Nội dung chính

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm thế nào để phòng ngừa và xử lý sẹo hiệu quả cho bé? Đây hẳn là vấn đề luôn được đông đảo phụ huynh quan tâm.

⇒ Tìm hiểu ngay: Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Có Tự Hết Không? Cần bao Lâu Để Hồi Phục?

Tìm hiểu về bệnh chàm sữa ở trẻ em

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi. Đây là một dạng viêm da mãn tính có liên quan đến cơ địa và hệ miễn dịch của bé. Đa số các trường hợp bị chàm sữa đều có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (phấn hoa, lông thú nuôi, bụi bẩn, thực phẩm, nấm mốc, vi khuẩn…), làm kích hoạt phản ứng viêm trên da và kích hoạt triệu chứng của bệnh chàm sữa bùng phát.

Trẻ Bị Chàm Sữa Có Để Lại Sẹo Không
Trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không là vấn đề đang được nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng

Bệnh chàm sữa ở trẻ em thường có tính chất kéo dài, xuất hiện với các điểm đặc trưng như nổi các đám mụn nước nhỏ li ti trên nền da đỏ, khô và ngứa da, có vảy bong tróc và trường hợp nặng còn bị nứt nẻ da, chảy máu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hay nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp nhất là ở trên mặt.

Mặc dù không có khả năng lây lan cho người khác nhưng bệnh chàm sữa ở trẻ em rất dễ tái phát khi không được chữa trị đúng cách. Nghiêm trọng hơn bé có thể gặp các biến chứng như chàm sữa bội nhiễm, chàm thể tạng. Bệnh cũng để lại nhiều di chứng xấu trên da gây mất thẩm mỹ nên cần được chú trọng điều trị tốt ngay từ giai đoạn nhẹ.

Chàm sữa có để lại sẹo không?

Khi đề cập đến những di chứng và ảnh hưởng của bệnh đối với làn da của trẻ, rất nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng, băn khoăn không biết liệu lác sữa có để lại sẹo không?. Câu trả lời là “Có” nhưng không phải trường hợp nào mắc chàm sữa xong da cũng có sẹo.

Khi bị chàm sữa, mụn nước vỡ và tạo vảy rồi bong tróc ra ngoài sẽ để lại một vùng da non nhẵn và mỏng. Đây là dấu tích để lại trên vùng da bị tổn thương. Theo thời gian, vùng da này có thể hồi phục trở lại bình thường nếu được chăm sóc tốt.

Tuy nhiên, thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp trẻ bị sẹo xấu sau điều trị chàm sữa. Vết sẹo có hình dáng, kích thước không giống nhau ở mỗi trẻ. Chúng xuất hiện dưới các dạng sau:

  • Sẹo rỗ: Bề mặt da của bé xuất hiện các vết lõm nông hoặc sâu.
  • Sẹo thâm: Bé bị chàm sữa tái đi tái lại hoặc chàm sữa mãn tính thường gặp loại sẹo này. Bề mặt sẹo thâm đen, sẫm màu hơn so với vùng da lành xung quanh do hiện tượng tăng sắc tố da ở vùng tổn thương.
  • Sẹo lồi: Vết sẹo gồ lên trên bề mặt da. Đây được đánh giá là loại sẹo cứng đầu nhất do chàm sữa gây ra cho trẻ.

Trẻ bị chàm sữa để lại sẹo nguyên nhân do đâu?

Ở trẻ nhỏ, làn da còn non yếu và khá mỏng manh nên dễ hình thành sẹo khi có tổn thương. Trẻ bị chàm sữa càng có nguy cơ để lại sẹo cao hơn do những nguyên nhân dưới đây:

