Nội dung chính

Chàm vi khuẩn (vi trùng) là một dạng viêm da khiến bệnh nhân luôn ngứa ngáy, khó chịu và đau rát. Tuy biểu hiện giống với các dạng chàm khác nhưng được đánh giá là khá nguy hiểm và có thể gây ra biến chứng. Bệnh nhân nên đến bác sĩ da liễu để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh để lâu bệnh sẽ khó chữa.

Chàm vi khuẩn (vi trùng) là bệnh gì?

Chàm vi khuẩn hay còn gọi là chàm vi trùng là một căn bệnh viêm da thuộc một dạng của Chàm Eczema. Vì khá giống các loại chàm khác nên biểu hiện cũng sẽ khá tương đồng. Tuy nhiên chàm vi khuẩn cũng có những đặc trưng riêng và được nhận định là nghiêm trong và nguy hiểm hơn sơ với bệnh chàm thông thường.

Chàm vi khuẩn (vi trùng) là bệnh gì?
Chàm vi khuẩn (chàm vi trùng) là một dạng viêm da được xem là khá nguy hiểm so với các loại chàm khác.

Chàm vi khuẩn diễn ra khá phổ biến và nó có thể xuất hiện ở mọi đối tượng bệnh nhân. Không giống các loại chàm khác, chàm vi trùng diễn ra ở mọi độ tuổi và mọi giới tính nên rất khó có thể phòng ngừa hiệu quả. Tình trạng bệnh này cũng sẽ gây cho bệnh nhân cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và đau rát dữ dội.

Tuy biểu hiện tương tự nhưng diễn biến của bệnh sẽ nặng và nghiêm trọng hơn so với chàm thông thường. Do có sự góp phần của vi trùng, vi khuẩn, vi nấm,… xâm nhập vào da nên khiến bệnh phát triển khá nhanh và có thể gây ra một số những biến chứng khác nghiêm trọng.

Thông thường, vi trùng và vi khuẩn dễ xâm nhập khi có thể đang có vết thương, viêm loét và đặc biệt là vết thương hở. Khi xâm nhập chúng bắt đầu phát triển và hình thành ra chàm trên da. Chàm khi được hình thành từ vi khuẩn rất dễ có khả năng nhiễm trùng và các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.

Eczema vi khuẩn vẫn khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn và cản trở trong cuộc sống. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn là sức khỏe tinh thần. Khiến tâm lý luôn cảm thấy lo sợ, căng thẳng, mặc cảm về vấn đề thẩm mỹ cũng như mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh.

Xem thêm: Bệnh Chàm Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hình Ảnh Thực Tế, Cách Chữa Trị

Nguyên nhân gây ra chàm vi khuẩn

Có khá nhiều nguyên nhân gây căn bệnh chàm vi khuẩn, nhưng đa số là do cơ thể mắc phải một số các vi trùng dễ sinh bệnh. Những vi trùng này khi xâm nhập vào da có thể phát sinh những vấn đề như viêm da, chàm vi khuẩn, mề đay, nổi mẩn ngứa, vẩy nến,…

Ngoài nguyên nhân là do những vi trùng xâm nhập vào cơ thể thì vấn đề nội sinh hoặc các do sinh hoạt không phù hợp cũng là lý do dẫn đến vấn đề chàm vi khuẩn. Người bệnh cần chú ý quan tâm đến tình hình bệnh của mình, nhất là khi có vết thương hoặc lở loét mà bắt đầu có hiện tượng khác thì rất có thể đó chính là chàm vi khuẩn.

Yếu tố vi khuẩn

Nguyên nhân này được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc chàm vi khuẩn. Có một số loại vi khuẩn thường xuất hiện trong các trường hợp cơ thể bị chàm, chúng xâm nhập vào các vết thương và bắt đầu hình thành bệnh.

Nguyên nhân gây ra chàm vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến chàm vi trùng.
  • Tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus

Khuẩn này được cho là nguyên nhân chính yếu dẫn đến tình trạng Eczema vi khuẩn. Vi khuẩn này chỉ gây ra bệnh nếu cơ thể đang có vết thương hở hoặc lở loét. Vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố làm cho kích thích cơ chế miễn dịch và sinh ra chàm da. Nếu chàm da bị gây ra do vi khuẩn này thì khá khó chữa, thời gian lây lan bệnh cũng nhanh hơn và biến chứng cũng nghiêm trọng hơn các nguyên nhân khác.

