Chàm Sữa Tái Đi Tái Lại Và Cách Điều Trị Tận Gốc Cho Trẻ
Bé bị chàm sữa tái đi tái lại gây tổn thương nặng nề cho da và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sự phát triển bình thường lẫn chất lượng sống của trẻ. Để điều trị bệnh cho bé tận gốc, cha mẹ cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ, cách ly bé với nguồn bệnh và chăm sóc con yêu đúng cách.
Tìm hiểu thêm: Chàm sữa là gì? Thông tin quan trọng cần biết về bệnh
Chàm sữa tái đi tái lại – Nỗi ám ảnh của nhiều trẻ nhỏ
Hiện nay, tỷ lệ trẻ bị chàm sữa tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung luôn nằm ở mức cao, nhiều nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Căn bệnh này còn có tên gọi khác là lác sữa, một dạng viêm da cơ địa có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền và tình trạng rối loạn tự miễn trong cơ thể trẻ.
Bệnh chàm sữa được chia thành 3 cấp độ gồm cấp tính, bán cấp và mạn tính. Tổn thương có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể bé, chẳng hạn như chàm sữa ở lông mày, trán, má, miệng, lưng, tay, chân, bụng,…
Ban đầu, vùng da bị chàm sữa có biểu hiện tấy đỏ, ngứa nhẹ kèm theo sự xuất hiện của các mụn nhỏ li ti nổi gồ thành cụm trên bề mặt da. Sau đó, các mụn nước phát triển rõ ràng hơn, chứa dịch bên trong và có thể hợp lại với nhau thành một mụn nước lớn gây ngứa ngáy khó chịu. Cuối cùng, mụn nước vỡ, đóng vảy trên bề mặt tạo thành các mảng sừng cứng và bong tróc để lộ ra lớp da mỏng, nhẵn bóng. Vùng da này có thể bị căng nứt, đau rát, dày sừng, tăng sắc tố da hoặc thậm chí là viêm nhiễm.
Bệnh chàm sữa không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, không lây lan cho người khác nhưng lại có tính chất kéo dài dai dẳng. Không ít trẻ sau khi kết thúc quá trình điều trị đã tái phát chỉ sau một thời gian ngắn. Nhiều bé bị chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần trong năm, vùng tổn thương lan rộng, dày lên và nứt nẻ, đau rát kèm theo các cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Đây không chỉ là nỗi ám ảnh của trẻ mà còn khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu tìm cách ứng phó, điều trị và phòng ngừa tái phát cho con.
Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa tái đi tái lại
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa tái đi tái lại. Thường gặp nhất phải kế đến những yếu tố sau:
– Điều trị bệnh không đúng cách:
Thay vì đưa con đến bệnh viện khám và điều trị chàm sữa bằng các phương pháp y khoa theo phác đồ của bác sĩ, nhiều phụ huynh lại chủ quan, tự chữa trị tại nhà cho con bằng các mẹo dân gian truyền miệng. Những cách này chưa được khoa học kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả.
Việc điều trị bệnh không đúng cách sẽ khiến chàm sữa kéo dài dai dẳng và tiến triển thành mãn tính. Lúc này, bệnh của trẻ có thể tái đi tái lại nhiều đợt trong năm khi gặp điều kiện thuận lợi. Tổn thương trên da bé không được kiểm soát tốt có khuynh hướng ngày càng lan rộng và ăn sâu để lại nhiều di chứng trên da, thậm chí khiến trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.
– Không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ:
Nhiều phụ huynh dù có đưa con đi khám nhưng lại không tuân thủ cho bé dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và ngừng điều trị giữa chừng khi thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm. Do chưa được chữa trị dứt điểm, các triệu chứng bệnh nhanh chóng tái phát và có khuynh hướng phát triển nặng nề hơn cả đợt trước.
– Chưa loại bỏ được căn nguyên gây bệnh:
Các triệu chứng bệnh chàm sữa thường khởi phát sau khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Chẳng hạn như:
- Phấn hoa
- Lông cho mèo
- Khói thuốc lá
- Bụi bẩn
- Hóa chất tẩy rửa
- Chất hóa học có trong các sữa tắm hay các sản phẩm chăm sóc da cho bé.
- Chất liệu quần áo
- Nấm mốc
- Thời tiết lạnh, khô nóng.
- Một số thực phẩm trẻ ăn hàng ngày
- Có tác nhân gây dị ứng trong sữa mẹ.
Dù đã kết thúc quá trình điều trị, con bạn vẫn có thể bị chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần liên tục nếu vẫn tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng hoặc tiếp tục ăn những thực phẩm dị ứng. Nguy cơ tái phát bệnh cao hơn ở những bé có cơ địa dị ứng, rối loạn tự miễn hoặc có tiền sử mắc bệnh trong gia đình.
Trẻ được chăm sóc da không đúng cách
Thói quen chăm sóc da hàng ngày cho trẻ cũng có liên quan mật thiết tới sự tái phát của bệnh chàm sữa. Theo đó, nhiều bé bị chàm sữa tái đi tái lại do trong quá trình chăm sóc da cho con, mẹ vẫn giữ những thói quen xấu như:
- Tắm rửa cho bé bằng nước quá nóng.
- Sử dụng xà phòng, sữa tắm không phù hợp, chứa chất tẩy mạnh khiến hàng rào bảo vệ bên ngoài da bé bị khô, tổn thương và kích ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho triệu chứng chàm sữa bùng phát trở lại.
- Không tắm rửa, vệ sinh da bé thường xuyên khiến da bị nhiễm vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác.
Chàm sữa tái đi tái lại có sao không?
Bé bị chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần khiến không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng sống của trẻ mà còn khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng và cần dành nhiều thời gian hơn để quan tâm chăm sóc, ở bên cạnh con mỗi ngày.
Chàm sữa có thể tái phát ở vị trí mới hoặc cũ. Trên cùng một vùng tổn thương, da có khuynh hướng dày sừng, nứt nẻ khiến bé bị đau rát và ngứa ngáy dữ dội. Nhiều trẻ không tự kiềm chế được nên dùng tay cào gãi thường xuyên khiến cho khu vực này bị bội nhiễm vi khuẩn, lở loét và phát triển thành chàm thể tạng.
⇒ Xem thêm: Nhận Biết Và Điều Trị Sớm Chàm Sữa Bội Nhiễm Cho Trẻ
Thêm vào đó, bệnh chàm sửa ở trẻ không được kiểm soát tốt còn có xu hướng ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bé. Tổn thương có thể để lại sẹo xấu hoặc vết thâm đen trên da gây mất thẩm mỹ và khiến bé kém tự tin, khó hòa nhập với bạn bè khi lớn lên.
Ở trẻ nhỏ, bệnh chàm sữa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nhưng bé không thể diễn đạt bằng lời mà chỉ biểu hiện ra bên ngoài bằng cách quấy khóc, ăn ngủ kém, sụt cân. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây suy giảm sức khỏe và thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của con bạn.
Cách điều trị và phòng ngừa chàm sữa tái đi tái lại
Khi tái đi tái lại nhiều lần, bệnh chàm sữa ở trẻ đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Sự khởi phát của bệnh cũng có liên quan phần lớn đến yếu tố cơ địa nên việc điều trị khỏi hẳn là không thể. Tuy nhiên, thực hiện tốt các giải pháp dưới đây có thể giúp kiểm soát được bệnh cho bé, giảm tần suất tái phát bệnh.
1. Tuân thủ thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ
Ngay khi bé có dấu hiệu tái phát chàm sữa trở lại, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khám ngay để có giải pháp can thiệp, kiểm soát bệnh kịp thời trước khi tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Y học hiện đại thường sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc kháng histamin hay thuốc kháng sinh,… để điều trị chàm sữa tái đi tái lại.
Thuốc điều trị bệnh chàm sữa tái đi tái lại có thể được kê đơn ở dạng bôi hoặc uống tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và triệu chứng bé đang gặp phải. Cha mẹ cần tích cực phối hợp và tuân thủ đúng phác đồ, hướng dẫn của bác sĩ nếu muốn nhanh chóng kiểm soát được bệnh cho con yêu.
⇒ Bạn không nên bỏ qua: 16 thuốc bôi chàm sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất
Trong quá trình chữa chàm sữa cho trẻ cần lưu ý:
- Dùng thuốc cho bé đúng cách, đúng liều, đủ thời gian.
- Đưa trẻ quay trở lại cơ sở y tế tái khám sau khi hết đơn thuốc để bác sĩ đánh giá kết quả điều trị. Không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ để tiếp tục mua thuốc về nhà trị bệnh cho bé mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Không tự ý tăng hoặc bớt liều khiến bé bị lờn thuốc, nhất là kháng sinh.
- Tránh dừng thuốc đột ngột khi các triệu chứng bệnh chàm sữa của bé chưa được giải quyết triệt để.
- Kết hợp với chế độ ăn uống, vận động và chăm sóc bé đúng cách để nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị.
2. Chăm sóc bé bị chàm sữa tái đi tái lại đúng cách
- Giữ cơ thể bé luôn khô ráo, sạch sẽ, nhất là ở vùng da bị chàm sữa
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể và thay quần áo cho trẻ hàng ngày để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cùng các tác nhân có hại cho làn da bé. Điều này đặc biệt quan trọng trong những ngày thời tiết nóng nực, cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi.
- Lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ để tránh gây kích ứng cho làn da bé, đồng thời chỉ nên tắm cho con bạn bằng nước hơi âm ấm. Khi tắm, tránh kỳ cọ mạnh. Đối với vùng da bị chàm sữa, mẹ chỉ nên dùng khăn ẩm để lau sạch, không thoa sữa tắm lên vùng tổn thương.
- Giữ cho không gian sống trong nhà, đặc biệt là trong phòng ngủ của bé luôn trong lành, sạch sẽ. Phụ huynh nên dọn dẹp, lau chùi các khu vực này mỗi ngày. Ngay cả đồ chơi và các vật dụng hàng ngày của bé cũng cần được rửa và giặt giũ, phơi khô ngoài nắng thường xuyên để tiêu diệt mầm bệnh.
- Tránh để con bạn tiếp xúc với các tác nhân có thể khiến bé bị dị ứng, kích ứng da. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến bé bị chàm sữa tái đi tái lại.
- Theo dõi phản ứng của bé sau khi ăn bất kỳ thực phẩm nào. Loại bỏ ngay những thức ăn mà sau khi sử dụng, bệnh chàm sữa của trẻ tái phát hoặc các triệu chứng bệnh tăng nặng hơn. Tương tự, nếu bé đang bú sữa mẹ thì bạn cũng cần kiêng ăn các thực phẩm có thể khiến bé bị dị ứng.
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu mềm mại cùng khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé cho phù hợp, thận trọng khi lựa chọn thực phẩm chế biến đối với các mẹ còn đang cho con bú. Tăng cường các thực phẩm tươi sống, rau xanh và hoa quả tươi vào thực đơn để bổ sung nguồn dưỡng chất phong phú, giúp nâng cao sức đề kháng cho bé, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tái tạo vùng da bị tổn thương bởi chàm sữa. Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có mùi tanh và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Áp dụng các phương pháp dân gian đã được khoa học kiểm chứng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chàm sữa tái đi tái lại.
⇒ Đừng bỏ qua: Top 9 cách chữa chàm sữa tại nhà an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!