  • Cha mẹ chăm sóc da cho con không đúng cách trong những ngày bé bị bệnh khiến vi khuẩn xâm nhập vào vùng tổn thương dẫn đến nhiễm trùng, lở loét và để lại sẹo.
  • Chàm sữa gây nổi nhiều mụn nước ngứa. Nhiều bé phải dùng tay cào gãi liên tục để dập tắt cảm giác khó chịu khiến mụn nước vỡ ra và làm bề mặt da bị trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng. Da bị sẹo là một hậu quả tất yếu.
  • Cha mẹ cho bé ăn những thực phẩm gây kích thích tăng sinh mạnh ở các tế bào hoặc làm thay đổi sắc tố da, từ đó hình thành sẹo lồi, sẹo thâm. Chẳng hạn như rau muống, thịt gà, thịt bò,… Một số thực phẩm khác như đồ nếp, đồ ngọt, các thực phẩm giàu axit cũng ảnh hưởng đến quá trình tăng sinh của tế bào và làm tăng nguy cơ để lại sẹo khi trẻ bị chàm.
nguyên nhân chàm sữa để lại sẹo
Một số thực phẩm sử dụng cho trẻ bị chàm sữa có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo
  • Chàm sữa tái phát liên tục ở cùng một vị trí gây tổn thương sâu đến da và khiến da không thể phục hồi như lúc đầu, dễ để lại sẹo thâm, sẹo lồi hoặc cả sẹo lõm.
  • Điều trị bệnh không đúng cách khiến cho tổn thương trên da kéo dài, lan rộng, thậm chí phát triển thành sẹo xấu.
  • Trẻ thường xuyên dùng tay chạm vào vết thương khi đang lành hoặc cố gắng bóc vảy thay vì phải để bong tróc tự nhiên.
  • Trẻ bị chàm sữa các vùng da hở như lông mày, má, cổ, tay… thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm thay đổi sắc tố da và gây tổn thương đến tế bào. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ bị sẹo thâm rất cao.

⇒ Xem thêm: Cách chữa chàm sữa ở lông mày hiệu quả nhất

Chàm sữa để lại sẹo có sao không?

Một số vết sẹo chàm sữa không nghiêm trọng có thể mờ dần theo năm tháng khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu xuất hiện trên mặt hoặc các vị trí dễ quan sát thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da.

Đặc biệt, đối với những bé đã lớn và có ý thức thì sự xuất hiện của những vết sẹo dày đặc trên da có thể khiến bé mất tự tin, thậm chí còn bị bạn bè chê cười. Một số phụ huynh còn tốn khá nhiều chi phí để xóa sẹo cho con bằng công nghệ cao, nhất là khi bé bị sẹo lồi.

Để tránh cho con yêu của mình rơi vào tình cảnh này, cha mẹ nên chú trọng điều trị bệnh chàm sữa cũng như trị sẹo cho con ngay khi vết sẹo mới hình thành để làn da hồi phục nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo

Bên cạnh vấn đề “trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không?” thì cũng có khá nhiều phụ huynh quan tâm đến việc làm sao để da bé nhanh hồi phục bình thường nếu không may bị sẹo. Một số phương pháp hiện đang được áp dụng để xóa mờ vết sẹo chàm sữa cho bé như:

1. Sử dụng kem trị sẹo chàm sữa

Đây là cách xóa sẹo đơn giản và tiện lợi nhất cho trẻ bị chàm sữa. Cha mẹ có thể tìm mua các loại kem trị sẹo an toàn cho trẻ đang bán sẵn tại các cửa hàng thuốc Tây hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một loại phù hợp.

Kem trị sẹo hoạt động dựa trên cơ chế bạt sừng, tăng cường tổng hợp collagen hoặc kích thích tái tạo tế bào da mới để làm đầy vết sẹo lồi. Một số loại còn giúp cải thiện sắc tố da và làm mờ vết thâm sẹo. Mỗi sản phẩm sẽ được chỉ định cho những loại sẹo nhất định. Phụ huynh nên đọc kỹ thành phần và khuyến cáo sử dụng trước khi mua về điều trị sẹo cho con.

trẻ bị chàm sữa có sẹo dùng kem gì
Sử dụng một số loại kem bôi có thể giúp làm mờ vết sẹo do chàm sữa để lại

Vùng da bị chàm sữa khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với hóa mỹ phẩm. Tốt nhất, nên ưu tiên lựa chọn các loại kem xóa sẹo được bào chế từ các thành phần thiên nhiên lành tính để đảm bảo an toàn cho bé.

Các loại kem trị sẹo thích hợp cho trẻ bị chàm sữa:

  • Dermatix
  • Mederma For Kids
  • Contractubex
  • Scar Esthetique Cream
  • Hiruscar
  • Kelo Cote,…

⇒ Mách bạn: 16 Kem Bôi Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Tốt Nhất

2. Xóa mờ sẹo chàm sữa bằng các mẹo dân gian

Nhiều mẹo dân gian không chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh, làm nhanh lành tổn thương trên da mà còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sẹo để lại trên da bé. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc áp dụng những cách đơn giản sau để vết sẹo của trẻ mờ dần một cách tự nhiên.

Dùng nghệ:

Nghệ tươi chứa một lượng lớn curcumin, một chất có khả năng diệt khuẩn, chống viêm, tiêu diệt gốc tự do, kích thích tái tạo vết thương. Bên cạnh đó, đây còn là nguyên liệu thiên nhiên nổi tiếng với tác dụng ngăn ngừa và điều trị sẹo.

Để trị sẹo hoặc chàm sữa, mẹ hãy giã nát củ nghệ tươi. Sau đó dùng bông gòn thấm nước cốt thoa lên khu vực tổn thương mỗi ngày 1 – 2 lần.

Trị sẹo bằng nha đam:

Gel nha đam không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng, tái tạo mô bị tổn thương, làm đầy vết sẹo lõm, xóa mờ vết thâm. Nếu trong vườn nhà có trồng loại cây này, bạn hãy tận dụng ngay để trị sẹo chàm sữa cho bé.

chữa sẹo chàm sữa cho trẻ bằng nha đam
Nha đam được xem là phương thuốc trị sẹo tự nhiên, an toàn cho trẻ bị chàm sữa

Trước tiên, bạn hãy hái một lá nha đam tươi, gọt vỏ. Dùng thìa nạo một ít gel từ phần thịt bên trong và thoa trực tiếp lên vết sẹo trên da bé.

Nguyên liệu này có tính tẩy mạnh, vì vậy bạn chỉ nên thoa trong phạm vi vùng da cần điều trị mỗi tuần 2 – 3 lần. Tránh lạm dụng quá mức khiến da bé bị kích ứng.

Bôi vitamin E:

Vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa tế bào, cải thiện tình trạng khô da, bong tróc vảy và nứt nẻ da ở trẻ bị chàm sữa, đồng thời xóa mờ vết sẹo trên da bé. Đây là một loại dưỡng chất lành tính, có thể dùng thoa lên vết sẹo và khu vực da bị chàm sữa của bé mỗi ngày để ngăn ngừa và điều trị sẹo.

Khi sử dụng, bạn chọc bể 1 viên nha đam để lấy dịch bên trong thoa lên vùng da bị sẹo. Nhẹ nhàng massage theo chuyển động tròn cho vitamin E thẩm thấu vào sâu bên trong. Rửa sạch lại sau khoảng 3 tiếng. Đây cũng là mẹo chữa chàm sữa tự nhiên cho trẻ đang được nhiều mẹ áp dụng.

⇒ Mách mẹ: 9 Mẹo Chữa Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Trong Dân Gian

Cách phòng ngừa sẹo cho trẻ khi bị chàm sữa

  • Tích cực phối hợp với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để bệnh của bé nhanh khỏi mà không để lại sẹo hay bất cứ di chứng nào trên da.
  • Chăm sóc, vệ sinh da cho trẻ đúng cách, nhẹ nhàng.
  • Không để bé đưa tay lên gãi ngứa hoặc cạy vảy vết thương dẫn đến nhiễm trùng, chảy máy, gây tổn thương sâu trong da.
  • Vệ sinh cơ thể và tay của bé thường xuyên. Cha mẹ cũng nên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn mỗi khi chăm sóc và bôi thuốc cho con.
  • Không để vùng da bị bệnh chàm sữa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vá các tác nhân gây kích thích.
  • Sử dụng thuốc chữa bệnh chàm kết hợp thoa kem dưỡng ẩm, kem ngừa sẹo để giảm thiểu tối đa nguy cơ hình thành vết sẹo xấu.
  • Tránh cho bé dùng các thức ăn có thể gây sẹo hoặc làm tăng nặng triệu chứng chàm sữa, chẳng hạn như trứng, đồ tanh, rau muống.
  • Bổ sung thêm các loại hoa quả giàu vitamin C để tăng cường tổng hợp collagen, giúp ngăn ngừa hình thành sẹo và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể bé.

Qua bài viết trên, hẳn bạn đã nắm rõ “trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không?”. Một số bé có thể bị sẹo ở vùng da tổn thương do nhiễm trùng, tái phát bệnh nhiều lần hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Cha mẹ nên chú trọng điều trị và chăm sóc cho con đúng cách ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo xấu trên da bé.

⇒ Bác sĩ tư vấn: Kem Trị Chàm Sữa Dexeryl Có Hiệu Quả Không? Cách Dùng, Giá Bán

Câu hỏi liên quan

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Cách chữa

Tra cứu thuốc