Đa số các bệnh viêm da thường khiến cho nhiều người quan ngoại trước nguy cơ lây nhiễm. Liệu bệnh hắc lào có lây không? Có di truyền không? Các thắc mắc thường gặp này sẽ được làm rõ cùng với nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh hắc lào có lây không? Qua con đường nào?
Hắc lào là bệnh ngoài da phổ biến xảy ra do sự phát triển quá mức của các loại nấm men thuộc chủng Dermatophytes. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các đốm ban da có hình đồng tiền và gây ngứa ngáy khó chịu.
Thực tế, bệnh hắc lào là một dạng tổn thương da nông nên có thể dễ dàng kiểm soát thông qua việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu chủ quan thì bệnh sẽ tiến triển dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát thường xuyên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, nhiều người còn quan ngại về nguy cơ lây nhiễm của bệnh lý này. Bệnh hắc lào có lây không là một thắc mắc rất thường gặp. Đề cập đến vấn đề này, các chuyên gia Da liễu cho biết:
Hắc lào là bệnh viêm da do nấm phổ biến, mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, bệnh hắc lào có khả năng lây nhiễm thông qua nhiều con đường khác nhau. Ngoài lây từ người này sang cho người khác thì nấm men gây bệnh còn có thể lây từ động vật sang người.
Sự lây lan của bệnh hắc lào đã khiến cho số người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Cần tìm hiểu rõ những con đường lây lan của bệnh hắc lào bởi đây chính là cơ sở giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh một cách hiệu quả. Cụ thể như sau:
1. Lây từ người sang người
Đây được nhận định là con đường lây nhiễm chính của bệnh hắc lào. Đặc biệt nếu có người thân trong gia đình bị hắc lào thì nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ là rất cao.
Bệnh có thể lây từ người sang người qua 2 con đường sau:
– Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh:
Trường hợp người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị hắc lào của người bệnh thì rất khó tránh khỏi việc lây nhiễm. Bởi nấm men gây bệnh có sự lây lan rất nhanh chóng từ vùng da này sang vùng da khác thông qua tiếp xúc.
Các hành động thân mật như bắt tay, ôm hôn, ngủ chung với người bệnh chính là các yếu tố tạo điều kiện cho bệnh lây lan. Bệnh hắc lào có thể ảnh hưởng đến tất cả các vùng da trên cơ thể, bao gồm cả vùng kín và bộ phận sinh dục. Chính vì vậy mà bệnh sẽ rất dễ lây nhiễm khi quan hệ tình dục với người bị hắc lào.
– Tiếp xúc gián tiếp với người bệnh:
Cụ thể là mặc chung quần áo hay sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Bởi vi nấm gây bệnh hắc lào có thể tồn tại cả trên các vận dụng cá nhân của bệnh nhân. Điển hình như khăn mặt, khăn tắm, quần áo, chăn ga gối nệm… Khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân này thì nấm men sẽ xâm nhập lên da, sinh sôi và gây bệnh.
Đối với bệnh hắc lào, thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 1 – 2 tuần. Lúc này trên cơ thể người bệnh mặc dù đã bị nhiễm nấm men nhưng chưa xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, đây là thời gian bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Nguyên nhân là do chủ quan và không nắm được tiến triển của bệnh để ngăn ngừa.
Xem thêm: Bệnh Hắc Lào Có Nguy Hiểm Không? Bệnh Có Ảnh Hưởng Gì Không?
2. Lây từ động vật sang người
Ngoài lây nhiễm từ người bệnh sang cho người khỏe mạnh thì bệnh hắc lào còn có nguy cơ lây nhiễm từ thú nuôi sang cho người. Bởi các nghiên cứu cho thấy, các loại nấm men gây bệnh hắc lào có thể tồn tại và sinh sôi trên cơ thể của vật nuôi trong nhà.
Trường hợp bạn tiếp xúc với vật nuôi, nhất là các hành động như ôm ấp, cho thú nuôi ngủ chung thì nấm men có thể dễ dàng xâm nhập và sinh sôi. Từ đó làm bùng phát các triệu chứng bệnh hắc lào.
Bệnh hắc lào có di truyền không?
Như đã biết, hắc lào là một dạng bệnh viêm da nông do chủng nấm dermatophytes gây ra. Trong đó thường gặp nhất là các loại nấm như Epidermophyton, Microsporum và Trichophyton. Chủng nấm có đặc tính ưa keratin, chúng có khả năng sinh sống trên lớp sừng của da, tóc và móng.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh hắc lào không liên quan đến yếu tố gen di truyền. Chính vì vậy mà bệnh hoàn toàn không có tính chất di truyền. Tức là cha mẹ bị bệnh thì con sinh ra vẫn sẽ không bị ảnh hưởng. Nguy cơ mắc bệnh hắc lào của em bé có cha mẹ từng nhiễm bệnh cũng sẽ giống như các em bé khác.