  • Nhiễm nấm

Chàm vi khuẩn có thể được gây ra bởi một số loại nấm Trichophyton, Epidermophyton. Những loại nấm này xâm nhập vào da có thể sinh ra các độc tố làm giải phóng các Histamin khiến da trở nên mẫn cảm, ngứa ngáy và gây tổn thương da dạng chàm.

  • Nhiễm Virus Herpes

Ngoài vi khuẩn thì nguyên nhân gây ra bệnh chàm cũng có thể là từ Virus Herpes. Khả năng lây lan sẽ rất cao nếu vô tình tiếp xúc với dịch tiết từ mụn nước của người đang nhiễm bệnh, dù với một tiếp xúc nhỏ cũng có thể khiến virus này xâm nhập vào cơ thể. Virus sẽ xâm nhập vào các vết thương hở gây nhiễm trùng, viêm loét và sinh ra bệnh chàm.

Ngoài ra, khi mắc chàm từ virus Herpes thì khả năng chàm bùng phát và tái đi tái lại nhiều lần là rất cao. Cũng cần một thời gian chữa trị dài để có thể diệt trừ được virus.

Yếu tố nội sinh

  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chàm vi khuẩn. Những người sinh ra trong gia đình từng có thành viên mắc phải bệnh chàm, cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
  • Bẩm sinh: Vấn đề bẩm sinh cũng không phải hiếm gặp đối với các bệnh nhân mắc chàm. Có thể bẩm sinh do cơ địa quá nhạy cảm và hay kích ứng với một số sự thay đổi, từ đó gây ra chàm vi khuẩn. Do bẩm sinh bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, không kháng lại được sự xâm nhập của vi khuẩn nên dễ gây ra bệnh.

Kích ứng với môi trường

Khi cơ thể tiếp xúc với những môi trường với không khí, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết không phù hợp sẽ dễ gây ra những phản ứng và một trong những phản ứng đó chính là bệnh chàm vi khuẩn. Ở môi trường khắc nghiệt quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến da mất độ ẩm, đổ mồ hôi, ẩm ướt dễ sinh ra vi trùng, nấm da.

Một số bệnh nhân bị mắc Eczema vi khuẩn có thể do sinh sống hoặc tiếp xúc với điều kiện môi trường xấu như: xăng dầu, sơn, bụi bẩn, khói thuốc lá, rác thải, nước bẩn, lông động vật,…

Kích ứng với sản phẩm

Có thể nguyên nhân gây ra bệnh chàm vi trùng là do sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần kích ứng cho da. Đối với da nhạy cảm thì khi dùng những chất tẩy rửa, chăm sóc da có quá nhiều hóa chất sẽ khiến da có thể bị ăn mòn, mất độ ẩm và dị ứng.

Những sản phẩm có nhiều mùi hương thơm cũng là dấu hiệu cho thấy sản phẩm chứa nhiều chất gây kích ứng. Một số loại bột giặt, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, xà phòng,… có chứa hóa chất nhiều, nếu sử dụng trong thời gian dài thì nguy cơ bị chàm và các bệnh da liễu khác rất cao.

Kích ứng với quần áo, chất liệu vải

Mặc quần áo quá bó sát và chật chội có thể khiến da bị bí bách, không thoát hơi tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, nếu mặc quần áo còn ẩm ướt hoặc chưa được giặt sạch sẽ và phơi nắng, cũng có thể khiến các vi khuẩn dễ xâm nhập vào da, từ đó sinh ra các bệnh như: chàm, lác, dị ứng, hắc lào,…

Nguyên nhân gây ra chàm vi khuẩn
Mặc quần áo bó sát có thể khiến da ngứa ngáy, kích ứng.

Một số loại vải với chất liệu len, ren, vải cứng thô không nên tiếp xúc nhiều, nhất là đối với người có làn da nhạy cảm dễ kích ứng. Những loại vải này có thể gây ra bụi vải gây kích ứng, hoặc cọ xát trên da lâu ngày gây ngứa ngáy, trầy xước dễ cho vi trùng và vi khuẩn xâm nhập.

Xem thêm: 14 Loại Kem Bôi Chữa Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất 2023

Biểu hiện đặc trưng của chàm vi trùng

Chàm vi trùng được theo dõi và xác định tình trạng thông qua diễn biến của bệnh. Bệnh được phân làm các giai đoạn, trong những giai đoạn này cũng cho thấy được các biểu hiện đặc trưng của bệnh. Bệnh thường không khó để nhận biết nhưng cần biết rõ là nguyên do vì sao gây ra bệnh để chữa trị đúng cách.

Chàm vi khuẩn cũng như những chàm khác về một số biểu hiện, nhưng lại khó để điều trị hơn và cũng kéo dài dai dẳng hơn. Người bệnh cần lưu ý theo dõi để xác định giai đoạn bệnh của mình, việc điều trị sẽ hiệu quả hơn nếu bệnh nhân biết rõ tình hình bệnh. Một số biểu hiện chung của bệnh như:

  • Ngứa ngáy dữ dội.
  • Nóng rát, khó chịu trên da.
  • Da phù, sưng tấy, mẩn đỏ.
  • Mụn nước nhiều có dịch vàng mang mùi hôi.
  • Da khô, bong tróc, vảy tiết, căng rát đau đớn.

Bệnh chàm vi khuẩn có thể được quan sát thông qua 4 giai đoạn, trong các giai đoạn này cũng sẽ xuất hiện những biểu hiện đặc trưng của bệnh:

  • Giai đoạn 1: Sưng tấy và nổi mẩn đỏ ngoài da

– Da xuất hiện các mảng đỏ, sưng phù, lan rộng.
– Biểu hiện ngứa ngáy, đau rát bắt đầu xuất hiện.
– Da sần sùi, nổi cộm nhỏ li ti.

  • Giai đoạn 2: Xuất hiện nhiều mụn nước

– Các vết cộm li ti chuyển sang mụn nước, dày đặc, chi chít khắp bề mặt chàm.
– Mụn nước có chứa dịch mủ lớn màu vàng, mùi hôi. Khi mụn vỡ ra có thể khiến dịch dính vào các vùng da khác gây lây lan.
– Cơ thể bắt đầu mệt mỏi, đau nhức, khó chịu, ngứa ngáy liên tục, ăn ngủ không ngon.

  • Giai đoạn 3: Mụn nước chảy dịch, da đóng vảy

– Mụn nước sẽ tự vỡ hoặc do bị tác động mạnh, chảy dịch dính vào vùng da đang chàm.
– Các vùng này bắt đầu khô lại và đóng vảy da dày.
– Các mụn nước bắt đầu ngưng hình thành và chảy dịch, lớp vảy bong ra dần hình thành da non.
– Vết chàm bắt đầu trở nên sẫm màu hơn, vùng da nhẵn bóng và rất dày.

  • Giai đoạn 4: Bong vảy và lichen hoá

– Lớp da non bắt đầu bong, có nhiều vảy tiết vụn nhỏ.
– Hiện tượng ngứa vẫn kéo dài và liên tục.
– Trên bề mặt da khô ráp, bong tróc xuất hiện các vết lằn trên da là hiện tượng lichen hóa.

Người bệnh cần lưu ý, khi vết chàm đến giai đoạn ngừng chảy mủ và tạo da non không có nghĩa là vết chàm đó sắp hồi phục. Mà bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, sẽ kéo dài dai dẳng và rất khó để chữa hết dứt điểm. Các biểu hiện cũng sẽ tăng mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh cần theo dõi để kịp thời chữa trị.

Hình ảnh thực tế về chàm vi trùng

Một số hình ảnh thực tế để có thể nhìn nhận về bệnh chàm vi khuẩn một cách khách quan hơn, từ đó giúp theo dõi được các biểu hiện của bệnh chính xác hơn.

Hình ảnh thực tế về chàm vi trùng
Chàm vi trùng khiến da sưng đỏ, sần sùi, nổi cộm.
Hình ảnh thực tế về chàm vi trùng
Chàm vi khuẩn có các mụn nước li ti xung quanh vết chàm.
Hình ảnh thực tế về chàm vi trùng
Giai đoạn sau chàm vi khuẩn sẽ có vảy dày, gây bong tróc.

Chàm vi khuẩn có lây không?

Chàm vi khuẩn nói riêng và các loại chàm nói chung đều không phải là bệnh lây nhiễm và không có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế người bình thường vẫn có thể tiếp xúc với người đang mắc bệnh chàm. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây chàm là từ Virus Herpes, thì cần cẩn thận không để dính dịch vào các vết thương hở.

Bệnh không lây lan và gây tử vong nhưng vẫn khiến người bệnh gặp nguy hiểm bởi nguy cơ nhiễm trùng do sự tấn công từ vi khuẩn, vi trùng và nấm men. Bệnh sẽ khiến người mắc bệnh phải chịu một số các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Xem thêm: Gợi Ý TOP 7 Thuốc Bôi Trị Nấm Candida Hiệu Quả Nhất Cho Chị Em

Những biến chứng của chàm vi khuẩn

Đây được xem là loại chàm nguy hiểm nhất trong các loại. Nó tiềm ẩn một số những biến chứng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân cần lưu ý để chuẩn bị tinh thần đối diện với các biến chứng của bệnh. Nếu chàm chỉ mới ở giai đoạn đầu cần kịp thời điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Một số những biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra đối với bệnh nhân sau khi mắc chàm nhiễm khuẩn:

  • Để lại sẹo thâm: Các vết tổn thương da do chàm gây ra có thể sẽ không thể hết, chúng lành và biến thành sẹo, vĩnh viễn ở trên da của bệnh nhân. Vì do vi khuẩn xâm nhập quá sâu vào da, gây nhiễm trùng. Đồng thời, bệnh nhân thường xuyên gãi mạnh, không vệ sinh da sạch, tái lại nhiều lần, từ đó để lại sẹo thâm khó hết.
  • Nhiễm khuẩn máu: Một biến chứng nguy hiểm khác, đó là khi vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra nhiễm khuẩn. Có thể do cách điều trị không phù hợp, bệnh nhân không tuân thủ cách chăm sóc vết chàm do bác sĩ tư vấn, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu có thể gây ra tử vong.
  • Nhiễm trùng do virus Herpes: Nhiễm vi khuẩn lâu ngày có thể sẽ khiến cơ thể bị suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho virus khác xâm nhập gây ra một số bệnh xã hội. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Cách chữa trị hiệu quả chàm vi khuẩn

Tuy đây là căn bệnh khó có thể chữa dứt điểm, nhưng người bệnh vẫn có thể dùng thuốc để giảm đi các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, cần kết hợp với điều trị tại nhà để đạt được hiệu quả nhanh chóng hơn. Khi bệnh đã giảm đi các triệu chứng, dần dần vết chàm sẽ mờ và lành hẳn.

Điều trị bằng thuốc Tây

Điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp khá phổ biến trong việc điều trị chàm vi khuẩn. Vì bệnh hình thành do tác động và xâm nhập của vi khuẩn nên việc này dễ gây ra các vấn đề về nhiễm trùng, viêm nhiễm. Cần dùng thuốc Tây để điều trị và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách chữa trị hiệu quả chàm vi khuẩn
Dùng thuốc Tây có thể cải thiện được tình trạng của chàm vi khuẩn.
  • Thuốc kháng virus: Nếu xác định nguyên nhân gây ra bệnh chàm vi khuẩn là do virus, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc kháng virus để điều trị bệnh. Một số loại thuốc phổ biến dùng để kháng virus hiện nay là Acyclovir, Ciclevir, Medskin Clovir,…
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm được chỉ định trong các trường hợp vết chàm đã bị viêm nhiễm có nguy cơ nhiễm trùng. Giúp làm lành các vết lở loét, tái tạo da giúp da mau chóng hồi phục. Một số loại thuốc kháng viêm dạng bôi và dạng uống là kháng viêm chứa steroid, Prednisone, Dexamethasone, Tacrolimus, Fucicort, Eumovate …
  • Thuốc kháng sinh: Để có thể kìm hãm sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, bác sĩ cũng có thể kê một số liều thuốc kháng sinh. Có nhiều loại kháng sinh với mức độ nặng nhẹ khác nhau, bệnh nhân sẽ được dùng liên tục trong một thời gian, cho đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Dung dịch sát khuẩn ngoài da: Ngoài thuốc uống hoặc bôi thì vết chàm cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo không nhiễm khuẩn hoặc bị kích ứng. Không nên chỉ vệ sinh qua việc tắm rửa, mà nên dùng các dung dịch sát khuẩn để độ vệ sinh cao hơn. Một số loại thường được chỉ định là Dizigone, Prontosan, Jarish,…
  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi ngoài da cũng được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân sử dụng để giảm thiểu các tác dụng phụ mà thuốc uống dễ gây ra. Thuốc bôi có thể thấm sâu vào da, cải thiện vùng chàm, giảm triệu chứng ngứa. Một số loại thuốc bôi phổ biến là Hydrocortisone, Eucrisa, Betamethasone,…

Việc dùng thuốc cần phải tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Đối với bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên cân nhắc khi sử dụng thuốc. Không tự ý dùng thuốc sai liều lượng đã được chỉ định, cần uống thuốc đúng liều, đúng giờ để đạt được hiệu quả nhanh chóng.

Hỗ trợ điều trị tại nhà

Ngoài dùng thuốc thì bệnh nhân cũng được khuyến cáo là nên kết hợp với cả việc điều trị tại nhà. Cần tham khảo bác sĩ để được chỉ dẫn chi tiết về việc sinh hoạt và vệ sinh vết chàm đúng cách tại nhà. Kiên trì dùng thuốc và cải thiện sinh hoạt sẽ giúp tình trạng vết chàm mau chóng được thuyên giảm và hồi phục nhanh hơn.

Cách chữa trị hiệu quả chàm vi khuẩn
Kết hợp điều trị tại nhà có thể giúp bệnh cải thiện nhanh chóng hơn.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ: Không chỉ vệ sinh sạch vết chàm mà cả cơ thể đều phải sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn. Việc vệ sinh sạch sẽ có thể giúp vết chàm giảm được các nguy cơ nhiễm trùng, lây lan, dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khó lường.
  • Sử dụng sản phẩm thiên nhiên: Không nên tiếp tục dùng các sản phẩm chứa hương liệu hoặc hóa chất. Nên thay đổi bằng sản phẩm nhẹ dịu, chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn cho da nhạy cảm để tránh nguy cơ bị kích ứng, tái lại vết chàm. Có thể cân nhắc việc tắm bằng lá cho da cải thiện được triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung thêm nước và trái cây giàu vitamin có thể giúp tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng hơn. Các Vitamin có thể giúp da mau lành, giảm viêm nhiễm và tái tạo lại da mới. Uống nước nhiều còn tăng thêm độ ẩm cho da, giúp da không khô rát.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Người bị chàm là báo hiệu của việc da đang bị khô và thiếu độ ẩm. Cần dùng thêm các sản phẩm nhẹ dịu cung cấp thêm dưỡng ẩm cho da, giúp da luôn mềm mịn, ẩm mượt.

Một số cách phòng ngừa chàm vi trùng

Cần lưu ý một số cách giúp phòng chống căn bệnh chàm vi trùng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, những bệnh nhân đã mắc phải chàm vi khuẩn cũng nên lưu ý để ngăn ngừa việc bệnh tái phát gây ra những biến chứng khó lường.

  • Sát trùng vệ sinh vết chàm nhẹ nhàng.
  • Cắt móng tay sạch sẽ, không gãi vào vết thương hở.
  • Không tác động mạnh vào vết thương.
  • Không dùng chung đồ với người đang mắc chàm vi khuẩn nếu cơ thể đang có vết thương hở.
  • Không để da thiếu độ ẩm.
  • Không để da đổ mồ hôi và tự khô.
  • Tránh để vết thương tiếp xúc với môi trường độc hại, gây bệnh.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều kháng thể chống lại bệnh tật.
  • Đến bác sĩ da liễu kiểm tra nếu có dấu hiệu như: sốt, co giật, sưng mặt, khó thở,…

Chàm vi khuẩn là một căn bệnh không hiếm gặp, xảy ra khi cơ thể bị nhiễm một số các khuẩn hoặc do yếu tố nội sinh và tác động từ môi trường bên ngoài. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, bệnh sẽ diễn biến nặng hơn theo từng giai đoạn. Cần chữa trị nhanh chóng và kịp thời để giảm tối đa khả năng mắc biến chứng về sau.

Có thể quan tâm: 

Câu hỏi liên quan

Chàm là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gây tổn thương da, không chỉ ảnh hưởng đến sức...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp