vệ sinh, tắm rửa

Trẻ bị chàm sữa nên tắm nước ấm, thời gian tắm chỉ nên từ 10 – 15 phút, không cho trẻ tắm quá lâu, không tắm quá 2 lần mỗi ngày. Nên chọn những loại sữa tắm dành riêng cho trẻ bị chàm, chọn các loại pH trung tính hoặc acid nhẹ, có thể tham khảo các loại như: Cetaphil, mustela, lactacyd, aveeno baby…

Sau khi tắm, cần lau khô cho trẻ bằng khăn mềm, mịn, chọn những loại khăn sợi tre có độ mềm mịn cao là tốt nhất, tuyệt đối không chà sát lên vùng da bị chàm. Trẻ sau khi được tắm, vệ sinh sạch sẽ thì cần được dưỡng ẩm đầy đủ sau tắm 3 phút, ngày 3 – 4 lần. Tuyệt đối không thoa phấn rôm, nước hoa, các loại kem bôi da không rõ nguồn gốc lên da bé.

2. Chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Bên cạnh vấn đề tắm rửa, vệ sinh, dưỡng ẩm cho trẻ, trong quá trình chăm sóc bé, ba mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, nên chọn các loại được làm từ 100% cotton, không mặc đồ làm từ sợi tổng hợp, sợi len, đồ quá chật để tránh gây kích ứng da.
  • Đảm bảo trẻ được ở trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ phòng hợp lý, độ ẩm thích hợp. Tránh nước hoa, động vật, khói thuốc lá, nhiệt độ quá nóng, quá lạnh, không khí quá khô.
  • Trường hợp gia đình sử dụng máy lạnh, nên trang bị thêm máy phun sương tạo ẩm để tránh tình trạng không khí khô, khiến bệnh chàm sữa của bé nghiêm trọng hơn.
  • Cắt ngắn móng tay để tránh bé gãi, cào mặt gây nhiễm trùng, thậm chí bội nhiễm vùng da tổn thương.

Lời khuyên khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ em, rất khó điều trị dứt điểm nhưng không quá nghiêm trọng, ba mẹ không nên quá lo lắng. Khi con bị chàm sữa, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé như hải sản, trứng, đậu phộng… Nên trẻ cho uống thêm nước với trẻ trên 6 tháng tuổi, tích cực cho con bú nhiều hơn.
  • Nếu sau 7 ngày mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đưa con đến bệnh viện thăm khám. Đặc biệt là khi có bội nhiễm mủ trên vết chàm; tổn thương lan rộng hết mặt hay toàn thân; trẻ quấy khóc, khó chịu, lừ đừ, bỏ ăn, bỏ bú…
  • Tuyệt đối không tự ý đắp lá, tắm nước lá không đúng cách. Không tự ý mua thuốc, các loại kem bôi da mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là các loại thuốc bôi có chứa Corticosteroid, có thể khiến trẻ dễ nhiễm nấm, bị teo da, suy yếu tuyến thượng thận…

Chàm sữa mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt điểm, khiến da trẻ bị khô, ngứa. Đây là lý do mà trẻ sơ sinh bị chàm sữa hay quấy khóc, khó chịu hơn bình thường. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ba mẹ xác định được câu trả lời cho thắc mắc chàm sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không.

⇒Xem thêm: Thuốc Bôi Trị Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả

Câu hỏi liên quan

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Cách chữa

Tra cứu thuốc