Những cách trị chàm môi tại nhà luôn được nhiều bệnh nhân chia sẻ và áp dụng triệt để. Theo kinh nghiệm dân gian, các nguyên liệu dễ kiếm như nghệ, nha đam, mướp đắng hay mật ong… đều có đặc tính sát trùng tốt, giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu và kích thích tái tạo tổn thương. Bỏ túi ngay 10 cách chữa chàm môi tại nhà đơn giản dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh của bạn một cách an toàn.
→Đừng bỏ qua: TOP 7 Thuốc Điều Trị Chàm Môi An Toàn, Hiệu Quả Nhanh
10 Cách trị chàm môi tại nhà theo kinh nghiệm dân gian
Chàm môi là một trong những dạng thường gặp của bệnh chàm. Bệnh gây tổn thương viêm trên môi kèm theo các triệu chứng đặc trưng như bong tróc, nứt nẻ, khô ngứa, phù nề môi và có thể xuất hiện mụn nước nhỏ gây đau rát, khó chịu.
Bệnh chàm môi khởi phát do ảnh hưởng của các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Phổ biến nhất là tình trạng kích ứng, dị ứng với hóa chất hoặc với son môi… Ngoài ra, một số trường hợp bị chàm môi thứ phát sau khi mắc bệnh viêm da cơ địa.
1. Cách trị chàm môi dân gian từ củ nghệ
Nghệ được xem là cứu cánh cho nhiều trường hợp mắc bệnh chàm môi và các bệnh lý ngoài da khác như viêm da cơ địa, vảy nến hay bệnh hắc lào… Nguyên liệu này có khả năng ức chế phản ứng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm cho vùng tổn thương nhờ vào đặc tính chống oxy hóa mạnh của thành phần curcumin có trong củ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nghệ đúng cách còn mang đến nhiều lợi ích cho người bị chàm môi như:
- Đẩy nhanh tốc độ tái tạo da, giúp mau lành tổn thương
- Ngăn ngừa sự hình thành của sẹo xấu khiến đôi môi của bạn trở nên mất thẩm mỹ
- Ức chế hoạt động của các chất trung gian gây dị ứng, xoa dịu cơn ngứa ở môi.
- Loại bỏ các hắc sắc tố, giảm thâm môi sau khi bệnh chàm được điều trị khỏi.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Cách 1: Củ nghệ tươi rửa sạch, cạo hết phần vỏ bên ngoài rồi cho vào cối giã nát. Vắt nước cốt nghệ thoa trực tiếp lên môi đều đặn mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
- Cách 2: Hòa bột nghệ chung với lượng nước đun sôi để nguội vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt như kem. Bôi lên vùng môi bị chàm mỗi ngày 2 lần và lưu lại trong khoảng 30 phút để nghệ phát huy tác dụng trước khi rửa sạch.
- Cách 3: Xay nhuyễn nghệ tươi lấy nước cốt rồi trộn đều chung với 1 thìa mật ong. Thoa hỗn hợp lên môi vài lần trong ngày cho đến khi hồi phục.
2. Nha đam – Nguyên liệu chữa chàm môi dễ kiếm trong vườn nhà
Nếu đang tìm kiếm những cách trị chàm môi tại nhà hiệu quả, bạn không nên bỏ qua nha đam. Nguyên liệu này được nhiều gia đình trồng trong chậu hoặc trong vườn, vừa có tác dụng làm cảnh, vừa để chế biến các món ăn, thức uống. Đặc biệt, nha đam còn là vị thuốc chữa bệnh thiên nhiên lành tính, là khắc tinh của các bệnh lý như đau dạ dày, viêm đại tràng, zona thần kinh và cả bệnh chàm da, chàm môi.
Ẩn trong mỗi lá nha đam chính là một kho tàng dưỡng chất phong phú. Nguyên liệu này chứa nhiều Polysaccharid, Prostaglandin, Monosaccharid, Axít amin (23 loại), vitamin nhóm B, A, C, E và một số loại khoáng tố vi lượng. Khi tiếp xúc với vùng môi bị chàm, chúng hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, chống dị ứng, giảm sưng ngứa, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh và kích thích tái tạo da non, đồng thời cải thiện sức sống cùng khả năng miễn dịch cho làn da ở vùng môi.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài đến sát vào phần thịt.
- Xay nhuyễn ruột nha đam thành gel để sử dụng trong ngày hoặc lấy muỗng cạo một phần nhỏ đủ dùng.
- Sau khi rửa sạch và thấm khô môi, bạn hãy lấy gel nha đam thoa một lớp mỏng lên trên khu vực bị chàm
- Thoa nhẹ trong khoảng 1 phút để gel nha đam thẩm thấu vào trong da và để khô tự nhiên.
- Cuối cùng bạn lấy nước ấm rửa lại vùng điều trị cho sạch.
- Thực hiện cách này 1 – 2 lần.
3. Cách chữa chàm môi tại nhà bằng quả bơ
Bơ không chỉ là loại trái cây giàu dinh dưỡng mà còn có mặt trong công thức làm đẹp của nhiều chị em. Nhiều người thường xuyên dùng thịt quả bơ chín để làm mặt nạ dưỡng da mà không biết rằng đây còn là vị thuốc chữa bệnh chàm môi cực hay.
Khi sử dụng, các thành phần omega 3 và axit oleic trong quá bơ sẽ phát huy tác dụng kháng viêm, sát trùng, làm dịu tình trạng kích ứng gây ngứa ngáy khó chịu ở vùng môi bị tổn thương. Thêm vào đó, bơ còn cung cấp vitamin A và E, giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng và đẩy nhanh tốc độ tái tạo các mô tổn thương. Sau khi bệnh được kiểm soát, bạn sẽ sở hữu một đôi môi hồng hào và khỏe mạnh hơn.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Bơ chín lột vỏ, bỏ hột, lấy phần thịt để sử dụng. Bạn nên lựa chọn những quả bơ còn tươi ngon và chín cây tự nhiên để đảm bảo an toàn khi dùng.
- Dùng thìa dằm nhuyễn một ít thịt bơ rồi bôi một lượng vừa đủ lên môi tương tự như khi đắp mặt nạ.
- Giữ nguyên mặt nạ môi trong 30 phút rồi dùng khăn ẩm nhẹ nhàng lau sạch.
- Kiên trì thực hiện cách trị chàm môi dân gian này mỗi ngày để vùng tổn thương nhanh chóng phục hồi.
4. Bí quyết trị chàm môi tại nhà từ dầu ô liu
Các trường hợp thường xuyên có vấn đề về da liễu được khuyến cáo nên thủ sẵn một chai dầu ô liu trong nhà để sử dụng khi cần thiết, nhất là khi bị chàm môi. Với thành phần giàu vitamin E, axit oleic, omega 3 và polyphenol, dầu ô liu có khả năng thẩm thấu vào sâu bên trong vùng tổn thương và phát huy đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm, làm mềm môi, giảm ngứa tự nhiên.
Bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu như một loại kem dưỡng môi thông thường để chống nứt nẻ và loại bỏ các tế bào chết cùng các mảng da bong tróc trên môi một cách dễ dàng.
Các bước sử dụng:
- Đổ một ít dầu ô liu ra chén sạch
- Dùng tăm bông tiệt trùng thấm đẫm dầu và nhẹ nhàng chấm lên vùng môi bị chàm
- Để thấy được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm hoặc lưu lạ ít nhất 30 phút trước khi làm sạch. Một số mẹ còn dùng dầu ô liu làm thuốc bôi để chữa bệnh chàm cho trẻ vì nguyên liệu này khá lành tính, không gây kích ứng với làn da nhạy cảm của bé.
→Tìm hiểu ngay: Top 9 Thuốc Trị Bệnh Chàm Ở Trẻ Em An Toàn, Được Tin Dùng
5. Bài thuốc dân gian chữa chàm môi tại nhà từ mướp đắng
Sử dụng mướp đắng cũng là cách trị chàm môi tại nhà đơn giản cho người bệnh. Loại quả này được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc tốt. Đặc tính sát trùng tự nhiên của mướp đắng sẽ giúp nhanh chóng làm dịu cơn ngứa ở môi, ức chế phản ứng viêm và ngăn ngừa sự lan rộng của tổn thương.
Hơn nữa, mướp đắng còn cung cấp nguồn vitamin A, B, C, kẽm, sắt phong phú cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Chúng tham gia vào quá trình tái tạo tế bào mới, giúp các mô được khỏe mạnh hơn, từ đó giảm nguy cơ tái phát chàm môi trở lại. Có thể bào chế mướp đắng thành thuốc bôi hoặc mặt nạ trị chàm môi đều được.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Cách 1: Mướp đắng rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, cắt bỏ hai đầu và hột. Phần thịt quả đem xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt thoa trực tiếp lên vùng môi bị bệnh mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Cách 2: Giã nát thịt quả hoặc bào mỏng mướp đắng, đắp lên môi và để từ 20 – 30 phút.
6. Cách chữa chàm môi tại nhà bằng mật ong
Nếu trong nhà có sẵn mật ong, bạn có thể tận dụng nguyên liệu này để khắc phục bệnh chàm môi. Nguyên liệu này chứa đến hơn 70 dưỡng chất, trong đó các thành phần vitamin A, B6, B12, C, D, E tham gia tích cực vào quá trình sát khuẩn, cấp ẩm, giảm hiện tượng khô ngứa và bong tróc ở vùng môi bị bệnh, giúp tổn thương viêm nhanh chóng được chữa lành.
Đặc biệt, mật ong là một nguyên liệu lành tính, không gây cảm giác đau rát khi thoa lên vùng tổn thương. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này như một loại kem bôi trị chàm môi, vừa đơn giản lại khá tiện lợi.
Hướng dẫn cách dùng mật ong trị chàm môi:
- Chuẩn bị mật ong nguyên chất, tăm bông hoặc bông gòn tiệt trùng.
- Khi sử dụng, bạn lấy 1 thìa mật ong bỏ vào chén sạch
- Lấy tăm bông bôi mật ong nguyên chất lên môi mà không phải pha loãng. Chú ý thoa mật ong phủ đều khắp bề mặt môi, bao gồm cả vùng da lành.
- Giữ nguyên trong khoảng 30 phút để các dưỡng chất trong mật ong từ từ thẩm thấu vào bên trong tổn thương và phát huy hiệu quả tối ưu.
- Áp dụng mẹo này với tần suất 1 – 2 lần/ngày.
Tìm hiểu ngay: 6 Mẹo Trị Chàm Môi Bằng Mật Ong Không Nên Bỏ Lỡ
7. Cách trị chàm môi dân gian từ lá trầu không
Lá trầu không được xem là phương thuốc kháng sinh tự nhiên, an toàn cho những người bị chàm môi. Nguyên liệu này có khả năng ức chế rõ ràng đối với nhiều chủng vi khuẩn và nấm có hại, ngăn ngừa bội nhiễm, đồng thời cải thiện tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy ở vùng môi bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm.
Thực hiện cách trị chàm môi tại nhà bằng lá trầu không:
- Bạn chuẩn bị 4 – 5 lá trầu không bánh tẻ. Lựa chọn những lá tươi, không bị héo hoặc úa vàng.
- Rửa sạch và giã lá để lấy nước cốt.
- Thoa nước lá trầu là vùng môi bị chàm mỗi ngày 1 – 2 lần tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
8. Mẹo trị bệnh chàm môi cực đơn giản với dầu dừa
Dầu dừa được sử dụng phổ biến trong gian bếp và trong làm đẹp. Ngoài ra, nguyên liệu này còn được dân gian sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh tự nhiên dành cho các trường hợp mắc bệnh da liễu, đặc biệt là bệnh chàm môi, mề đay, vảy nến.
Nghiên cứu cho thấy, trong dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các thành phần axit hữu cơ và chất béo lành mạnh. Chúng giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm viêm ngứa, kích thích các mảng da chết bong tróc ra ngoài dễ dàng mà không gây đau, đầu thời tăng cường dưỡng ẩm để đôi môi thêm mềm mại hơn.
Cách sử dụng:
- Thoa dầu dừa trực tiếp lên vùng môi bị chàm mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần để 20 phút.
- Hoặc trộn 1/2 thìa dầu dừa với 1 thìa mật ong cho đều. Bôi hỗn hợp lên môi vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày.
9. Cách trị chàm môi tại nhà bằng chè xanh
Chè xanh nổi tiếng với tác dụng ngăn ngừa ung thư nhờ chứa nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, nhiều nhất là polyphenol. Chất này giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại, diệt khuẩn, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh ở môi, ngăn chặn quá trình lan rộng và ăn sâu của tổn thương khi bị chàm môi.
Cùng với đó là các loại vitamin và khoáng chất phong phú trong trà xanh còn tham gia vào quá trình nuôi dưỡng, tái tạo các mô bị tổn thương, giúp môi bớt nứt nẻ, tróc vảy hoặc ngứa ngáy khó chịu.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh, để ráo nước
- Vò nhẹ cho lá chè hơi nhàu để các hoạt chất dễ tiết ra trong quá trình nấu
- Bỏ nguyên liệu vào nồi cùng vài hạt muối ăn và nấu với 2 lít nước lọc.
- Để nước chè nguội bớt rồi thấm lên môi hàng ngày. Trường hợp mắc bệnh chàm toàn thân có thể kết hợp dùng nước chè tắm mỗi ngày để sát trùng, làm sạch da và dễ dàng loại bỏ các tế bào chết ra ngoài mà không khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
10. Cách trị chàm môi bằng lá ổi theo kinh nghiệm dân gian
Lá ổi là phương thuốc chữa chàm môi dân gian đang được nhiều bệnh nhân tin dùng. Trong lá chứa các hoạt chất quý như tanin, tinh dầu, β-bisabolene, eugenol, quercetin, các loại axit hữu cơ,… Chúng có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, làm khô se bề mặt tổn thương, đồng thời giảm thiểu đáng kể các triệu chứng khó chịu liên quan đến chàm môi.
Cách sử dụng:
- Bạn hái một ít lá ổi non đem rửa sạch cùng nước muối
- Cho lá ổi vào ấm, đổ ngập nước và đun sôi trong khoảng 5 phút.
- Để nước lá ổi nguội và lấy thấm lên môi mỗi ngày 2 lần.
Cách chữa chàm môi tại nhà có hiệu quả không?
Nhìn chung, những cách trị chàm môi tại nhà chỉ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. Hầu hết các mẹo trị bệnh đều sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, tuy dễ kiếm nhưng chỉ có tác dụng dược lý nhẹ nên cho hiệu quả khá chậm, phụ thuộc cơ địa từng người.
Do vậy, việc áp dụng những cách trị chàm môi dân gian chỉ thích hợp cho người mắc bệnh giai đoạn đầu, bệnh mới khởi phát nên tổn thương chưa quá nghiêm trọng. Các mẹo tự nhiên thường không có tác dụng đối với người bị chàm môi nặng.
Khi thực hiện cách chữa chàm môi tại nhà bạn cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo an toàn và nhanh thấy được hiệu quả rõ ràng:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được các phương pháp chữa chàm môi khoa học, cho hiệu quả thực sự.
- Kiên trì khi thực hiện
- Tiếp tục sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn hoặc áp dụng theo phác đồ điều trị chàm môi tại bệnh viện để kiểm soát tốt các dấu hiệu và ngăn ngừa biến chứng. Mẹo trị chàm môi dân gian không thay thế được cho phương pháp điều trị của bác sĩ.
- Một số nguyên liệu tự nhiên có thể tương tác với thuốc tân dược. Nhằm tránh gặp phải phản ứng có hại hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích trước khi áp dụng.
- Giữ cho vùng môi luôn khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng và không nên thoa bất kỳ loại mỹ phẩm nào lên môi cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn.
- Mang khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh bụi bẩn.
- Không tự lấy tay bóc vảy hoặc liếm môi thường xuyên khiến cho tổn thương trên môi càng trở lên nghiêm trọng hơn.
- Kiêng ăn hải sản, thịt bò, các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và các thực phẩm từng khiến bạn bị dị ứng. Thay vào đó, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh, các thực phẩm giàu kẽm và vitamin, kết hợp uống nhiều nước để tổn thương trên môi nhanh được tái tạo.
- Trong quá trình áp dụng những cách trị chàm môi tại nhà, nếu bạn thấy các triệu chứng bệnh vẫn tiếp tục tăng nặng thì nên ngừng lại ngay và tới bệnh viện gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp khoa học, hiệu quả hơn.
Chuyên gia chia sẻ:
- 13 Thuốc Chữa Bệnh Chàm Hiệu Quả Được Khuyên Dùng