Hắc lào là bệnh da liễu khiến nhiều người rất lo lắng khi mắc phải bởi ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày, đặc biệt khi chúng khởi phát ở những khu vực dễ quan sát như tay, chân, cổ hay mặt. Khi này, việc áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời sẽ rất cần thiết để hạn chế bệnh lây lan rộng cũng như ngăn ngừa tổn thương nặng trên da. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ các nguyên nhân cũng như phương pháp chăm sóc phù hợp nhất.
Định nghĩa hắc lào
Hắc lào còn gọi là bệnh lác đồng tiền, xảy ra bởi chủng nấm Dermatophytes. Bệnh không phân biệt lứa tuổi, giới tính và dễ dàng khởi phát ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Theo đó, những nơi dễ bị bệnh gồm có: Háng, tay, chân, cổ.
Thực tế, lác đồng tiền hoàn toàn có khả năng lây từ người bệnh qua người khỏe khi có các tiếp xúc gần, cụ thể như:
- Người bệnh dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khỏe.
- Lây nhiễm hắc lào khi quan hệ tình dục.
- Tiếp xúc trực tiếp qua những vết thương hở hay giao tiếp trò chuyện hàng ngày.
- Truyền nhiễm bệnh thông qua các vật nuôi trung gian.
Do đó, khi bạn hoặc thành viên trong gia đình bị hắc lào, hãy cố gắng thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa lây lan để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Hắc Lào Có Nguy Hiểm Không? Những Ảnh Hưởng Của Bệnh
Nguyên nhân gây hắc lào
Cùng với nguyên nhân chính là nấm Dermatophytes, hắc lào còn có khả năng khởi phát rất cao khi gặp phải những điều kiện sau đây:
- Cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày: Khi bạn để cơ thể bám nhiều bụi bẩn, mồ hôi, các chất độc hại nhưng không có cách vệ sinh sạch sẽ, quần áo không giặt sạch và thường hay bị ẩm ướt sẽ rất dễ bị hắc lào. Ngoài ra còn có nguy cơ bị nhiều bệnh da liễu khác.
- Miễn dịch yếu: Nấm sẽ rất dễ tấn công gây bệnh khi hệ miễn dịch của chúng ta bị suy yếu, lúc này, hắc lào, viêm da cơ địa, tổ đỉa,… đều có thể xảy ra.
- Sử dụng đồ dùng cùng người bị hắc lào: Thực tế, hắc lào có nguy cơ lây từ người này qua người kia rất cao, bao gồm cả việc sử dụng chung dụng cụ ăn uống, khăn tắm, khăn mặt, tiếp xúc trực tiếp qua các va chạm trên da,….
- Sống ở môi trường ô nhiễm: Những người phải tiếp xúc nhiều với nguồn nước ô nhiễm, nhiều chất độc hại hay các loại vi khuẩn gây bệnh đều sẽ có khả năng bị hắc lào rất cao.
- Quan hệ tình dục với bệnh nhân hắc lào: Khi quan hệ tình dục, người khỏe mạnh cũng dễ bị lây nhiễm hắc lào từ bệnh nhân, đặc biệt là hắc lào ở háng.
Xem thêm định nghĩa: Bệnh Tổ Đỉa Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Đối tượng mắc hắc lào
Hắc lào là bệnh ngoài da phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và cả nữ. Những người có nguy cơ mắc bệnh nhất đó là:
- Sống trong điều kiện thời tiết khí hậu ấm áp.
- Những người tiếp xúc gần với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.
- Dùng chung chăn gối, quần áo, khăn trải giường với những người bị nhiễm nấm.
- Mặc quần áo bó sát hoặc hạn chế.
- Trẻ em.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Hắc Lào Ở Trẻ Sơ Sinh: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị
Triệu chứng hắc lào
Có khá nhiều người vẫn bị nhầm lẫn lác đồng tiền hay hắc lào với các bệnh về da liễu khác. Theo đó, có thể nhận biết bệnh với các đặc điểm nổi bật sau:
- Làn da hình thành cảm giác ngứa ngáy đầu tiên, lúc này bạn thấy khá giống với triệu chứng khi bị muỗi đốt.
- Tiếp theo da sẽ có những mảng bong vảy nhẹ, nổi mụn nước và màu hơi hồng, chúng dần tạo thành những vòng tròn rỗng ở giữa với các kích thước to nhỏ khác nhau.
- Mụn nước sẽ phát triển rộng hơn và dễ lây lan ra những vùng da khỏe ở xung quanh, ngứa ngáy ngày càng nặng. Mụn cũng dễ bị vỡ và chảy dịch vàng.
Đọc thêm: Bệnh Hắc Lào Có Chữa Khỏi Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Biến chứng hắc lào
Nhiều người khi tìm hiểu về bệnh lý này đều có câu hỏi liệu hắc lào có thể tự khỏi không và mức độ nguy hiểm thế nào. Thực tế, bệnh sẽ không thể tự khỏi. Chỉ khi nấm gây bệnh được loại bỏ triệt để, bệnh nhân tránh khỏi các yếu tố gây bệnh, hắc lào sẽ chấm dứt.
Bên cạnh đó, hắc lào không thuộc nhóm bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng, nhưng chúng lại có khả năng lây lan ra khắp cơ thể rất nhanh, dễ chuyển biến xấu khiến da bị tổn thương nặng nề. Khi bệnh đã chuyển sang mãn tính, việc điều trị trở nên khó khăn vô cùng, làn da bị chàm hóa và hình thành các vết tổn thương lặp đi lặp lại. Bệnh sẽ tái phát nhiều lần trong năm và dai dẳng suốt đời, khi này, cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về mặt thể chất và tinh thần. Đặc biệt những người có công việc phải giao tiếp với khách hàng thường xuyên sẽ gặp những trở ngại lớn về tâm lý. Vì vậy, cần có biện pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Hắc Lào Ở Mặt: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Chẩn đoán hắc lào
Khi tới thăm khám, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám da, hỏi một số vấn đề, các triệu chứng, tiểu sử mắc bệnh, tiền sử tiếp xúc với người hay động vật bị nhiễm nấm.
Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu da nhỏ bị nhiễm nấm để xét nghiệm nếu trường hợp chẩn đoán không cho kết quả rõ ràng. Mẫu da này được phân tích dưới kính hiển vi, kết quả phân tích thường sẽ có sau vài ngày. Điều này giúp chẩn đoán xác định nấm da (hắc lào).
Điều trị hắc lào
Hắc lào nếu điều trị đúng cách ngay từ đầu sẽ thuyên giảm khá nhanh. Theo đó, tùy vào từng mức độ bệnh, có thể lựa chọn cho mình các phương pháp của Tây y.
Thuốc Tây chữa hắc lào
Phần lớn người bệnh khi bị hắc lào đều sử dụng các phương thuốc Tây y, mục đích chính của nhóm thuốc này chính là giảm sự phát triển của nấm, trị viêm, phục hồi vùng da bị tổn thương. Thuốc được dùng theo dạng bôi và dạng uống, ví dụ như:
- Thuốc uống: Itraconazole, Terbinafine, Fluconazole, Griseofulvin sử dụng cho các bệnh nhân hắc lào nặng.
- Thuốc bôi: Clotrimazole, Terbinafine,… khi bệnh hắc lào mới chớm khởi phát.
Nhìn chung, thuốc Tây cho hiệu quả kiểm soát các triệu chứng khá nhanh, bệnh nhân thấy thuyên giảm rõ rệt sau một vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị mẫn cảm với thuốc, xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt. Vì vậy, bệnh nhân cần hết sức tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn sử dụng của các bác sĩ và cần duy trì thuốc đều đặn cho tới khi hắc lào đã chấm dứt hoàn toàn.
ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 14+ Thuốc Điều Trị Hắc Lào Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Mẹo dân gian
Bằng các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc, bệnh nhân cũng có thể trị hắc lào ngay tại nhà thông qua những công thức đã được lưu truyền từ xa xưa. Một số mẹo được dùng nhiều nhất hiện nay gồm có:
- Tỏi: Bệnh nhân dùng một lượng tỏi vừa đủ, bóc hết vỏ và đem rửa sạch. Tỏi mang giã nhuyễn rồi đắp lên vết hắc lào. Sau 10 – 15 phút, bạn dùng nước mát để rửa sạch tỏi. Lưu ý không để tỏi ở da quá lâu sẽ dễ bị bỏng da.
- Chuối xanh: Chuối lựa chọn quả tươi, rửa sạch rồi cắt lấy 1 lát mỏng. Bạn chà trực tiếp miếng chuối lên vết hắc lào để lớp nhựa tạo một màng mỏng trên da. Sau đó để cho nhựa chuối khô tự nhiên, sau khoảng 60 phút dùng nước mát rửa lại. Mỗi ngày có thể thoa nhựa chuối 3 – 4 lần.
- Củ riềng: Dùng 1 củ riềng không quá già hoặc quá non, rửa sạch hết đất bẩn và thái thành từng miếng nhỏ. Xay nhuyễn riềng rồi đắp trực tiếp lên da, dùng khăn mỏng sạch để cố định riềng. Sau 15 phút, bạn rửa lại cho sạch với nước ấm.
Các cách trị hắc lào bằng mẹo dân gian ngày nay vẫn được ưa chuộng sử dụng, ngoài những nguyên liệu trên, bạn còn có thể dùng gừng, lá muồng trâu, rau răm, bồ kết,…
Tuy nhiên, hắc lào nếu đã chuyển nặng, tổn thương lan rộng và ăn sâu vào da sẽ không thể cải thiện bằng những mẹo dân gian này. Đồng thời, tùy thuộc từng cơ địa sẽ có mức độ tác dụng khác nhau, nếu bạn đã dùng được 3- 4 ngày nhưng không thấy thay đổi đáng kể, hãy chuyển sang phương pháp điều trị khác. Như vậy sẽ ngăn chặn xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho da.
ĐỪNG BỎ LỠ: Chia Sẻ Mẹo Chữa Hắc Lào Bằng Chuối Xanh Cực Hiệu Quả Dành Cho Bạn
Phòng tránh hắc lào
Cần nắm được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ cho bản thân cũng như những thành viên khác trong gia đình như sau:
- Không quan hệ tình dục với bệnh nhân hắc lào: Khi đang bị hắc lào, ở cơ quan sinh dục sẽ tồn tại rất nhiều nấm, vi khuẩn vì đây là nơi ẩm ướt. Các nấm gây hắc lào sẽ dễ dàng thâm nhập sang người khỏe mạnh thông qua những tiếp xúc cơ thể trong quá trình quan hệ tình dục.
- Hạn chế tiếp xúc với thú nuôi đang bị bệnh: Các thú cưng luôn tồn tại không ít loại vi khuẩn và nấm bệnh khác nhau. Đặc biệt khi chúng đang bị bệnh sẽ càng gia tăng nguy cơ lây nhiễm cho con người.
- Không tiếp xúc trực tiếp với người bị: Các cử chỉ nắm tay, bắt tay, ôm, hôn với người bị hắc lào đề có thể dễ dàng khiến bạn bị nhiễm khuẩn nấm. Chúng có tốc độ lây lan rất nhanh và sau khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ chỉ mất 1 – 2 ngày để bùng phát hắc lào.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân: Nếu sống cùng nhà với người bị hắc lào, bạn nên tách riêng các đồ dùng cá nhân như: Sữa tắm, xà bông, khăn mặt, khăn tắm, chăn, gối, quần áo hay các đồ dùng khác. Tránh để cùng một chỗ hay sử dụng chung sẽ làm nấm phân tán khắp các bề mặt và dễ dàng lây sang người khỏe mạnh.
- Mặc quần áo thấm hút tốt và thoải mái: Các bộ trang phục rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chất liệu mềm mại sẽ giúp làn da luôn thông thoáng, không bị bít tắc bởi bụi bẩn và mồ hôi.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể: Hàng ngày, phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ để không tích tụ độc tố và các tác nhân gây hại cho da.
- Luôn chăm sóc da cẩn thận: Ngoài việc tắm rửa sạch sẽ, bạn cũng nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, chứa các thành phần nguyên liệu tự nhiên. Chúng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho da, ngăn chặn tốt sự tất công của các vi khuẩn và nấm, giảm khả năng bị hắc lào, viêm da.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức chi tiết hơn về bệnh lý hắc lào. Các nguyên nhân, biểu hiện của bệnh cần được xác định rõ để từ đó có cách điều trị cũng như phòng ngừa lây nhiễm sao cho hiệu quả. Đặc biệt, bệnh nhân cần chủ động và kịp thời tới các cơ sở y tế thăm khám nếu thấy da có dấu hiệu nhiễm nấm, tránh tự ý điều trị tại nhà sẽ dễ khiến bệnh ngày càng trở nặng, viêm nhiễm lan rộng gây tổn thương da rất khó phục hồi.
Đừng bỏ qua
- [GIẢI ĐÁP] Bệnh Hắc Lào Có Lây Không? Có Di Truyền Không?
- Bị Hắc Lào Nên Kiêng Gì, Ăn Gì Để Bệnh Không Tái Phát? Chuyên Gia Tư Vấn