Chàm sữa bội nhiễm là biến chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ em, xuất hiện khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, khiến vùng da bị chàm sưng, đỏ, có các mụn mủ đục. Bệnh khá thường gặp ở sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ cần được chăm sóc và điều trị đúng cách để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
⇒Xem ngay: Thuốc Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Cho Trẻ Em Được Tin Dùng
Chàm sữa bội nhiễm là gì?
Chàm sữa bội nhiễm là thể nặng hơn của bệnh chàm sữa, xảy ra khi có sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc nấm da lên vùng da tổn thương, có vết thương hở, khiến tình trạng bệnh của trẻ ngày một nghiêm trọng hơn. Chàm sữa bội nhiễm gây ngứa rát, mức độ tổn thương cũng nặng hơn so với bệnh chàm sữa thông thường.
Chàm sữa bội nhiễm là tình trạng viêm da mạn tính, không lây, thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Bệnh có xu hướng phát triển nghiêm trọng, tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Chàm sữa bội nhiễm có nguy cơ gây ra sẹo, các biến chứng viêm da nặng nề, không chỉ vậy, nấm và virus có thể tấn công sang các bộ phận khác như mắt, mũi, miệng…
Bệnh ít gặp ở người trưởng thành và người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa và di truyền, gia đình có người bị mề đay, viêm da cơ địa…. Trẻ bị chàm sữa cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng, giảm ngứa ngáy, đau rát, khó chịu cho bé.
Nguyên nhân gây chàm sữa bội nhiễm ở trẻ sơ sinh
Chàm bội nhiễm xảy ra do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trên da. Khi hàng rào bảo vệ da tổn thương, trên da xuất hiện các vết thương hở, nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, lây lan, nhanh chóng gây ra tình trạng bội nhiễm nghiêm trọng trên da.
Tác nhân chính gây bội nhiễm ở trẻ mắc bệnh chàm sữa là một số loại vi khuẩn, virus, nấm da sau:
- Bội nhiễm tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): Loại vi khuẩn này phát triển ở vùng da tổn thương, có vết thương hở, nhất là ở giai đoạn các mụn nước vỡ ra.
- Bội nhiễm virus Herpes simplex (Hsv – 1): Virus Hsv cũng là loại dễ xâm nhập vào cơ thể khi trẻ bị chàm sữa. Chúng thường ủ bệnh trong 1 – 2 tuần, gây ra các triệu chứng như ngứa, viêm, đau rát da, mụn nước chứa dịch. Nhiễm Hsv rất nguy hiểm, nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách có thể gây mù lòa, tử vong.
- Bội nhiễm nấm da: Nấm da thường tấn công ở các kẽ hoặc nơi có nhiều nếp gấp như kẽ chân, cổ, nách… khiến tình trạng tổn thương trên da của bé nghiêm trọng hơn.
Trong các nguyên nhân kể trên, bội nhiễm ở bệnh chàm sữa thường liên quan đến sự tấn công của hai loại virus là Herpes 1 và Herpes 2. Khi bị virus tấn công, bệnh có thể bùng phát sau 5 – 12 ngày, lúc này các triệu chứng bệnh mới bắt đầu xuất hiện rõ rệt.
Chàm sữa bội nhiễm ở trẻ sơ sinh nếu được chăm sóc, điều trị kịp thời, kiểm soát tốt thì sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài, chuyển biến nặng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Trẻ mắc chàm sữa có bội nhiễm có thể gặp phải tình trạng sẹo vĩnh viễn do các mụn nước lớn gây ra, tổn thương nội tạng, viêm giác mạc, nguy cơ mù lòa…
⇒Đừng bỏ qua: Các Loại Thuốc Bôi Trị Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm ở bệnh chàm sữa
Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp là do virus, vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập, gây bội nhiễm, có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chàm sữa bội nhiễm ở trẻ sơ sinh. Có thể kể đến như:
- Hệ miễn dịch kém: Trẻ sinh non, hệ miễn dịch kém, chăm sóc da không đảm bảo khiến đề kháng da, hàng rào bảo vệ da hoạt động kém, dẫn đến da bị tổn thương. Khi các mụn nước vỡ ra, tạo thành vết thương hở, vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập gây bội nhiễm.
- Da không được vệ sinh sạch sẽ: Khi con bị chàm sữa, mẹ sợ làm tổn thương vùng da con nên không vệ sinh sạch sẽ hoặc thường xuyên thoa nhiều loại kem, thuốc lên da không đúng cách. Hậu quả là da không được thoáng, sạch, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển, gây bội nhiễm vết thương.
- Do bé thường gãi, cào vùng da bị chàm: Trẻ thường cào, gãi hoặc dụi mặt, vùng da bị chàm vào gối, quần áo khiến các mụn nước vỡ ra, gây viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Ngoài ra, các yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm ở trẻ bị chàm như: Trẻ thường tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thức ăn, sữa tắm, nước hoa, lông chó mèo; môi trường xung quanh không đảm bảo vệ sinh, nhiều bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn; chăn gối của trẻ không sạch sẽ.
Đặc biệt, trẻ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus nếu người lớn thường xuyên ôm, hôn trẻ. Theo thống kê, trong nước bọt có chứa 72 loại vi khuẩn khác nhau, nếu người lớn hôn trẻ, các vi khuẩn trong nước bọt có thể dính lên da, khi tiếp xúc với vùng da bị chàm sữa, có thể gây chàm sữa bội nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết chàm sữa bội nhiễm ở trẻ sơ sinh
Chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh có thời gian ủ bệnh và phát bệnh từ 5 – 12 ngày. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ hơn so với khi mắc chàm sữa thông thường. Do đó, khi con có dấu hiệu mắc chàm sữa, mẹ nên theo dõi, quan sát cẩn thận để kịp thời phát hiện, nhận biết chàm sữa bội nhiễm.
Dấu hiệu đặc trưng ở chàm sữa bội nhiễm là sự xuất hiện của các mụn nước. Mụn nước xuất hiện thành cụm, lây lan trên phạm vi rộng, gây đau, ngứa dữ dội. Khi vỡ ra có thể gây lở loét, chảy máu, sưng viêm nghiêm trọng. Đồng thời, trong thời gian mụn nước xuất hiện, trẻ bị sưng hạch bạch huyết, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, quấy khóc nhiều.
Đặc biệt, nếu con gặp phải tình trạng chảy dịch, đóng vảy màu vàng, nứt nẻ, lở loét ở chỗ bị chàm tức là con đang có dấu hiệu bị chàm sữa bội nhiễm. Lúc này, mẹ cần đưa con đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa nhi hoặc da liễu để được thăm khám, điều trị kịp thời, đúng cách.
Chàm sữa bội nhiễm ở trẻ sơ sinh thường gây ra sự xuất hiện của các mảng da dày, thô ráp, sưng đỏ, dễ bong tróc. Khi vùng da bệnh đóng vảy, có thể có dịch mủ màu vàng chảy ra, thậm chí có thể gây rỉ máu. Trẻ ngứa nhiều, hay quấy khóc, gãi nhiều, thường cọ mặt vào gối khiến tình trạng tổn thương nghiêm trọng, vùng lở loét lan rộng sang vùng da khác.
Biến chứng của chàm sữa bội nhiễm
Chàm sữa bội nhiễm là biến chứng của bệnh chàm sữa. Tình trạng bội nhiễm da ở trẻ bị chàm sữa rất nguy hiểm, cần được quan tâm và chăm sóc kịp thời. Nếu không điều trị, bệnh sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Một số biến chứng có thể gặp phải ở trẻ bị chàm sữa bội nhiễm có thể kể đến như:
- Tổn thương da nặng, kéo dài: Sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm khiến vùng tổn thương lan rộng, vết thương bị lở loét, khó liền, thời gian hồi phục kéo dài. Không chỉ vậy, bệnh còn gây tổn thương sâu trong da, có thể gây sẹo khó hồi phục ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Suy giảm thị lực: Vùng tổn thương lan rộng khắp bề mặt da khiến vi khuẩn, nấm có điều kiện phát triển, tấn công các cơ quan khác, thậm chí có thể xâm nhập vào giác mạc. Đối với trường hợp này, trẻ có thể bị suy giảm thị lực, nguy hiểm hơn còn có thể bị mù lòa nếu không can thiệp điều trị kịp thời.
- Nhiễm trùng huyết: Biến chứng này được đánh giá là nguy hiểm và hiếm gặp ở trẻ bị chàm bội nhiễm. Xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào máu, ảnh hưởng đến các cơ quan như thận, gan, não, khiến cơ thể suy yếu, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
- Viêm mô tế bào: Khi tác nhân gây bệnh tấn công sâu vào các tổ chức dưới da, sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở da và mô dưới da. Tình trạng này thường do Streptococcus hoặc Staphylococci gây ra.
[Giải đáp chi tiết]: Chàm Sữa Ở Lông Mày Trẻ Sơ Sinh Có Nghiêm Trọng Không?
Phương pháp điều trị chàm sữa bội nhiễm
Chàm sữa bội nhiễm thường không tự khỏi nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Bệnh khó điều trị dứt điểm, dễ tái đi tái lại nhiều lần khiến trẻ hay quấy khóc, khó chịu. Bội nhiễm ở bệnh chàm sữa thường được điều trị bằng các phương pháp dưới đây:
1. Điều trị bằng Corticoid
Bác sĩ có thể kê các loại thuốc mỡ, thuốc chống viêm corticoid để giúp chống viêm, giảm đỏ rát, ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Bản chất của corticoid là thuốc nhóm glucocorticoid, có tác dụng ức chế miễn dịch và kháng viêm. Thuốc được chỉ định sử dụng trong 7 – 14 ngày với trường hợp bội nhiễm ở chàm sữa. Thường được sử dụng là clobetasone butyrate 0.05% hoặc hydrocortisone 1%, thoa 1 – 2 lần/ngày.
Cần lưu ý rằng, việc điều trị bằng corticoid (cortisone) sẽ rất an toàn và hiệu quả đối với bệnh chàm bội nhiễm nếu dùng trong thời gian ngắn, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, sử dụng không đúng cách, dùng dài ngày sẽ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Trẻ có thể bị mỏng da, teo da, suy tuyến thượng thận nếu mẹ lạm dụng các sản phẩm có chứa corticoid.
2. Điều trị bằng kháng sinh
Chàm sữa bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được điều trị bằng kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh điều trị có tác dụng ức chế và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Thường chỉ được chỉ định đối với trường hợp bội nhiễm nặng. Các kháng sinh được sử dụng có thể là cephalosporin thế hệ 1, tetracyline, erythromycin hoặc cephalexin…
Kháng sinh chỉ dùng cho trường hợp bội nhiễm ở bệnh chàm sữa có liên quan đến vi khuẩn, do vi khuẩn gây ra và không có tác dụng khi tác nhân gây bệnh là virus hoặc nấm. Kháng sinh cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, thận trọng khi sử dụng vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…
Có thể bạn quan tâm: Chữa Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Mẹo Dân Gian Đơn Giản
Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị chàm sữa bội nhiễm
Trẻ bị chàm sữa bội nhiễm cần được chăm sóc đúng cách để giảm khó chịu, thúc đẩy vùng da bị tổn thương nhanh lành, phòng ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát. Nếu mẹ chưa biết nên chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng, có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:
Dưỡng ẩm, giữ ẩm cho da
Trẻ bị chàm sữa bội nhiễm cần được tắm, vệ sinh da đúng cách. Thông thường, trẻ bị chàm chỉ nên tắm bằng nước ấm 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần không tắm quá 15 phút. Sau khi tắm khoảng 3 phút, mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho con, kem dưỡng ẩm cần được thoa thường xuyên, 3 – 4 lần/ngày.
Nên chọn các loại kem dưỡng ẩm đặc, đơn thuần, không mùi hơn, chuyên dụng dành riêng cho da bị chàm sữa. Ngay cả khi vùng da bệnh đã lành, mẹ nên duy trì việc dưỡng ẩm cho con 1 – 2 lần/ngày để ngừa bệnh tái phát. Đồng thời, loại sữa tắm mà mẹ sử dụng cho bé cũng là loại dành riêng cho bé bị chàm sữa. Nên chọn các sản phẩm đặc trị, thuộc những thương hiệu uy tín như Aveeno, Dermalex, Cetraben, Dexeryl, Mustela, Cetaphil…
Giữ cho con mát mẻ, sạch sẽ
Trẻ bị chàm cần được giữ cho cơ thể mát mẻ để trẻ được thoải mái, dễ chịu hơn. Đối với trẻ bị chàm, cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Trẻ nên được mặc một lớp quần áo vải mỏng, vải 100% sợi cotton, sợi sồi, sợi tre, tránh các loại quần áo sợi len, sợi bông, quần áo thô, cứng gây cọ xát lên vùng da tổn thương.
- Nên dẹp bỏ chăn/mền len, chăn lông vũ khỏi giường, thay vào đó là các loại chăn/mền, khăn vải mềm, phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Giữ nhiệt độ phòng ở mức từ 24 – 28 độ C, nếu trẻ nằm điều hòa, không khí khô thì tốt nhất nên sử dụng máy phun sương, tạo ẩm để duy trì độ ẩm ở mức phù hợp.
Ngoài ra, môi trường xung quanh bé cũng cần được giữ sạch sẽ. Mẹ nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, nhất là khu vực bé chơi, giặt sạch chăn gối 1 – 2 tuần/lần, hạn chế để bé tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật.
⇒Tham khảo thêm: Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Giải Pháp An Toàn Cho Bệnh Ngoài Da
Cải thiện tình trạng ngứa, kích ứng da cho con
Trẻ bị chàm sữa thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu do kích ứng ở vùng da bị tổn thương. Gãi có thể khiến bệnh chuyển biến nặng, kéo dài dai dẳng, lâu khỏi hơn. Chính vì thế, ba mẹ có thể giúp con ngừng gãi bằng cách:
- Dùng khăn mềm, ẩm, mát áp vùng chỗ bị ngứa, để yên trong 5 – 10 phút để giúp làm dịu cơn ngứa cho trẻ. Sau khi lấy khăn ra, ngay lập tức thoa một lớp kem dưỡng ẩm đặc lên da của trẻ.
- Trước khi đi ngủ, áp một miếng bông băng ướt lên da trẻ và ngưng sử dụng khi trẻ đã hết bị chàm bội nhiễm.
- Cắt móng tay, giữ cho móng tay của trẻ sạch sẽ, khi con bị ngứa, hãy nghĩ cách giúp trẻ phân tâm, không chú ý đến cơn ngứa của mình nữa.
Loại bỏ tác nhân dễ gây kích ứng da
Làn da bị chàm sữa rất mỏng manh, dễ tổn thương và kích ứng. Mỗi đứa trẻ có thể phản ứng với những điều khác nhau, để điều trị và phòng ngừa chàm sữa hiệu quả thì trước hết ba mẹ cần xác định được nguyên nhân gây kích ứng ở bé nhà bạn.
Một số nguyên nhân gây kích ứng da phổ biến mẹ có thể xem xét như:
- Vật liệu không trơn láng như gối, ga trải giường, quần áo len hoặc acrylic, bao ghế xe hơi, xe đẩy hoặc tấm lót nằm của bé…
- Núm vú giả, thức ăn dính quanh miệng hoặc tình trạng chảy nước dãi của bé có thể gây kích ứng da. Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm đặc quanh miệng, sau khi ăn thì chùi lại da trẻ bằng khăn mềm, ướt sau đó thoa lại kem dưỡng ẩm.
- Trẻ cũng dễ bị kích ứng do nước giặt quần áo, sữa tắm, chất tẩy rửa khử trùng, các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.
- Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị kích ứng do môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá, lông thú, phấn hoa, bụi bẩn…
Chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ bị chàm
Rất ít trường hợp trẻ bị chàm sữa có liên quan đến dị ứng thức ăn, đa phần trẻ không có bất kỳ phản ứng bất thường gì với thức ăn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, dị ứng thực phẩm chính là yếu tố gây khởi phát đợt chàm cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ba mẹ cần xem xét nguy cơ dị ứng thực phẩm ở trẻ bị chàm bội nhiễm. Có những trường hợp, trẻ có thể không dung nạp các thực phẩm có chứa chất bảo quản hoặc có tính axit, khiến mụn chàm bội nhiễm xuất hiện ở quanh miệng. Đây là chàm sữa bội nhiễm, không phải là dị ứng.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần thận trọng khi sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa bò và chế phẩm từ sữa bò. Trường hợp mẹ dùng các thực phẩm này mà bé không có dấu hiệu bất thường thì có thể yên tâm sử dụng, không cần kiêng cữ quá mức. Đối với trẻ ăn dặm, đừng hạn chế chế độ ăn uống của con, trừ trường hợp bác sĩ, chuyên gia khuyên chúng ta nên làm như vậy.
Một số lưu ý khi trẻ bị chàm sữa bội nhiễm
Khi trẻ bị chàm sữa bội nhiễm, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nên đưa con thăm khám bác sĩ nếu bệnh không thuyên giảm sau hai ngày điều trị, có dấu hiệu nhiễm trùng như chảy dịch, đóng vảy, nứt nẻ ở chỗ bị chàm.
- Chàm sữa bội nhiễm hiện không có cách điều trị dứt điểm nhưng có thể kiềm chế, kiểm soát thông qua việc sử dụng các loại kem, thuốc bôi và dưỡng ẩm cho trẻ.
- Thận trọng khi mua và sử dụng các sản phẩm trị chàm sữa trên thị trường, phòng ngừa nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng, có chứa corticoid ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
- Trẻ bị chàm sữa có thể tắm bằng các loại nước tắm thảo dược. Tuy nhiên, tuyệt đối không tắm cho bé bị chàm sữa bội nhiễm bằng cách loại nước lá theo mẹo dân gian để tránh nguy cơ bội nhiễm nghiêm trọng.
- Mức độ bệnh ở mỗi trẻ là không giống nhau, do đó, cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Không nên áp dụng toa thuốc, loại kem bôi của trẻ này lên trẻ khác. Việc dùng thuốc cho con chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Chàm sữa bội nhiễm ở trẻ em là bệnh nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh chuyển nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu thêm về căn bệnh này và có cách xử lý phù hợp khi con mắc bệnh.
Xem thêm: Cách Phân Biệt Rôm Sảy Và Chàm Sữa Đơn Giản, Tránh Nhầm Lẫn