Hắc lào ở háng là bệnh lý nhiều người rất e ngại khi gặp phải, vì đây là nơi khá tế nhị nên từ đó bệnh nhân dễ nảy sinh tâm lý tự ti, không dám tới bệnh viện để thăm khám điều trị. Tuy nhiên, tự ý áp dụng các biện pháp chữa tại nhà khi chưa biết rõ nguyên nhân, mức độ tổn thương sẽ dễ khiến bệnh ngày càng nặng và xảy ra các tổn thương không thể phục hồi. Để nắm được các kiến thức chăm sóc cơ thể tốt nhất khi gặp vấn đề về da liễu, các bạn không nên bỏ lỡ bài viết này.

Định nghĩa hắc lào ở háng

Hắc lào ở háng là bệnh lý xảy ra khi cơ thể bị loại nấm Dermatophytes xâm nhập và tấn công. Chúng gây ra các tổn thương trên bề mặt da với biểu hiện đỏ rát, da ngứa ngáy nặng và xuất hiện rất nhiều mụn nước nhỏ li ti tạo thành các vòng tròn ở trên da. Đặc biệt, háng là nơi khá bí, dễ tiết nhiều mồ hôi, tập trung không ít vi khuẩn, nếu làm vỡ mụn nước sẽ nhanh chóng bị tổn thương lan rộng.

hac lao o hang
Hắc lào ở háng xuất hiện với các vòng tròn ửng đỏ trên da

Nguyên nhân hắc lào ở háng

Nấm gây hắc lào Dermatophytes được chia thành 3 loại cụ thể gồm: Microsporum, Epidermophyton, Trichophyton. Chúng sẽ xâm nhập vào da và gây bệnh ở mọi vị trí trên cơ thể, theo đó hàng là nơi rất dễ bị bệnh vì đây là khu vực nóng ẩm, dễ tiết mồ hôi nên sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.

Bên cạnh đó, còn có thêm nhiều yếu tố tác động khiến bệnh hắc lào ở háng phát triển mạnh mẽ hơn, bao gồm:

  • Miễn dịch kém: Khi miễn dịch không đủ khả năng để bảo vệ cơ thể, các loại nấm và vi khuẩn rất dễ tấn công gây bệnh. Khi này, làn da xuất hiện nhiều dạng tổn thương khác nhau.
  • Sử dụng đồ lót và quần áo quá bó: Quần áo bó sát cơ thể, càng chật càng làm làn da bí bách, khó thoát mồ hôi, các chủng nấm dễ dàng sinh sôi mạnh mẽ.
  • Mồ hôi hoạt động quá mạnh: Hắc lào cũng dễ khởi phát khi tuyến mồ hôi ở háng phát triển quá mạnh, da luôn bị ẩm ướt khiến nấm dễ dàng gây bệnh nhanh chóng.
  • Béo phì: Có thể bạn chưa biết, béo phì sẽ tạo ra khá nhiều nếp nhăn ở vùng bẹn háng, khi da càng nhăn càng tăng nguy cơ gây bệnh bởi nấm.

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh hắc lào ở háng còn có thể khởi phát bởi nguồn nước ô nhiễm, cơ thể vệ sinh không sạch sẽ hay thậm chí là lây từ người bệnh khác.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Hắc Lào Có Lây Không? Có Di Truyền Không? Hỏi Đáp

hac lao o hang
Bệnh thường xảy ra bởi chủng nấm Dermatophytes

Đối tượng bị hắc lào ở háng

Bệnh hắc lào có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, người dễ mắc bệnh nhất là khi làm việc trong các khu vực ô nhiễm, chứa nước thải bẩn, độc hại, môi trường ẩm ướt. Thêm vào đó nếu thói quen vệ sinh cơ thể kém, không áp dụng các đồ bảo hộ sẽ khiến vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập gây bệnh.

Ngoài ra, cũng có nhóm đối tượng thường đi bơi lội ở các vùng nước ô nhiễm cũng có tỷ lệ nhiễm hắc lào ở háng khá cao.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Hắc Lào Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Triệu chứng hắc lào ở háng

Nếu nhận biết sớm sẽ giúp chúng ta kịp thời điều trị bệnh hắc lào, hạn chế nguy cơ lây nhiễm và ngăn chặn tổn thương nặng trên da. Theo đó, các triệu chứng phổ biến nhất của hắc lào ở háng gồm:

  • Khi mới khởi phát, hắc lào sẽ xuất hiện với các vết ngứa nhỏ, ban đầu nhìn khá giống vết muỗi đốt, chúng đỏ và sưng nhẹ. Qua 1 - 2 ngày sẽ hình thành vòng tròn nhỏ, có các mụn nước li ti và những ngày tiếp theo sẽ thành vòng lớn.
  • Quanh khu vực hắc lào sẽ có màu nâu đỏ, da bị khô, bong tróc nhiều, mụn dần to hơn, bên trong nhiều nước và rất dễ bị phồng rộp. Đồng thời mụn cũng có nguy cơ vỡ khá cao.
  • Bệnh nhân luôn ngứa ngáy rất khó chịu, bệnh nhân cảm thấy bứt rứt, ăn uống nghỉ ngơi đều không thoải mái. Đặc biệt, cơn ngứa sẽ phát triển mạnh vào ban đêm, nếu đưa tay lên cào gãi sẽ khiến hắc lào nhanh chóng lan rộng.

Đọc thêm: Hắc Lào Có Nguy Hiểm Không? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

hac lao o hang
Các vết ngứa ửng đỏ và dễ lan rộng

Biến chứng hắc lào ở háng

Hắc lào ở háng hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể đều gây ra các cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu, làm hạn chế các hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Nếu có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ chấm dứt nhanh chóng và không còn nguy cơ tái phát. Nhưng nếu chữa sai cách, chậm trễ trong việc trị bệnh sẽ khiến hắc lào dễ dàng lây lan ra khắp cơ thể, nguy hiểm hơn chính là viêm nhiễm ở âm đạo, bao quy đầu và viêm đường tiết niệu. Đặc biệt hơn, nếu quan hệ tình dục, thông qua các tiếp xúc sẽ khiến hắc lào lây nhiễm rất dễ dàng. Do đó, bệnh nhân nên loại trừ hắc lào triệt để trước khi thực hiện quan hệ tình dục.

Tìm hiểu thêm: Hắc Lào Ở Tay Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Chẩn đoán hắc lào ở háng

Chẩn đoán hắc lào ở háng là bước quan trọng để đánh giá bệnh nhân nhiễm hắc lào do nguyên nhân gì, mức độ tổn thương ra sao. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Kỹ thuật chẩn đoán thường được tiến hành như sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Nhận biết các dấu hiệu tổn thương bằng mắt thường, hỏi bệnh nhân về cách vệ sinh, chăm sóc cơ thể hàng ngày, các yếu tố liên quan tới môi trường sống, công việc,...
  • Xét nghiệm: Lấy mẫu da ở vùng tổn thương đem đi soi trong môi trường KOH hoặc soi tươi. Cách làm này giúp tìm kiếm các loại nấm gây bệnh.

Điều trị hắc lào ở háng

Hắc lào ở háng có thể điều trị bằng các loại thuốc Tây hoặc áp dụng mẹo trong dân gian. Theo đó, chi tiết các phương pháp được áp dụng như sau:

Thuốc Tây trị hắc lào ở háng

Tây y có khá nhiều thuốc chữa bệnh hắc lào ở háng, bao gồm cả thuốc toàn thân và thuốc dùng tại chỗ.

Thuốc chữa tại chỗ: 

Chủ yếu dùng Clotrimazol, Ketoconazol hoặc Miconazol,... Thuốc giúp giảm các cơn ngứa ngáy và tổn thương do bệnh hắc lào gây ra, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, cũng có thể dùng thuốc mỡ Benzosali, BSI, ASA,.. tuy nhiên một số người dùng có thể xảy ra tình trạng kích ứng như đau rát ra, sạm da.

Thuốc chữa toàn thân:

Với nhóm thuốc chữa toàn thân, bệnh nhân thường sẽ dùng các loại thuốc kháng histamin và kháng nấm. Phổ biến nhất là Itraconazole và Nizoral. Thuốc thường dùng kết hợp thêm kháng sinh khi bệnh nhân có các dấu hiệu bội nhiễm, tổn thương kèm theo mủ.

XEM NGAY: Review TOP 14+ Thuốc Điều Trị Hắc Lào Tốt Nhất Thị Trường

hac lao o hang
Tây y kết hợp thuốc bôi tại chỗ và toàn thân

Mẹo dân gian

Bên cạnh các phương thuốc Tây, mẹo dân gian cũng được nhiều bệnh nhân áp dụng khi hắc lào ở háng mức độ nhẹ. Thông thường, các mẹo chữa này đều tận dụng nguồn nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống, dễ thực hiện và cũng rất tiết kiệm chi phí. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng, mẹo sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người để phát huy tác dụng nhanh hay chậm.

Củ nghệ: Nghệ từ lâu đã được dùng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của dân gian. Trong nghệ chứa curcumin đã được y học công nhận có nhiều khả năng trong việc điều trị bệnh lý và chăm sóc sức khỏe. Theo đó, thành phần này giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm tình trạng kích thích trên da và giúp da nhanh lành lại sau tổn thương hơn. Ngoài ra, làn da còn hạn chế để lại sẹo, các vùng da bị hắc lào không phân chia màu sắc rõ ràng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị củ nghệ tươi, cạo vỏ và rửa sạch sẽ đất bẩn.
  • Giã nát hoặc cho nghệ vào máy xay nhuyễn cùng một chút muối biển.
  • Ép phần nước cốt nghệ rồi thoa lên vùng da bị hắc lào ở háng.
  • Qua 20 phút rửa lại bằng nước sạch và ấm. Duy trì đều đặn hàng ngày cho tới khi bệnh khỏi hẳn.

Tỏi: Nhắc tới các cách chữa hắc lào ở háng bằng mẹo dân gian, không thể bỏ qua tỏi. Tỏi có chứa các hoạt chất như allicin cùng với phytonutrients giúp loại bỏ nhanh các loại nấm khuẩn gây hắc lào, giảm ngứa ngáy, giảm ửng đỏ da. Qua một vài lần sử dụng sẽ thấy các vết tổn thương đã dịu đi đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 nhánh tỏi, bóc hết vỏ rồi rửa sạch.
  • Đem tỏi giã nát, thêm vào một chút nước lọc để ép nước cốt.
  • Chấm đều nước tỏi lên da, đợi 20 phút sẽ rửa lại bằng nước ấm.

Chuối xanh: Có thể nói rằng, chuối xanh là nguyên liệu trị hắc lào ở háng rất “nhạy”. Nhựa chuối giúp tiêu diệt nấm gây bệnh, giảm ngứa ngáy, làm xẹp các nốt mụn nước và giúp da lành lại tốt hơn. Nhựa chuối có chứa các thành phần như norepinephrine, serotonin, catecholamine, dopamine,... đây đều là các chất có hiệu quả rõ rệt trong giảm viêm và phục hồi da tổn thương bởi hắc lào.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả chuối xanh, rửa sạch rồi cắt phần đầu chuối để nhựa chảy ra ngoài.
  • Chấm nhựa chuối thoa lên vùng da đang bị bệnh.
  • Để nhựa chuối khô tự nhiên, sau khoảng 15 - 20 phút sẽ dùng nước ấm rửa lại.

Xem chi tiết: Chia Sẻ Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà Bằng Chuối Xanh Cực Hay Cho Bạn

hac lao o hang
Chuối xanh nổi tiếng với khả năng trị hắc lào

Phòng tránh hắc lào ở háng

Hắc lào ở háng hay nhiều vị trí khác đều có nguy cơ tái phát cao nếu bạn không điều trị dứt điểm và áp dụng các biện pháp chăm sóc cơ thể hợp lý. Do vậy, để có thể hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới làn da, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày, khi tắm cần sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm phù hợp, làm sạch và thông thoáng da.
  • Sử dụng đồ lót có chất liệu mềm, thấm hút tốt, không quá bó sát vào da.
  • Không dùng chung đồ lót, quần áo với những người khác.
  • Cần vệ sinh không gian sống, nghỉ ngơi thường xuyên để hạn chế sự sinh sôi của các loại nấm và vi khuẩn.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể và thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.

Hắc lào ở háng gây ra nhiều bất lợi trong sinh hoạt hàng ngày cũng như ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của người bệnh. Vì vậy, ngay khi thấy da có các dấu hiệu của bệnh, cần sớm lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, tham khảo tư vấn từ các bác sĩ để ngăn chặn bệnh xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Bệnh hắc lào có nguy hiểm không? Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị tốt sẽ có nguy cơ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng....

Xem chi tiết

Bệnh hắc lào có chữa khỏi hoàn toàn được không? Rất nhiều người bệnh quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh do nấm gây ra nên việc điều trị...

Xem chi tiết

Đa số các bệnh viêm da thường khiến cho nhiều người quan ngoại trước nguy cơ lây nhiễm. Liệu bệnh hắc lào có lây không? Có di truyền không? Các thắc mắc thường gặp này...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp