Nhiều cách trị bệnh chàm tại nhà vừa đơn giản mà hiệu quả đang được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong dân gian. Bạn có thể chườm mát, tắm nước chè xanh hoặc sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm dưới đây để đẩy lùi triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.
⇒ Tham khảo thêm: 9 Cách Chữa Chàm Bìu Tại Nhà Cực Hay
15 Cách trị bệnh chàm tại nhà đơn giản
Bệnh chàm là một dạng viêm da đặc trưng bởi tình trạng kích ứng, đỏ da, nổi nhiều mụn nước ngứa và bong tróc da. Do có tính chất mãn tính và liên quan đến yếu tố cơ địa nên bệnh khó điều trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc đúng cách kết hợp với các phương pháp điều trị, chăm sóc tại nhà có thể giúp kiểm soát và ngăn chặn các đợt bệnh tái phát trong tươi lai.
Dưới đây là 15 cách chữa trị chàm da tại nhà đang được đông đảo bệnh nhân áp dụng:
1. Cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng liệu pháp chườm mát
Chườm mát là một giải pháp đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích đối với các trường hợp đang bị dày vò bởi cơn ngứa cùng cảm giác đau rát, viêm đỏ da do bệnh chàm gây ra. Dưới tác động của nhiệt độ thấp, các dây thần kinh cảm giác quanh vùng tổn thương sẽ được gây tê tạm thời, qua đó xoa dịu cơn đau và cải thiện đáng kể triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.
Ngoài ra, chườm lạnh còn có tác dụng giảm sưng viêm ở vùng da bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh chàm bội nhiễm. Hơi lạnh giúp ức chế phản ứng viêm trên da bằng cách làm các tế bào và mạch máu co lại.
Cách 1: Dùng khăn mát
- Lấy một cái khăn mềm nhúng vào trong nước đá
- Vắt nhẹ khăn cho ráo bớt nước rồi phủ lên khu vực da bị ảnh hưởng.
- Lưu lại khăn trong 15 – 20 phút sẽ thấy cảm giác khó chịu thuyên giảm đáng kể, da cũng bớt sưng đỏ.
Cách 2: Chườm đá lạnh
- Bỏ cục đá lạnh vào trong túi chườm chuyên dụng hoặc gói vào một cái khăn sạch
- Chườm trực tiếp lên vùng da bị chàm.
- Sau vài phút, bạn có thể di chuyển túi đá sang vị trí khác, tránh để một chỗ quá lâu khiến các mô bị lạnh quá mức dẫn đến bỏng nhiệt.
Về cơ bản, chườm mát là phương pháp lành tính và an toàn khi được thực hiện đúng cách. Mỗi lần, bạn chỉ nên chườm tối đa trong 20 phút và cứ cách 3 tiếng có thể lặp lại 1 lần. Sau khi chườm lạnh xong thì nên thoa kem hoặc son dưỡng ẩm tùy theo vùng tổn thương.
⇒ Mách bạn: Top 6 Son Dưỡng Trị Chàm Môi Chất Lượng, Đáng Thử
2. Các trị chàm da tại nhà bằng các loại tinh dầu
Bệnh chàm không chỉ gây ngứa, nổi mụn nước mà còn khiến làn da trở nên khô ráp, nứt nẻ hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng. Một số loại tinh dầu thiên nhiên với khả năng dưỡng ẩm, sát trùng mạnh được xem là phương thuốc trị bệnh tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.
Người bệnh có thể tận dụng một trong những loại tinh dầu thiên nhiên dưới đây để chữa eczema tại nhà:
- Dầu hoa anh thảo: Giảm căng thẳng, bổ sung omega-6 cùng axit gamma-linolenic, giúp sát khuẩn tại chỗ, giảm kích ứng, làm dịu cơn ngứa.
- Dầu dừa: Kháng khuẩn, dưỡng ẩm, cải thiện cơn ngứa cùng tình trạng bong tróc da, viêm đỏ ở vùng da bị chàm, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào mới.
- Tinh dầu tràm trà: Sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn và vi nấm gây chàm bội nhiễm, làm dịu vùng da bị kích ứng.
- Tinh dầu Lavender: ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, giảm viêm đỏ da, ngứa da, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân bị chàm.
- Tinh dầu bạc hà: Giảm đau, chống sưng viêm, làm dịu cơn ngứa, mang đến cảm giác mát lạnh, khoăn khoái cho vùng da bị chàm.
- Dầu ô liu: Bổ sung hàm lượng omega 3 và vitamin E cao. Ngoài tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm chúng còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm bong tróc, bảo vệ các mô khỏe mạnh.
- Làm sạch vùng da bị bệnh với nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn, thấm khô
- Trộn một trong các loại tinh dầu nguyên chất với dầu nền ( dầu dừa hoặc dầu ô liu). Cứ 2 – 3 ml tinh dầu thì đem pha lẫn với 100ml dầu nền.
- Dùng đầu cây tăm bông tiệt trùng thấm dầu và nhẹ nhàng thoa lên khu vực bị chàm cần điều trị.
- Rửa sạch lại da sau 15 phút và lặp lại 2 lần mỗi ngày.
*Lưu ý: Trường hợp bị chàm ở nhiều vùng da hoặc chàm toàn thân, bạn có thể pha loãng vài giọt tinh dầu với nước tắm để thuận tiện hơn cho quá trình điều trị.
⇒ Đừng bỏ qua: 5 Mẹo Trị Chàm Khô Bằng Dầu Dừa Hiệu Quả Nhất
3. Chữa eczema tại nhà bằng muối
Muối là nguyên liệu có sẵn trong gian bếp của hầu hết mọi gia đình. Đây không chỉ là gia vị nấu ăn mà còn được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh tự nhiên cho các trường hợp bị viêm họng, viêm xoang, viêm da cơ địa ở tay, eczema và cả bệnh chàm sữa ở trẻ em.
Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng muối hiện đang được nhiều người tin dùng bởi ai cũng biết, nguyên liệu này có đặc tính sát trùng mạnh. Sử dụng nước muối để vệ sinh vùng da bị bệnh hoặc pha vào nước tắm có tác dụng làm sạch tổn thương, diệt khuẩn, giảm nhanh cơn ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Để điều trị bệnh chàm, bạn có thể mua sẵn nước muối sinh lý có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc Tây về sử dụng cho tiện lợi và đảm bảo an toàn. Trường hợp pha nước muối tại nhà thì nên pha theo tỷ lệ 9g muối/1 lít nước và tiệt trùng các dụng cụ cẩn thận.
Phương pháp thực hiện:
- Cách 1: Dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước muối pha sẵn vệ sinh vùng da bị chàm 2 – 3 lần trong ngày.
- Cách 2: Pha một ít muối và tinh dầu vào trong bồn nước tắm. Ngâm mình thư giãn từ 5 – 10 phút để tinh chất sát khuẩn của các nguyên liệu phát huy hiệu quả tối ưu trên bề mặt tổn thương.
4. Mẹo trị bệnh chàm với giấm táo
Thêm một cách trị bệnh chàm tại nhà đơn giản để bạn tham khảo đó là dùng giấm táo. Nguyên liệu này có tác dụng cân bằng nồng độ PH trên da, giảm viêm ngứa, diệt khuẩn, kháng nấm, kích thích bong tróc vảy và tế bào chết một cách tự nhiên.
Sử dụng giấm táo đúng cách còn giúp cải thiện sắc tố da, cải thiện khả năng miễn dịch, tăng cường hàng rào bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa nguy cơ hình thành sẹo thâm cho vùng da bị chàm. Có nhiều cách sử dụng giấm táo chữa bệnh chàm như sau:
- Cách 1: Thêm 1 – 2 cốc nước giấm táo vào trong bồn tắm và ngâm mình từ 10 – 15 phút.
- Cách 2: Trộn 1 thìa giấm táo với 1/2 thìa dầu dừa. Thoa hỗn hợp lên vùng da cần điều trị mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.
- Cách 3: Pha hỗn hợp gồm giấm táo với nước hoa hồng theo tỷ lệ 1:2. Dùng dung dịch này bôi ngoài da để điều trị chàm ở trẻ em và cả người lớn.
- Cách 4: Pha loãng giấm táo với dầu hướng dương theo tỷ lệ 2:1. Thoa một lớp mỏng hỗn hợp lên vùng da đầu bị chàm sau khi tắm. Cách này đang được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh chàm, viêm da cơ địa ở đầu.
5. Bổ sung probiotic
Mặc dù không giúp chữa khỏi bệnh chàm nhưng việc bổ sung probiotic có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh thông qua việc cân bằng hệ vi sinh vật cho đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Nghiên cứu đã phát hiện ra, nhiều bệnh nhân bị chàm có vấn đề về đường ruột, nhất là sự thay đổi của hệ vi sinh vật. Probiotic là những vi khuẩn có ích tham gia thúc đẩy quá trình tiêu hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng có lợi cho quá trình phục hồi tổn thương.
Bên cạnh đó, việc bổ sung lợi khuẩn probiotic còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh chàm như:
- Hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho da
- Kiểm soát cân nặng
- Tăng cường chuyển hóa đường và mỡ trong máu, qua đó ổn định tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng vùng da bị chàm.
- Ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng da.
- Giảm thiểu ảnh hưởng và tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh chàm đối với cơ thể, đặc biệt là kháng sinh.
Cách tốt nhất để bổ sung probiotic cho cơ thể đó là thông qua thực phẩm tự nhiên. Nếu đang bị chàm, bạn nên thường xuyên ăn sữa chua, thực phẩm lên men hoặc các loại dưa muối chua để cơ thể được cung cấp nguồn probiotic dồi dào. Trường hợp đang uống kháng sinh, bạn nên ăn các thực phẩm này cách xa thời điểm dùng thuốc để tránh làm giảm hiệu quả của của cả hai.
⇒ Bạn cần biết: Bệnh Chàm Vi Khuẩn (Vi Trùng) và Cách Chữa Hiệu Quả
6. Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng lá chè xanh
Lá chè xanh được dân gian sử dụng rộng rãi trong điều trị các loại chàm, bao gồm chàm khô, chàm đồng tiền, chàm sữa hay chàm bìu… Đây là nguyên liệu thiên nhiên lành tính, có thể dùng cho hầu hết mọi đối tượng và vùng da mà không lo ngại bị kích ứng.
Phân tích thành phần hóa học của lá chè xanh cho thấy, nguyên liệu này đặc biệt giàu vitamin B, C, EGCG và flavonoid. Khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, chúng nhanh chóng phát huy tác dụng sát trùng, làm dịu kích ứng, giảm ngứa, tiêu diệt các gốc tự do có hại và kích thích tái tạo tế bào mới.
Các tác dụng khác của chè xanh trong điều trị bệnh chàm:
- Giảm viêm da
- Cấp ẩm, cải thiện tình trạng khô da, dày sừng, bong tróc da.
- Ức chế quá trình lão hóa, giúp vết chàm nhanh lành mà không để lại sẹo hay vết thâm đen mất thẩm mỹ.
Cách trị chàm da tại nhà bằng lá chè xanh như sau:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm một nắm lá chè xanh, vài hạt muối.
- Ngâm lá trà trong nước vài phút và rửa thật kỹ để loại bỏ sạch bụi bẩn.
- Dùng tay vò nhẹ lá chè rồi bỏ vào nồi nước đang sôi cùng một ít muối ăn.
- Đun cho nồi nước sôi trở lại khoảng 5 phút thì tắt bếp. Vớt bỏ xác lá chè.
- Chờ cho nước nguội, dùng tắm hoặc rửa vùng da bị chàm 3 – 4 lần mỗi ngày.
Ngoài cách trên, bạn có thể thay thế nước lá chè tươi bằng tinh dầu trà xanh, sử dụng theo hình thức bôi ngoài hoặc pha vào nước tắm. Chú ý lựa chọn các địa chỉ uy tín để mua được tinh dầu nguyên chất nhằm đảm bảo an toàn cho da.
7. Vệ sinh da đúng cách với sữa tắm, xà phòng phù hợp
Để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm, bạn cũng cần tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách mỗi ngày. Các loại xà phòng, sữa tắm chứa chất tẩy mạnh hoặc thành phần không phù hợp có thể khiến làn da bị kích ứng, từ đó khiến các triệu chứng chàm da càng trở nên trầm trọng hơn.
Dưới đây là một số lưu ý khi tắm rửa, vệ sinh da, giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm tại nhà tốt hơn:
- Lựa chọn các loại xà bông, sữa tắm dịu nhẹ, không chứa kiềm cùng các thành phần có thể gây hại cho da như natri lauryl sunfat, chất tẩy trắng cùng các hạt tẩy tế bào chết.
