Nội dung chính

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ. Bệnh chàm có nhiều loại, đây là lý do khiến nhiều người thắc mắc không biết các dạng bệnh chàm có lây không. Thắc mắc này sẽ được bác sĩ của Phòng khám Favina giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

⇒Xem ngay: 13 Loại Thuốc Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Các dạng bệnh chàm thường gặp

Theo thống kê, ước tính có khoảng 10% dân số mắc bệnh chàm (Eczema), bệnh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ lẫn người lớn. Trong đó, phổ biến nhất là người có sức đề kháng kém, sống ở nơi ô nhiễm, ẩm ướt, nấm mốc, không được vệ sinh sạch sẽ; người thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, người bị dị ứng thời tiết…

Bệnh chàm là một nhóm các bệnh lý viêm da hoặc kích ứng, trong đó phổ biến nhất là viêm da dị ứng hoặc chàm thể tạng. Các dạng bệnh chàm thường gặp có thể kể đến như:

 1. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý chàm cơ địa, còn gọi là chàm tiếp xúc, có thể xuất hiện ở trẻ em lẫn người lớn. Bệnh không có tính lây nhiễm, được chia thành 2 cấp độ là cấp tính và mạn tính. Khi bị viêm da dị ứng cấp tính, người bệnh thường có các triệu chứng như ửng đỏ, phù nề, nóng rát da, có mụn nước trên da.

Viêm da tiếp xúc có 2 dạng chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng
Viêm da tiếp xúc có 2 dạng chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc cũng được chia thành nhiều loại như:

  • Viêm da dị ứng tiếp xúc: Xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức do da tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như nọc cắn côn trùng, mỹ phẩm, hóa chất, kim loại…
  • Viêm da dị ứng thời tiết: Liên quan đến sự thay đổi của thời tiết, thường gặp vào thời điểm giao mùa, khi không khí lạnh, hanh khô.
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm: Là thể nặng của viêm da dị ứng, xảy ra khi các mụn nước vỡ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập khiến da sưng, đỏ, ngứa, đau rát nhiều.
  • Viêm da cơ địa dị ứng: Bệnh hay gặp ở người có gien dị ứng hoặc cơ địa dị ứng.

Với thắc mắc bị chàm có lây không, với trường hợp người bệnh bị chàm thể tạng hay viêm da dị ứng, bệnh hoàn toàn không lây nhiễm. Việc tiếp xúc với dịch rỉ từ mụn nước của người bệnh cũng không gây lây nhiễm.

2. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm eczema, thường khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và các rìa ngón tay, ngón chân. Bệnh hay xuất hiện ở người có độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, kéo dài dai dẳng, hay tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh thường do cơ địa, do di truyền, do tiếp xúc với dị nguyên hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc trị bệnh. Bệnh gây ra các mụn nước màu trắng trong ở lòng bàn tay, bàn chân, nhất là mặt bên các ngón tay, lòng bàn tay, mặt bên và mặt trên, mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân.

Với thắc mắc bệnh chàm có lây không, trường hợp người bệnh mắc chàm tổ đỉa, các nốt mụn tổ đỉa có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cùng một cơ thể. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn không lây lan từ người này sang người khác thông qua việc giao tiếp, tiếp xúc thông thường.

[Giải đáp chi tiết]:  Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không, Phòng Tránh Bằng Cách Nào?

3. Chàm đồng xu/ đồng tiền

Chàm đồng tiền hay chàm đồng xu, chàm dạng đĩa (Nummular Eczema) là viêm da thể đồng tiền, bệnh biểu hiện bằng những nốt sần hình tròn hoặc bầu dục, gây ngứa, sưng, nứt nẻ trên da. Một số trường hợp còn gây ra mụn nước và vảy màu vàng.

Bệnh chàm đồng tiền gây ngứa, khô, kích ứng da nhưng không lây nhiễm
Bệnh chàm đồng tiền gây ngứa, khô, kích ứng da nhưng không lây nhiễm

Chàm đồng tiền dễ bị nhầm thành bệnh hắc lào hay lác đồng tiền, tuy nhiên, đây là hai bệnh khác nhau, không phải là một. Chàm đồng tiền có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt sần đỏ sưng tấy như vết côn trùng cắn. người bệnh bị ngứa nhiều về đêm, trên vùng da phồng rộp có các mụn nước nhỏ li ti. Sau một thời gian, các mảng khô đóng vảy, bong tróc, da trở nên khô nhăn, sần sùi, ửng đỏ.

