Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt điểm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Một trong những băn khoăn của nhiều nam giới khi mắc căn bệnh này chính là không biết liệu bệnh chàm bìu có lây không. Thắc mắc này sẽ được bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Favina giải đáp ngay dưới đây.
⇒Xem ngay: Thuốc Trị Chàm Bội Nhiễm Loại Nào Tốt? 9 Loại Được Khuyên Dùng
Hiểu hơn về bệnh chàm bìu ở nam giới
Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc bệnh chàm bìu có lây không, chúng ta cùng tìm hiểu về bản chất của bệnh này. Chàm bìu cũng là một dạng bệnh eczema, tuy nhiên, bệnh xảy ra ở bộ phận sinh dục nam giới, chưa được nhìn nhận như một căn bệnh riêng biệt. Chàm bìu không giống với các bệnh lý ở bộ phận sinh dục nam như giang mai hay lậu.
Chàm eczema là một bệnh da liễu phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất phiền toái, khó điều trị dứt điểm. Chàm bìu là một dạng bệnh eczema, do đó, căn bệnh này cũng có tính chất bệnh tương tự, khó điều trị dứt điểm, hay tái phát. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da viêm, nổi mụn nước, ngứa nhiều, đôi khi gây ra các vết lở loét, khiến vùng da bìu bị sưng đỏ, có vảy, bong tróc ở bộ phận bìu thuộc cơ quan sinh dục nam giới.
Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng sưng đỏ, bong tróc có thể lan khắp bộ phận sinh dục và vùng mông, gây ra cảm giác ngứa rát, đau nhức khó chịu cho người bệnh. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục, khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, e ngại.
Nguyên nhân gây bệnh chàm bìu rất phức tạp, đến nay, các nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu nhận thấy rằng, bệnh có liên quan đến một số tác nhân gây dị ứng, kích ứng, do thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm; do mắc một số bệnh lý như vảy nến, nhiễm trùng da; do thiếu hụt vi chất hoặc do gia đình có người từng bị viêm da cơ địa, chàm eczema…
Bệnh chàm bìu ở nam giới có lây không?
Bệnh chàm có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chàm bìu là một tình trạng mạng tính, cần phải điều trị lâu dài, khó điều trị dứt điểm nếu người bệnh không thể loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là làm giảm triệu chứng, giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh và phòng ngừa nguy cơ tái phát.
Bệnh chàm bìu cũng giống như các dạng bệnh chàm khác, hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm. Như vậy, với thắc mắc nam giới bị bệnh chàm bìu có lây không thì câu trả lời là không lây. Nó không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì các triệu chứng bệnh sẽ có thể giảm nhẹ đi. Dù giao tiếp thông thường hay sống chung, chăm sóc người bệnh chàm thì bạn cũng không bị lây nhiễm từ người bệnh.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, một số trường hợp nếu người bị chàm bìu nhiễm khuẩn hoặc nấm men, việc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bệnh có thể gây ra nguy cơ lây nhiễm do sự truyền nhiễm của vi khuẩn trên da. Chúng có thể khiến bạn nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên da nhưng không có nghĩa là sẽ khiến bạn mắc bệnh chàm. Lý do là chàm bìu không phải là bệnh lây nhiễm, không thể lây truyền từ người này sang người khác.
Mặc dù không phải lây nhiễm, nhưng bệnh chàm có tính chất di truyền. Nghĩa là, nếu gia đình có ba hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa hoặc bệnh chàm eczema thì con cái của gia đình đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 80% nếu cả ba lẫn mẹ đều mắc bệnh. Do đó, các thành viên trong gia đình nên sớm phòng ngừa, có biện pháp chăm sóc da phù hợp để tránh nguy cơ bùng phát đợt chàm cấp.
[Đừng bỏ qua]: Chàm Bìu Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Cách Trị Tốt Nhất
Bệnh chàm bìu ở nam giới có nguy hiểm không?
Chàm bìu ở nam giới không phải là bệnh nguy hiểm, có thể điều trị được nhưng hay tái phát, rất khó để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Bệnh không lây truyền từ người này sang người khác, chỉ có thể trở nên nặng hơn hoặc giảm nhẹ đi ở một người. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu người bệnh kịp thời thăm khám và điều trị, đồng thời có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát phù hợp.
Trước hết, bệnh chàm bìu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh gây ra hiện tượng sưng đỏ, bong tróc đôi khi lở loét ở vùng da bệnh. Người bệnh thường bị ngứa ngáy đau rát ở vùng kín, gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, bệnh có thể nghiêm trọng hơn nếu người bệnh thường tiếp xúc với các chất gây kích ứng, dị ứng, làm việc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh.
Không những ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, bệnh còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Bệnh chàm bìu khiến vùng da bìu sưng đỏ, bong tróc, mất thẩm mỹ, gây đau khi quan hệ tình dục. Khiến người bệnh có tâm lý e ngại, tự ti khi đối mặt với đối tác, người bạn đời của mình. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống lứa đôi cũng như mối quan hệ vợ chồng, khiến người bệnh khó thăng hoa trong cuộc yêu.
Ngoài ra, bệnh chàm bìu nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn của nam giới do phần da ở bìu rất mỏng. Bệnh dễ gây ra biến chứng viêm tinh hoàn, làm giảm chất lượng tinh trùng, thậm chí gây ra tình trạng không có tinh trùng. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh chàm bìu do vi khuẩn, nấm men phát triển gây bệnh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây chàm hóa tại chỗ, khiến bệnh trở thành bệnh mãn tính, kéo dài dai dẳng.
Bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi gặp phải các tình trạng sau:
- Ngày càng có nhiều dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh chàm bìu
- Các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động của cơ thể
- Khoảng thời gian giữa các lần bùng phát tình trạng ngứa, tấy đỏ càng ngày càng ngắn
- Các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, vùng da bệnh có dấu hiệu lan sang các khu vực khác
- Sốt cao, nổi hạch ở vùng bẹn hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng, chàm bội nhiễm…
⇒Mách bạn: Các Thuốc Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Được Chuyên Gia Khuyên Dùng
Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh chàm bìu
Chàm bìu là bệnh khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Chúng ta có thể phòng ngừa và kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tiến triển thông qua các biện pháp sau đây:
1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh chàm, làm kích hoạt sự giải phóng các tế bào gây viêm, khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chế độ ăn không chỉ hiệu quả với bệnh chàm mà còn giúp xác định các thực phẩm có thể gây ra những tình trạng khác như không dung nạp gluten, bệnh celiac, không dung nạp đường sữa và hội chứng ruột kích thích.
Do đó, người mắc bệnh chàm nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Tốt nhất nên:
- Tích cực bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm như thực phẩm chứa nhiều flavonoid chống viêm (bơ, táo, anh đào, bông cải xanh, cải xoăn…), thực phẩm chứa men vi sinh (dưa cải bắp, sữa chua, súp miso…).
- Sử dụng 1 – 2 ly cà phê và trà, đặc biệt là trà xanh vì có chứa chất chống oxy hóa, polyphenol có tác dụng chống viêm hiệu quả.
- Cần tránh chất béo chuyển hóa gồm một số loại bơ thực vật, dầu hydro hóa, khoai tây chiên, các thực phẩm chiên rán. Tránh chất béo bão hòa thường có trong các thực phẩm như da gia cầm, bơ động vật, thực phẩm từ sữa nguyên chất béo, thịt đỏ…
- Nên tăng cường ăn các thực phẩm chứa chất chống viêm, chống oxy hóa, thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, kẽm
- Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như hạt, trứng, sữa bò, đậu nành, đậu phộng, động vật có vỏ
- Hạn chế thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm chứa gluten, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán…
[Giải đáp chi tiết]: Các Dạng Bệnh Chàm Có Lây Không? Chuyên Gia Phân Tích
2. Lối sống, thói quen sinh hoạt
Bệnh chàm bìu dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi như thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, mặc quần chật, bó sát, ẩm ướt… Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt như sau:
- Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, tốt nhất nên mặc quần áo được làm từ 100% cotton hoặc các loại vải sợi thiên nhiên khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí. Nên chọn quần lót có độ co giãn thoải mái, giặt sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng mặt trời
- Cắt móng tay gọn gàng, sạch sẽ, hạn chế gãi để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, bội nhiễm khi mắc bệnh chàm
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, có nhiều yếu tố có thể gây dị ứng. Nếu thời tiết hanh khô hoặc sử dụng máy lạnh, nên dùng máy tạo ẩm để giúp cân bằng độ ẩm, hạn chế tình trạng da khô, bong tróc, kích ứng.
- Người bị bệnh chàm bìu nên hạn chế vận động tiết ra nhiều mồ hôi hoặc để da khô khi thời tiết lạnh. Tốt nhất nên thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm, chất làm mềm da tự nhiên để cân bằng độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô da.
- Tránh dùng các loại sữa tắm, chất tẩy rửa có hương liệu, tính tẩy rửa mạnh. Hạn chế tắm nước quá nóng để tránh khô da, quan hệ tình dục lành mạnh, điều độ. Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress.
3. Thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Người bị bệnh chàm bìu không nên chủ quan, tốt nhất cần sớm thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Bệnh thường được điều bằng các thuốc kiểm soát triệu chứng bệnh như kem dưỡng ẩm, chất làm mềm da để giảm ngứa da; kem corticosteroid giúp kiểm soát làm giảm triệu chứng viêm.
Khi điều trị cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Dưỡng ẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người mắc bệnh chàm. Nên dùng loại kem dưỡng ẩm phù hợp, có thể thoa dầu dừa, dầu hoa hướng dương, massage, bấm huyệt, châm cứu đều được.
- Có thể điều trị bằng Đông y hoặc Tây y, dù điều trị theo phương pháp nào thì người bệnh cũng cần thăm khám bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông Y. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.
- Dùng thuốc đều đặn, thường xuyên, tái khám định kỳ theo lịch hẹn, không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc.
Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc nam giới bị bệnh chàm bìu có lây không. Bệnh chàm bìu mặc dù không nguy hiểm nhưng khó điều trị dứt điểm, hay tái phát. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.
Xem thêm: Mẹo Chữa Bệnh Chàm Bìu Tại Nhà An Toàn, Dễ Thực Hiện