- Nhẹ nhàng với làn da khi tắm rửa. Không dùng tay, khăn mặt, miếng xơ mướp hay các đồ vật khác chà sát, kỳ cọ mạnh khiến vùng da bị chàm dễ tổn thương sâu, chảy máu, nhiễm trùng.
- Đảm bảo xả sạch xà phòng và thấm khô cơ thể trước khi mặc quần áo.
- Không tắm với nước quá nóng
- Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm để các dưỡng chất được hấp thụ tốt hơn.
⇒ Có thể bạn chưa biết: Chàm Ướt Là Gì? Cách chăm sóc và điều trị nhanh khỏi
8. Mẹo chữa bệnh chàm bằng nha đam
Tiếp theo, bạn có thể tham khảo cách trị bệnh chàm tại nhà bằng nha đam. Đặc tính dược lý của nha đam được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền công nhận. Cách đây hàng nghìn năm, nguyên liệu này đã được người dân Ấn Độ sử dụng trong điều trị vết thương và các bệnh lý ngoài da, bao gồm cả chàm da.
Nha đam giàu vitamin A, B12, C, E, saponin, axit salicylic, kẽm, selen… Chúng có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, làm tăng sức đề kháng cho da, cải thiện khả năng miễn dịch. Sử dụng gel nha đam làm thuốc bôi còn giúp làm mát, xoa dịu cơn ngứa và giúp bề mặt tổn thương cũng như vết nứt trên da nhanh khô.
Cách chữa eczema tại nhà bằng nha đam khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này như một loại thực phẩm thông thường, dùng nấu chè hoặc chế biến món ăn để đẩy lùi bệnh chàm từ bên trong. Ngoài ra, nha đam còn được sử dụng làm thuốc bôi, giúp sát trùng tại chỗ, giảm nhẹ các triệu chứng bên ngoài, tăng độ độ phục hồi tổn thương.
Cách 1:
- Lá nha đam tươi rửa sạch, gọt bỏ đi hết lớp da xanh bên ngoài cho đến sát ruột
- Dùng thìa nạo lấy một ít gel từ ruột nha đam hoặc bỏ nguyên liệu vào máy xay trực tiếp.
- Thoa gel nha đam lên vùng da bị chàm và để khô tự nhiên trong khoảng 20 phút.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần để bệnh chàm nhanh có sự chuyển biến tốt.
Cách 2:
- Lấy gel nha đam trộn chung mật ong theo tỷ lệ bằng nhau
- Thoa hỗn hợp lên da tạo thành một lớp mỏng bao phủ toàn bộ vùng da bị chàm.
- Giữ từ 15 – 20 phút mới rửa sạch.
- Áp dụng ngày 2 – 3 lần để da bớt ngứa ngáy, viêm đỏ.
9. Chữa bệnh chàm bằng lá khế theo kinh nghiệm dân gian
Hẳn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết được rằng lá khế có tác dụng chữa bệnh chàm. Trong dân gian, loại lá này thường được người dân sử dụng để điều trị các bệnh lý về da như nổi mề đay, ngứa da, rôm sảy, viêm da cơ địa và cả bệnh chàm.
Lá khế được sử dụng chữa bệnh chàm cả theo đường uống lẫn dùng ngoài. Đặc tính sát khuẩn, kháng viêm tự nhiên của lá sẽ giúp làm giảm nhanh cơn ngứa và cải thiện tình trạng viêm đỏ da, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh được chữa lành.
Bài thuốc dùng ngoài:
- Lá khế rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi đem nấu với 1 – 2 lít nước
- Đun sôi khoảng 15 phút để các chất trong lá khế hòa tan vào nước.
- Để nước lá khế nguội đến độ ấm vừa phải thì lấy tắm rửa, vệ sinh vùng da bị chàm.
Bài thuốc uống trong:
- Rửa sạch 1 nắm lá khế rồi đem sắc với 3 bát nước
- Đun sôi trên lửa nhỏ cho cạn còn 2 bát.
- Gạn nước vừa sắc chia 2 – 3 lần uống trong ngày để chữa bệnh chàm.
⇒ Xem thêm: Top 7 Thuốc Bôi Trị Chàm Đồng Tiền Tốt Và An Toàn Nhất
10. Cải thiện các triệu chứng bệnh chàm tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Một số thực phẩm có thể làm tăng nặng các dấu hiệu viêm ngứa, nổi mụn nước ở bệnh nhân bị chàm. Tuy nhiên, không ít thực phẩm khác lại giúp ức chế sự phát triển của bệnh và đẩy mạnh quá trình sửa chữa, phục hồi tổn thương do chàm da gây ra.
Nghiên cứu từ y học hiện đại cũng đã xác nhận sự khởi phát của bệnh chàm cũng có mối liên hệ nhất định với các thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày. Do vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ những gì nên và không nên ăn để xây dựng được một thực đơn lành mạnh, giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh chàm một cách tự nhiên.
Các thực phẩm có khả năng kháng viêm, làm giảm triệu chứng bệnh chàm:
- Một số loại cá béo và các loại hạt chứa nhiều omega 3
- Trái cây giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như nam việt quất, nho, cam, dâu tây, anh đào…
- Dầu ô liu
- Dầu dừa
- Rau lá xanh
- Cà chua và các loại rau củ quả có màu sắc tươi sáng.
Thực phẩm nên hạn chế:
- Nội tạng động vật, thịt mỡ, các món chiên rán
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các món ăn cay
- Đường tinh luyện
- Món ăn chứa nhiều muối
- Thịt gà
- Thịt bò
- Hải sản
- Đồ uống chứa cồn và các chất kích thích.
Khi xây dựng thực đơn cho người bị chàm, cần chú ý tính toán lượng thực phẩm và calo dung nạp để kiểm soát cân nặng và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Không sử dụng tất cả các thức ăn, đồ uống từng khiến bạn bị dị ứng nếu không muốn bệnh chàm bùng phát nghiêm trọng hơn.
11. Bí quyết chữa bệnh chàm bằng bột yến mạch
Trong số những cách trị bệnh chàm tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên, bí quyết chữa bệnh từ bột yến mạch đang được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả. Một số ý kiến cho rằng, thành phần lipid cùng nguồn dưỡng chất phong phú trong thực phẩm này có khả năng chống oxy hóa, ức chế phản ứng viêm trên vùng da bị chàm, đồng thời làm dịu cơn ngứa và giữ nước cho da.
Người bị chàm có thể dùng bột yến mạch thay thế cho sữa tắm để hạn chế kích ứng da. Nguyên liệu này cũng hoạt động như một chất tẩy tế bào chết, giúp nhẹ nhàng lấy đi các mảng da bong tróc, trả lại cho bạn một làn da mịn màng hơn sau khi hồi phục.
Cách 1:
- Bỏ một bát yến mạch vào trong bồn nước ấm
- Ngâm mình trong bồn tắm kết hợp massage da nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút.
- Cuối cùng, tắm sạch lại với nước và thấm khô cơ thể.
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh chàm chấm dứt hẳn.
Cách 2:
- Trộn bột yến mạch với dầu dừa để được hỗn hợp sền sệt như kem.
- Thoa nguyên liệu này lên vùng da bị chàm hoặc toàn bộ cơ thể rồi massage theo chuyển động tròn vài phút.
- Tắm rửa lại cho sạch.
⇒ Tìm hiểu ngay: Top 6 Thuốc Bôi Chàm Sinh Dục Hiệu Quả Cho Mọi Đối Tượng
12. Tránh căng thẳng
Đối với những người mắc bệnh chàm, căng thẳng vừa là yếu tố kích thích bệnh bùng phát, vừa có thể khiến các triệu chứng bệnh diễn tiến trầm trọng hơn. Stress kéo dài, lo âu quá mức cũng có thể gây rối loạn miễn dịch và làm chậm quá trình phục hồi tổn thương trên da, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công vào cơ thể.
Chính vì lý do trên, kiểm soát căng thẳng là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong “cuộc chiến” chống lại bệnh chàm tại nhà của bạn. Hãy sắp xếp lại công việc cho hợp lý và dành nhiều thời gian ở bên người thân, bạn bè hoặc lần lượt thực hiện tất cả những việc mình yêu thích.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia một số hoạt động thể dục thể thao vừa sức như yoga, bơi lội, cầu lông, thể dục nhịp điệu… Chúng giúp có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm stress, vừa giúp nâng cao khả năng miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh chàm.
13. Cách trị chàm da tại nhà bằng lá sim
Quả sim thường được người dân thu hái về ngâm rượu, ngâm đường hoặc chế biến các loại thức uống. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, lá sim còn là vị thuốc chữa bệnh chàm hữu hiệu đang được nhiều bệnh nhân tin dùng.
Phân tích thành phần hóa học của lá sim, các nhà nghiên cứu thu được một lượng lớn rhodomyrtone. Chất này có tác dụng ức chế rõ ràng đối với nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp giảm viêm, làm mát da, xoa dịu cơn ngứa.
Cách sử dụng:
- Lá sim tươi bạn dùng khoảng 2 nắm, đem rửa nhiều lần nước cho thật sạch
- Bỏ lá vào nồi, đổ ngập nước. Đun sôi rồi chỉnh bếp cho nhỏ lửa hết cỡ sắc lá đến khi cô đặc thành cao lỏng.
- Để cao lá sim nguội rồi đổ vào trong lọ dùng dần.
- Mỗi ngày 2 lần, bạn hãy lấy một ít cao thuốc thoa nhẹ lên vùng da bị chàm như môi, lông mày, tay, chân, nhũ hoa… Mỗi lần lưu lại trong 20 phút.
⇒ Thông tin thêm: Cách Chữa Chàm Môi Bằng Đông Y An Toàn, Hiệu Quả Bất Ngờ
14. Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng dưa leo
Dưa leo chứa nhiều nước, một nguyên liệu cấp ẩm lý tưởng cho làn da đang bị khô ráp, bong tróc vì bệnh chàm. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng tố được tìm thấy trong quả còn góp phần tích cực vào việc sát trùng, làm dịu vùng da bị ngứa và rút ngắn chu kỳ tái tạo các mô tổn thương, giúp da nhanh hồi phục.
Cách sử dụng:
- Dưa leo rửa sạch, thái lát mỏng
- Lần lượt đắp vài lát dưa leo lên vùng da cần điều trị. Trước khi sử dụng, bạn có thể để dưa leo vào tủ lạnh để làm mát sẽ giúp da có cảm giác dễ chịu hơn.
- Giữ mặt nạ khoảng 15 phút rồi gỡ ra, làm sạch lại da.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần để các triệu chứng bệnh chàm nhanh được kiểm soát.
15. Mẹo chữa bệnh chàm bằng lá trầu không
Lá trầu không là vị thuốc thiên nhiên có tác dụng chữa nhiều bệnh, bao gồm cả eczema. Nguyên liệu này chứa hoạt chất kháng sinh, giúp sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn chặn tổn thương lan rộng.
Cách sử dụng:
- Giã nát vài lá trầu không rồi lấy nước cốt thoa lên da. Để yên trong 20 phút mới rửa lại.
- Hoặc nấu nước lá trầu pha loãng để tắm rửa, làm sạch vùng da bị bệnh hàng ngày.
Cách trị chàm da tại nhà có thật sự hiệu quả?
Những cách chữa bệnh chàm tại nhà ở trên đều có đặc điểm chung là dễ thực hiện, sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền. Chúng được dân gian tận dụng triệt để nhằm khắc phục bệnh chàm cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Cần lưu ý rằng, các mẹo trị chàm da tại nhà đều cho tác dụng chậm, chỉ thích hợp áp dụng trong giai đoạn da mới bị tổn thương nhẹ, triệu chứng bệnh chưa quá rõ ràng. Hiệu quả nhận được ở mỗi người không giống nhau, tùy thuộc vào cơ địa hay tình trạng chàm.
Việc áp dụng những cách trị bệnh chàm tại nhà trong giai đoạn nặng sẽ rất khó kiểm soát được bệnh. Chưa kể, một số phương pháp tự nhiên còn chưa được khoa học công nhận và cần có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá hiệu quả thật sự của chúng đối với bệnh nhân.
Trên thực tế, một số bệnh nhân còn có dấu hiệu bị nhiễm trùng da hoặc bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn sau khi tự ý chữa trị bệnh chàm bằng các mẹo dân gian truyền miệng. Bạn nên thận trọng cân nhắc kỹ giữa mặt lợi, hại và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ phương pháp nào.
⇒ Tìm hiểu ngay: Cách Nhận Biết và Điều Trị Bệnh Chàm Tai Nhanh Nhất