Bệnh chàm đồng tiền có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Trong quá trình sinh hoạt, vùng da bệnh có thể chảy mủ, tiết dịch lỏng trong suốt khiến nhiều người lo ngại bị lây bệnh nếu tiếp xúc. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh do yếu tố cơ địa và tác động của môi trường. Nếu bạn băn khoăn bệnh chàm đồng tiền có lây không thì câu trả lời là không. Bệnh hoàn toàn không lây từ người này sang người khác.

4. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là chàm thể tạng, dạng phổ biến nhất của bệnh chàm eczema. Bệnh thường khởi phát từ sớm, thường nhẹ đi và biến mất khi đến tuổi trưởng thành. Viêm da cơ địa thường đi kèm cùng viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Bệnh gây ra các triệu chứng điển hình như phát ban ở vùng nếp gấp, da ở vùng phát ban có màu nhạt hơn, tối màu đi hoặc dày lên. Có thể có sự xuất hiện của mụn nước, nếu mụn nước vỡ có thể gây rỉ dịch.

Viêm da cơ địa ở từng độ tuổi khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau. Khi bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi còn được gọi là viêm da cơ địa nhũ nhi hay lác sữa, chàm sữa. Bệnh cũng được chia thành 2 loại khác là viêm da cơ địa ở trẻ nhỏviêm da cơ địa ở người trưởng thành.

Bạn hoàn toàn không cần băn khoăn bệnh chàm da có lây không. Cũng giống như các bệnh chàm khác, chàm thể tạng hay viêm da cơ địa không lây từ người này sang người khác. Ngay cả khi bạn chạm vào vùng da bị chàm của người bệnh thì cũng sẽ không bị lây nhiễm. Tuy nhiên, cần hạn chế chạm vào vùng da chàm đang bị tổn thương để tránh nguy cơ bội nhiễm.

[Đừng bỏ qua]: Bệnh Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

5. Bệnh chàm bàn tay

Bệnh chàm bàn tay (Hand Dermatitis) còn gọi là viêm da bàn tay, có khoảng 4% dân số thế giới mắc bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, thường liên quan đến việc tiếp xúc lặp đi lặp lại với chất kích ứng. Do viêm da cơ địa hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc thậm chí có sự kết hợp giữa viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.

Bệnh gây ra tình trạng  xuất hiện những mảng đỏ, hồng trên tay, gây ngứa và đau âm ỉ. Trên nền da đỏ có các nốt mụn nước mọc rải rác, tập trung ở rìa ngón tay hoặc kẽ tay. Khi vỡ ra, các mụn nước này gây chảy dịch, khi khô sẽ đóng thành vảy, nếu da càng khô thì bong tróc càng nhiều khiến lớp da trở nên mỏng, đỏ, nhẵn bóng.

Chàm bàn tay là bệnh có tính chất kéo dài dai dẳng, dễ tái phát. Mặc dù bệnh khiến vùng da tay trông có vẻ đáng sợ, gây đau, ngứa nhiều cho người bệnh nhưng đây không phải là bệnh lây nhiễm. Nếu bạn đang bị chàm bàn tay hoặc có người thân bị bệnh này thì không cần lo lắng, bệnh hoàn toàn không lây từ người sang người thông qua tiếp xúc, giao tiếp.

6. Viêm da thần kinh

Viêm da thần kinh là một thể của bệnh chàm, còn gọi là lichen đơn dạng mạn tính. Bệnh gây ra một hoặc hai mảng ngứa, thường xuất hiện trên một cánh tay, chân, vùng da đầu, vùng sau cổ hoặc vùng sinh dục. Việc cào gãi trên những mảng ngứa gây viêm đỏ, tổn thương da, cảm giác ngứa thường xuất hiện trước khi ngủ, khi tinh thần thật sự căng thẳng.

Viêm da thần kinh có thể gây ra những mảng ngứa nghiêm trọng nhưng không phải là bệnh lây nhiễm
Viêm da thần kinh có thể gây ra những mảng ngứa nghiêm trọng nhưng không phải là bệnh lây nhiễm

Viêm da thần kinh gây ngứa dữ dội khiến bệnh nhân phải liên tục cào gãi, dẫn đến đau, làm đổi màu da, xuất hiện các mảng nhám, vảy tối màu. Thậm chí có những trường hợp da dày lên, có mảng khô, sần sùi, chảy máu vùng da bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.

Viêm da thần kinh có thể xuất hiện cùng với các tình trạng da khác như vảy nến, chàm. Mặc dù gây ngứa nhiều trên da nhưng đây không phải là bệnh lây nhiễm. Bệnh hoàn toàn không lây từ người sang người qua giao tiếp, tiếp xúc thông thường thậm chí tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị chàm của người bệnh.

Bệnh eczema có lây không? Sự thật về bệnh chàm

Giải đáp chi tiết cho thắc mắc bệnh chàm có lây không đã được đề cập trong từng dạng bệnh chàm cụ thể. Không chỉ các dạng bệnh chàm trên không lây từ người sang người mà các dạng khác của bệnh chàm eczema đều không lây nhiễm. Các dạng khác của bệnh chàm chưa được đề cập là chàm vi trùng, chàm ứ đọng…

Chàm là nhóm bệnh gây viêm, ngứa, đỏ da, đặc trưng bởi sự thay đổi của lớp da trên cùng. Chàm eczema không phải là một bệnh lý lây nhiễm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu da có vết lở loét, có mụn mủ, người bệnh bị sưng hạch bạch huyết, dấu hiệu của nhiễm trùng thì có thể lây lan sang người khác.

Mặc dù không phải là bệnh lây nhiễm nhưng chàm lại là bệnh có yếu tố di truyền. Khi ba hoặc mẹ mắc bệnh chàm thì con sinh ra có 60% nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ này là 80% với trẻ có cả ba lẫn mẹ đều mắc một trong các dạng bệnh chàm. Ngoài ra, bệnh cũng chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như môi trường, tác nhân gây dị ứng…

Một số dạng bệnh của chàm không lây nhiễm từ người sang người nhưng có thể lây từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một người, điển hình là chàm đồng tiền và bệnh tổ đỉa. Vì vậy, dù bị dạng chàm nào, người bệnh cũng cần theo dõi và chủ động thăm khám để được can thiệp và điều trị kịp thời.

Một số lưu ý cho người mắc bệnh chàm

Chàm không phải là bệnh lây nhiễm, bệnh khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Khi bị bệnh chàm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc dạng kem chứa corticoid để điều trị chàm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc dùng thuốc, kem điều trị cần có chỉ định của bác sĩ. Tránh dùng dài ngày để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Đối với người bị chàm, nên tắm 1 – 2 lần/ngày bằng nước ấm, độ ấm vừa phải, tránh nước quá nóng, mỗi lần tắm tối đa 15 phút.
  • Nên sử dụng sữa tắm dành cho da chàm, da nhạy cảm. Sau khi tắm nên thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu da, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
  • Nên mặc quần áo mềm, thoáng, 100% cotton, tránh sợi tổng hợp, sợi len, sợi bông. Tránh quần áo chật, thô, cọ xát làm tổn thương vùng da bệnh.
  • Người bị chàm nên hạn chế ngâm mình quá lâu trong nước, luôn dưỡng ẩm trước khi đi bơi, sau khi bơi thì cần tắm lại bằng nước sạch và dưỡng ẩm lại cho cơ thể.

Như vậy, với thắc mắc các dạng bệnh chàm có lây không, hẳn bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng cho băn khoăn của mình. Chàm không phải là bệnh lây nhiễm, sẽ không lây từ người sang người thông qua giao tiếp hoặc các tiếp xúc thông thường.

⇒Xem thêm: Chàm Sữa Có Phải Viêm Da Cơ Địa Không? Cách Phân Biệt

Câu hỏi liên quan

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Tra cứu thuốc