Nội dung chính

Công thức trị chàm môi bằng mật ong khá tiện lợi và đơn giản nên được nhiều bệnh nhân chia sẻ cho nhau áp dụng. Bạn có thể dùng nguyên liệu này ở dạng nguyên chất hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu thiên nhiên khác để bào chế thành kem bôi hay son dưỡng chữa chàm môi, giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh một cách tự nhiên. 

Tác dụng của mật ong trong điều trị chàm môi

Bệnh chàm môi là một dạng viêm da môi có tính chất mãn tính. Tổn thương trên môi xuất hiện dưới dạng vùng da đỏ, có mụn nước nhỏ mọc quanh miệng kèm theo cảm giác ngứa, đau, đôi khi còn bị lở loét. Ngoài ra, bệnh còn gây khô môi, nứt nẻ và khiến da môi bị bong tróc thành từng mảng, vừa mất thẩm mỹ lại gây cảm giác khó chịu.

Sử dụng mật ong trị chàm môi là một trong những giải pháp tự nhiên đang được đông đảo bệnh nhân áp dụng để tự khắc phục bệnh tại nhà. Nguyên liệu này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn nổi tiếng trong làm đẹp và trị bệnh.

Trị Chàm Môi Bằng Mật Ong
Cách trị chàm môi bằng mật ong đang được ứng dụng rộng rãi trong dân gian

Phân tích thành phần hóa học của mật ong cho thấy, nguyên liệu này có chứa glucozơ, mantozo, saccarozo, vitamin nhóm B, C, E, chất chống oxy hóa và nhiều loại khoáng tố. Khi sử dụng theo đường miệng, mật ong giúp nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi, bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, đồng thời cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tật, nhất là các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, tự miễn như eczema (chàm).

Khi sử dụng theo đường bôi, mật ong cũng mang đến nhiều tác dụng tích cực cho bệnh nhân bị chàm môi như:

  • Dưỡng ẩm, giảm khô da
  • Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nứt nẻ, bong tróc da môi
  • Sát trùng, làm sạch da
  • Giảm viêm đỏ, nuôi dưỡng và tái tạo tổn thương
  • Tẩy tế bào chết, làm các mảng da môi bong tróc ra ngoài dễ dàng.
  • Làm dịu cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu
  • Giảm nguy cơ bị thâm sẹo trên môi sau điều trị.

Với những lý do trên, mật ong được nhiều người tin dùng trong điều trị chàm môi. Phương pháp này không chỉ đơn giản mà nguyên liệu thì có sẵn trong gian bếp nên rất tiện lợi khi sử dụng để khắc phục bệnh tại nhà.

⇒ Đừng bỏ qua: Cách Trị Chàm Môi Tại Nhà Cực Hiệu Quả

6 Công thức trị chàm môi bằng mật ong đơn giản

Để tri chàm môi, mật ong thường được sử dụng ở dạng nguyên chất, theo đường miệng hoặc bôi ngoài. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác có tác dụng tương tự để  nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.

1. Uống nước chanh ấm mật ong chữa chàm môi

Nước chanh ấm mật ong là thức uống lý tưởng cho người bị chàm môi. Sự kết hợp này mang đến nguồn dưỡng chất phong phú, giúp tăng cường khả năng miễn dịch để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên trong.

Duy trì uống 1- 2 cốc nước chanh ấm mật ong mỗi ngày còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ đào thải độc tố dưới da, làm dịu thần kinh, giảm nhẹ triệu chứng đau rát khó chịu ở môi, nâng cao chất lượng giấc ngủ và tăng tốc độ chữa lành tổn thương trên môi khi bị chàm.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 2 thìa cà phê nguyên chất
  • 1 thìa nước cốt chanh
  • 1 ly nước ấm.
Cách Trị Chàm Môi Bằng Mật Ong
Mật ong pha nước chanh ấm có tác dụng sát khuẩn, thải độc, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tổn thương do chàm môi gây ra nhanh được chữa lành

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bỏ mật ong và nước cốt chanh vào trong ly nước ấm đã chuẩn bị sẵn
  • Bước 2: Dùng thìa khuấy cho các nguyên liệu tan đều và hòa quyện
  • Bước 3: Uống từ từ cho hết, mỗi ngày 1 – 2 ly.

*Lưu ý:

  • Không uống nước chanh ấm mật ong lúc đói bụng, nhất là khi bạn đang có vấn đề về dạ dày. Hàm lượng axit cao trong chanh có thể gây kích thích niêm mạc ruột và dẫn đến triệu chứng đau dạ dày.
  • Mật ong thiên nhiên có thể bị nhiễm khuẩn dù chỉ là một lượng rất nhỏ nhưng cũng không thích hợp sử dụng theo đường uống để chữa bệnh chàm cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

→Tìm hiểu ngay: Top 9 Thuốc Chữa Bệnh Chàm Ở Trẻ Em An Toàn Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

2. Thoa mật ong nguyên chất trị chàm môi

Đây là cách trị chàm môi bằng mật ong đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian nhất. Khi tiếp xúc với khu vực tổn thương, mật ong sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào sâu bên trong và phát huy tác dụng diệt khuẩn, ức chế hoạt động của chất gây viêm ngứa.