Nên đọc: Chữa Hắc Lào Bằng Chuối Xanh Hiệu Quả Nhanh Chóng, Hiệu Quả
Các biện pháp phòng ngừa bệnh hắc lào hiệu quả
Như đã đề cập, hắc lào là bệnh viêm da rất dễ lây lan. Tuy nhiên khả năng lây nhiễm bệnh ở mỗi đối tượng sẽ là khác nhau. Những người có hệ miễn dịch suy yếu, thường xuyên mặc đồ bó sát, hay đến những nơi đông người… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tốt nhất bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh hắc lào bằng các biện pháp sau:
1. Tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm
Việc tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm chính là biện pháp phòng ngừa chính với bệnh hắc lào.
- Cần hạn chế tiếp xúc thân mật và không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt, gối, mền… với những người đang bị nấm da nói chung và hắc lào nói riêng.
- Thường xuyên giặt giũ các vật dụng như mền, khăn, vỏ gối, quần áo… bằng nước ấm và xà phòng. Sau đó lộn mặt trái và phơi ở nơi thông thoáng, có nhiều nắng.
- Không nên tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm nấm sợi. Trường hợp nuôi thú cưng thì cần tắm rửa cho chúng thường xuyên bằng các sản phẩm làm sạch chuyên dụng. Điều này giúp ngăn sự phát triển của nấm men và hạn chế tình trạng các nấm chủng dermatophytes lây nhiễm sang người.
- Nên mang ủng và đeo bao tay cao su khi làm vườn hay tiếp xúc với nước và đất cát. Mặc dù không phổ biến nhưng đã có một số trường hợp ghi nhận nhiễm nấm men gây bệnh hắc lào từ môi trường.
- Nếu bạn mắc bệnh hắc lào thì nên thông báo cho các thành viên trong gia đình được biết về tình trạng bệnh lý. Từ đó giúp họ chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
2. Cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch suy yếu chính là một yếu tố thuận lợi để bệnh hắc lào bùng phát và tiến triển mãn tính. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thì bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện sức khỏe và nâng cao hệ thống miễn dịch.
Đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm thì nên tăng cường tập thể dục thể thao. Đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, canxi… để nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, phơi nắng từ 5 – 10 phút/ ngày trong khung giờ từ 7:00 – 9:00 cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể hoạt động miễn dịch.
Tham khảo thêm: TOP 9+ Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng
3. Các biện pháp phòng ngừa khác
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hắc lào một cách hiệu quả, ngoài các biện pháp trên thì bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh cơ thể đều đặn 1 – 2 lần/ ngày. Nên mặc quần áo rộng thoáng và có chất liệu thấm hút tốt để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi.
- Chú ý làm sạch các vùng da kín và có nếp gấp lớn. Để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi thì bên cạnh việc tắm rửa thường xuyên nên dùng bột talc hay các sản phẩm chuyên dụng.
- Vào những ngày thời tiết nóng ẩm, cần tránh mặc đồ bó sát hay có chất liệu dày cứng, thấm hút kém. Bởi đây chính là các yếu tố thuận lợi kích thích da đổ nhiều mồ hôi. Từ đó tạo điều kiện cho nấm men và hại khuẩn sinh sôi.
- Không nên lạm dụng xà phòng quá mức. Thay vào đó, bạn nên dùng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ và có độ pH cân bằng. Sử dụng xà phòng có độ pH kiềm sẽ tạo môi trường thuận lợi để nấm men gây bệnh hắc lào phát triển và làm bùng phát triệu chứng.
- Hạn chế mang giày quá chật hay có chất liệu bí. Thói quen này sẽ khiến cho da chân đổ nhiều mồ hôi. Từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh nấm da, trong đó có bệnh hắc lào.
Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc “Bệnh hắc lào có lây không? Có di truyền không?”. Đồng thời đề cập đến một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trường hợp nhận thấy các triệu chứng của bệnh hắc lào, bạn nên chủ động thăm khám và tích cực điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- TOP 14+ Thuốc Trị Hắc Lào Hiệu Quả Nhất Được Chuyên Gia Khuyên Dùng
- Hắc Lào Ở Mặt Là Bệnh Gì? Triệu Chứng Nhận Biết, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa