Bệnh hắc lào có chữa khỏi hoàn toàn được không? Rất nhiều người bệnh quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh do nấm gây ra nên việc điều trị dứt điểm gặp nhiều trở ngại. Trường hợp điều trị không đúng phương pháp, hắc lào có thể lan rộng hoặc biến chứng dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Bệnh hắc lào có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Hắc lào hay còn được gọi là lác đồng tiền, đây là một dạng bệnh da liễu do nấm gây ra. Trên da người bệnh lúc này xuất hiện nhiều mẩn đỏ, mụn nước, ngứa, hình dạng như đồng tiền xu. Những loại nấm gây bệnh thường là epidermophyton, microsporum, trichophyton. Chúng đều là những loại nấm thuộc dermatophytes.
Tùy vào vị trí bị tổn thương mà người bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng riêng. Chẳng hạn như nấm móng tay, da chân, da toàn cơ thể, da đầu,…Thông thường bệnh sẽ xuất hiện phổ biến ở vị trí có nếp gấp, quanh thắt lưng, vùng kín,…gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh.
Bệnh hắc lào phổ biến ở nước ta. Yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh là vấn đề vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, môi trường ẩm ướt, ô nhiễm,…khiến bệnh có điều kiện phát triển, sau đó lan rộng. Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị bệnh từ đông, tây y đến hàng loạt mẹo chữa dân gian cho trường hợp hắc lào nhẹ.
Tuy nhiên, bệnh có tỷ lệ tái phát cao, nếu không kiểm soát đúng cách có thể khiến vùng tổn thương lan rộng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên điều trị theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Ngoài ra, trong quá trình điều trị nên kết hợp chăm sóc và thay đổi một vài thói quen sinh hoạt để bệnh mau chóng bị đẩy lùi.
Nhiều người thắc mắc liệu bệnh hắc lào có chữa khỏi hoàn toàn được không. Câu trả lời là có. Kết quả điều trị đạt được tốt nhất nếu người bệnh sớm can thiệp và áp dụng phương pháp phù hợp với tình trạng. Mỗi cơ địa sẽ có thời gian phục hồi riêng, không giống nhau hoàn toàn.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh Hắc Lào Có Bị Lây Không? Có Di Truyền Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Theo một số thống kê, thời gian điều trị khỏi hoàn toàn sẽ tùy vào vùng tổn thương trên da, mức độ bệnh và cách chữa. Cụ thể:
– Về thời gian điều trị cho mỗi vùng da bị hắc lào:
- Vùng cổ, mặt và chân tay thường điều trị trong 1 tuần đến 16 tuần.
- Vùng lưng, ngực và nách thường điều trị trong 2 tuần đến 18 tuần.
- Vùng bẹn, háng và mông thường điều trị trong 4 tuần đến 18 tuần.
- Những khu vực nhạy cảm hơn như cơ quan sinh dục cần thời gian dài hơn, thông thường sẽ từ 8 tuần đến 24 tuần can thiệp điều trị.
– Về thời gian điều trị hắc lào theo những mức độ bệnh khác nhau:
- Trường hợp bệnh nhân bị hắc lào ở mức độ nhẹ, trên da chỉ khoảng 1 đến 5 đốm tròn như đồng xu sẽ điều trị trong khoảng 1 tuần đến 6 tuần.
- Nếu vùng da bị nấm lan rộng hơn, hắc lào bao phủ diện tích da rộng và có nhiều đốm tròn thì thời gian cần kéo dài hơn từ 4 tuần đến 16 tuần.
- Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hắc lào lâu năm, có tình trạng nhiễm trùng ở mức độ tương đối nặng cần 6 tuần cho đến 18 tuần điều trị liên tục.
- Hắc lào toàn thân chưa có dấu hiệu bội nhiễm hoặc nhiễm trùng sẽ mất 7 tuần cho đến 18 tuần cho việc điều trị bệnh. Nếu tình trạng nặng hơn có thể phải kéo dài đến 24 tuần.
- Hắc lào bước vào giai đoạn mãn tính sẽ khó để chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn.
– Phụ thuộc vào cách điều trị bệnh hắc lào:
Điều trị bệnh hắc lào bằng thuốc Tây thường cho kết quả nhanh chóng hơn do dược tính trong thuốc mạnh mẽ. Người bệnh có thể rút ngắn được thời gian điều trị hơn so với những bài thuốc Đông y hay thuốc dân gian. Thế nhưng, tỷ lệ xảy ra tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tân dược cũng cao hơn những phương pháp khác.
Ngoài ra, thuốc Tây chỉ giúp bệnh nhân điều trị triệu chứng của hắc lào nhưng không điều trị tận gốc được bệnh. Do đó, một thời gian sau điều trị, người bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm nấm. Trong khi đó, điều trị Đông y sẽ đi từ căn nguyên gây bệnh, điều trị sâu hơn.
Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Đối với Tây y triệu chứng nhanh khỏi nhưng có nhiều khả năng tái phát, không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Ngược lại, thuốc Đông y, dân gian có thể chữa bệnh từ gốc, không gây tác dụng phụ, điều trị dứt điểm không tái phát, tuy nhiên người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài hơn.
XEM NGAY: Tìm Hiểu TOP 14+ Thuốc Chữa Hắc Lào Tốt Nhất Dành Cho Người Bệnh
Cách phòng tránh bệnh hắc lào
Hắc lào có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường thông qua tiếp xúc gần hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do nguyên nhân gây bệnh là vi nấm nên khả năng lây lan nhanh. Điều này cũng khiến cho công tác phòng tránh bệnh trở nên khó khăn hơn.
Ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện những triệu chứng của bệnh thì vi nấm đã có khả năng lây lan. Để phòng tránh, các chuyên gia khuyên bạn nên chủ động thực hiện những vấn đề dưới đây:
- Rửa tay thường xuyên là cách giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm, hạn chế chúng có điều kiện tấn công cơ thể.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, không gian sống.
- Chọn sản phẩm dưỡng, chăm sóc da, vệ sinh da chiết xuất từ thành phần phù hợp, chọn loại lành tính, ít hóa chất tẩy rửa để bảo vệ làn da.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút tốt, không mặc đồ bó sát khó chịu khiến tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn. Làn da bị bí bách, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi và phát triển.
- Hạn chế tiếp xúc với những động vật bị nhiễm bệnh, nếu cơ địa quá mẫn nên tránh lông thú nuôi, phấn hoa, bụi bẩn từ môi trường,…
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng,…với người khác để tránh những bệnh lý lây lan giữa người với người.
- Bị hắc lào nên ăn gì kiêng gì? Bạn nên ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, tránh để stress, căng thẳng ảnh hưởng đến sức đề kháng, nội tiết và hệ miễn dịch. Vận động thể dục, tránh thức khuya,…là những việc mà bạn nên điều chỉnh để có cơ thể khỏe mạnh.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được vấn đề: “Bệnh hắc lào có chữa khỏi hoàn toàn được không?”. Vì tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm da nên việc điều trị dứt điểm sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng phương pháp thì người bệnh vẫn có cơ hội loại bỏ hoàn toàn chứng bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
- Bị Hắc Lào Vùng Kín: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị An Toàn, Hiệu Quả
- Hắc Lào Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Dứt Điểm