Với cách này, môi của bạn sẽ được dưỡng ẩm, làm mềm, giúp các vảy da chết bong tróc ra ngoài một cách nhẹ nhàng, đồng thời cải thiện đáng kể tình trạng khô môi,  nứt nẻ môi. Hơn nữa, mật ong nguyên chất còn bổ sung lượng lớn các vitamin và khoáng chất tham gia vào quá trình tái tạo tế bào mới để thay thế cho các mô bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh chàm môi.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Mật ong nguyên chất
  • Tăm bông y tế

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1 thìa mật ong ra chén nhỏ
  • Bước 2: Rửa sạch môi và dùng khăn mềm thấm cho khô
  • Bước 3: Dùng đầu tăm bông thấm mật ong rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng tổn thương và khu vực xung quanh.
  • Bước 4: Giữ cho mật ong lưu lại trên môi trong 20 – 30 phút.
  • Bước 5: Rửa lại vùng điều trị cho sạch và có thể lặp lại cách này 2 – 3 lần trong ngày.

3. Mẹo trị chàm môi bằng mật ong và dầu dừa

Dầu dừa thường được dân gian sử dụng làm thuốc trị chàm khô để khắc phục bệnh tại nhà. Nguyên liệu này ở dạng riêng lẻ hay kết hợp với mật ong cũng đều cho tác dụng tích cực đối với những người mắc bệnh chàm môi.

Với thành phần giàu axit béo lành mạnh, axit lauric, vitamin E, C cùng các dưỡng chất khác, dầu dừa giúp diệt khuẩn, bảo vệ các mô khỏe mạnh và cải thiện các triệu chứng khô môi, nứt nẻ, bong tróc môi nhờ vào khả năng dưỡng ẩm tuyệt vời. Những tác dụng này sẽ được nhân đôi khi bạn kết hợp dầu dừa với mật ong.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Mật ong
  • Dầu dừa
Trị Chàm Môi Bằng Mật Ong Và Dầu Dừa
Mật ong kết hợp với dầu dừa là bộ đôi hoàn hảo trong điều trị chàm môi

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Trộn 2 nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ 1:1. Tùy theo diện tích vùng môi bị chàm mà bạn gia giảm lượng dùng cho thích hợp.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng thoa một lớp mỏng hỗn hợp vừa tạo lên môi sau khi đã rửa sạch khu vực điều trị.
  • Bước 3: Lưu lại mặt nạ từ mật ong và dầu ô liu trong 30 phút, sau đó rửa sạch lại.
  • Bước 4: Thực hiện cách trên vào buổi sáng và có thể lặp lại thêm một lần nữa vào buổi tối.

⇒ Mách bạn: Trị Chàm Khô Bằng Dầu Dừa Với 5 Cách Cực Hiệu Quả

4. Tự làm son dưỡng trị chàm môi từ sáp ong, mật ong và vitamin E

Bệnh chàm môi thường khiến cho da môi bị bong tróc, nút nẻ hoặc thậm chí là đau rát, chảy máu. Bạn có thể sử dụng mật ong kết hợp với các nguyên liệu khác như sáp ong và vitamin E để tự tạo cho mình một cây son, vừa có tác dụng dưỡng ẩm, lại vừa giúp hỗ trợ cải thiện nhanh các dấu hiệu khó chịu.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/2 miếng sáp ong
  • 1/2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • 1 thìa vitamin E
  • 1 ống rỗng ruột để đựng son

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn bỏ sáp ong vào một cái chén sành, làm nóng trong lò vi sóng trong 5 – 7 phút để sáp tan ra.
  • Bước 2: Thêm mật ong và vitamin E vào trong chén sáp
  • Bước 3: Đổ ngay hỗn hợp vào trong lọ son rỗng khi hỗn hợp còn ở dạng lỏng. Khi nguội, bạn sẽ thấy các nguyên liệu trên đông đặc thành một khối tương tự như cây son dưỡng môi thông thường.
  • Bước 4: Mỗi ngày bạn thoa son môi 2 – 3 lần để dưỡng ẩm, sát trùng và cải thiện các dấu hiệu bệnh chàm môi.

Lưu ngay: 6 Loại Son Dưỡng Chữa Chàm Môi Hiệu Quả Nên Dùng

5. Chữa chàm môi bằng mật ong với đường

Tiếp theo, bạn có thể cân nhắc áp dụng cách trị chàm môi bằng mật ong và đường. Trong công thức này, đường được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích kích thích tế bào chết và mảng vảy bong tróc ra ngoài một cách nhẹ nhàng, qua đó giúp giảm bớt tình trạng sần sùi da môi, nứt nẻ, mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, các hạt đường nhỏ li ti còn hoạt động như một công cụ massage, giúp làm thư giãn các dây thần kinh cảm giác và đưa các dưỡng chất từ mật ong thẩm thấu sâu vào trong da. Điều này sẽ giúp mật ong phát huy được hiệu quả điều trị chàm môi tốt hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/2 thìa cà phê đường
  • 1 thìa mật ong
chữa chàm môi bằng mật ong
Công thức trị chàm môi bằng mật ong và đường hoạt động như một loại thuốc kháng viêm, khử khuẩn, dưỡng ẩm và kích thích các mảng da chết bong tróc ra ngoài một cách nhẹ nhàng

Các bước sử dụng:

  • Bước 1: Trộn 2 nguyên liệu đã chuẩn bị để được một hỗn hợp sền sệt
  • Bước 2: Làm sạch môi, thấm khô rồi tiến hành thoa dung dịch vừa trộn lên môi
  • Bước 4: Dùng đầu ngón tay thoa nhẹ theo chuyển động tròn trong khoảng 1 phút. Chú ý rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với môi.
  • Bước 5: Để hỗn hợp mật ong và đường lưu lại trên môi thêm vài phút nữa hãy rửa sạch.
  • Bước 6: Thoa son dưỡng phù hợp với người bị chàm môi để cân bằng lại độ ẩm cho khu vực điều trị.

6. Kết hợp dầu ô liu với mật ong trị chàm môi

Cuối cùng, bạn có thể thử áp dụng cách trị chàm môi bằng dầu ô liu kết hợp với mật ong. Tương tự như dầu dừa, dầu ô liu có khả năng dưỡng ẩm tốt. Ngoài việc cải thiện các triệu chứng bong tróc, nứt nẻ môi, loại dầu này còn hoạt động như một loại thuốc kháng viêm, giúp tổn thương trên môi nhanh lành mà không để lại sẹo hay vết thâm đen.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/2 thìa mật ong
  • 1/2 thìa dầu ô liu

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Trộn lẫn hai nguyên liệu để được một hỗn hợp hòa quyện
  • Bước 2: Tiến hành thoa hỗn hợp lên môi bằng tăm bông hoặc bông gòn y tế tiệt trùng.
  • Bước 3: Rửa sạch và thấm khô môi sau 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần để môi nhanh hồi phục. Đây cũng là một trong những mẹo chữa chàm khô tróc vảy tại nhà đang được đánh giá tích cực về hiệu quả.

Xem thêm định nghĩa: Chàm khô tróc vảy là gì? Cách nhận biết, điều trị

Cách chữa chàm môi bằng mật ong có thực sự hiệu quả?

Mật ong chứa nguồn dưỡng chất phong phú với đặc tính kháng viêm, sát trùng, dưỡng ẩm tự nhiên, giúp nuôi dưỡng và đẩy mạnh quá trình tái tạo các mô bị tổn thương bởi bệnh chàm môi. Nguyên liệu này an toàn cho hầu hết mọi đối tượng khi sử dụng theo đường uống.

Cũng như những nguyên liệu thiên nhiên khác, dược tính trong mật ong khá nhẹ, độ mạnh không thể sánh ngang với các loại thuốc trị chàm trong Tây y. Do đó, công thức trị chàm môi bằng mật ong chỉ cho tác dụng từ từ và thích hợp áp dụng trong giai đoạn bệnh còn ở giai đoạn mới khởi phát, chưa gây ra tổn thương sâu hay vết lở loét trên môi.

Trường hợp bị chàm môi nặng, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị bằng y tế nhằm kiểm soát bệnh tốt hơn.

Trị chàm môi bằng mật ong cần lưu ý gì?

Khi có ý định dùng mật ong trị chàm môi, bạn cần lưu ý:

  • Tìm đến các cơ sở y tế khám để xác định rõ tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chữa chàm môi bằng mật ong.
  • Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong theo đường uống, dù là để trị bệnh hay dùng với bất cứ mục đích nào khác. Người bị tiểu đường, béo phì cũng không nên ăn mật ong.
  • Không áp dụng cách này nếu bạn bị quá mẫn với thành phần của mật ong, dị ứng phấn hoa.
  • Đảm bảo sử dụng mật ong nguyên chất, không bị pha lẫn tạp chất hay chất bảo quản gây kích ứng cho vùng tổn thương.
  • Giữ cho đôi môi luôn sạch và khô thoáng. Không dùng tay chạm vào môi hoặc cố gắng bóc da chết gây chảy máu, tổn thương sâu.
  • Tái khám định kỳ trong suốt quá trình trị chàm môi bằng mật ong. Kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ để bệnh sớm được kiểm soát và không để lại di chứng trên môi.

⇒ Tìm hiểu thêm: 

Câu hỏi liên quan

Chàm đồng tiền là một bệnh về da mạn tính, khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng các nốt tròn giống đồng xu trên da, gây ngứa nhiều. Bệnh có thể xuất hiện ở...

Xem chi tiết

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Chàm môi là tình trạng bệnh chàm xuất hiện ở môi, gây ra các biểu hiện như môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Đây là bệnh lý mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến yếu...

Xem chi tiết

Chàm sinh dục là một trong những bệnh da liễu thường gặp, gây ra tình trạng da đỏ, ngứa, có mụn nước li ti, vùng da bệnh bị dày sừng, đóng vảy, bong tróc nhiều...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da mạn tính không lây, hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 tuổi. Để điều trị chàm sữa cho trẻ em,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa